Lý Thuyết Tạo Thanh Khoản Và Học Thuyết Quá Lớn Để Đổ Vỡ.


vì như vậy sẽ ít tốn kém chi phí hơn việc các bên cho vay tự thực hiện. Vì vậy, trung gian tài chính cần tồn tại với vai trò của bên được ủy quyền giảm sát thông tin của bên đi vay. Nếu trung gian tài chính được ủy quyền giám sát thông tin bên đi vay và giảm được chi phí quản lý thông tin của mình sẽ giúp giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng và chi phí giao dịch, giúp thúc đẩy quy mô thị trường. Khi quy mô trở nên lớn hơn, lợi thế từ đa dạng hóa danh mục tài sản và nguồn vốn giúp trung gian tài chính giảm thiểu rủi ro tổng thể và có được lợi ích để bù đắp chi phí quản lý thông tin với vai trò ủy quyền giám sát của mình. Thông tin được thu thập càng nhiều, trung gian tài chính càng có lợi thế để giảm thiểu chi phí quản lý thông tin và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Do đó Diamond (1984) hàm ý các trung gian tài chính sẽ đạt được tính kinh tế nhờ quy mô (economies of scale). Các mô hình về trung gian tài chính của Leland, Pyle và Diamond đã trở thành nền tảng cho lý thuyết trung gian tài chính. Tiếp nối nghiên cứu của Diamond, Boot và Thakor (1997) mô hình hóa thị trường tài chính có đầy đủ hơn các thành phần gồm thị trường bên ngoài, hệ thống NHTM, bên cho vay và bên đi vay. Theo hai tác giả, có ba loại rủi ro chính về thông tin bất cân xứng mà bên cho vay gặp phải, đó là: (i) Thông tin không đầy đủ về dự án trong tương lai của bên đi vay; (ii) Bên cho vay không thể quan sát chính xác việc bên đi vay sẽ đầu tư vào các dự án rủi ro hay an toàn; (iii) Thông tin về khả năng của cơ hội đầu tư vào dự án rủi ro hơn của người đi vay. Theo đó, với loại rủi ro đầu tiên, có thể ứng phó bằng cách thu thập thêm thông tin từ thị trường, tuy nhiên đối với hai loại rủi ro còn lại, thị trường không thể tự giải quyết hiệu quả tốt bằng việc giám sát của trung gian tài chính như hệ thống NHTM. Boot và Thakor (1997) cũng cho rằng các NHTM sẽ chiếm ưu thế tại các thị trường đang phát triển và vẫn phát triển trong các thị trường đã phát triển với lợi thế về thông tin thị trường của mình.

Boyd và Runkle (1993) cho rằng hai lý thuyết quan trọng về các NHTM là lý thuyết về trung gian tài chính và chính sách bảo hiểm tiền gửi đều có điểm chung là chúng đều dự đoán mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô và hiệu quả tài chính của các NHTM, nói cách khác là quan hệ nghịch chiều giữa quy mô và khả năng thất bại của các NHTM. Theo lý thuyết danh mục đầu tư, việc đầu tư đa dạng vào các hoạt động không tương quan hoàn hảo với nhau có thể làm giảm rủi ro tổng thể. Do đó, vai trò trung gian tài chính của NHTM trong tình trạng thông tin bất cân xứng giữa bên đi vay và nhà đầu tư (bên gửi tiền) giúp giảm thiểu rủi ro tổng thể cho chúng bởi vì rủi ro tổng thể sẽ nhỏ hơn tổng các rủi ro của từng hợp đồng. Quy mô NHTM càng lớn, NHTM càng dễ dàng đạt được hiệu quả trong sự đa dạng hóa danh mục của mình để có thể đạt được lợi thế rủi ro thấp hơn. Tóm lại, bản chất của mỗi NHTM với vai trò trung gian tài chính là quản lý thông tin và ra quyết định dựa trên thông tin đó, khi quy


mô NHTM thể hiện ở số lượng khách hàng, số lượng hợp đồng, quy mô tín dụng, huy động vốn càng lớn, NHTM sẽ có càng nhiều thông tin. Lý thuyết trung gian tài chính hàm ý NHTM sẽ có lợi thế về thông tin khi đạt được quy mô ngày càng lớn, dẫn đến việc ra quyết định chính xác hơn khi cho vay, điều này mang lại hiệu quả tài chính tốt hơn. Đồng thời, hai tác giả dẫn chứng nhiều nghiên cứu trước đó cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa quy mô NHTM và khả năng thất bại của chúng.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và các sáng tạo tài chính (financial innovations), một số quan điểm cho rằng lý thuyết trung gian tài chính cần phải thay đổi hoặc được phát triển để phù hợp với thị trường tài chính hiện đại như Allen và Santomero (1998); Scholtens và Wensveen (2000, 2003). Allen và Santomero (1998) dẫn chứng các số liệu cho thấy các NHTM có xu hướng tham gia ngày càng nhiều hơn vào các thị trường tài chính phái sinh thay vì thị trường truyền thống và chỉ trích lý thuyết trung gian tài chính truyền thống chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa NHTM, các hộ gia đình với vai trò bên cấp vốn và các doanh nghiệp với vai trò bên vay vốn thay vì bao quát toàn bộ thị trường tài chính, với hàm ý mô hình kinh doanh của NHTM đã và đang chuyển dịch từ các sản phẩm truyền thống sang các sản phẩm phi truyền thống. Thứ hai, sự phát triển của công nghệ thông tin và sáng tạo tài chính giúp giảm thiểu chi phí giao dịch cũng như vấn đề thông tin bất cân xứng, làm suy yếu vai trò của hai trụ cột này trong lý thuyết trung gian tài chính và lúc này, giả thiết về nguyên nhân tồn tại của trung gian tài chính trong lý thuyết truyền thống trở nên quá chặt. Vì vậy, quản trị rủi ro nổi lên như một trụ cột cần quan tâm trong bối cảnh các NHTM ngày càng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh về sản phẩm dịch vụ của mình. Theo đó, rủi ro được phân loại thành ba nhóm: (i) Nhóm 1: Rủi ro có thể được giảm thiểu hoặc tránh né bởi quyết định kinh doanh, (ii) Nhóm 2: Rủi ro có thể được chuyển giao cho bên khác, (iii) Nhóm 3: Rủi ro phải được quản trị tại trung gian tài chính.

Không hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Allen và Santomero (1998), tuy nhiên Scholtens và Wensveen (2000, 2003) cũng cho rằng lý thuyết trung gian tài chính cần được tiếp tục phát triển để phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính và phải trở thành một lý thuyết “động” để áp dụng được cho nhiều sản phẩm, dịch vụ mới thay vì chỉ tập trung vào mối quan hệ trung gian về vốn như cũ. Thêm vào đó, Scholtens và Wensveen (2000, 2003) cho rằng tính kinh tế nhờ quy mô cũng như vai trò đươc ủy nhiệm giám sát của trung gian tài chính theo quan điểm mới sẽ được sử dụng để quản trị rủi ro thay vì chỉ áp dụng với thông tin. Tuy nhiên, điều này cũng hàm ý trung gian tài chính quy mô lớn sẽ có lợi thế trong quản trị rủi ro của chính nó và từ đó có thể đạt hiệu quả tài chính tốt hơn.


Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 xảy ra từ hậu quả của sự tăng trưởng nóng về quy mô của các sáng tạo tài chính như các khoản vay được chứng khoán hóa và các công cụ phái sinh tài chính đã đi ngược lại kỳ vọng của Allen và Santomero (1998) về lợi ích của chúng. Volcker (2009), vì lẽ đó đã nhận định sáng tạo tài chính quan trọng nhất trong vòng 20 năm trở lại tính tới thời điểm đó mà ông quan sát được là ATM. Gorton và Metrick (2013) cho rằng các sản phẩm này cần góp phần nâng cao hiệu quả và sự ổn định của thị trường tài chính thông qua cơ chế mà ở đó các trung gian tài chính tạo điều kiện chuyển nhượng chúng tới các nhà đầu tư sẵn sàng đón nhận rủi ro từ chúng hoặc phân tán rủi ro từ những tài sản được chứng khoán hóa đó rộng khắp ra toàn hệ thống tài chính cho những chủ thể phi NHTM. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc chứng khoán hóa đã tạo ra sự thiếu minh bạch trong định giá rủi ro tín dụng, cũng như làm trầm trọng thêm vấn đề rủi ro đạo đức (Mian và Sufi, 2009; Keys và cộng sự, 2010; Dell'Ariccia và cộng sự, 2012). Sau cuộc khủng hoảng, nhiều nghiên cứu tập trung rà soát lại rủi ro đối với mô hình kinh doanh thiên về sản phẩm phi truyền thống để so sánh với rủi ro của các NHTM tập trung các sản phẩm truyền thống như Demirgüç-Kunt và Huizinga (2010); DeYoung và Torna (2013) hay De Jonghe và cộng sự (2015). Các nghiên cứu này đều ủng hộ giả thuyết mức độ thu nhập phi truyền thống cao sẽ dẫn tới rủi ro cao hơn cho NHTM, tuy nhiên một mức độ đa dạng hóa thu nhập vừa phải và tập trung vào các dịch vụ thu phí như môi giới hay các dịch vụ NHTM điện tử, thẻ, bảo hiểm sẽ gia tăng hiệu quả và sự ổn định thay vì tập trung vào các sản phẩm chứng khoán hóa và phái sinh nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, các NHTM lớn khi đa dạng hóa thu nhập sẽ có được hiệu quả cao hơn, trong khi điều này không đúng với các NHTM nhỏ. Nó hàm ý các NHTM quy mô lớn có lợi thế đa dạng hóa về thu nhập (sản phẩm) hơn các NHTM quy mô nhỏ, do đó ủng hộ lý thuyết trung gian tài chính.

Với góc nhìn của mình, tác giả cho rằng các nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập của NHTM sau khủng hoảng tài chính toàn cầu trên có thể xem như các kiểm tra tính vững của lý thuyết trung gian tài chính đối với các quan điểm mới như của Allen và Santomero (1998), trong giai đoạn mới, nơi mà sự phát triển của công nghệ thông tin tạo điều kiện cho các NHTM có thể phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ phi truyền thống và mang lại thu nhập ngoài lãi nhiều hơn nữa. Tóm lại, nhìn vào sự đánh đổi giữa những rủi ro và thiệt hại gần đây và lợi ích mà các sáng tạo tài chính mang lại trong việc giảm thiểu vấn đề về chi phí giao dịch cũng như thông tin bất cân xứng, lý thuyết trung gian tài chính vẫn cho thấy sức ảnh hưởng lớn của mình đối với hệ thống NHTM và nó hàm ý các NHTM sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn nếu có quy mô lớn nhờ lợi thế về thông tin và dễ dàng xoay sở để đạt hiệu quả đa dạng hóa tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.


1.3.2. Lý thuyết tạo thanh khoản và học thuyết quá lớn để đổ vỡ.

Hiệu quả theo quy mô của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

DeYoung và Rice (2004) cho rằng phần lớn các mô hình giải thích sự tồn tại trung gian tài chính nhằm đáp ứng chức năng trung gian thanh khoản, vẫn bao gồm các vấn đề như thông tin bất cân xứng, chi phí giao dịch nhưng để giải quyết sự không khớp về quy mô thanh khoản (liquidity scale mismatch) giữa bên dư thừa thanh khoản và bên có nhu cầu về thanh khoản. Lý thuyết trung gian tài chính hiện đại nhận diện chuyển đổi rủi ro như một trong những chức năng chính của NHTM. Theo đó, các NHTM chuyển đổi rủi ro bằng cách phát hành các khoản tiền gửi ít rủi ro cho người gửi tiền và dùng nó để tài trợ cho các khoản vay rủi ro (Diamond, 1984; Ramakrishnan và Thakor, 1984; Boyd và Prescott, 1986) và khi NHTM chuyển đổi rủi ro theo quy trình đó, nó thực hiện đồng thời hai chức năng chuyển đổi rủi ro và tạo thanh khoản. Tuy nhiên sự khác biệt nằm ở mặt lượng. Trong quá trình đó, lượng thanh khoản được NHTM tạo ra có thể biến đổi theo nhiều cách khác nhau (ví dụ: tùy thuộc vào loại hoạt động hoặc kỳ hạn nó thực hiện) với cùng một lượng rủi ro được chuyển đổi cho trước (Berger và Bownman, 2009). Đó là sự khác biệt cơ bản giữa hai chức năng để phân biệt chúng.

Lý thuyết tạo thanh khoản (liquidity creation theory) của NHTM được đề xuất bởi Bryant (1980); Diamond và Dybvig (1983). Các mô hình ban đầu này tập trung vào vế Nợ (liabilities side) của bảng cân đối kế toán, và NHTM tạo thanh khoản bằng việc sử dụng nguồn tiền gửi để đầu tư vào các dự án với mức độ sinh lời hoặc kỳ hạn cho trước một cách bị động, và cho phép người gửi tiền có thể chủ động rút tiền theo nhu cầu. Cách tiếp cận hiện đại về quá trình tạo thanh khoản nhấn mạnh sự quan trọng của cả hai vế Tài sản và Nợ trong việc tạo thanh khoản, và cho rằng NHTM không chỉ tạo thanh khoản thông qua các khoản mục trong bảng cân đối kế toán mà còn thông qua các khoản mục ngoại bảng (Holmstrom và Tirole, 19983; Thakor, 2005).

Quá trình tạo thanh khoản của NHTM xảy ra do sự khác biệt về tính thanh khoản (liquidity) giữa những gì mà NHTM làm với tiền họ đang nắm giữ và nguồn mà họ tài trợ cho các hoạt động của mình (Berger và Bouwman, 2013). Ví dụ: NHTM sử dụng nguồn huy động vốn không kỳ hạn với tính thanh khoản cao (cho phép người gửi tiền rút tiền bất kỳ khi nào họ có nhu cầu) để tài trợ cho các khoản vay với tính thanh khoản thấp (vì khoản vay có kỳ hạn và khó có thể bán lại cho nhà đầu tư trên thị trường tài chính). Lúc này mức độ sinh lời của NHTM sẽ bằng chênh lệch lãi suất (do sự chênh lệch tính thanh khoản) giữa hai loại hoạt động trên. Khi mở rộng phân tích



3 Tirole và Holmström được trao giải Nobel kinh tế học lần lượt vào các năm 2014 và 2016


trên với toàn bộ các khoản mục trong báo cáo tài chính của NHTM, đồng thời xác định được trọng số cho tính thanh khoản, chiều hướng tạo thanh khoản, và quy mô mỗi loại hoạt động, có thể thấy NHTM tạo càng nhiều thanh khoản thì lợi nhuận của chúng càng lớn và do đó tác động dương đến hiệu quả tài chính của NHTM. Điều này cũng hàm ý nhân tố quy mô các hoạt động hay tài sản của NHTM tác động dương đến lợi nhuận của chúng.

Quá trình tạo thanh khoản của NHTM làm phát sinh rủi ro thanh khoản (Diamond và Dybvig, 1983). Rủi ro thanh khoản đề cập đến việc NHTM phải đối diện với việc bị rút tiền ngoài dự tính, buộc chúng phải tìm thêm các nguồn vốn với chi phí vốn cao hơn (Freixas và Rochet, 2008). Như vậy, về mặt lý thuyết, rủi ro thanh khoản tác động dương đến chi phí, qua đó sẽ tác động âm đến hiệu quả tài chính của NHTM.

Tóm lại, quá trình tạo thanh khoản của NHTM có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới hiệu quả tài chính của NHTM, tùy thuộc vào tác động nào chiếm ưu thế. Nếu biến đại diện cho rủi ro thanh khoản được tạo ra theo phương pháp xác định lượng thanh khoản tạo ra (liquidity creation) và phù hợp với thực tiễn trên thị trường, nó sẽ đồng thời đại diện được cho rủi ro thanh khoản và lượng thanh khoản tạo ra. Khi đó, nó sẽ đại diện tốt cho rủi ro thanh khoản giúp kết quả ước lượng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Vận dụng tinh thần lý thuyết tạo thanh khoản, Berger và Bouwman (2009) xây dựng phương pháp “Cat Fat” và một số phiên bản tùy biến của nó để đo lường lượng thanh khoản tạo ra theo cách tiếp cận hiện đại. Phương pháp “Cat Fat” được xây dựng dựa trên thực tiễn tại Hoa Kỳ, đánh giá các khoản vay các khoản cho vay cầm cố (dù cho kỳ hạn dài) vào loại bán thanh khoản (semi-liquid), vì chúng luôn có thể được NHTM chứng khoán hóa dễ dàng với chi phí thấp, do đó chúng được gán trọng số bằng 0 (tức không tạo ra hay hấp thụ thanh khoản đối với nền kinh tế), và đo lường lượng thanh khoản tạo ra đối với cả các khoản mục ngoại bảng. Đối với thị trường Việt Nam, Le (2019) cho thấy các hoạt động ngoại bảng đóng vai trò nhỏ trong việc tạo thanh khoản, vì các NHTM ít tham gia vào các hoạt động này. Đến thời điểm này, tại Việt Nam chưa có hoạt động chứng khoán hóa khoản vay, cũng như thị trường mua bán các khoản vay được chứng khoán hóa, do đó luận án xếp toàn bộ danh mục cho vay của các NHTM Việt Nam vào loại kém thanh khoản. Từ các phân tích trên, luận án này sử dụng tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tiền gửi khách hàng (LDR – loan deposit ratio) đại diện cho rủi ro thanh khoản đối với các NHTM Việt Nam theo thực tiễn tại Việt Nam. Một số nghiên cứu đã sử dụng tiêu chí này đại diện cho rủi ro thanh khoản là Sufian (2011) với các NHTM Hàn Quốc, Pasiouras & Kosmidou (2007) với các


NHTM tại Châu Âu, Saunders và cộng sự (2016) với các NHTM tại Mỹ, Khan & cộng sự (2018) với các NHTM tại 5 quốc gia ASEAN.

Theo phương pháp “Cat fat”, các khoản mục nội bảng (tại cả hai vế Tài sản và Nợ) và ngoại bảng đều được phân loại thành ba loại: “Thanh khoản cao – Liquid”, “Bán thanh khoản – Semi-liquid”, “Kém thanh khoản – Illiquid”, sau đó được gán một trong ba trọng số “1/2, 0, -1/2".


Hộp 1.1: Phân loại và tính toán Liquidity Creation theo phương pháp “Cat Fat”

▪ Mức độ thanh khoản của khoản vay được phân loại căn cứ dựa trên mức độ dễ dàng, chi phí và thời gian cho NHTM để có thể cung cấp vốn thanh khoản cao cho khách hàng. Việc phân loại có thể thực hiện theo loại sản phẩm (product category) và kỳ hạn (maturity). Tuy nhiên, hai tác giả cho rằng việc thực hiện phân loại theo kỳ hạn tại Mỹ có nhược điểm lớn là nó không tính đến thực tiễn về các hoạt động chứng khoán hóa khoản vay. Cụ thể: các khoản cho vay cầm cố dù có kỳ hạn dài (10 năm, 20 năm) vẫn có thể được NHTM chứng khoán hóa dễ dàng với chi phí thấp, do đó, nó được coi là bán thanh khoản (semi-liquid). Trong khi đó, các khoản cho vay thương mại và công nghiệp (commmerical & industry loan – C&I) với bất cứ kỳ hạn nào cũng khó có thể chứng khoán hóa và khó có thể được hoàn trả hoàn toàn cho tới khi đến hạn. Do đó, nó được phân loại là kém thanh khoản (illiquid). Điều này cho thấy việc phân loại theo loại sản phẩm (product category - Cat) hợp lý hơn theo kỳ hạn “Mat”.

▪ Nguyên tắc gán trọng số: Theo lý thuyết tạo thanh khoản, NHTM tạo thanh khoản trên bảng cân đối kế toán khi chúng chuyển đổi các loại tài sản kém thanh khoản (illiquid assets) sang nghĩa vụ nợ thanh khoản cao (liquid liabilities), khi đó NHTM nắm giữ các khoản mục kém thanh khoản, và cung cấp các khoản mục thanh khoản ra thị trường. Do đó, trọng số dương (1/2) sẽ áp dụng cho Tài sản kém thanh khoản (illiquid assets) và nghĩa vụ nợ thanh khoản cao (liquid liabilities).

Ví dụ: Thanh khoản được tạo ra khi Tài sản kém thanh khoản (illiquid assets) như các khoản cho vay kinh doanh được chuyển đổi sang các nghĩa vụ nợ thanh khoản cao (liquid liabilities) như tiền gửi thanh toán.

Tương tự logic đó, trọng số âm (-1/2) sẽ được gán cho các tài sản thanh khoản cao (liquid assets), nghĩa vụ nợ kém thanh khoản (illiquid liabilities) và vốn chủ sở hữu (equity), bởi vì thanh khoản sẽ bị hủy hoại khi các tài sản thanh khoản cao (liquid assets như chứng khoán vốn - treasury securities) được chuyển đổi thành các nghĩa vụ nợ kém thanh khoản (illiquid liabilities) hoặc vốn chủ sở hữu (equity). Cũng lưu ý là tỷ



trọng âm của vốn chủ sở hữu chỉ được ghi nhận trong tác động trực tiếp của vốn đến thanh khoản được tạo. Bất kỳ một tác động gián tiếp (dù dương hay âm) đến thanh khoản được tạo đã được cấu thành trong các khoản mục đã được tính toán. Ví dụ: Nếu việc tăng vốn chủ sở hữu cho phép NHTM tạo ra thêm các khoản vay kém thanh khoản, tác động gián tiếp của lượng vốn chủ sở hữu tăng thêm tới thanh khoản được tạo đã được tính toán bởi tích của trọng số dương (1/2) với dư nợ vay tăng thêm của các khoản vay trên.

Việc phân loại các khoản mục ngoại bảng “Fat” cũng được thực hiện theo nguyên tắc tương tự. Ví dụ: Với các NHTM Mỹ, cam kết tín dụng chiếm phần lớn thanh khoản tạo ra từ các hoạt động ngoại bảng, chúng có vai trò tương tự các tài sản kém thanh khoản, do đó được gán trọng số dương (1/2).

Bên cạnh đó, tất cả các khoản mục bán thanh khoản (semi-liquid) sẽ được gán trọng số “0” vì chúng thuộc mức độ trung gian giữa khả năng tạo và hủy hoại thanh khoản cho nền kinh tế.

Khi nhìn nhận lượng thanh khoản được tạo là một thước đo về đầu ra của NHTM, nó sẽ phản ánh toàn diện hơn tổng tài sản (total assets) hay tổng tài sản gộp (gross total assets)4 về quy mô đầu ra vì có tính tới các khoản mục ngoại bảng (Berger và Bouwman, 2009 & 2013).

Các NHTM có thể tự đối phó một phần với rủi ro thanh khoản bằng cách dự trữ một lượng thanh khoản từ các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tuy nhiên để đối phó với rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống NHTM khi nền kinh tế gặp cú sốc bất lợi, nhiều quốc gia đều có chính sách bảo hiểm tiền gửi của mình. Đây chính là điểm kết nối giữa lý thuyết tạo thanh khoản và chính sách bảo hiểm tiền gửi vì nó rất phù hợp dưới lý thuyết tạo thanh khoản hiện đại như Holmström và Tirole (1998); Thakor (2005); Berger và Bowman (2009). Theo đó chính sách bảo hiểm tiền gửi quan tâm đến LC và rủi ro sinh ra từ quá trình tạo thanh khoản của các NHTM hơn là đơn thuần tổng tài sản của chúng, bởi vì lượng thanh khoản tạo ra (liquidity creation) có tính đại diện cho quy mô đầu ra của NHTM tốt hơn tổng tài sản (total assets), vì nó đo lường cả quy mô các hoạt động ngoại bảng.

Chính sách bảo hiểm được nhiều nghiên cứu quan tâm, đặc biệt tại các quốc gia phát triển như Mỹ hay Châu Âu. Như đã trình bày, Boyd và Runkle (1993) cho rằng hai lý thuyết quan trọng về NHTM là lý thuyết về trung gian tài chính và chính sách bảo hiểm tiền gửi (tại các nước phát triển) có điểm chung là chúng đều dự đoán mối


4 Tổng tài sản gộp bao gồm dư nợ cho vay chưa trừ dự phòng rủi ro tín dụng và các khoản dự phòng khác.


quan hệ thuận chiều giữa quy mô và hiệu quả tài chính của các NHTM, nói cách khác là quan hệ nghịch chiều giữa quy mô và khả năng thất bại của các NHTM. Chính sách bảo hiểm tiền gửi trình bày cơ chế bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng khi gửi tiền tại NHTM, mặt khác nó cũng khuyến khích các NHTM mở rộng hoạt động và tăng trưởng quy mô của mình.

Bernanke (2010)5 đã định nghĩa khái niệm “Too big to fail” là: “Tổ chức có quy mô, mức độ phức tạp, mạng lưới liên kết và các chức năng quan trọng tới mức nếu chúng bất ngờ phải đóng cửa, phần còn lại của thị trường tài chính cũng như nền kinh tế sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng”. Tương tự Boyd và Runkle (1993), Stern và Feldman (2004) cho rằng học thuyết “Too big to fail” thực ra là sự mở rộng một cách chính thức hoặc không chính thức của chính sách bảo hiểm tiền gửi, vì mục tiêu, cơ chế của chính sách bảo hiểm tiền gửi thường ưu tiên bảo vệ các tổ chức tài chính có quy mô lớn nhất quốc gia, vì một khi các tổ chức tài chính này đổ vỡ sẽ gây hiệu ứng dây chuyền mạnh hơn các tổ chức tài chính nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới sự ổn định của hệ thống tài chính. Điều này phù hợp với cách tiếp cận về thanh khoản, điển hình như Berger và Bouwman (2009) cho thấy các NHTM quy mô lớn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng lại tạo ra phần lớn thanh khoản cho nền kinh tế, nên chúng cũng “Too big to fail” theo quy mô thanh khoản.

Thực tế cho thấy các NHTM trung ương với vai trò người cho vay cuối cùng sẽ phải hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM quy mô lớn trước tiên trong các cuộc khủng hoảng thanh khoản. Nói cách khác, các nghiên cứu trước đây thường tập trung đến mối quan hệ giữa chính sách bảo hiểm tiền gửi và học thuyết “Too big to fail” về quy mô. Mối quan hệ này gần đây được tiếp tục phát triển theo hướng quy mô về thanh khoản và cơ bản vẫn giữ được sự nhất quán.

Khi các NHTM được coi là quá lớn để đổ vỡ, chúng thường gặp phải rủi ro đạo đức do thường nâng tỷ trọng các hoạt động nhiều rủi ro để kỳ vọng vào tỷ suất lợi nhuận cao hơn (Berger và Bouwman, 2009). Blinder (2010); Feldman và Stern (2010) cho rằng việc các NHTM tăng trưởng quy mô thường nhờ gia tăng các hoạt động NHTM đầu tư và chứng khoán hóa. Cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn gần đây là minh chứng rõ ràng cho điều này. Việc các NHTM quy mô lớn hạ thấp tiêu chuẩn cho vay kết hợp với các hoạt động trên nhằm thu lợi nhuận vượt trội đã dẫn đến kết cục xảy ra cuộc khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống NHTM Mỹ. Các NHTM đã phải bán chứng khoán để chống lại việc thiếu thanh khoản nghiêm trọng (Cornett và cộng sự, 2011). Thêm vào đó, Brunnermeier và Pedersen (2009) cho thấy cú sốc thanh khoản trong giai đoạn này làm yêu cầu lợi tức cao hơn từ các nhà đầu tư, việc này làm


5 Nguồn: https://www.federalreserve.gov/newsevents/testimony/bernanke20100902a.htm

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 11/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí