Bằng Chứng Thực Nghiệm Về Tác Động Của Các Nhân Tố Đến Hiệu Quả Của Ngân Hàng Thương Mại Trên Thế Giới


giá tài sản giảm nhanh hơn trong vòng xoáy thanh khoản tiếp theo, kết quả tiếp tục khuếch đại cú sốc thanh khoản trước đó. Cùng quan điểm trên, Hameed và cộng sự (2010) cho thấy tồn tại sự bất cân xứng giữa phản ứng của thanh khoản với giá tài sản trên thị trường, cụ thể thanh khoản sẽ sụt giảm nhanh hơn giá tài sản khi nền kinh tế gặp cú sốc tiêu cực. Cuộc khủng hoảng thanh khoản đã khiến các NHTM phải tìm cách tự xoay sở bằng cách tích trữ thanh khoản (liquidity hoarding) và hạn chế cho vay, khiến thanh khoản thị trường liên NHTM gần như cạn kiệt một cách nhanh chóng

(Acharya và Skeie, 2011; Acharya và Viswanathan, 2011)6.

Sau cuộc khủng hoảng, các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thanh khoản đã được chú trọng hơn nhiều. So với Basel I và Basel II vốn chú trọng vào rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động và ít đề cập về rủi ro thanh khoản (Chen và cộng sự, 2018), bộ tiêu chuẩn Basel III được ban hành vào năm 2010 đề ra hai tiêu chuẩn về an toàn thanh khoản là Tỷ lệ dự phòng thanh khoản (liquidity coverage ratio - LCR) và Tỷ lệ quỹ ổn định ròng (net stable funding Ratio – NSFR).


Hộp 1.2: Tỷ lệ dự phòng thanh khoản (LCR) theo Basel III

LCR tập trung vào khả năng đảm bảo thanh khoản trong ngắn hạn. Theo đó, Basel III yêu cầu NHTM cần có đủ lượng tài sản chất lượng và thanh khoản cao (high- quality liquid assets - HQLA) để đáp ứng các luồng tiền ra ròng (net cash outflows – NCOF) tối thiểu 30 ngày trong kịch bản căng thẳng thanh khoản. Theo đó: =

≥ 100%. LCR được đưa ra vào 01/01/2015, áp dụng ngay sau đó với mức tối

thiểu 60%, tăng dần 10% mỗi năm và tiến tới 100% vào 01/01/2019.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

HQLA gồm hai loại tài sản:

- Tài sản loại 1 (level 1): gồm tiền mặt; dự trữ tại NHTM trung ương; chứng khoán thanh khoản cao đảm bảo bởi các chính phủ, tổ chức công hoặc NHTM trung ương.

Hiệu quả theo quy mô của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

- Tài sản loại 2 (level 2): bao gồm Level 2A và Level 2B. Level 2A không được vượt quá 40% HQLA sau khi được chiết khấu (haircut) 15%, gồm một số chứng khoán của chính quyền, các trái phiếu được bảo đảm hoặc chứng khoán nợ của doanh nghiệp xếp hạng AA hoặc cao hơn; Level 2B gồm các loại chứng khoán đảm bảo bằng khoản vay cầm cố từ dân cư, các chứng khoán nợ của doanh nghiệp xếp hạng BBB- và A+ và cổ phiếu phổ thông. Level 2B không


6 Gần đây, Bai và cộng sự (2018) đã phát triển chỉ số không khớp thanh khoản (liquidity mismatch index - LMI), đo lường sự mất cân bằng thanh khoản cho hệ thống NHTM và có thể phát triển cho các khu vực khác trong thị trường tài chính. LMI có thể dùng như một chỉ số dự báo cho khủng hoảng tài chính.


được vượt quá 15% HQLA sau khi được chiết khấu từ 25%-50%.

NCOF được xác định bằng tổng luồng tiền ra dự kiến trừ đi mức tối thiểu của tổng luồng tiền vào dự kiến và 75% tổng luồng tiền ra dự kiến trong 30 ngày với kịch bản căng thẳng được chỉ định (specified stress scenario). Tổng luồng tiền ra dự kiến được tính toán bằng số dư của các loại nghĩa vụ nợ và các cam kết ngoại bảng được nhân với tỷ lệ rút tiền dự kiến. Ví dụ: Đối với các khoản vay liên NHTM không tài sản đảm bảo, tỷ lệ này có thể đạt 100% vì chúng có thể được rút hoàn toàn trong điều kiện căng thẳng thanh khoản. Đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 30 ngày hoặc tiền gửi thanh toán, tỷ lệ này có thể được giả định từ 3% đến 10%.

Vào tháng 10/2014, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và tổ chức tiền gửi Liên bang (FDIC) ban hành quy định chính thức về LCR áp dụng cho các định chế tài chính Mỹ. Theo đó, LCR gồm hai phiên bản áp dụng cho các định chế theo quy mô của chúng.

- Phiên bản LCR đầy đủ (full LCR): áp dụng với các tổ chức NHTM lớn, hoặc NHTM có phạm vi hoạt động quốc tế tại Mỹ.

- Phiên bản LCR hiệu chỉnh (modified LCR) với các điều kiện giảm nhẹ: áp dụng với các công ty sở hữu NHTM (bank holding company - BHC) lớn với phạm vi hoạt theo vùng, địa phương.

- Các NHTM quy mô nhỏ không phải chịu điều kiện LCR.

Bên cạnh đó, HQLA được Mỹ yêu cầu chặt chẽ hơn tiêu chuẩn gốc Basel III. Cụ thể: HQLA không được bao gồm chứng khoán được phát hành hoặc đảm bảo bởi các tổ chức công, chứng khoán được đảm bảo bởi khoản vay cầm cố từ dân cư hoặc đảm bảo bằng các tài sản khác. Chứng khoán nợ của doanh nghiệp không được bao gồm trong Level 2A, nhưng có thể được đưa vào Level 2B. Ngoài ra, các mức xếp hạng tín nhiệm không được đưa vào tính toán HQLA vì đạo luật Dodd-Frank cấm sử dụng. Về kịch bản Test: Các NHTM thuộc diện chịu Full LCR cần vượt qua thêm một ngày Test bổ sung (peak day). Theo đó, NHTM cần có HQLA đủ để đảm bảo thêm luồng tiền ra trong ngày này (peak day) là ngày liền trước 30 ngày có luồng tiền ra ròng tích lũy lớn nhất dự kiến.


Hộp 1.3: Tỷ lệ quỹ ổn định ròng (NSFR) theo Basel III

NSFR tập trung vào khả năng đảm bảo thanh khoản trong dài hạn (hơn 1 năm). Nó yêu cầu NHTM đảm bảo thanh khoản để vượt qua sự đóng băng kéo dài của thị trường vốn bán buôn (wholesale funding markets). Theo đó, NSFR yêu cầu lượng vốn ổn định hiện hữu của NHTM (bank’s available stable funding - ASF) tối thiểu bằng lượng vốn ổn định cần thiết (required amount of stable funding - RSF) căn cứ vào đặc tính thanh


khoản của các loại tài sản và hoạt động của NHTM trong tối thiểu một năm với kịch

bản căng thẳng thanh khoản. Tức là: =≥ 100%.

!

ASF bao gồm vốn chủ sở hữu, chứng khoán và các nghĩa vụ nợ (liabilities) với kỳ hạn tối thiểu một năm, tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn…với kỳ hạn dưới một năm được kỳ vọng không bị rút hết trong trường hợp xảy ra cú sốc thanh khoản với NHTM. Kỳ vọng này được thể hiện bằng cách gán các trọng số tương ứng với xác suất rút tiền. Ví dụ: Vốn chủ sở hữu sẽ không bị rút ra trong trường hợp gặp cú sốc thanh khoản, nó được gán trọng số 100%. Các thành phần ổn định nhất trong các khoản tiền gửi trên được gán trọng số từ 90% đến 95%, các thành phần kém ổn định hơn được gán trọng số khoảng 50%.

RSF được đo lường bằng tổng tài sản (total assets) và các hoạt động ngoại bảng, mỗi khoản mục được nhân với trọng số theo mức độ thanh khoản của chúng. Các khoản mục ngoại bảng như cam kết tín dụng có vai trò tương tự như các khoản cho vay và các khoản mục tại vế Tài sản nội bảng, cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế. Khi chúng có tính thanh khoản cao, các bản thân NHTM đỡ mất thanh khoản hơn trong trường hợp các khoản mục này kém thanh khoản. Do đó, trọng số trong trường hợp các khoản mục ngoại bảng thanh khoản cao sẽ thấp và ngược lại.

Ví dụ: Tiền mặt (cash) được gán trọng số 0%, các loại chứng khoán thanh khoản cao và chứng khoán nợ của doanh nghiệp xếp hạng cao được gán trọng số 15%, chứng khoán đảm bảo trên khoản vay cầm cố của dân cư và các loại chứng khoán nợ doanh nghiệp xếp hạng thấp được gán trọng số 50%, các khoản cho vay tổ chức phi tài chính với kỳ hạn tối thiểu một năm được gán trọng số 65%, hàng hóa hữu hình được giao dịch (trading) bao gồm cả vàng được gán trọng số 85%, nợ xấu với kỳ hạn còn lại tối thiểu một năm được gán trọng số 100%.

Tháng 10/2014, Ủy ban Basel thông báo áp dụng NSFR như một tiêu chuẩn tối thiểu kể từ ngày 1/1/2018 (BIS, 2014).


Laeven và Valencia (2010); Carow và cộng sự (2011) có quan điểm nghi ngờ về tính kinh tế nhờ quy mô của các NHTM lớn đến mức “Too big to fail”. Theo đó, chúng thật ra không phải thực sự đạt được hiệu quả cao hơn từ quy mô lớn hơn mà vì một phần hoặc toàn bộ hiệu quả tài chính tích lũy có được là do được coi như quá lớn để có thể đổ vỡ (TBTF Status). Nếu các nhà đầu tư tin tưởng họ sẽ không thể bị thua lỗ cho dù các NHTM này hoạt động kém thì chi phí vốn của chúng sẽ thấp hơn các NHTM có quy mô nhỏ hơn. Brewer và Jagtiani (2013) cũng cho rằng các NHTM tăng


quy mô không phải vì việc tăng quy mô chắc chắn thu được tính kinh tế, mà bởi việc chúng sẽ được xếp hạng tín nhiệm tốt hơn và hưởng các lợi thế hỗ trợ từ phía chính phủ, mục đích để giảm chi phí vốn.

Kết quả thực nghiệm của Davies và Tracey (2014) khi sử dụng mẫu 152 NHTM rất lớn, có tổng tài sản trên 50 tỷ USD thuộc 37 quốc gia tại Châu Âu và Mỹ năm 2010 ủng hộ hai quan điểm trên. Nghiên cứu thực hiện bằng cách ước lượng tính kinh tế nhờ quy mô của mô hình mà trong đó chi phí đầu vào của các NHTM này được cho phép tăng lên tới mức độ mà các NHTM lớn được coi là “Too big to fail” (TBTF) có thể mất lợi thế nhờ trạng thái này của chúng, sau đó thực hiện ước lượng tính kinh tế nhờ quy mô của mô hình khác bao gồm các NHTM không có lợi thế này. Kết quả ước lượng của cả hai mô hình sau khi kiểm soát biến TBTF (đo lường mức độ trợ cấp ngầm từ phía chính phủ cho các NHTM lớn từ việc giảm chi phí vốn từ việc các nhà đầu tư kỳ vọng chính phủ hỗ trợ cho chúng) đều cho thấy không còn tính kinh tế nhờ quy mô của các NHTM lớn. Kết quả này hàm ý tính kinh tế nhờ quy mô của các NHTM lớn chịu ảnh hưởng lớn từ nhân tố TBTF.

Tóm lại, lý thuyết tạo thanh khoản mô tả một chức năng quan trọng của NHTM là tạo hoặc hấp thụ thanh khoản đối với nền kinh tế. Nó hàm ý các NHTM quy mô lớn có lợi nhuận cao hơn vì chúng tạo ra phần lớn thanh khoản cho nền kinh tế, không chỉ thông qua các hoạt động nội bảng, mà còn thông qua các hoạt động ngoại bảng. Việc tăng cường vốn chủ sở hữu có tác động tích cực hơn với các NHTM quy mô lớn so với các NHTM quy mô nhỏ trong việc tạo thêm thanh khoản do đó thu về thêm nhiều lợi nhuận hơn. Chính sách bảo hiểm tiền gửi và học thuyết quá lớn để đổ vỡ hàm ý các NHTM quy mô lớn sẽ có được sự hỗ trợ nhiều hơn so với các NHTM quy mô nhỏ từ phía chính phủ dù chính thức hay không. Điều này tiếp tục tạo điều kiện để các NHTM lớn tạo nhiều thanh khoản hơn, đặc biệt khiến chúng thường tham gia vào các hoạt động có rủi ro cao hơn để kỳ vọng nâng cao hiệu quả tài chính của mình. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là minh chứng cho hậu quả của sự tạo thanh khoản với tiêu chuẩn dễ dãi trên quy mô lớn của các NHTM và sự giám sát thiếu hiệu quả từ phía các cơ quan có thẩm quyền. Sau khủng hoảng, nhằm siết chặt an toàn thanh khoản, các tiêu chuẩn về an toàn thanh khoản như của Basel III đã được xây dựng. Trong đó, sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của rủi ro thanh khoản đối với các NHTM quy mô lớn so với các NHTM quy mô nhỏ đối với hệ thống tài chính được chú trọng nhiều hơn thể hiện trong sự khác biệt về tiêu chuẩn an toàn thanh khoản cần đáp ứng giữa chúng như tiêu chuẩn về tỷ lệ dự phòng thanh khoản (LCR) tại Mỹ. Bên


cạnh đó, tất cả các công ty sở hữu NHTM có tổng tài sản từ 500 triệu USD trở lên tại Mỹ đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vốn theo Basel III.

1.3.3. Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh

Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh gồm hai giả thuyết, đó là giả thuyết cấu trúc – hành vi – hiệu quả (struture – conduct – performance hay SCP) và giả thuyết hiệu quả

- cấu trúc (efficient – structure hay ES). Đặc điểm chung giữa hai giả thuyết là nhân tố cấu trúc ngành có quan hệ với hiệu quả của doanh nghiệp, hai giả thuyết này được xem như sự bổ sung cho nhau để cấu thành thân (body) lý thuyết cấu trúc cạnh tranh thay vì thay thế lẫn nhau (Evanoff và Fortier, 1988) vì cả hai đều có thể áp dụng tùy trường hợp. Lý thuyết này được xem như trường phái truyền thống theo cách tiếp cận cấu trúc trong lý thuyết cạnh tranh thuộc khu vực các lý thuyết tổ chức ngành (industrial organization).

Giả thuyết Struture – Conduct – Performance

Giả thuyết SCP được gây dựng bởi Mason (1939, 1950) và Bain (1951, 1956). Nó giải thích hành vi và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp theo cấu trúc ngành hoặc thị trường mà doanh nghiệp hoạt động. Trong đó, cấu trúc ngành mô tả số lượng, quy mô tuyệt đối hoặc tương đối, mức độ phân biệt sản phẩm hoặc điều kiện gia nhập. Giả thuyết SCP hàm ý hai nội dung chính: (i) Mức độ tập trung ngành (concentration) tăng tạo thêm điều kiện cho hành vi thông đồng (collusion) dù ngầm hay rõ ràng và (ii) Mức độ tập trung ngành tăng gia tăng rào cản gia nhập thị trường, qua đó tạo thuận lợi để các doanh nghiệp trong thị trường có thể gia tăng biên lợi nhuận – chi phí (Weiss, 1979).

Mason và Bain cho rằng quan sát cấu trúc ngành có thể giúp dự đoán về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp và kỳ vọng có thể đưa ra khuyến nghị về sự can thiệp của chính phủ và dự đoán rằng trong một thị trường tập trung cao hơn khả năng xảy ra sự thông đồng của các doanh nghiệp cũng cao hơn, dẫn đến giá cả cao hơn để đạt lợi nhuận cao hơn và hiệu quả phân bổ của ngành giảm xuống. Vì hành vì thông đồng không dễ dàng có thể quan sát được, nên giả thuyết SCP kỳ vọng sử dụng cấu trúc ngành để so sánh hiệu quả tài chính giữa các ngành với nhau, thông qua đó đánh giá mức độ thông đồng. Dù vậy, việc các NHTM có lợi nhuận cao là kết quả của hành vi thông đồng nhằm thực thi quyền lực thị trường hay là kết quả của hiệu quả vượt trội chưa bao giờ được giải quyết một cách thỏa đáng (Goddard và cộng sự, 2001& 2007; Berger và cộng sự, 2004; Dick và Hannan, 2010; Wilson và cộng sự, 2010).

Giả thuyết SCP cho rằng mức độ tập trung có tác động âm đến mức độ cạnh tranh trên thị trường hoặc trong ngành. Một ngành hoặc thị trường có mức độ tập trung


càng cao, mức độ cạnh tranh trong đó càng nhỏ, do đó lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện hữu, đặc biệt các doanh nghiệp lớn nhất ngành thường cao. Bikker và Haaf (2002) liệt kê 10 chỉ số đo lường mức độ tập trung của thị trường gồm: Chỉ số mức độ tập trung hay còn gọi là CRk, chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI), chỉ số Hall-Tideman (HTI), chỉ số Rosenbluth (RI), chỉ số Comprehensive Industrial Concentration (CCI), chỉ số Hannah and Kay (HKI), chỉ số U, chỉ số multiplicative Hause (Hm), chỉ số additive Hause (Ha) và đo lường Entropy (E). Trong số đó, các nghiên cứu khi kiểm định giả thuyết SCP với ngành NHTM thường sử dụng chỉ số Hirschman–Herfindahl tính bằng tổng bình phương thị phần (sản phẩm hoặc tổng tài sản) của các NHTM hoặc tỷ trọng về thị phần sản phẩm, thu nhập, tổng tài sản của k NHTM lớn nhất ngành hoặc thị trường (CRk) (Berger và cộng sự, 2004; Khan và cộng sự (2017). Tuy nhiên, lý thuyết thị trường chấp nhận cạnh tranh (the theory of contestable markets) cho rằng một thị trường có mức độ tập trung cao chưa chắc là một thị trường có mức độ cạnh tranh thấp, nếu các rào cản gia nhập hoặc thoát khỏi là thấp (Baumol, 1982). Bên cạnh đó, việc sử dụng các chỉ số đo lường mức độ tập trung của thị trường khác nhau dễ gây ra sự khác biệt trong kết quả tác động, do đó việc lựa chọn chỉ số đại diện trở thành một trong những điểm yếu và dễ gây tranh cãi đối với giả thuyết SCP (Bikker và Bos, 2008).

Giả thuyết SCP thường được hỗ trợ bằng các nghiên cứu cho thấy tác động dương của mức độ tập trung ngành (concentration ratio-CR) đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp trong ngành (Edwards và cộng sự, 2006). Bain (1951) sử dụng dữ liệu các ngành sản xuất giai đoạn từ 1936 đến 1940 để so sánh hiệu quả giữa các ngành với nhau. Kết quả cho thấy tại các ngành công nghiệp có tỷ lệ tập trung của 8 công ty lớn nhất (CR8> 70%), hiệu quả tài chính cao hơn đáng kể so với những ngành có CR8< 70%. Điều này đã được nhiều nghiên cứu thời đó ủng hộ và khuyến nghị sự can thiệp của chính phủ nhằm gia tăng mức độ cạnh tranh trong các ngành có mức độ tập trung cao. Bên cạnh đó, mức độ tập trung ngành cũng là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả của việc cung ứng dịch vụ, chất lượng sản phẩm và mức độ đổi mới trong ngành NHTM (Belás, 2013; Belás và cộng sự, 2015; Minh và Huu, 2016).

Đối với ngành NHTM, Gilbert (1984) nghiên cứu tổng quan 44 nghiên cứu về ngành NHTM tại Mỹ, trong đó 32 nghiên cứu có kết quả ủng hộ giả thuyết SCP. Tương tự, Goddard và cộng sự (2001) cho rằng các kết quả nghiên cứu với các NHTM tại Châu Âu thường tìm thấy bằng chứng ủng hộ giả thuyết SCP thay vì giả thuyết Hiệu quả-cấu trúc.


Giả thuyết Efficient- Structure

Giả thuyết Hiệu quả-cấu trúc (efficient- structure hypothesis hay ES) được đề xuất bởi Stigler (1968); Demsetz (1973) và tiếp tục được phát triển bởi Peltzman (1977); Smirlock (1985); Goldberg và Rai (1996). Các nghiên cứu trên cho rằng mức độ tập trung thị trường (concentration) không phải là ngẫu nhiên mà nó là kết quả của việc các doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động (efficiency) cao sẽ chiếm được thị phần (market share) lớn.

Demsetz (1973) cho rằng cấu trúc ngành tác động đến mức độ lợi nhuận không phải thông qua mức độ tập trung, mà bởi thị phần của nó, bởi vì các ngành có mức độ tập trung cao về mặt logic sẽ chứa các doanh nghiệp có thị phần cao (lợi nhuận cao), do đó lợi nhuận trung bình ngành thường cao hơn các ngành ít tập trung, và điều này không nhất thiết liên quan đến sự thông đồng. Trong trường hợp này, thị phần và lợi nhuận sẽ tương quan nhưng không có mối quan hệ nhân quả giữa mức độ tập trung thị trường và lợi nhuận. Nói cách khác, giả thuyết theo trường phái Chicago này cho rằng mối quan hệ giữa lợi nhuận và mức độ tập trung thị trường là kết quả của sự tác động từ hiệu quả tới quy mô hoặc thị phần đã cho phép các doanh nghiệp hiệu quả cao tiếp tục mở rộng quy mô. Quá trình thay đổi quy mô của các doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự thay đổi mức độ tập trung (cấu trúc) thị trường, vì đó nó có tên gọi giả thuyết Hiệu quả-cấu trúc (Martin, 1988).

Bên cạnh đó, giả thuyết ES cũng cho rằng sự can thiệp của chính phủ không những không làm tăng mức độ cạnh tranh ngành mà có thể làm giảm nó và mối quan hệ giữa mức độ tập trung cao trong ngành và lợi nhuận cao của các doanh nghiệp lớn không nhất thiết xuất phát từ nguyên nhân thông đồng giữa chúng, nó chỉ đơn giản giải thích các doanh nghiệp lớn hơn thường hoạt động hiệu quả hơn. Do đó, việc thực thi các chính sách can thiệp cần phù hợp với từng ngành vì nó thường nhắm vào các doanh nghiệp lớn nhất và cũng có thể là hiệu quả nhất.

Để giải thích cho hiệu quả tài chính của các NHTM theo mức độ cạnh tranh trên thị trường, bên cạnh cách tiếp cận cấu trúc theo lý thuyết cấu trúc cạnh tranh, lý thuyết tổ chức ngành thực nghiệm mới (new empirical industrial organization - NEIO) đánh giá mức độ cạnh tranh của ngành theo cách tiếp cận phi cấu trúc (non-structural approach). Lý thuyết này đã bổ sung nền tảng lý thuyết cho cách tiếp cận cấu trúc gồm giả thuyết SCP và giả thuyết Hiệu quả-cấu trúc (Matthews và Thompson, 2014). Cách tiếp cận mới này không dựa trên nhân tố cấu trúc ngành mà xây dựng các mô hình mô tả hành vi của các doanh nghiệp và sử dụng các chỉ số đo lường cạnh tranh phi cấu


trúc. Các chỉ số như vậy thường được sử dụng là chỉ số H của Panzar và Rosse (1987) hay chỉ số Lerner đo lường sức mạnh thị trường và chỉ số Boone.

Một số nghiên cứu sử dụng chỉ số H như Bandt và Davis (2000), Bikker và Groenveld (2000), Bikker và Haaf (2002), Goddard và Wilson (2009), Sun (2011) đều tìm thấy bằng chứng về sự cạnh tranh độc quyền trong lĩnh vực NHTM châu Âu.

Một số nghiên cứu sử dụng chỉ số Lerner như Guevara và Maudos (2007) cho các NHTM tại Tây Ban Nha; Carbo và cộng sự (2009), Maudos và Guevara (2007) thực hiện với các hệ thống NHTM chính tại châu Âu; Koetter và Poghosyan (2009) với các NHTM tại Đức.

Chỉ số Boone được áp dụng với thị trường tín dụng tại khu vực Eurozone từ 1994 đến 2004 bởi Leuvensteijn và cộng sự (2007). Kết quả cho thấy thị trường tín dụng ở Đức và Tây Ban Nha có mức độ cạnh tranh cao nhất mẫu nghiên cứu, mức độ cạnh tranh ở Hà Lan ở mức trung bình, trong khi mức độ cạnh tranh tại Italia giảm đáng kể qua thời gian, và mức độ cạnh tranh tại Anh và Pháp thấp.

Carbo và cộng sự (2009) so sánh các kết quả sử dụng chỉ số Lerner, chỉ số H, chỉ số Hirschman–Herfindahl khi đo lường mức độ cạnh tranh của 14 quốc gia Châu Âu giai đoạn từ 1995 đến 2001. Kết quả cho thấy các chỉ số này thường đánh giá mức độ cạnh tranh với kết quả không nhất quán. Lý do mỗi chỉ số đo lường những mục tiêu khác nhau và bị tác động bởi những đặc điểm khác biệt giữa các quốc gia như hiệu quả chi phí, mức độ thu nhập về phí, tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế và tỷ lệ lạm phát.

1.4. Bằng chứng thực nghiệm về tác động của các nhân tố đến hiệu quả của ngân hàng thương mại trên thế giới

Trong hầu hết các nghiên cứu, các nhân tố như quy mô, vốn chủ sở hữu, rủi ro, chi phí hoạt động thường được sử dụng là các nhân tố nội tại tác động đến hiệu quả tài chính của NHTM (Athanasoglou và cộng sự, 2008; Dietrich và Wanzenried, 2011, Batten và Vinh, 2019).

Quy mô

Lý thuyết trung gian tài chính, chính sách bảo hiểm tiền gửi và học thuyết quá lớn để đổ vỡ hàm ý các NHTM quy mô lớn sẽ có lợi thế về sự đa dạng hóa, chi phí vốn để đạt được tính kinh tế nhờ quy mô (economies of scale) và tính kính tế nhờ phạm vi (economies of scope), do đó chúng sẽ có đường biên hiện quả rủi ro – lợi nhuận (risk-return frontier) cao hơn các NHTM quy mô nhỏ (Naseri và cộng sự, 2019), cũng hàm ý tác động dương của quy mô đến hiệu quả tài chính của các NHTM.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/12/2022