DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
GQVL Giải quyết việc làm
HSSV Học sinh sinh viên
NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
NHTM Ngân hàng thương mại
PGD Phòng giao dịch
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 1
- Khái Quát Về Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam
- Cho Vay Hộ Nghèo Trên Địa Bàn Các Huyện Nghèo Theo Nghị Quyết 30A/2008/nq-Cp Ngày 27/12/2008.
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Cho Vay Hộ Nghèo
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
SXKD Sản xuất kinh doanh
TDCS Tín dụng chính sách
TK&VV Tiết kiệm và vay vốn
UBND Ủy ban nhân dân
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh tỉnh Bắc Ninh 40
giai đoạn 2012 - 2016 40
Bảng 2.2: Kết quả cho vay của NHCSXH chi nhánh tỉnh Bắc Ninh 41
giai đoạn 2012 - 2016 41
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động cho vay của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh 43
Bảng 2.4: Kết quả tài chính của NHCSXH chi nhánh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012
- 2016.........................................................................................................................44
Bảng 2.5: Tổng hợp số liệu hộ nghèo giai đoạn 2012-2016 45
Bảng 2.6: Doanh số cho vay hộ nghèo giai đoạn 2012 - 2016 46
Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay hộ nghèo giai đoạn 2012 - 2016 .46 Bảng 2.8: Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo giai đoạn 2012 - 2016 47
Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ nghèo giai đoạn 2012-2016 48
Bảng 2.10: Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn giai đoạn 2012-2016 49
Bảng 2.11: Dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo tính trên một hộ gia đình giai đoạn 2012-2016 50
Bảng 2.12: Tỷ lệ hộ nghèo thoát nghèo nhờ vay vốn NHCSXH tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2016 51
Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo giai đoạn 2012-2016 52
Bảng 2.14: Thu lãi từ hoạt động cho vay hộ nghèo giai đoạn 2012 - 2016 53
Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ khoanh cho vay hộ nghèo giai đoạn 2012-2016 54
Bảng 2.16: Tỷ lệ nợ được gia hạn nợ cho vay hộ nghèo giai đoạn 2012-2016 55
Bảng 2.17: Tỷ lệ nợ được xóa nợ cho vay hộ nghèo giai đoạn 2012-2016 55
Bảng 2.18: Tỷ lệ thu nhập tăng thêm trung bình của hộ nghèo sau khi vay vốn NHCSXH giai đoạn 2012-2016 56
HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình cho vay hộ nghèo 18
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức NHCSXH tỉnh Bắc Ninh. 38
Hình 2.2 Biểu đồ kết quả cho vay của NHCSXH chi nhánh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2016 41
Hình 2.3. Sơ đồ lũy kế số lượt hộ nghèo được vay vốn NHCSXH chi nhánh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2016 48
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu và là mối quan tâm của mọi quốc gia trên thế giới. Những năm gần đây cùng với xu thế toàn cầu hóa và chính sách đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đại bộ phận đời sống nhân dân đều được cải thiện rõ rệt. . Tuy vậy, mặt trái của sự phát triển cũng ngày càng bức xúc, như khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng; sự tụt hậu ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng; tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng; tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên đất nước.v.v.. Hàng triệu hộ nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa không được hưởng những thành quả của sự phát triển. Họ đang bơ vơ, lạc lõng trước sự hội nhập toàn cầu và ánh sáng của thế giới văn minh. Những yếu kém trên là nguyên nhân mất ổn định về xã hội- chính trị, là nỗi đau của một xã hội đang phấn đấu vì lý tưởng dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng- dân chủ- văn minh.
Ngân hàng Chính sách xã hội ra đời và trở thành công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo. Hiểu rõ được nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh đang phấn đấu nỗ lực để làm tốt vai trò của mình, nâng cao chất lượng, hiệu quả cho vay đối với người nghèo. Song thực tiễn, hiệu quả và chất lượng cho vay đối với người nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế. Chất lượng cho vay đối với người nghèo không ngừng được nâng cao, công tác xử lý nợ xấu đã có nhiều biện pháp tích cực nhưng dư nợ quá hạn vẫn cao và còn chậm so với yêu cầu. Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng còn hạn chế, một số Giám đốc huyện, thị ít đi kiểm tra cấp cơ sở cấp xã để bắt nắm tình hình hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, người dân nên chưa phát hiện kịp thời những thiếu sót trong hoạt động cho vay hộ nghèo để hạn chế tối đa rủi ro về cho vay. Chất lượng tín dụng ở một số địa bàn cấp xã chưa thực sự ổn định, do chất lượng hoạt động của Hội, đoàn thể cấp xã và các Tổ TK&VV chưa cao .Vì vậy vấn
đề đặt ra cần giải quyết là nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo trên địa bàn để công cuộc xóa đói giảm nghèo được bền vững.
Với cách tiếp cận như trên tác giả nghiên cứu lý luận về hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH, phân tích thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh, từ đó rút ra những kết quả đạt được những hạn chế và nguyên nhân hạn chế, giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh.
Chính vì lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài "Hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Bắc Ninh" làm luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Vấn đề xóa đói giảm nghèo và tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo đã được nhiều người nghiên cứu và đào sâu khai thác. Trong số các công trình đã công bố, liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài có các công trình tiêu biểu sau:
- “Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam” (2003), của Đào Tấn Nguyên, luận án tiến sĩ kinh tế tại Học viện Ngân hàng, Hà Nội. Luận án đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam nhằm góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta.
- “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam” (2005), của Nguyễn Văn Đức, luận văn thạc sĩ kinh tế tại Đại học Thương Mại, Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu về vấn đề một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
- “Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị” (2014), luận văn thạc sĩ kinh tế của Phạm Thị Lệ Ninh. Trong luận văn này, tác giảnghiên cứu lý luận về chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội; phân tích đánh giá chất lượng tín dụng chính sách của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị, từ đó đề xuất những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng chính sách ở chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị.
- “Nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội” (2007), luận văn thạc sĩ kinh tế của Đặng Thị Phương Nam. Trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu lý luận về chất lượng cho vay hộ nghèo của NHCSXH, phân tích thực trạng chất lượng cho vay hộ nghèo của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội, từ đó rút ra những kết quả đạt được những hạn chế và nguyên nhân hạn chế, giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại chi nhánh.
- “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa” (2011), luận văn thạc sĩ kinh tế của Lê Thị Thúy Nga. Trong luận văn này, tác giả đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất một hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa.
-“Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH – Chi nhánh huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình”(2015), luận văn thạc sĩ của Vũ Văn Đức, bảo vệ tại trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Theo công trình này, tác giả đã nghiên cứunhững vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo, khái quát công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc và phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH huyện Tân Lạc từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Tân Lạc.
-“Tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội với công tác xóa đói giảm nghèo tại Lâm Đồng” (2007), luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Châu bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã nghiên cứu và tiến hành phân tích thực trạng các chương trình tín dụng chính sách đang thực hiện tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng. Đánh giá những hiệu quả đạt được và nêu ra những hạn chế còn tồn tại từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các chương trình tín dụng chính sách.
* Khoảng trống nghiên cứu:
Các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề tín dụng đối với hộ nghèo, trong đó tập trung làm rõ vai trò cũng như sự cần thiết, hay tác động của tín dụng NHCSXH đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo; phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ nghèo của NHCSXH, kể cả ở cấp Trung ương và các địa phương. Các công trình đã cố gắng xoay quanh vấn đề tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo. Đó là nguồn tài liệu quý báu để tác giả kế thừa và phát triển.
Tuy nhiên, vấn đềhiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh thì cho đến nay vẫn còn phải rất quan tâm, nhất là với tư cách một luận văn thạc sỹ.
Vẫn còn khoảng trống mà tôi cần nghiên cứu khi đối tượng cho vay có đúng đối tượng không khi tỷ lệ hộ nghèo của thành phố ngày càng giảm, tỷ lệ nợ quá hạn chung của toàn chi nhánh có giảm nhưng vẫn còn hộ tái nghèo, chất lượng cho vay hộ nghèo còn chưa bền vững vv….
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.
Từ mục tiêu trên đề tài có 3 nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
- Phân tích thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, qua đó chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của chúng làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hành chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2025 và các năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả cho vay hộ nghèo của ngân hàng Chính sách xã hội.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hiệu quả cho vay với hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam, cụ thể là: nghiên cứu khái niệm cơ bản về tín dụng, nâng chất lượng tín dụng, tín dụng đối với hộ nghèo và đặc trưng của tín dụng chính sách xã hội, hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo, vai trò của NHCSXH, quy trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH từ đó đưa ra tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay hộ nghèo đồng thời đưa ra các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Bắc Ninh
- Về thời gian: Khảo sát số liệu giai đoạn 2012-2016, đề xuất giải pháp đến năm 2020 và các năm tiếp theo
- Về không gian: Nghiên cứu tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh trong mối quan hệ thống kê so sánh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn có sử dụng các phương nghiên cứu trên cơ sở số liệu thứ cấp và các tài liệu để tổng hợp phân tích. Cụ thể là các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập thông tin và số liệu tại NHCSXH Việt Nam Và Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 và qua Website của Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính, tổng cục thống kê.
Phương pháp sử lý dữ liệu: Phân tích thống kê so sánh dựa vào tài liệu, các báo cáo từ NHCSXH qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 từ đó đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo qua các năm như thế nào
Sử dụng các tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo và các chuyên đề vấn đề về hộ nghèo từ những anh, chị khóa trước, kết hợp với thông tin từ sách báo đài, Internet để nghiên cứu vấn đề này.