Tổng Hợp Một Số Chiến Lược Phát Triển Của Chính Phủ


hiệu quả. Chính phủ xác định trong năm 2020, công nghiệp và dịch vụ phải chiếm được tỷ trọng xấp xỉ 85% trong tổng số GDP. Riêng ngành công nghiệp, Chính phủ cũng hy vọng đối với công nghiệp cao sẽ có tỷ lệ giá trị khoảng 45%, và với công nghệ chế tạo sẽ chiếm 40% về mặt giá trị sản phẩm trong tổng giá trị sản xuất. Bên cạnh đó, nông nghiệp cũng vẫn phải thể hiện là một trong những ngành chính, ước tính số lượng tỷ lệ người lao động tham gia vào trong ngành này là 30% tổng lao động toàn xã hội.

Thứ ba là, năng suất tổng hợp. Việc gia tăng năng suất có thể giúp giảm thiểu năng lượng tiêu hao bình quân trong quá trình sản xuất. Vào năm 2020, năng suất tham gia vào trong tăng trưởng tối thiểu là 35% sẽ giúp giảm năng lượng tiêu hao trên GDP khoảng 2,5-3% hàng năm.

Cuối cùng là,kết cấu hạ tầng. Xây dựng một kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một mục tiêu Chính phủ Việt Nam hướng tới trong năm 2020 để qua đó giúp tăng được tỷ lệ đô thị hóa, số lượng xã đạt chuẩn nông thôn mới (với tỷ lệ lần lượt là 40% và 50%). Tuy nhiên, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng tại Việt Nam đang được phát triển mạnh mẽ, do vậy đến tháng 6 năm 2019, tổng số lượng xã đạt chuẩn nông thôn mới đã ở mức 50,1% (vượt 0,1% sớm hơn 18 tháng so với dự báo).

Bảng 3.1: Tổng hợp một số chiến lược phát triển của Chính Phủ


Chỉ tiêu

Số liệu dự báo

giai đoạn 2016-2020

Số liệu dự báo

giai đoạn 2020-2030

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/ năm

7%-8%

5%-6%

GDP bình quân đầu người

3.000- 3.200 đô la Mỹ

4.500 đô la Mỹ

Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ/ tổng GDP

85%

89,5%

Số lao động trong nông nghiệp/ toàn xã hội

30%

25%

Năng suất lao động

≥35%

≥40%

Tỷ lệ tăng đô thị hóa

40%

50%

Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới

50%

80%

Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển

10%-12%

14%-15%

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

13%-15%

16-17%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - 20

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


3.1.1.3. Cơ hội

Thứ nhất là, cơ hội tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát.

Năm 2014 là năm chuyển mình thành công của Việt Nam sau 3 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu (từ năm 2011) khi đã đạt vượt mức các kế hoạch đưa ra. Trong năm này, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ có tỷ trọng gia tăng mạnh ở mức 17%-18%. Một số hiệp định thương mại như: hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc, hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Hải quan Nga- Belarus-Kazakhstan, hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU sẽ sớm được thực hiện đã mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020.

Bên cạnh đó, trong những năm này, Việt Nam đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát, đưa lạm phát về mức 1 con số, thậm chí còn ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ lạm phát thấp đã tạo tiền đề cho các doanh nghiệp có thể phục hồi, quá trình tái cơ cấu kinh tế đã có khởi sắc, cũng như môi trường kinh doanh được cải thiện. Trong bối cảnh đó, nhu cầu về tín dụng tăng mạnh. Các NHTM đẩy mạnh vai trò cung ứng tín dụng của mình với nền kinh tế trong quy mô rộng hơn, cung ứng dịch vụ ngân hàng cũng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Hệ quả là, các NHTM có thể kiếm được lợi nhuận lớn hơn, làm gia tăng hiệu quả kinh doanh của mình trong giai đoạn sắp tới.

Thứ hai là, sức mạnh tài chính của hệ thống ngân hàng dần được cải thiện.

Chính phủ và NHNN Việt Nam đã ban hành nhiều biện pháp quyết liệt để gia tăng sức mạnh tài chính của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh mở cửa thị trường và khôi phục lại nền kinh tế hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các biện pháp được sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý, đặc biệt là các chính sách tiền tệ của NHNN, đã gia tăng yếu tố quản lý thị trường, tính an toàn của toàn hệ thống tín dụng. Các NHNN đã đưa ra những kế hoạch của riêng mình để có thể đạt được các chuẩn mực về năng lực tài chính theo yêu cầu của khu vực và thế giới. Công cuộc xử lý nợ xấu và hoạt động của VAMC vẫn được Nhà nước thực hiện. Đồng thời hoạt động M&A, điều chỉnh giảm lãi suất sẽ tiếp tục được Nhà nước quan tâm và từ đó tạo điều kiện cho các NHTM thuận lợi trong việc gia tăng hiệu quả kinh doanh của mình.


Thứ ba là, sự phát triển của khoa học công nghệ.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã mở ra kỷ nguyên của những dịch vụ, sản phẩm công nghệ cao, của điện tử số. Khoa học công nghệ là chìa khóa thành công trong gia tăng cạnh tranh của các ngân hàng với các đối thủ trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị nhân tạo (QI) và trong quá trình giao dịch, tự động hóa quy trình nghiệp vụ. Khoa học công nghệ sẽ hỗ trợ đắc lực cho các ngân hàng trong mở rộng kênh phân phối, quy mô cung ứng, gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Thứ tư là, nâng cao trình độ chuyên môn.

Sự hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội các ngân hàng trong nước được tiếp cận với các ngân hàng và TCTD từ nước ngoài, các quốc gia phát triển với năng lực trình độ quản lý tiên tiến. Quá trình hội nhập cũng giúp các ngân hàng được tiếp nhận những tư vấn và đạo tạo chuyên sâu về kỹ năng, những kiến thức và nghiệp vụ mới. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước gia tăng được kỹ năng quản trị, kỹ thuật và nghiệp vụ cho nhân viên của mình.

3.1.1.4. Thách thức

Đạt được các mục tiêu kinh tế giai đoạn 2016-2020 ở trên, NHTM sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, đến từ những nhân tố ảnh hưởng của mình.

Thách thức đầu tiên là về lợi thế cạnh tranh.

Trong bối cảnh mở cửa, các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụng có tiềm lực tài chính mạnh từ các quốc gia khác vào Việt Nam gia tăng với số lượng lớn. Những NHTM và TCTD này có lợi thế về quy mô vốn lớn, có ưu thế về trình độ quản lý, về khoa học công nghệ. Việc cạnh tranh với các đối thủ mạnh như vậy đặt các NHTM nội địa Việt Nam vào tình thế bất lợi. Giảm thiểu tính bất lợi trong cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam, điều cần thiết là phải tạo tính thích nghi trong cạnh tranh dần cho các NHTM. Để gia tăng tính thích nghi, gia tăng tính cạnh tranh dần của các NHTM trong nước, Việt nam cần xây dựng một lộ trình nới lỏng dần những quy định cho các tổ chức tài chính nước ngoài, phối hợp với việc từng bước củng cố vai trò của các NHTM nội địa trên phạm vi toàn quốc. Tự do hóa trong khu vực tài chính cũng có thể khuyến khích các NHTM nội địa tự gia tăng


năng lực của mình tạo tiền đề cho phép họ cạnh tranh được với các đối thủ trong khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, rủi ro trong hoạt động của hệ thống NHTM gia tăng khi mở cửa thị trường.

Hệ thống NHTM lúc này không chỉ chịu những rủi ro đến từ nội địa, mà còn là những rủi ro tiềm ẩn đến từ bên ngoài.Phòng tránh và giảm thiểu những ảnh hưởng của các rủi ro mang lại, Việt Nam cần phải xây dựng một thị trường tiền tệ ổn định, với những chính sách tiền tệ hợp lý thông qua việc sử dụng hiệu quả các công cụ của chính sách. Cùng với đó, thị trường khu vực và thế giới đôi khi biến động sẽ tạo ra những cú sốc kinh tế cũng như những ảnh hưởng tài chính, do đó việc xây dựng một chính sách để quản lý, bảo đảm cho hệ thống NHTM có thể dự đoán và chống đỡ được với những cú sốc đó là rất cần thiết.

Ngoài ra, NHTM Việt Nam chủ yếu là những ngân hàng có qui mô vừa và nhỏ.

Mặc dù đã có sự chuyển biến rất lớn về qui mô vốn của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua, những khi so sánh với các ngân hàng khác trong khu vực và trên thế giới, các NHTM lớn của Việt Nam chỉ đáp ứng được với tiêu chí của một ngân hàng có qui mô vừa và nhỏ. Một số NHTM đã rất thành công khi thành lập được các chi nhánh của mình ở một số quốc gia khác nhưng còn rất giới hạn. Tính đến cuối năm 2015, Việt Nam chưa có một NHTM nào có phạm vi hoạt động mang tính khu vực hoặc toàn cầu. Như vậy, xét về mức độ ảnh hưởng, NHTM hoàn toàn bất lợi về qui mô và năng lực tài chính với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Mặt khác, khu vực NHTM Việt Nam hiện nay dù cấu trúc đã đa dạng cả về chủ sở hữu lẫn loại hình hoạt động nhưng phát triển không đồng đều.

Tính đến thời điểm cuối năm 2015, tỷ trọng huy động vốn của các NHTMNN chỉ có 45,5% trên tổng khối ngân hàng nhưng tỷ trọng đầu tư cho nền kinh tế lại chiếm đến 49,1%, trong khi các TCTD khác tỷ trọng đầu tư cho nền kinh tế chỉ là 47,3% khi có tỷ trọng vốn huy động là 53,7%. Mặc dù tỷ trọng huy động vốn của NHTMNN thấp hơn so với các TCTD khác nhưng so sánh vế số lượng NHTM có thể thấy sự chênh lệch trong quá trình huy động vốn của các NHTMNN so với các NHTM ngoài quốc doanh. Cũng từ đây cho thấy rằng, trong hệ thống


NHTM Việt Nam đang có những NHTMCP có quy mô vốn rất lớn, năng lực tài chính mạnh với thị phần chủ yếu tồn tại song song với những NHTMCP rất nhỏ. Hệ quả dẫn theo là tính cạnh tranh giữa các NHTM nội địa không tương xứng với nhau, nói cách khác khoảng cách chênh lệch về khả năng tài chính của các NHTMCP là rất lớn. Các NHTMCP sẽ gặp khó khăn trong quá trình cạnh tranh, khả năng có thể duy trì trong một thời gian dài về tài chính là rất thấp. Những NHTMCP nhỏ này có thể gây ra rủi ro tiềm ẩn về tính an toàn cho cả hệ thống NHTM trong tương lai. Từ đây, hệ thống NHTM Việt Nam cần phải đưa ra những chuẩn mực nhất định trong hình thành và hoạt động kinh doanh đối với các NHTM để đảm bảo sự bền vững của cả hệ thống.

Một thách thức nữa mà các NHTM gặp phải là những vấn đề nội tại của ngân hàng, như: sản phẩm và dịch vụ cung ứng, chất lượng các khoản vay, hệ thống thanh tra giám sát, và nguồn nhân lực.

Xét về sản phẩm và dịch vụ, việc cung ứng những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng này cho nền kinh tế còn gặp khó khăn. Do các NHTM Việt Nam chủ yếu là các NHTM vừa và nhỏ nên dễ thấy phạm vi hoạt động của các NHTM bị hạn chế, chủ yếu tập trung tại những tỉnh, thành phố lớn của đất nước. Chỉ một số ít các NHTMCP qui mô lớn có chi nhánh và ATM trên 63 tỉnh thành của đất nước (ví dụ như BIDV, Techcombank, Agribank, Vietinbank,…). Như vậy, khách hàng tư nhân và doanh nghiệp tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa hoàn toàn có ít điều kiện tiếp cận với những sản phẩm và dịch vụ của hệ thống ngân hàng.

Thêm vào đó, năng lực quản trị Việt Nam nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng còn rất yếu, kéo theo đó là những rủi ro rất lớn trong hoạt động và trên thị trường.

Những rủi ro này phản ánh thông qua chất lượng vay của cả những khoản vay đã thực hiện cũng như những khoản vay mới thấp kéo theo gia tăng những khoản nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Các báo cáo tài chính của các NHTM còn chưa đáp ứng được theo chuẩn mực của quốc tế về tính chính xác và tính công khai dẫn đến việc khó xác định cũng như đánh giá về sự lành mạnh của các NHTM.


Bên cạnh đó là chất lượng nguồn nhân lực.

Chất lượng nguồn nhân lực đã được các NHTM chủ động tự nâng cao trong giai đoạn trước thông qua nâng cao trong công tác tuyển dụng cũng như hình thành các lớp đào tạo và bồi dưỡng cho người lao động của các ngân hàng. Tuy nhiên, một số các chương trình đào tạo còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Vấn đề về đạo đức nghề nghiệp của người lao động cũng là một thử thách lớn đối với các NHTM trong quá trình hoạt động, đặc biệt là tại Việt Nam đã có một số minh chứng tiêu biểu cho vấn đề này và gây ra những tổn thất rất nghiêm trọng không chỉ cho bản thân NHTM đó, mà còn cho khách hàng và nền kinh tế của đất nước.

Cuối cùng, thách thức các NHTM gặp phải đến từ sự chưa hoàn thiện của thị trường tài chính.

Thị trường tài chính Việt Nam chưa hoàn thiện cả về môi trường pháp lý lẫn cơ sở hạ tầng. Một thị trường chưa phát triển hoàn thiện sẽ rất khó tạo tiền đề, điều kiện để khu vực ngân hàng có thể phát triển một cách ổn định. Thêm vào đó là sự cạnh tranh của các NHTM đến từ các thị trường tài chính phát triển lâu năm sẽ làm gia tăng thêm áp lực cho các NHTM nội địa.

3.1.1.5. Định hướng, chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025 và 2030

* Mục tiêu

Mục tiêu phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 được đưa ra với từng đối tượng cụ thể của hệ thống.

Thứ nhất là, mục tiêu phát triển của NHNNVN.

Với tư cách là chủ thể thực hiện quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, để hệ thống NHTM có thể phát triển đòi hỏi NHNNVN cần phải là người tiên phong dẫn đường. NHNN Việt Nam cần phải xây dựng và phát triển với một đội ngũ chuyên nghiệp, có đầy đủ cả về nguồn lực và năng lực để xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ một cách hiệu quả nhất. NHNN Việt Nam cũng cần phải đưa ra tiến trình để có thể đạt được các chuẩn mực quốc tế dành cho hoạt động của NHTW, từ đó có thể hội nhập được với cộng đồng trong khu vực và trên thế giới. Như vậy đến năm 2025, NHNNVN cố gắng trở thành một NHTW hiện đại có trình độ tiến bộ như các NHTW


khác trong khu vực và trên thế giới. Theo đó, NHNN Việt Nam sẽ hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng có tổ chức hợp lý với một cơ chế vận hành đồng bộ, hiệu lực và hiệu quả để có thể phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội của nghĩa của đất nước. Ngoài ra, NHNN cũng hướng tới mục tiêu đáp ứng đầy đủ vị thể pháp lý và trách nhiệm giải trình của mình.

Ngân hàng nhà nước sẽ luôn song hành với mục tiêu của đất nước, từ những mục tiêu vĩ mô: mục tiêu kiềm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng bền vững; cho đến những mục tiêu vi mô đối với sự đảm bảo an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD. Qua đó, NHNN Việt Nam sẽ hướng tới mục tiêu giữ vai trò chủ chốt đảm bảo tài chính ổn định, đồng thời có thể thực thi được vai trò giám sát của mình trong hệ thống thanh toán, là trung tâm thanh toán và quyết toán cho các hệ thống thanh toán và hệ thống giao dịch tài chính, tiền tệ trong nền kinh tế.

Mặt khác, khi NHNN Việt Nam chủ động trong sử dụng các công cụ của chính sách để đảm bảo thực thi chính sách tiền tệ của mình một cách hiệu quả nhất sẽ tạo được niềm tin từ dân chúng với mình. NHNN Việt nam cần có một cái nhìn tổng quan để thực hiện tự do hóa thị trường tài chính một cách thận trọng và hợp lý. Và, NHNN cần thực hiện đúng với chức năng ngân hàng của các ngân hàng bằng việc gia tăng năng lực thanh tra giám sát của mình với các NHTM cấp dưới, từ đó góp phần đảm bảo tính an toàn cho hệ thống NHTM.

Thứ hai là, mục tiêu phát triển của các TCTD (đặc biệt là các NHTM trong nước).

Mục tiêu trước mắt trong phát triển của các NHTM đó là cần nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị (bao gồm cả quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro), và năng lực tài chính để đạt được trình độ phát triển trung bình, sánh ngang với các NHTM phát triển trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình đạt được mục tiêu này, các NHTM cần phải đưa ra mục tiêu bổ trợ là phải đổi mới được hoạt động kinh doanh của mình về quy mô, về cấu trúc, về loại hình. Các NHTM cố gắng vươn xa phạm vi hoạt động của mình ra trên phạm vi toàn quốc, rồi từ đó tạo bước đệm đủ chắc tiến ra phạm vi khu vực và thế giới. Tiếp tục tái cấu trúc hệ thống NHTM, thực hiện xử lý nợ xấu thông qua VAMC hoặc thông qua M&A; tiếp tục gia tăng vốn tự có của NHTM. Tuy nhiên, trong một số thời điểm, việc sáp nhập


hoặc bán nợ cho VAMC không phát huy được hiệu quả tối đa, hệ thống NHTM Việt Nam để đảm bảo tính an toàn, tính hiệu quả trong hoạt động của các NHTM trong tương lai dài,cần thành lập một số các tập đoàn tài chính lớn làm trụ cột là rất cần thiết. Các NHTM còn lại cũng tự bản thân cũng phải đạt được các tiêu chuẩn, chuẩn mực của khu vực và quốc tế đưa ra.

Do số lượng các NHTM tại Việt Nam đang khá lớn, nghiêng về số những NHTM có quy mô nhỏ, tiềm ẩn rủi ro cao, để nâng cao được tính cạnh tranh của các NHTM nội địa thì việc tái cấu trúc lại hệ thống NHTM là rất cần thiết. Song song đó, Nhà nước cần đưa ra những chính sách cũng như điều kiện tín dụng hợp lý để giúp các doanh nghiệp (đặc biệt các SMEs) thuận tiện trong việc tiếp cận với các nguồn vốn của NHTM, thuận lợi tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, từ đó giúp cho việc mở rộng mạng lưới phân phối của các ngân hàng sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh, để gia tăng việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng của khách hàng và doanh nghiệp, bản thân các NHTM cần phải tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình, phải đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ để có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu của nền kinh tế. Một trong những mục tiêu góp phần đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, cũng như đẩy cao được chất lượng sản phẩm nhanh đó là Nhà nước đưa ra những chính sách để phát triển hệ thống các tổ chức phi ngân hàng- những người cạnh tranh trực tiếp với các NHTM trong việc cung cấp các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng (như huy động vốn, cấp tín dụng hoặc thanh toán,..).

Trong quá trình hoạt động, các NHTM cần gia tăng năng lực tài chính, giảm thiểu nợ xấu và gia tăng tính ổn định trong hoạt động.

* Định hướng, chiến lược phát triển khu vực ngân hàng đến 2025 và 2030

Liên quan đến khu vực ngân hàng, Thủ tướng đã ban hành một số các quyết định về vấn đề phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020. Cụ thể, phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo quyết định số 112/2006/QĐ-Ttg hướng đến an toàn- hiệu quả- phát triển bền vững- hội nhập quốc tế, tiếp tục được kế thừa và phát triển trong quyết định số 175/QĐ- Ttg ngày 27/1/2011 với nội dung phát triển ổn định và bền vững hệ thống ngân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022