Hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 11



3.2.3. Đẩy mạnh, đôn đốc, tăng cường, xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát tại từng địa bàn huyện, xã, phường, thị trấn‌

- Cơ sở đề xuất giải pháp: Hiện nay hoạt động kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cho vay của NHCSXH còn nhiều hạn chế. Hội đoàn thể cấp huyện vẫn chưa dành nhiều thời gian giám sát, đôn đốc tổ chức Hội cấp xã thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ và hộ vay vốn. Ta đã có các văn bản ủy thác cho tổ chức hội hoạt động này nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Cần có các biện pháp để thúc đẩy hoạt động này ở tổ chức hội.

- Biện pháp và nội dung thực hiện:

Thứ nhất, Chi nhánh phải xây dựng lộ trình kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng phù hợp với mô hình hoạt động đặc thù của NHCSXH, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, chủ động xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ độc lập, thống nhất về tổ chức và hoạt động.

Thứ hai, Tăng cường công tác kiểm tra đối chiếu thường xuyên đối với hộ vay vốn. Đôn đốc các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện đúng nội dung đã cam kết trong hợp đồng ủy thác cho vay đã ký với NHCSXH trong thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động vay vốn của hộ vay sau khi cho vay cùng với tổ trưởng tổ TK &VV. Ví dụ xây dựng kế hoạch cho mỗi hội đoàn thể của mỗi xã mỗi tháng đi kiểm tra hoạt động sau khi cho vay của 2-3 tổ trong 1 ngày. Khoảng 2-3 buổi trong 1 tháng.

Thứ ba, Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát của Ban đại diện HĐQT hàng quý, hàng năm. Nhắc nhở và tạo điều kiện để các thành viên Ban đại diện HĐQT quan tâm sâu sát đối với hoạt động kiểm tra, trên cơ sở và xây dựng lộ trình chi tiết cho kế hoạch kiểm tra giám sát hàng năm của Ban đại diện HĐQT, các tổ chức Hội, đoàn thể của địa phương.

Thứ tư, NHCSXH tại tỉnh, huyện làm việc với hội đoàn thể cấp huyện, cấp xã. Đảm bảo Hội đoàn thể huyện, xã chủ động thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát theo văn bản liên tịch về công tác ủy thác đã ký với NHCSXH. Hàng năm, xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát và gửi về NHCSXH tỉnh, huyện trức ngày 31/01. Định kì hàng Quý và chậm nhất vào các ngày 31/01, 30/04, 30/06, 30/09 và


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.


31/12 gửi 1 liên các biên bản kiểm tra trong Quý về NHCSXH tỉnh, huyện để theo dõi và phối hợp khi cần thiết. Kết quả kiểm tra theo kế hoạch, chương trình kiểm tra của từng đơn vị nhưng đảm bảo quy định hàng năm, Hội đoàn thể cấp huyện tổ chức kiểm tra 100% Hội, đoàn thể các cấp xã; tại mỗi xã được kiểm tra phải kiểm tra ít nhất 15% tổ TK&VV; Hội đoàn thể cấp xã tổ chức kiểm tra 100% hoạt động tổ TK&VV, tại mỗi Tổ TK&VV được kiểm tra, phải kiểm tra ít nhất 5 hộ vay để nắm tình hình. Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc và giám sát Hội cấp dưới thực hiện đúng các quy định và công tác ủy thác tín dụng chính sách, nhất là công tác kiểm tra, giám sát.

Hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 11

Thứ năm, NHCSXH tỉnh, huyện làm việc với các chủ tịch ủy ban nhân dân các xã, thị trấn là thành viên ban đại diện NHCSXH huyện để thực hiện tốt công tác báo cáo và kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng ủy thác hàng Quý trên địa bàn theo hướng dẫn của NHCSXH Việt Nam tại văn bản số 819/NHCS-TDNN ngày 09/04/2015 và văn bản số 58-BĐD-HĐQT ngày 20/07/2016 về phân công nhiệm vụ thành viên BĐD- HĐQT-NHCSXH huyện là Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Đề nghị các chủ tịch ủy ban nhân dân thường xuyên chỉ đảo, giám sát hoạt động của các Hội, tổ TK&VV để hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn đạt hiệu quả cao hơn.

- Bộ phận đảm nhận thực hiện: Phòng kế hoạch – tín dụng

- Kết quả kì vọng:

Trong ngắn hạn, hoạt động kiểm tra trước trong và sau diễn ra thực chất, không còn tình trạng kiểm tra đối phó, không thực chất.

Trong dài hạn, Hoạt động kiểm tra diễn ra thực chất, kịp thời phát hiện ra những hiện tượng vay hộ, vay ké, sai mục đích để kịp thời thu hồi, hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay.

3.2.4. Phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường hoạt động công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và dạy nghề cho hộ nghèo

- Cơ sở đề xuất giải pháp: Hiện nay hộ vay vay tiền về chủ yếu để mua lợn, bò chăn nuôi sản xuất. Các hộ nghèo khi vay chưa biết sử dụng đồng vốn hiệu quả, đa dạng loại hình sản xuất đề đem tới hiệu quả kinh tế, thoát nghèo do còn hạn chế về



nhận thức, phương pháp canh tác. Vì vậy, NHCSXH song song với việc cho vay cần có những chương trình phối hợp với chính quyền địa phương giúp hộ vay biết rõ hơn về cách sử dụng vốn, mua sắm gia súc, gia cầm hợp lý, hiệu quả,

- Biện pháp và nội dung thực hiện:

Kết hợp với chính quyền địa phương các buổi tập huấn đặc biệt cho đối tượng hộ nghèo về hoạt động chăm sóc, nuôi gia súc, gia cầm hiệu quả, hoạt động công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để hộ nghèo có kiến thức cơ bản và vững chắc khi hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp để thoát nghèo. Xây dựng diễn đàn trực tuyến hỏi và đáp khi hộ nghèo có thắc mắc trong hoạt động kinh tế sau khi vay.

- Bộ phận thực hiện: Phòng kế hoạch – tín dụng

- Kết quả kì vọng:

Trong ngắn hạn, hộ nghèo vay NHCSXH sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích, hạn chế các rủi ro trongquá trình kinh doanh – sản xuất.

Trong dài hạn, hộ vay làm ăn kinh tế tốt, sớm thoát nghèo.

3.3. Kiến nghị‌

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước‌

Thứ nhất, Nhà nước cần có các văn bản chỉ đạo sát sao hơn nữa trong công tác xác định đối tượng hộ nghèo. Đảm bảo cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp xét duyệt đối tượng hộ nghèo từng năm nghiêm túc, chính xác, công khai, dân chủ, đúng thực tế. Xử lí nghiêm các tình trạng luân phiên hộ nghèo, chạy hộ nghèo, xét duyệt hộ nghèo không đúng đối tượng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác xóa đói giảm nghèo của NHCSXH.

Thứ hai, hiện nay với hoạt động của nền kinh tế thị trường thì mức vay còn thấp nên đề nghị nâng mức vay, thời hạn cho vay để có thể tạo điều kiện cho hộ nghèo có thể có đủ vốn đảm bảo thực hiện được phương án đầu tư nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo nhanh và bền vững.

Thứ ba, Nhà nước cần quan tâm và phát triển hơn nữa nhiều chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Chỉ đạo các bộ ban ngành liên quan xây



dựng nhiều chương trình giúp cho nông dân học tập cách, phương pháp làm ăn kinh tế có hiệu quả.

3.3.2. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam‌

Thứ nhất, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cần thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo từ Trung ương đến từng Ngân hàng cơ sở.

Thứ hai, tổ chức các buổi thảo luận với Ngân hàng, tìm hiểu tình hình hoạt động của Ngân hàng.

Thứ ba, mở các khóa đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên tín dụng của Ngân hàng.

Thứ tư, ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tiếp tục nghiên cứu để cải tiến các thủ tục giấy tờ theo hướng đơn giản, thuận lợi, phù hợp với trình độ nhận thức của hộ nghèo vay vốn, tăng cường tập huấn nâng cao trình độ năng lực quản lý cho các tổ chức hội các cấp. Những thay đổi trong chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cần linh hoạt kịp thời hơn để phù hợp với tình hình mới, phải có văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể tránh chung chung gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

3.3.3. Kiến nghị đối với UBND các cấp huyện, xã, phường, thị trấn‌

Thứ nhất, Cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm và vai trò của UBND cấp xã trong giám sát, kiểm tra vay vốn trước, trong và sau khi cho vay. Đảm bảo cho vay đúng đối tượng, nguồn vốn chính sách được sử dụng đúng mục đích và đạt được hiệu quả cao góp phần nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo của tín dụng chính sách.

Thứ hai, Đảm bảo thực hiện công tác xác định đối tượng hộ nghèo chuẩn, kĩ lưỡng, bình xét đúng nguyên tắc. Liên tục rà soát, bổ sung kịp thời đối tượng đúng chuẩn vào danh sách hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách ở địa phương để việc hỗ trợ vốn của NHCSXH với các đối tượng được kịp thời. Đảm bảo không có hiện tượng tiêu cực trong công tác xác định danh sách hộ nghèo của huyện, xã, phường, thị trấn.



Thứ ba, xây dựng các chương trình công tác hỗ trợ hộ nghèo sử dụng nguồn vốn vay tín dụng NHCSXH có hiệu quả. Xây dựng mô hình nông, lâm, ngư nghiệp liên thôn, liên xã giống cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ, có thể học tập kinh nghiệm, tìm hiểu thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu để tìm ra loại cây trồng, vật nuôi để có thể xây dựng thương hiệu cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ giúp cho hộ vay thoát nghèo nhanh, bền vững mà còn giúp xã, phường, thị trấn nhanh chóng phát triển kinh tế địa phương giàu mạnh.

Thứ tư, đề nghị UBND các cấp hàng năm trích một phần kinh phí ngân sách tài chính để đóng góp vào nguồn vốn của NHCSXH giúp NHCSXH có thêm nguồn vốn để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, tăng nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Thứ năm, tăng cường trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp giữa UBND các cấp, Ban đại diện với NHCSXH, đảm bảo công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện trơn tru, có hiệu quả.

3.3.4. Kiến nghị đối với Hội đoàn thể các cấp huyện, xã, phường, thị trấn‌

Thứ nhất, Thực hiện nghiêm túc và đúng quy định về công tác kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi cho vay. Chỉ đạo các tổ TK&VV thực hiện công tác nộp lãi và tiết kiệm tổ vay vốn hàng tháng đúng theo quy định NHCSXH. Kiểm soát được tình hình sử dụng vốn vay trong từng tổ TK&VV để kịp thời phát hiện ra các hộ vay chung, vay ké, hộ gia đình có 2 sổ vay vốn... chủ động nộp phần tiền sử dụng sai về NHCSXH.

Thứ hai, tăng cường công tác phối hợp giữa Hội đoàn thể các cấp với NHCSXH đảm bảo tỉ lệ quá hạn ngày càng giảm, nợ quá hạn trong tương lai không phát sinh, các món nợ đảm bảo trả đúng thời hạn, các món vay được sử dụng đúng mục đích.



KẾT LUẬN‌

Quán triệt mục đích nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, đề tài “Hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Bắc Ninhđã giải quyết một số nội dung quan trọng như sau:

Một là, làm rõ khái niệm về hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH, đưa ra vai trò quan trọng của nó đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đảng và Chính phủ và tính tất yếu phải nâng cao chất lượng, hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo trong xu thế hội nhập hiện nay.

Hai là, xác địnhcác chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay đối với người nghèo tại các NHCSXH.

Ba là, phân tích tình hình hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh, đưa ra những kết quả và hạn chế trong hoạt động cho vay cũng như những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, để có những định hướng, giải pháp đúng đắn cho việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với người nghèo của Ngân hàng.

Bốn là, trên cơ sở định hướng phát triển của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh luận văn đề xuất một số giải pháp về nguồn vốn, tổ chức chính trị xã hội, tổ TK&VV… làm nền tảng để nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng.

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Sau đại học Trường Đại học Thương mại, đặc biệt là TS Phan Hữu Nghị, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học cho Luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị đang công tác tại chi nhánh NHCSXH chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua.

Bắc Ninh, ngày 10tháng 03 năm 2018

Tác giả



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


1. Nguyễn Hải Bằng (2017) “Hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Thương Mại, năm 2017.

2. Phạm Thị Châu (2007) “Tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội với công tác xóa đói giảm nghèo tại Lâm Đồng”, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007.

3. Vũ Xuân Dũng – Lê Thị Kim Nhung – Nguyễn Thùy Linh – Vũ Xuân Thủy Nguyễn Thị Minh Hạnh – Nguyễn Thanh Huyền – Đỗ Thị Diên – Lê Hà Trang – Trần Thanh Nghị (2012), giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ Nxb, Đại học Thương mại Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Đức (2005) “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Thương Mại Hà Nội, năm 2005.

5. Vũ Văn Đức (2015) “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội – Chi nhánh huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình”, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế - ĐHQGHN, năm 2015.

6. Đại học Kinh tế Quốc Dân (2016), “Những lý luận chung về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo”.Https://voer.edu.vn/c/nhung-ly-luan-chung-ve-doi-ngheo-va- xoa-doi-giam-ngheo/208005ac. Truy cập ngày 20/10/2017

7. Đại học Kinh tế Quốc Dân (2016), “Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo”. Https://voer.edu.vn/m/hieu-qua-tin-dung-doi-voi-ho-ngheo/b1e9594f. Truy cập ngày 20/10/2017.

8. Trần Ngọc Hiên (2013) “Về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí cộng sản điện tử, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia.



9. Đặng Thị Phương Nam (2007) “Nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2007.

10. Lê Thị Thúy Nga (2011) “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa”, luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2011.

11. Lê Nguyễn Nhân Luân (2015), “ Kinh nghiệm chiến lược phát triển ngân hàng Indonesia (BRI) trong bối cảnh hội nhập”. Http://luanvanaz.com/kinh-nghiem-chien-luoc-phat-trien-ngan-hang-indonesia-bri-trong-boi-canh-hoi-nhap.html. Truy cập ngày 12.03.2018

12. Lê Nguyễn Nhân Luân (2016), “Kinh nghiệm Ngân hàng Grameen Bank về quản lý tín dụng chính sách”. Http://luanvanaz.com/kinh-nghiem-ngan-hang-grameen-bank-ve-quan-ly-tin-dung-chinh-sach.html. Truy cập ngày 12.03.2018

13. NHCSXH Việt Nam (2015), “Bài 7: Hướng dẫn cho vay theo từng chương trình tín dụng” và “Bài 3: Tóm tắt các chương trình tín dụng đang thực hiện tại NHCSXH”. Http://vbsp.org.vn/dao-tao-can-bo-moi-tuyen-dung.html. Truy cập ngày 16/10/2017.

14. NHCSXH Việt Nam (2015), “Bài 5: Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2020”. Http://vbsp.org.vn/can-bo-lanh-dao-quan-ly.html. Truy cập ngày 16/10/2017.

15. Đào Tấn Nguyên (2003) “Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng Hà Nội, năm 2003

16. Đỗ Tất Ngọc (2002) “Mô hình Ngân hàng chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách”, đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

17. Ngân hàng Chính sách xã hội (2003), Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo, số 316/NHCS-KH ngày 02/5/2003;

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí