Các Khía Cạnh Cấp Độ Thiết Lập Cntt Trong Doanh Nghiệp


kế của một tổ chức phải thích ứng với các đặc điểm của bối cảnh hoạt động nếu nó muốn tồn tại hoặc có hiệu quả.

Cách tiếp cận tương tác giải thích "sự phù hợp" là một hiệu ứng tương tác của tổ chức và cơ cấu về hiệu quả. Phương pháp tiếp cận hệ thống sử dụng khái niệm khuôn khổ của lý thuyết hệ thống và tìm cách tiếp cận thông qua phân tích thực nghiệm. Hay Chan, Huff, Barclay, và Copeland (1997) cho rằng sự phù hợp theo cách tiếp cận đối sánh thường dựa trên mức độ giống nhau giữa hai thước đo, trong trường hợp này là mức độ tương đồng giữa yêu cầu của AIS và khả năng của AIS. Nghiên cứu của Ismail và King (2005); Ismail và King (2006); Ismail và King (2007); Ashif, Mahmud, và Hasan (2013) cho rằng sự phù hợp của AIS là tương quan giữa hai yếu tố: yêu cầu của AIS và khả năng của AIS.

Tóm lại: Sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán là mức độ phù hợp hoặc là mức độ tương đồng giữa yêu cầu của AIS và khả năng của AIS, sự tương quan giữa hai yếu tố này sẽ tạo nên sự phụ phợp của AIS.

Cách đo lường sự phù hợp của AIS qua các nghiên cứu


Sự phù hợp AIS được đo lường bằng mô hình hồi quy từ các yếu tố hiểu biết của chủ hữu, cấp độ thiết lập CNTT và quy mô doanh nghiệp(Hussin, King, và Cragg, 2002; Raymond và Paré, 1992; Seyal, Rahim, và Rahman, 2000; Thong, 1999). Ngoài ra sự phù hợp còn được chịu sự tác động của các yếu tố khác như cam kết của chủ sở hữu/người quản lý, tri thức bên ngoài, tri thức nội bộ (Ashif và cộng sự, 2013; Budiarto, SE, Ak, và Fakultas Ekonomi, 2014; Budiarto, SE, Ak, Fakultas Ekonomi, và Prabowo, 2019; Hussin và cộng sự, 2002; Ismail và King, 2005, 2006, 2007; Tamoradi, 2014). Thật vậy, những yếu tố đầu tiên phản ánh sự phù hợp về IS trong bối cảnh của các DNVVN đó chính là hiểu biết của chủ hữu, cấp độ thiết lập CNTT và quy mô doanh nghiệp, hỗ trợ bên ngoài được đề cập trong các nghiên cứu của Raymond và Paré (1992); Thong (1999); Seyal và cộng sự (2000); Hussin và cộng sự (2002). Các nghiên cứu này cho rằng hiểu biết của các chủ sở hữu, đặc biệt là hiểu biết về CNTT và kế toán


đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.

Các yếu tố này được khác phát triển và phản ánh cụ thể hơn qua việc đánh giá sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong môi trường của của các DNVVN. Việc xác định các yếu tố phản ánh sự phù hợp đã được các nghiên xem xét với nhiều khía cạnh. Tuy nhiên nhìn chung các nghiên cứu đều cho rằng sự phù hợp của AIS được xem là sự tương tác của yêu cầu AIS và khả năng của AIS với các yếu tố có liên quan đến sự phù hợp AIS gồm có: Cấp độ thiết lập CNTT, hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý, cam kết của chủ sở hữu/người quản lý, tri thức bên ngoài, tri thức nội bộ và quy mô doanh nghiệp (Ashif và cộng sự, 2013; Budiarto và cộng sự, 2014; Budiarto và cộng sự, 2019; Hussin và cộng sự, 2002; Ismail và King, 2005, 2006, 2007; Tamoradi, 2014).

Nội dung các yếu tố liên quan đến sự phù hợp của AIS trong bối cảnh áp dụng CNTT được trình bày cụ thể sau đây:

1.2.1 Cấp độ thiết lập CNTT trong doanh nghiệp

Trong các nghiên cứu về hệ thống thông tin và hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp, cấp độ thiết lập CNTT được một số các nghiên cứu đề cập. Nghiên cứu của Raymond và Paré (1992) định nghĩa rằng “Cấp độ thiết lập CNTT là một cấu trúc đa chiều đề cập đến bản chất, độ phức tạp và sự phụ thuộc lẫn nhau của việc sử dụng và quản lý CNTT trong một tổ chức”. Định nghĩa này không chỉ tích hợp các khía cạnh liên quan đến việc sử dụng CNTT mà còn cả quản lý CNTT. Sự đa dạng về cấp độ thiết lập công nghệ phản ánh số lượng các ứng dụng CNTT đang được sử dụng tại doanh nghiệp.

Dựa trên khái niệm về cấp độ thiết lập CNTT của Raymond và Paré (1992), Iacovou, Benbasat, và Dexter (1995); Raymond và cộng sự (1995); Chwelos, Benbasat, và Dexter (2001); Pflughoeft, Ramamurthy, Soofi, Yasai‐Ardekani, và Zahedi (2003) và Rai, Tang, Brown, và Keil (2006) đồng thuận cho rằng cấp độ thiết lập CNTT đề cập đến bản chất, sự phức tạp và sự phụ thuộc lẫn nhau của việc quản lý và sử dụng CNTT trong một doanh nghiệp.


Trong bối cảnh của các DNVVN, điều này được thể hiện qua việc thực hiện các quy trình CNTT phù hợp với các mục tiêu của DN, bao gồm cả việc triển khai các ứng dụng và mức độ của người dùng tham gia vào sự triển khai này. Quá trình triển khai này cũng có thể bao gồm các khía cạnh liên quan đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn bên ngoài, sự phát triển của các nguồn lực và năng lực CNTT trong nội bộ của DN (Raymond, Croteau, và Bergeron, 2011). Cấp độ thiết lập thông tin đề cập đến bản chất, phạm vi của các giao dịch, cách thức quản lý và chức năng (kế toán/tài chính/HRM, ngân sách/sản xuất/phân phối, tiếp thị/bán hàng/dịch vụ khách hàng) của danh mục ứng dụng (Raymond và cộng sự, 2011).

Các nghiên cứu ở trên cho thấy rằng khái niệm cấp độ thiết lập CNTT được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau và khá đa dạng. Do đó, cấp độ thiết lập CNTT là một tập hợp của các cấu trúc (sự hỗ trợ của công nghệ) nói đến bản chất, sự phức tạp và sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý CNTT trong các doanh nghiệp.

Đo lường cấp độ thiết lập CNTT trong các doanh nghiệp.


Một trong những nghiên cứu đặt nền móng phản ánh sự đo lường cấp độ thiết lập CNTT trong DN là nghiên cứu của Raymond (1987) và sau đó được phát triển tiếp 3 năm sau 1990 (Raymond, 1990) với sáu tiêu chí đo lường cấp độ thiết lập được đưa ra bao gồm: Danh mục ứng dụng (bảng lương, các khoản phải thu, phải trả, hóa đơn, tồn kho, kiểm soát sản xuất và dự báo…); chế độ xử lý các ứng dụng (hệ thống các ứng dụng trực tuyến, các ứng dụng offline), phát triển các phần mềm ứng dụng (các ứng dụng do doanh nghiệp tự phát triển, có khả năng tùy chỉnh); hoạt động của máy tính (mức độ kiểm soát liên quan đến hoạt động của máy tính như thuộc quyền kiểm soát của công mẹ; nội bộ đảm nhận kiểm soát hoặc là do bên ngoài kiểm soát); phân cấp chức năng của MIS (phân cấp vị trí tổ chức của chức năng MIS trong hệ thống, được đo bằng quyền hạn của người điều hành); vị trí chức năng của MIS (nhận dạng chức năng của MIS, về vị trí trách nhiệm của giám đốc điều hành). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy trong 6 danh mục ứng dụng để do lường về cấp độ thiết lập CNTT trong doanh nghiệp nhỏ chỉ có danh mục hoạt động của máy tính (mức độ kiểm soát liên quan đến hoạt động của


máy tính như thuộc quyền kiểm soát của công mẹ; nội bộ đảm nhận kiểm soát hoặc là do bên ngoài kiểm soát) không có ảnh hưởng đến quản trị hệ thống thông tin tại các DN. Nghiên cứu kết luận rằng MIS đang phát triển theo hướng ngày càng tinh vi trong các DN sản xuất nhỏ, để mang lại thành quả tốt các DN cần phải tổ chức thực hiện quản lý CNTT một cách triệt để.

Kagan, Lau, và Nusgart (1990) đã sử dụng một cách tiếp cận khác để đo lường cấp độ CNTT, bằng cách thông qua việc đánh giá các phần mềm ứng dụng tại các doanh nghiệp. Nghiên cứu này chỉ ra rằng việc sử dụng MIS của các DNVVN có sự khác nhau giữa các lĩnh vực hoạt động và mối quan hệ tích cực giữa các chỉ số cấp độ của các phần mềm ứng dụng của các loại hình kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp. Hạn chế của cách đo lường này là chỉ đánh giá cấp độ của phần mềm, chưa xem xét các các khía cạnh khác của cấp độ CNTT, chức năng và quản lý thông tin (Kagan và cộng sự, 1990). Ngoài ra, một tác giả khác là P. B. Cragg (1990) đã thực hiện đo lường bằng cách xác định số lượng các loại ứng dụng CNTT đang được thiết lập tại DNVVN (các loại công nghệ, phần mềm), các ứng dụng dùng để bảo mật IS cho DN trong quá trình hoạt động và cách thức quản lý CNTT(nhân viên CNTT, người phụ trách CNTT, chiến lược CNTT, kinh nghiệm sử dụng máy tính và phát triển CNTT) hiện tại của doanh nghiệp đang thực hiện là gì. Cách đo lường này đã phản ánh được việc hiện tại DN đang sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin nào và cách thức quản lý CNTT trong các doanh nghiệp bao gồm những ai.

Kế đến nghiên cứu của Raymond và Paré (1992) về “Đo lường cấp độ thiết lập CNTT trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ” cho rằng do môi trường ngày càng phức tạp, các DN nhỏ phải đầu tư vào CNTT ngày càng nhiều hơn với hy vọng sẽ làm tăng năng suất và mang lại hiệu quả cao hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng CNTT đang bắt đầu có tác động đến cấu trúc, sự lựa chọn chiến lược và cả hoạt động của các DN nhỏ. Mục tiêu của nghiên cứu này là thực hiện một bước khám phá để hiểu về cấp độ thiết lập CNTT và việc đo lường cấu trúc trong các doanh nghiệp nhỏ. Cấp độ thiết lập CNTT ở đây là một cấu trúc đa chiều và bao gồm 4 các khía cạnh liên quan đến sự hỗ trợ công nghệ; nội dung thông tin; hỗ trợ chức


năng và vận hành quản lý. Nghiên cứu đã đưa ra một khung đặc điểm chung về cấp độ thiết lập CNTT tại các DN nhỏ (hình 1.4). Khung đặc điểm chung này có thể được sử dụng như một điểm khởi đầu để các nghiên cứu khác về sau thực hiện sâu hơn và mở rộng cấu trúc cấp độ thiết lập CNTT cho các bối cảnh khác của doanh nghiệp.


Nguồn Raymond và Paré 1992 Hình 1 5 Các khía cạnh cấp độ thiết lập CNTT 1

Nguồn : (Raymond và Paré, 1992)


Hình 1.5: Các khía cạnh cấp độ thiết lập CNTT trong doanh nghiệp


Tiếp theo đó trong nghiên cứu của mình Hussin (1998) và Louadi (1998) đã đưa ra các cấp độ thiết lập CNTT trong các DNVVN bao gồm: Danh mục ứng dụng CNTT (các loại công nghệ, phần mềm, phần cứng); Quản lý CNTT (nhân viên CNTT, người phụ trách CNTT, chiến lược CNTT, kinh nghiệm sử dụng máy tính và phát triển CNTT) và ứng dụng các loại mạng. Tương đồng với các cách đo lường ở trên Ismail và King (2005) đã xác định các ứng dụng dựa trên máy tính, số lượng máy tính cá nhân, loại phần mềm kế toán đang ứng dụng, các ứng dụng trong kế toán và kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT để đo lường cấp độ thiết lập CNTT trong DNVVN. Cấp độ thiết lập CNTT nó cũng có thể liên quan đến sự tương tác giữa người dùng với hệ thống thông qua việc triển khai các ứng dụng được tích hợp trong các DNVVN như các gói phần mềm hệ thống doanh nghiệp (ERP); số lượng các loại công nghệ được sử dụng; mạng nội bộ và mạng


bên ngoài, bao gồm cả công nghệ internet, web và các biện pháp do DN đưa ra nhằm mục đích bảo mật IS (Raymond và cộng sự, 2011).

Đo lường cấp độ thiết lập CNTT trong doanh nghiệp được trình bày qua bảng

1.1 dưới đây:


Bảng 1.1: Cách đo lường cấp độ thiết lập của CNTT trong các nghiên cứu


Các nhà nghiên cứu

Năm

Cách đo lường

Raymond

1987,

1990

Danh mục ứng dụng (bảng lương, các khoản phải thu, phải trả, hóa đơn, tồn kho, kiểm soát sản xuất và dự báo…)

Chế độ xử lý các ứng dụng (hệ thống các ứng dụng trực tuyến, các ứng dụng offline)

Phát triển các phần mềm ứng dụng (các ứng dụng do doanh nghiệp tự phát triển, có khả năng tùy chỉnh)

Hoạt động của máy tính (mức độ kiểm soát liên quan đến hoạt động của máy tính như thuộc quyền kiểm soát của công mẹ; nội bộ đảm nhận kiểm soát hoặc là do bên ngoài kiểm soát)

Phân cấp chức năng của MIS (phân cấp vị trí tổ chức của chức năng MIS trong hệ thống, được đo bằng quyền hạn của người điều hành)

Vị trí chức năng của MIS (nhận dạng chức năng của MIS, về vị trí trách nhiệm của giám đốc điều hành).

Kagan và các cộng sự

1900

Cấp độ thiết lập của các phần mềm ứng dụng và các phần cứng.

Cragg và King

1990,1992

Số lượng các loại ứng dụng được thiết lập Các ứng dụng để bảo mật IS

Quản lý CNTT

Raymond và Pare

1992,

1995

Ứng dụng các gói phần mềm

Ứng dụng mạng LAN nội bộ và mạng bên ngoài, Ứng dụng Internet và công nghệ web

El Louadi

1998

Ứng dụng các loại phần mềm và phần cứng Ứng dụng các loại mạng

Hussin

1998

Cấp độ ứng dụng CNTT (các loại công nghệ, phần mềm)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.




Quản lý CNTT (nhân viên CNTT, người phụ trách CNTT,

chiến lược CNTT, kinh nghiệm sử dụng máy tính và phát triển CNTT)

Ismail và King

2005

Ứng dụng dựa trên máy tính Số lượng máy tính cá nhân

Loại phần mềm kế toán đang ứng dụng Các ứng dụng trong kế toán

Kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT

Raymond, Louis và cộng sự

2011

Sự tương tác giữa người dùng với hệ thống thông qua việc triển khai các ứng dụng.

Các gói phần mềm hệ thống doanh nghiệp (ERP). Số lượng các loại công nghệ được sử dụng.

Ứng dụng mạng LAN nội bộ và mạng bên ngoài. Ứng dụng Internet và công nghệ web.

Các biện pháp để bảo mật IS.

Nguồn: Tổng hợp của NCS


Tóm lại, thông qua phân tích về cách đo lường về cấp độ thiết lập của CNTT trong các nghiên cứu và tổng hợp ở bảng 1.1 cho thấy mức độ thiết lập của CNTT được đo lường khác nhau qua các nghiên cứu và nó là yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp AIS.

1.2.2 Hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý

Poon và Swatman (1997) phát hiện ra rằng phần lớn chủ sở hữu/người quản lý của các DNVVN chưa được đào tạo chính thức về CNTT. Tương tự, nghiên cứu của Chapman et al. (2000) cũng cho thấy các chủ sở hữu/ người quản lý của DNVVN thường thiếu hiểu biết về CNTT và IS dẫn đến thiếu sự kết nối giữa việc ứng dụng công nghệ mới cho các hoạt động khác nhau của DN, do đó chưa phát huy hết lợi ích tiềm năng của nó ở trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc thiếu chuyên môn về CNTT đã được nhấn mạnh là một trong những rào cản đối với việc áp dụng CNTT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Ashrafi và Murtaza, 2008; Morgan, Colebourne, và Thomas, 2006).


Nghiên cứu của C. Yap, Soh, và Raman (1992) về các nhân tố tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin dựa trên máy tính trong bối cảnh của các DNVVN đã đưa ra khái niệm rằng “Hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý là năng lực sử dụng máy tính để họ tham gia vào việc triển khai, sử dụng và kiểm soát hệ thống máy tính của doanh nghiệp”. Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý là một trong những yếu tố chính được lựa chọn để đánh giá sự thành công của IS trong các doanh nghiệp nhỏ. Những năm sau đó, khái niệm hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý được nâng lên thanh “Trình độ kiến thức kỹ thuật, kiến thức về CNTT và internet” (A.Hall, 2007; P. B. Cragg và King, 1993; Stansfield và Grant, 2003; Thong và Yap, 1995; Yeung, Shim, và Lai, 2003) hay “kiến thức của chủ sở hữu về CNTT, tính sáng tạo trong quản lý, kinh nghiệm và sự tham gia tích cực vào việc thực hiện các IS” (Elbeltagi, Al Sharji, Hardaker, và Elsetouhi, 2013). Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh việc vận dụng kiến thức để sáng tạo trong quản lý điều hành cũng là một yếu tố quan trọng để mang lại thành quả hoạt động. Kiến thức và kinh nghiệm quản lý của chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện triển khai các ứng dụng. Để thực hiện thành công công việc quản lý, họ phải có hiểu biết về các nguyên tắc và kiến thức chuyên môn để thực hiện vận hành, đổi mới và áp dụng các công nghệ mới (Rogers, 1995).

Gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNVVN, Eze và cộng sự (2011) chứng minh rằng các hiểu biết của chủ sở hữu đóng một vai trò thuyết phục trong việc xác định mức độ mà một DN thích ứng với công nghệ. Sự phù hợp của yếu tố này với chiến lược kinh doanh của DN sẽ mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho DNVVN. Bên cạnh đó trình độ, kiến thức cũng đã được chứng minh là có mối liên hệ tích cực với sự tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Blackburn, Hart, và Wainwright, 2013). Trong bối cảnh các DNVVN ở các nước đang phát triển, các nghiên cứu của Chapman và cộng sự (2000) và Eze và cộng sự (2011) về IS đã khẳng định tầm quan trọng của sự hiểu biết của các nhà quản lý cấp cao và sự tham gia của họ trong quá trình triển khai các kế hoạch, áp dụng công nghệ và thực hiện chiến lược. Ngoài ra Blackburn và cộng sự (2013)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023