Định Hướng, Chiến Lược Phát Triển Của Bidv Đến Năm 2030


hàng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Như vậy nhìn chung, định hướng chung nhất của Việt Nam hướng đến năm 2020 là: (1) xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng ổn định và bền vững; (2) nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM.

Các định hướng chung nhất này được thể hiện qua các định hướng cụ thể như:

Tăng tính đa dạng trong khu vực ngân hàng, về cấu trúc, về cung ứng sản phẩm, dịch vụ và hoạt động.

Xét về cấu trúc, khu vực NHTM hình thành một số tập đoàn tài chính có qui mô lớn hoạt động xuyên quốc gia và tiến dần ra khu vực, thế giới. Xét về cung ứng sản phẩm và dịch vụ, các NHTM nghiên cứu và phát triển cung ứng sản phẩm và dịch vụ đa dạng về chủng loại và nâng cao được chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có thể cung ứng theo kênh phân phối truyền thống kết hợp với kênh phân phối hiện đại, công nghệ cao. Đặc biệt, cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng đang là một lựa chọn được các NHTM Việt Nam hiện nay quan tâm. Với sự đa dạng trong khu vực ngân hàng, các NHTM sẽ gia tăng được năng lực cạnh tranh của mình một cách an toàn, lạnh mạnh nhưng lại đạt được hiệu quả cao.

Phát triển công nghệ và hệ thống thanh toán của các NHTM.

Hệ thống NHTM hướng đến năm 2020 sẽ phát triển hạ tầng công nghệ đạt được theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực, và thông lệ do khu vực và quốc tế quy định để làm cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả trong quá trình phát triển của mình sánh ngang với các NHTM trong khu vực và thế giới. Phát triển công nghệ không chỉ gắn với việc phát triển các phương tiện kỹ thuật, mà còn gắn liền với việc phát triển về nghiệp vụ, về việc quản lý của NHTM. Các NHTM Việt Nam dần dần đến năm 2020 sẽ tiếp cận được một cách nhanh chóng với các công nghệ cao, ứng dụng chúng một cách tiên tiến để gia tăng tính hiệu quả cũng như tính chủ động trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, khi phát triển hạ tầng công nghệ cao sẽ tạo tiền đề cho những sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao được ứng dụng phổ biến hơn trong khu vực ngân hàng, Ứng dụng những sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao này sẽ tạo tiền đề cho việc


gia tăng thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng. Hiện đại hóa hệ thống thanh toán bao gồm phát triển hệ thống thanh toán điện tử trong nước, phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, phát triển thanh toán bù trừ và hệ thống thanh toán nội bộ. Hệ thống thanh toán hiện đại giúp quá trình thanh toán trở nên dễ dàng hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn dần dần thay thế cho những phương thức thanh toán cổ điển, đáp ứng được nhu cầu thanh toán hiện đại của xã hội.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật và hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng đến năm 2025.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo một môi trường pháp lý lành mạnh, thuận lợi cho các NHTM phát triển và an toàn hoạt động trong kinh doanh tiền tệ. Cần xóa bỏ những hình thức bảo hộ, bao cấp cũng như ưu đãi và phân biệt trong khu vực ngân hàng, tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho các NHTM. Tăng cường chế tài pháp lý để làm hành lang đảm bảo các chủ thể tham gia thị trường thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cũng như đảm bảo quyền lợi của các chủ thể đó. NHNN cần phải là người cầm trịch trong hoạt động của thị trường tiền tệ, cần chủ động trong việc đưa ra các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho các NHTM hoạt động.

Nhà nước và bản thân các NHTM cũng sẽ phát triển hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng theo hai hướng hợp nhất và mở rộng hợp tác. Các qui định trong thanh tra, giám sát cần đạt được theo các nguyên tắc và chuẩn mực của khu vực và quốc tế để phù hợp với điều kiện phát triển của hệ thống, Thanh tra, giám sát phải được dựa trên dự báo và định lượng rủi ro, kết hợp với việc các NHTM phải áp dụng những mô hình cảnh báo sớm để có thể nhận biết được những bất ổn kịp thời và đưa ra những biện pháp ngăn chặn.

3.1.2. Định hướng, chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2030

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát, tầm nhìn đến năm 2025

- Top 20 ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, top 100 ngân hàng lớn nhất Chấu Á Thái Bình Dương; top 300 ngân hàng lớn nhất thế giới.

- Trở thành tập đoàn tài chính quốc tế hiện đại, có trình độ, năng lực và khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới.

- Tập trung phát triển hoạt động bán lẻ và bảo hiểm (cả nhân thọ và phi nhân thọ) có quy mô hoạt động trên phạm vi khu vực và Châu Á.


- Giữ vững vai trò NHTM hiện đại hàng đầu Việt Nam, phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm trở thành trụ cột thứ hai.

- Củng cố vị thế thị trường trong hoạt động bán lẻ, FDI, SME, và phát triển trên thị trường hải ngoại.

- Thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực tài chính, gia tăng huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài.

- Hoàn thiện mô hình quản trị ngân hàng theo qui định của pháp luật; đảm bảo tính minh bạch và công khai, hiệu quả;

- Chủ động phát triển vào thị trường tài chính ngân hàng của khu vực và quốc tế, tăng hiệu quả kinh doanh của các đơn vị tại nước ngoài.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với chất lượng cao, đáp ứng được tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

- Đa dạng hóa danh mục sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, tăng nguồn thu phi lãi từ hoạt động bán chéo sản phẩm dịch vụ giữa hoạt động ngân hàng và bảo hiểm.

- Phát triển công nghệ thông tin đồng bộ,hiệu quả, nhất quán với chiến lược phát triển của ngân hàng.

- Mở rộng các kênh phân phối, bao gồm cả kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại, để gia tăng sự hiện diện thương mại trong khu vực và trên thế giới.

- Trở thành một ngân hàng đạt chuẩn ASEAN thông qua một chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả.

3.1.2.2. Định hướng phát triển đến 2030

Trong giai đoạn tiếp theo đến 2030, BIDV có một số định hướng phát triển của mình trong các lĩnh vực.

Một là, tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Để đạt được định hướng này, BIDV đưa ra một số các khía cạnh để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Đầu tiên, BIDV cần tiếp tục giữ vững được vai trò là NHTMNN có chất lượng, quy mô và uy tín hàng đầu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam, từ đó là tiền đề giúp ngân hàng có thể giúp đất nước tăng trưởng kinh tế. Cũng từ đây, BIDV sẽ là một trong những ngân hàng vươn lên dẫn


đầu hệ thống không chỉ về thị phần trong huy động vốn và tín dụng mà còn cả trong việc cung cấp dịch vụ, bán lẻ. BIDV cũng đưa ra định hướng nằm trong top 3 các ngân hàng có sự hài lòng cao nhất của khách hàng. Việc phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, sẽ là một trong những ưu tiên của ngân hàng. BIDV cố gắng đưa hoạt động kinh doanh bảo hiểm trở thành trụ cột thứ hai của mình song song với hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng.

Cùng với việc đa dạng hóa về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm trong dịch vụ là một trong những định hướng của BIDV nhằm tối đa hóa được việc bán chéo các sản phẩm giữa các lĩnh vực kinh doanh của mình, cụ thể là giữa hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nhờ sự đa dạng hóa về sản phẩm này sẽ giúp BIDV có thể tạo ra được một hệ thống sản phẩm khép kín của ngân hàng bảo hiểm, gia tăng được chất lượng sản phẩm của mình góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng trong cuộc chiến cạnh tranh về công nghệ cao với các đối thủ của mình trên thị trường trong nước cũng như trong khu vực.

Ngân hàng một mặt nâng cao hiệu quả kinh doanh trong nước, một mặt gia tăng vị thế của mình trên thị trường trong khu vực. Trong giai đoạn 5 năm này, BIDV tiếp tục phát triển mạnh ra các thị trường trong khu vực, đặc biệt vào thị trường tài chính ngân hàng. Để đạt được mục tiêu này, BIDV đã đưa ra các lộ trình để có thể trước mắt đạt được các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế cũng như dần áp dụng chúng trong hoạt động kinh doanh của mình. BIDV cố gắng đạt được các chỉ tiêu các quy định của Basel 2 vào năm 2020. Trước mắt, BIDV hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng dẫn đầu của Việt Nam cũng như của Đông Nam Á trong cạnh tranh về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, cố gắng đem lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.

Khi mở rộng thị trường hoạt động của mình ra trên phạm vi khu vực, BIDV cần thành lập thêm các công ty con, công ty liên kết cũng như các chi nhánh, phòng giao dịch,... Từ đây, hoạt động của các kênh phân phối truyền thống cũng như kênh phân phối hiện đại của ngân hàng phải hiệu quả mới giúp được cho BIDV gia tăng được chất lượng hiệu quả kinh doanh chung của toàn ngân hàng. Với số lượng kênh


phân phối gia tăng, lượng người lao động của ngân hàng cũng đồng thời phải được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, do trong thời gian này BIDV hướng tới ứng dụng các sản phẩm công nghệ cao nên đòi hỏi trình độ của người lao động phải được gia tăng để có thể dễ dàng áp dụng được các công nghệ cao đó. Ngoài ra, để có thể thu hút được người lao động có trình độ cao, BIDV thực hiện cải cách về môi trường làm việc của mình, từ trụ sở chính đến các kênh phân phối, đồng thời nâng cao thu nhập bình quân đầu người cho nhân viên của mình.

BIDV đã đưa ra chỉ tiêu cụ thể trong giai đoạn 2016-2020, từ đó lấy là mục tiêu định hướng phát triển của mình cho giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2030.

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu của BIDV đến 2030


Chỉ tiêu

Tốc độ tăng trưởng

hàng năm 2016-2020

Tốc độ tăng trưởng

hàng năm 2021-2030

Tổng tài sản

17%

21%

Huy động vốn cuối kỳ

20%

23%

Dư nợ tín dụng cuối kỳ

20%

23%

Lợi nhuận trước thuế

19%

21%

Tỷ lệ nợ xấu

≤ 3%

≤ 2%

ROA

0,8%-0,9%

0,8%-0,9%

ROE

≥15%

≥16%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - 21

Nguồn: [22]

Hai là, BIDV tiếp tục đạt được các mục tiêu Nhà nước đưa ra về môi trường xã hội cũng như cộng đồng.

Dựa trên tiền đề các năm trước, BIDV tiếp tục thực hiện các trách nhiệm của mình đối với cộng động theo chính sách của Nhà nước, cụ thể:

Trong nước, BIDV tiếp tục triển khai các gói tín dụng ưu đãi trong các lĩnh vực Nhà nước ưu tiên để hỗ trợ cho khách hàng của mình, góp phần phát triển cân đối giữa các vùng miền. Bên cạnh đó, BIDV vẫn sẽ tham gia vào “Dự án Tài chính nông thôn III” với tư cách là chủ thể đảm bảo về nguồn vốn, là chủ thể quản lý về an toàn của vốn, chủ thể cam kết sẽ cho vay đúng theo đối tượng của dự án để gia tăng hiệu quả kinh doanh của toàn chuối dự án. Các lĩnh vực khác (giáo dục, cứu trợ thiên tai, y tế, hỗ trợ giảm nghèo,...) cũng sẽ được BIDV triển khai.


Đối với hoạt động và chương trình quốc tế, BIDV thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế cũng như tham gia vào các hiệp định FTA, mở cửa với cộng đồng các nước trong khu vực và kết nối với thị trường của Châu Âu và Đông Bắc Á. Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (như Lào, Campuchia, Myanmar,...), BIDV thực hiện các chính sách và nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó để thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế cũng như ngoại giao, tăng cường ổn định an ninh quốc phòng.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng

3.2.1.1. Nhóm giải pháp làm gia tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

* Giải pháp 1: Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng và nền kinh tế.

Cơ sở đề xuất giải pháp:

Hoạt động tín dụng là hoạt động đang đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho BIDV trong giai đoạn nghiên cứu (với tỷ trọng trên 70%). Do vậy để gia tăng được thu nhập của BIDV trước tiên phải gia tăng tối ưu nguồn thu nhập hiện có khả năng nhất. Để gia tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng, đòi hỏi phạm vi và số lượng khách hàng ngân hàng có thể tiếp cận được phải đủ lớn. Bên cạnh việc duy trì nhóm khách hàng hiện có, ngân hàng cần triển khai để mở rộng được lượng khách hàng mới. Việc tiếp cận với khách hàng dễ hay khó phụ thuộc không nhỏ vào sự đa dạng sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung ứng trên thị trường. Như đã nói ở phần kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các ngân hàng trước tiên phải tối ưu sử dụng được sản phẩm, dịch vụ vốn có đặc trưng của mình, kết hợp song song với phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị hiếu của khách hàng và với tốc độ phát triển của thị trường. Nhìn chung, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng và nền kinh tế sẽ giúp ngân hàng mở rộng được phạm vi cung ứng tín dụng, mở rộng thị phần cho vay, thu hút được khách hàng, từ đó gia tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng và gia tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.


Nội dung giải pháp:

Ngân hàng có hai nhóm khách hàng chính, là: tổ chức kinh tế; và nhóm khách hàng cá nhân và đối tượng khác. Như vậy ngân hàng cần có những biện pháp riêng cho từng nhóm khách hàng của mình trong cung ứng dịch vụ, sản phẩm ngân hàng.

- Trước tiên đối với nhóm khách hàng tổ chức kinh tế.

Khi thực hiện cho vay đối với nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế, ngân hàng thường chia họ theo loại hình, lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động. Cụ thể:

Theo loại hình doanh nghiệp có: doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công tư cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay hợp tác xã,..;

Theo ngành có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước; xây dựng; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy, và xe có động cơ khác; vận tải kho bãi; dịch vụ;....

Với sự đa dạng trong phân loại nhóm khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng cần xác định loại hình doanh nghiệp và ngành, nghề, lĩnh vực doanh nghiệp mình sẽ ưu tiên thu hút hơn. Sự ưu tiên này có thể thay đổi theo sự biến động của thị trường, theo chính sách ưu tiên phát triển của chính phủ. Đối với từng đối tượng doanh nghiệp ngân hàng cũng cần đánh giá và phân tích khả năng tài chính, tiềm năng phát triển trong tương lai cũng như khả năng thanh toán để quyết định. Sự ưu tiên của ngân hàng sẽ quyết định đến mức lãi suất cung ứng cũng như quy mô vốn cung cấp cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, sự khuyến khích ra đời của các công ty khởi nghiệp để hướng tới mục tiêu quốc gia khởi nghiệp trong tương lai, chính phủ Việt Nam đã có nhiều ưu đãi về khuôn khổ pháp lý cho các đối tượng này. Tuy nhiên do khởi nghiệp nên các doanh nghiệp cần nhất là vốn để hình thành và phát triển. Do vậy đây sẽ là một trong những nhóm khách hàng mà ngân hàng có thể hướng tới trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ của mình. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sự bắt tay giữa ngân hàng với các doanh nghiệp đó đôi khi sẽ giúp ngân hàng sáng tạo và phát triển những dịch vụ, sản phẩm công nghệ cao mới tiếp cận với khách hàng dễ hơn, với


chi phí thấp hơn. Một điểm cần lưu ý khi cung vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp bên cạnh những cơ hội họ có thể đem lại cho ngân hàng, đó là các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có rủi ro thanh khoản và an toàn tài chính rất thấp, khả năng xảy ra nợ xấu là tương đối cao. Do vậỵ BIDV cần phải thận trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng trước và trong quá trình xem xét cho vay để có thể giảm thiểu được nợ xấu trong tương lai của mình.

Ngoài ra, số lượng SMEs chiếm tỷ trọng rất lớn trong số lượng doanh nghiệp trong nước. Những doanh nghiệp này thường khó tiếp cận được với nguồn vốn của NHTM hơn các doanh nghiệp lớn hoặc các tập đoàn do khả năng tài chính. BIDV có thể xem xét về phát triển các dịch vụ, sản phẩm để có thể tiếp cận được với đối tượng khách hàng này để gia tăng thu nhập tín dụng ổn định.

- Đối với khách hàng là cá nhân và đối tượng khách hàng khác: Đây là nhóm khách hàng tiềm năng, mang lại nguồn thu lớn và ổn định cho ngân hàng. Do Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, phần lớn người dân sống ở nông thôn nên họ có thói quen sử dụng tiền mặt, không được tiếp cận nhiều với các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng (đặc biệt là các dịch vụ, sản phẩm công nghệ cao). Hoạt động tín dụng tiêu dùng vẫn còn tương đối xa lạ với phần lớn người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ có thói quen dự trữ tiền tại nhà. Bởi những thói quen trên đã khiến cho ngân hàng để lỡ mất một nhóm khách hàng tiềm năng. Từ đây, bài toán thay đổi thói quen của người dân, khuyến khích họ sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng được đưa ra, thông qua một số cách như: (1) Liên kết với doanh nghiệp, người trả lương, người bán hàng để thực hiện thanh toán, chi trả lương không dùng tiền mặt. Thông qua các dịch vụ, sản phẩm công nghệ cao và các kênh phân phối hiện đại như: ATM, POS, mobile banking, internet- banking,... để khuyến khích người dân tiếp cận với ngân hàng. BIDV cần đẩy mạnh các hoạt động liên kết này gắn với việc phát triển, thiết kế các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với các nhu cầu của người dân. Tạo sự đột phá khác biệt với các ngân hàng khác, có thể về hình thức, về phí dịch vụ, hoặc về tính chuyên biệt; (2) Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm hỗ trợ nhau, như bảo hiểm (nhân thọ có tích lũy, bảo hiểm dành cho người du học,...).

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí