Yêu Cầu Về Tổ Chức Công Tác Kế Toán Trong Điều Kiện Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin


Số TT

Tên sổ

Ký hiệu

Hình

thức kế toá

n

NKC

NKSC

CTGS

NKCT

1

2

3

4

5

6

7

06

Sổ Nhật ký thu tiền Sổ Nhật ký chi tiền Sổ Nhật ký mua hàng Sổ Nhật ký bán hàng

Sổ Cái (dùng cho hình thức Nhật ký chung)

Nhật ký- Chứng từ, các loại Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê

Gồm: - Nhật ký - Chứng từ từ số 1 đến số 10

- Bảng kê từ số 1 đến số 11


Số Cái (dùng cho hình thức Nhật ký-Chứng từ) Bảng cân đối số phát sinh

Sổ quỹ tiền mặt

Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt Sổ tiền gửi ngân hàng

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Thẻ kho (Sổ kho) Sổ tài sản cố định

Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng

Thẻ Tài sản cố định

Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán)

Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệ

Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ Sổ chi tiết tiền vay

Sổ chi tiết bán hàng

Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh

Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ Sổ chi tiết các tài khoản

S03a1-DN

x

-

-

-

07

S03a2-DN

x

-

-

-

08

S03a3-DN

x

-

-

-

09

S03a4-DN

x

-

-

-

10

S03b-DN

x

-

-

-

11

S04-DN

-

-

-

x


S04a-DN

-

-

-

x


S04b-DN

-

-

-

x

12

S05-DN

-

-

-

x

13

S06-DN

x

-

x

-

14

S07-DN

x

x

x

-

15

S07a-DN

x

x

x

-

16

S08-DN

x

x

x

x

17

S10-DN

x

x

x

x

18

S11-DN

x

x

x

x


19


S12-DN

x

x

x

x

20

S21-DN

x

x

x

x

21

S22-DN

x

x

x

x


22


S23-DN

x

x

x

x

23

S31-DN

x

x

x

x


24


S32-DN

x

x

x

x


25

S33-DN

x

x

x

x

26

S34-DN

x

x

x

x

27

S35-DN

x

x

x

x

28

S36-DN

x

x

x

x

29

S37-DN

x

x

x

x

30

S38-DN

x

x

x

x

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.

Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam - 6


Số TT

Tên sổ

Ký hiệu

Hình

thức kế toá

n

NKC

NKSC

CTGS

NKCT

1

2

3

4

5

6

7

31

Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào

S41-DN

x

x

x

x


công ty liên kết






32

Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát

S42-DN

x

x

x

x


sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết






33

Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu

S43-DN

x

x

x

x

34

Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ

S44-DN

x

x

x

x

35

Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán

S45-DN

x

x

x

x

36

Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh

S51-DN

x

x

x

x

37

Sổ chi phí đầu tư xây dựng

S52-DN

x

x

x

x

38

Sổ theo dõi thuế GTGT

S61-DN

x

x

x

x

39

Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại

S62-DN

x

x

x

x

40

Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm

S63-DN

x

x

x

x


Các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý của







doanh nghiệp







Sổ kế toán phản ánh một cách liên tục và có hệ thống sự biến động của từng loại tài sản, từng loại nợ phải trả và nguồn vốn, quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, xây dựng hệ thống sổ kế toán một cách khoa học sẽ đảm bảo cho việc tổng hợp số liệu được kịp thời, chính xác và tiết kiệm thời gian. Nhờ có sổ kế toán mà các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép rời rạc trên các chứng từ gốc được phản ánh đầy đủ, có hệ thống để từ đó kế toán có thể tổng hợp số liệu lập các báo cáo kế toán và phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2.4. Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo tài chính

a, Các hệ thống báo cáo đối với kế toán tài chính doanh nghiệp

Hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ. Ngoài ra, công ty mẹ và tập đoàn là đơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất; Các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con, phải lập Báo cáo tài chính tổng hợp.


Báo cáo tài chính năm

Báo cáo tài chính năm, gồm các mẫu biểu sau:

- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01 - DN;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 - DN;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 - DN;

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 - DN.

Báo cáo tài chính giữa niên độ

Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược.

(1) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B01a - DN;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 02a - DN;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a - DN;

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a - DN.

(2) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 01b - DN;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B02b - DN;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03b - DN;

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a - DN;

Báo cáo tài chính hợp nhất

Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 biểu mẫu báo cáo:

- Bảng cân đối kế toán hợp nhất: Mẫu số B01 - DN/HN;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất: Mẫu số B02 - DN/HN;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất: Mẫu số B03 - DN/HN;

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất: Mẫu số B 09 - DN/HN.

Báo cáo tài chính tổng hợp:

Hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp gồm 4 biểu mẫu báo cáo:

- Bảng cân đối kế toán tổng hợp: Mẫu số B 01 - DN;


- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp: Mẫu số B 02 - DN;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp: Mẫu số B 03 - DN;

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp: Mẫu số B 09 - DN.

b, Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại Chế độ kế toán. Phần Báo cáo tài chính của Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và những quy định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.

Công ty mẹ và tập đoàn lập báo cáo tài chính hợp nhất phải tuân thủ quy định tại chuẩn mực kế toán "Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con". Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình không có công ty con phải lập báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định tại Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện. Chuẩn mực kế toán số 25 "Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con".

Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ (Báo cáo tài chính quý) được áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp khác khi tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.

Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).


Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý:

- Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày;

- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính quý cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm:

- Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;

- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định.

1.3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

1.3.1 Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp

1.3.1.1 Yêu cầu về tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin

Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào tổ chức công tác kế toán thực chất là việc áp dụng phần mềm kế toán trên máy tính vào tổ chức công tác kế toán. Phần mềm kế toán là toàn bộ chương trình dùng để xử lý các công việc kế toán một cách tự động, từ khâu vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán và lập các báo cáo. Với kế toán máy, các công việc của kế toán khi làm thủ công như ghi sổ, tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán đều do máy tính đảm nhiệm, còn công việc của những người làm kế toán là kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, nhập chứng từ vào máy, kiểm tra tính chính xác của các chứng từ trong việc việc quản lý nghiệp vụ. Như vậy, khi áp dụng kế toán máy, công việc của những người làm kế toán sẽ bị thay đổi, năng suất lao động tăng lên, thông tin do kế toán cung cấp sẽ đảm bảo các yêu cầu của công tác quản lý. Căn cứ chức năng nhiệm vụ của kế toán, vào chế độ kế toán hiện hành, vào đặc điểm xử lý thông tin trên máy tính, vào các yêu cầu xử lý thông tin kế toán của các phần mềm kế toán,


khi tổ chức lại công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin cần phải đạt các yêu cầu sau:

Thứ nhất, việc tổ chức công tác kế toán phải tuân thủ các quy định của chế độ kế toán hiện hành, nhưng phải căn cứ vào tính chất, yêu cầu, đặc thù tổ chức xử lý thông tin bằng máy vi tính, khẳ năng của các phần mềm kế toán, từ đó đề xuất các phương án thay đổi trong các công việc tổ chức kế toán.

Thứ hai, tổ chức bộ máy kế toán phải khoa học, gọn nhẹ, hiệu quả, một số công việc của kế toán đã do máy tính đảm nhận, nên một số cán bộ kết toán có thể kiêm nhiệm một số phần hành.

Thứ ba, trong tổ chức kế toán máy, công tác kiểm tra số liệu phải được chú trọng, thực hiện thường xuyên, nghiêm túc ở mọi khâu. Vì số liệu trên các sổ kế toán đều được xử lý trực tiếp từ cùng một cơ sở dữ liệu, nếu có sai sót trong cơ sở dữ liệu chung, sẽ kéo theo sai sót của hàng loạt các thông tin kết quả trên các sổ và báo cáo.

Thứ tư, số liệu kế toán cung cấp phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ. Các sổ kế toán và các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị do máy tính in ra phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ. Thông tin trên các sổ và các báo cáo được tổ chức theo hướng gọn nhẹ nhưng phải chứa đựng đầy đủ các thông tin cần thiết cho các quyết định quản lý.

Thứ năm, việc quản lý, bảo quản các số liệu kế toán ngoài việc tuân thủ theo các quy định về lưu trữ tài liệu kế toán theo chế độ kế toán hiện hành, còn phải đảm bảo tính an toàn, tính bảo mật trong quá trình sử dụng và phải thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm toán khi cần thiết.

1.3.1.2 Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin

Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, ngoài việc quán triệt các quan điểm nêu trên, khi thực hiện cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc 1: Tổ chức công tác kế toán trên máy vi tính phải đảm bảo tính khoa học và hợp lý, trên cơ sở chấp hành luật Kế toán, phù hợp yêu cầu quản lý vĩ


mô của Nhà nước, phù hợp chuẩn mực kế toán và các chính sách chế độ tài chính kế toán của Nhà nước. Bất kỳ một công tác tổ chức nào trước hết phải thể hiện tính khoa học và hợp lý, bởi vì công việc tổ chức là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác. Hơn thế nữa, tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại thì yêu cầu tính khoa học trong tổ chức công tác kế toán là cần thiết. Khi tổ chức kế toán trên máy vi tính yêu cầu phải có sự kết hợp, kiểm tra đối chiếu, kết xuất, sử dụng thông tin giữa các bộ phận trong phòng kế toán với nhau, nếu không tổ chức khoa học và hợp lý thì không thể phát huy hết vị trí, vai trò của từng nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán của đơn vị đồng nghĩa với việc giảm đi chức năng kiểm tra, giám sát và cung cấp thông tin kế toán. Mặt khác, tổ chức công tác kế toán trên máy từ việc lập, luân chuyển chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán,... cho đến khâu lập báo cáo, lưu trữ tài liệu kế toán phải tuân thủ theo Luật Kế toán, các Chuẩn mực, các nguyên tắc, chính sách, chế độ và quy chế về kinh tế - tài chính - kế toán...

Nguyên tắc 2: Tổ chức công tác kế toán trên máy vi tính ở doanh nghiệp phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm, điều kiện thực tế khác nhau về tổ chức sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, tổ chức quản lý, quy mô và trình độ sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý... Do vậy muốn công tác kế toán ở doanh nghiệp phát huy tốt tác dụng thì phải tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Khi tổ chức công tác kế toán trên máy vi tính, căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô hoạt động, quy trình sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý và phân cấp quản lý kinh doanh của doanh nghiệp mà kế toán trưởng phải quan tâm đến các vấn đề sau:

- Về trang bị phần cứng: cần có bao nhiêu máy, bao nhiêu thiết bị ngoại vi, nối mạng cục bộ phòng kế toán hay nội bộ toàn công ty...

- Về trang bị phần mềm: Thông thường, mỗi nhà cung cấp phần mềm có thế mạnh riêng trong công tác sản xuất phần mềm như: phần mềm chuyên sử dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, phần mềm chuyên dùng cho các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, phần mềm đạt chuẩn ERP... và giá cả của các phần mềm cũng tùy thuộc vào chất lượng và khả năng đáng ứng dịch vụ, chính vì vậy mà doanh nghiệp


cần nghiên cứu, cân nhắc nên sử dụng phần mềm nào cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình.

Nguyên tắc 3: Tổ chức công tác kế toán trên máy vi tính phải đảm bảo thu nhận, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và Nhà nước. Sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán là cung cấp được những thông tin cần thiết cho những người sử dụng thông tin (báo cáo tài chính, báo cáo quản trị). Những thông tin đó xuất phát từ yêu cầu quản lý của đối tượng cần thông tin kế toán. Do vậy khi tiến hành tổ chức công tác kế toán trên máy vi tính, kế toán trưởng cần phải yêu cầu đơn vị cung cấp phần mềm không những thiết kế và tự động lập báo cáo tài chính mà còn thiết kế được một hệ thống sổ chi tiết, các báo cáo quản trị đáp ứng được thông tin chi tiết vào bất kỳ thời gian nào trong kỳ kế toán.

Nguyên tắc 4: Tổ chức công tác kế toán trên máy vi tính phải phù hợp với biên chế và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện có. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cập nhật nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học cho cán bộ nhân viên kế toán.

Để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán đòi hỏi nhất thiết nhân viên phòng kế toán công ty phải có trình độ tin học nhất định. Khi tổ chức công tác kế toán trên máy vi tính phải căn cứ vào trình độ, số lượng (biên chế) của đội ngũ cán bộ kế toán hiện có và trình độ nghiệp vụ chuyên môn hiện tại để bố trí, sắp xếp nhân viên cho phù hợp với trình độ từng người.

Nguyên tắc 5: Tổ chức công tác kế toán trên máy vi tính ở doanh nghiệp cần quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại cần phải đặc biệt chú ý đến hiệu quả kinh tế. Bởi lẽ không chỉ đầu tư trang bị thiết bị máy móc mà cả chi phí đầu tư phần mềm, chi phí bải hành, nâng cấp là một bài toán kinh tế đối với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Trên thực tế có những phần mềm kế toán có giá trị chuyển giao hàng chục triệu đồng, nhưng cũng có phần mềm có trị giá hàng trăm ngàn USD cùng với những chi phí bảo hành từ 10-20% giá trị bản quyền/năm. 1, tr28.

Xem tất cả 246 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí