Cách Đo Lường Hiểu Biết Của Chủ Sở Hữu/người Quản Lý Thông Qua Các Nghiên Cứu


khẳng định rằng thực trạng hiện nay chủ sở hữu các DN có tuổi đời trẻ thì càng có nhiều kiến thức về công nghệ mới và ứng dụng các công nghệ tốt hơn những chủ sở hữu DN lớn tuổi.

Do đó, chúng ta có thể thấy rằng vai trò của yếu tố này đối với sự phù của IS và AIS trong các DN là hết sức cần thiết. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng sự phù hợp của yếu tố trình độ, kiến thức về CNTT của chủ sở hữu/người quản lý là điều cần thiết đối với các DNVVN để thực hiện việc quản lý và lên kế hoạch về thực hiện và triển IS hiệu quả hơn (P. B. Cragg và King, 1993; DeLone, 1988; Gable và Raman, 1992; Magal và Lewis, 1995; Thong, 2001). Hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý về kế toán và CNTT có liên quan đến khả năng điều chỉnh các yêu cầu của AIS với khả năng của AIS (Ashif và cộng sự, 2013; Ismail và King, 2007). Nếu các nhà quản lý có sự hiểu biết tốt về AIS thì việc thực hiện kế hoạch cũng như triển khai sẽ thành công hơn (Banu Dincer, 2016). Đặc biệt, các chủ DNVVN cần phải hiểu và cập nhật AIS để ra quyết định chính xác và kịp thời (Banu Dincer, 2016).

Đo lường yếu tố hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý đến sự phù hợp của AIS thông qua các nghiên cứu:

Utomo (2001) đo lường yếu tố hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý qua mức độ hiểu biết về CNTT của nhà quản lý cấp cao: hiểu biết về cách thức sử dụng máy tính và các thiết bị ngoại vi; các ứng dụng dựa trên CNTT như các phần mềm, phần cứng; kiến thức về hệ thống thông tin dựa trên máy tính và những kinh nghiệm về mặt kỹ thuật để vận hành, sửa chữa các loại máy móc thiết bị. Nghiên cứu đã nhận thấy rằng sự hiểu biết về CNTT của nhà quản lý cấp cao sẽ một yếu tố quan trọng làm tăng sự đầu tư vào CNTT của doanh nghiệp. Tương đồng với cách đo lường này, một số nghiên cứu cũng đã sử dụng “mức độ kiến thức về CNTT” hoặc là mức độ hiểu biết về vận hành các loại máy móc” để đo lường yếu tố hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý (A.Hall, 2007; Al-Qirim, 2004; P.

B. Cragg và King, 1993; Matlay, 1999; Stansfield và Grant, 2003; Thong và Yap, 1995; C. Yap và cộng sự, 1992; Yeung và cộng sự, 2003). Ngoài đo lường mức độ hiểu biết về CNTT thì nghiên cứu Durkin và McGowan (2001) khẳng


định rằng trình độ kiến thức và khả năng về kỹ thuật (mức độ hiểu biết về vận hành, kiểm soát các loại máy móc) là một năng lực cần phải có được bởi những quản lý/người sở hữu. P. Cragg, King, và Hussin (2002) lại đo lường mức độ hiểu biết và ứng dụng CNTT cá nhân; sự hiểu biết về các phần mềm phổ biến trên thị trường bằng việc sử dụng thang đo Likert 5 điểm, từ không biết/không có kiến thức, không có kinh nghiệm đến có kiến thức, có kinh nghiệm về lĩnh vực được hỏi.

Tương tự, Ismail và King (2007) đo lường hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý bằng cách hỏi các giám đốc điều hành về mức độ hiểu biết của Họ về các kiến thức kế toán và ứng dụng CNTT như hiểu biết về kế toán tài chính, kế toán quản trị, các ứng dụng xử lý văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, các ứng dụng dựa trên kế toán, quản lý sản xuất với sự hỗ trợ của máy tính, các hiểu biết về email và internet. Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng từ 1 = không có kiến thức đến 5 = kiến thức sâu rộng. Kết quả của mức độ hiểu biết càng cao thì sự phù hợp của AIS tại các DN sẽ cao.

Ngoài ra Eze và cộng sự (2011); Blackburn và cộng sự (2013) đã đo lường yếu tố hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý dựa trên 2 nội dung chính gồm: Kinh nghiệm quản lý được đo bằng số năm làm việc về chuyên môn và kinh nghiệm trong việc sử dụng các phần mềm ứng dụng. Về trình độ học vấn được đo lường dựa trên các bằng cấp, chứng chỉ như cao đẳng, đại học và sau đại học rời liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp như kế toán, quản lý khách sạn, điện. Nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng các giám đốc điều hành có kinh nghiệm sẽ mang lại nhiều bí quyết và hiểu biết sâu sắc liên quan đến việc áp dụng và triển khai các công nghệ để cải thiện quy trình kinh doanh. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn chính của các giám đốc điều hành sẽ ảnh hưởng đến quá trình áp dụng CNTT của DN. Ví dụ, Agarwal và Prasad (1999) nhận thấy rằng các nhà quản lý có trình độ học vấn cao hơn có nhận thức sâu sắc hơn về giá trị và tiềm năng mà công nghệ có thể mang lại cho doanh nghiệp.


Bảng 1.2: Cách đo lường hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý thông qua các nghiên cứu

Tác giả

Năm

Các tiêu chí đo lường

Thang đo

Utomo and Dodgson

2001

Mức độ hiểu biết về CNTT của nhà quản lý cấp cao (cách thức sử dụng máy tính và các thiết bị ngoại vi; các ứng dụng dựa trên CNTT như các phần mềm, phần cứng; kiến thức về hệ thống thông tin dựa trên máy tính và những kinh nghiệm về mặt kỹ thuật để vận hành, sửa chữa các loại máy móc thiết bị)


Thang đo Likert

Cragg và cộng sự

2002

- Mức độ hiểu biết và sử dụng CNTT cá nhân

- Sự hiểu biết về các phần mềm phổ biến trên thị trường

Thang đo Likert

- C. Yap và cộng sự;

- Cragg và King

- Matlay;

- Yeung và cộng sự;

- Stansfield và Grant;

- Al-Qirim;

1992;

1993;

1999;

2003;

2003;

2004;

- Mức độ kiến thức về CNTT (sử dụng các phần mềm, phần cứng; và sự hiểu biết về hệ thống thông tin dựa trên máy tính và kiểm soát thông tin).

- Mức độ hiểu biết về vận hành các loại máy móc (vận hành sản xuất có sự trợ giúp của máy tính)


Thang đo Likert


Ismail and King


2007

- Kiến thức kế toán (như hiểu biết về kế toán tài chính, kế toán quản trị)

- Ứng dụng CNTT (các ứng dụng xử lý văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, các ứng dụng dựa trên kế toán, các hiểu biết về email và internet)

- Mức độ hiểu biết về vận hành các loại máy móc (quản lý sản xuất với sự hỗ trợ của máy tính)


Thang đo Likert

- Eze và cộng sự;

2011;

2013

- Kinh nghiệm quản lý (được đo bằng số năm làm việc về chuyên môn và kinh nghiệm trong việc sử dụng các phần mềm ứng dụng).


Thang đo thứ bậc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam - 7


- Blackburn và cộng sự


- Về trình độ học vấn (được đo lường dựa trên các bằng cấp, chứng chỉ như cao đẳng, đại học và sau đại học rời liên quan đến chuyên môn nghề

nghiệp như kế toán, quản lý khách sạn, điện).


Nguồn: tổng hợp của NCS


Tóm lại, thông qua phân tích về cách đo lường về “hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lýtrong các nghiên cứu và tổng hợp ở bảng 1.2 cho thấy “hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lýđược đo lường khác nhau qua các nghiên cứu và nó là yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp AIS.

1.2.3 Cam kết của chủ sở hữu/người quản lý.

DeLone (1988) cho rằng “cam kết chủ sở hữu của một DN là chìa khóa cho việc triển khai và áp dụng CNTT trong các doanh nghiệp nhỏ”. Vì vậy có thể nói rằng vai trò của chủ sở hữu/người quản lý trong các tổ chức là vô cùng lớn, đặc biệt là trong việc triển khai áp dụng CNTT và ra quyết định trong các DNVVN. Bên cạnh đó, Cooper (2006) đưa ra khái niệm “cam kết chủ sở hữu/người quản lý được xem là việc tham gia và duy trì các hành vi mà người khác đạt được các mục tiêu, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp”. Thực tế cho thấy rằng, chủ sở hữu/người quản lý thường người có toàn quyền quyết định và kiểm soát các nguồn lực tài chính và nhân lực, họ có vai trò chi phối trong các quyết định kinh doanh của DN. Do đó, sự hỗ trợ của họ là cần thiết để đạt được các mục tiêu của DN và phân bổ các nguồn tài chính cần thiết cho đầu tư CNTT (Child, 1972; Elbeltagi và cộng sự, 2013; Ghobakhloo và Tang, 2013; Otley, 1980). Thêm vào đó, Kuraesin (2015) nói rằng “cam kết chủ sở hữu/người quản lý có thể được xem là một phong cách lãnh đạo mà các quản lý cấp cao và cấp trung cùng tham gia vào việc định hướng mục tiêu của chung DN, xác định mức độ thẩm quyền trách nhiệm và làm rõ cam kết thực hiện”. Do đó, phong cách lãnh đạo của các chủ sở hữu/người quản lý rất quan trọng vì nó sẽ tác động đến mục tiêu chung của DN. Đồng thời nó còn làm rõ thẩm quyền trách nhiệm cũng như các cam kết thực hiện để đánh giá hiệu quả hoạt động, mặt khác nó còn đóng vai trò là mối liên kết chính giữa DN với môi trường xung quanh. Hoặc Ifinedo (2008) khái niệm rằng “ Cam kết của chủ sở hữu/người quản lý là việc đề cập đến mức độ mà các nhà quản lý


hàng đầu trong tổ chức thực hiện việc chỉ đạo,và trao quyền hạn cho nhân viên trước và sau khi triển hệ thống thông tin của doanh nghiệp”. Tương tự nghiên cứu của Child (1972); Elbeltagi và cộng sự (2013) đã khẳng định rằng cam kết chủ sở hữu có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phù hợp giữa yêu cầu thông tin và khả năng xử lý thông tin của tổ chức. Bên cạnh đó Hussin và cộng sự (2002) nhận thấy rằng tác động của yếu tố cam kết chủ sở hữu về CNTT trong doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự phù hợp của IS trong DN.

Đo lường yếu tố cam kết chủ sở hữu/người quản lý đến sự phù hợp của AIS

thông qua các nghiên cứu:


Trong bối cảnh của các DNVVN yếu tố cam kết chủ sở hữu cũng đã được các nghiên cứu đo lường bằng việc xác định các chủ sở hữu thực hiện hệ thống thông tin của doanh nghiệp và trực tiếp tham gia vào các khía cạnh của việc thực hiện IS như phê duyệt việc mua hệ thống máy tính, xem lại các khuyến nghị của tư vấn, tham gia vào việc lập quyết định và trực tiếp theo dõi dự án (DeLone, 1988; Foong, 1999; Thong, 1999; C. Yap và cộng sự, 1992).

Tương tự như cách tiếp cận đo lường của các nghiên cứu ở trên, nghiên cứu của Cragg và cộng sự (2002) đã đưa ra cách đo lường của yếu tố cam kết chủ sở hữu đối với CNTT bằng việc sử dụng và áp dụng CNTT cũng như sự tham gia vào việc lựa chọn và triển khai CNTT (tham gia trực tiếp vào triển khai hệ thống thông trong DN, tham gia vào lựa chọn các phần cứng, phần mềm, ứng dụng trong kế toán và quản lý sản xuất…).

Nghiên cứu của Ismail và King (2005); Ismail và King (2007) đã làm rõ hơn về cách đo lường của yếu tố cam kết chủ sở hữu tác động đến sự phù hợp của AIS trong DN nhỏ bằng cách hỏi người trả lời cho biết mức độ tham gia của họ vào các giai đoạn phát triển hệ thống thông tin kế toán như sau: Xác định nhu cầu thông tin, lựa chọn phần cứng và phần mềm, tham gia thực hiện các hệ thống chính, bảo trì các hệ thống và giải quyết các vấn đề, lập kế hoạch triển khai CNTT trong tương lai. Sử dụng thang đo 5 điểm từ 1 = không tham gia đến 5 = tham gia nhiều. Để phản ánh sự ảnh hưởng của yếu tố cam kết chủ sở hữu/người quản lý đến sự phù hợp AIS trong doanh nghiệp.


Dựa vào cách đo lường của Ismail và King (2005) các nghiên cứu của Budiarto et al. (2014); Tamoradi (2014); Budiarto, Prabowo, Djajanto, Widodo, & Herawan, 2018 đã tiếp tục sử dụng cách tiếp cận này để đo lường yếu tố cam kết chủ sở hữu nhằm xác định mức độ tham gia của họ vào các giai đoạn phát triển hệ thống thông tin kế toán trong các DN sau: Xác định nhu cầu thông tin, lựa chọn phần cứng và phần mềm, tham gia thực hiện các hệ thống chính, bảo trì các hệ thống và giải quyết các vấn đề, lập kế hoạch triển khai CNTT trong tương lai. Các nghiên cứu cũng sử dụng thang đo 5 điểm để đo lường. Kết quả phân tích cho thấy cam kết của chủ sở hữu có ảnh hưởng đáng kể đến sự phù hợp AIS trong các doanh nghiệp.

Thông qua việc phân tích các nghiên cứu ở trên, cam kết của chủ sở hữu/người quản lý là việc tham gia và duy trì các hành vi mà người khác đạt được các mục tiêu. Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với các DNVVN trong việc triển khai, áp dụng CNTT và có ảnh hưởng lớn đến sự phù hợp giữa yêu cầu AIS và khả năng xử lý AIS của các DN. Sự ảnh hưởng của yếu tố này đến AIS sẽ tác động đến thành quả doanh nghiệp. Cách đo lường yếu tố này thông qua các nghiên cứu được trình bày chi tiết thông qua bảng 1.5 dưới đây.

Bảng 1.3: Cách đo lường yếu tố cam kết chủ sở hữu/người quản lý thông qua các nghiên cứu

Tác giả

Năm

Các tiêu chí đo lường

Thang đo

DeLone

Yap và cộng sự

Foong Thong

1988

1992

1999

1999

Xác định các chủ sở hữu thực hiện IS của DN và trực tiếp tham gia vào các khía cạnh của việc thực hiện IS như phê duyệt việc mua hệ thống máy tính, xem lại các khuyến nghị của tư vấn, tham gia vào việc lập quyết định và trực tiếp theo dõi dự án.


Thang đo Likert

Cragg và cộng sự

2002

Việc sử dụng và áp dụng CNTT cá nhân và sự tham gia vào việc lựa chọn và triển khai CNTT (tham gia trực tiếp vào triển khai hệ thống thông trong DN, tham gia vào lựa chọn các phần cứng, phần mềm phần ứng dụng trong kế toán và quản lý sản xuất…)






Thang đo Likert

Ismail and King

Budiarto và cộng sự

Tamoradi

2005,2007

2014,2018


2014

Mức độ tham gia của họ vào các giai đoạn phát triển hệ thống thông tin kế toán như sau: Xác định nhu cầu thông tin, lựa chọn phần cứng và phần mềm, tham gia thực hiện các hệ thống chính, bảo trì các hệ thống và giải quyết các vấn đề, lập kế hoạch triển khai CNTT trong tương lai.


Thang đo Likert


Nguồn: Tổng hợp của NCS

Tóm lại, thông qua phân tích về cách đo lường về “cam kết của chủ sở hữu/người quản lýtrong các nghiên cứu và tổng hợp ở bảng 1.3 cho thấy “cam kết của chủ sở hữu/người quản lýđược đo lường khác nhau qua các nghiên cứu và nó là yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp AIS.

1.2.4 Tri thức bên ngoài

Nghiên cứu của C. Yap và cộng sự (1992) cho rằng tri thức bên ngoài là một trong những yếu tố tác động đến hệ thống thông tin trong các DNVVN, yếu tố này được hiểu là việc DN được sự tư vấn, hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ cho cho doanh nghiệp ở nhiều góc độ khác nhau từ phía các DN tư vấn các nhà nhà cung cấp dịch vụ và từ phía chính phủ. Bên cạnh đó, nghiên cứu của nhóm tác giả Ismail và King (2007) đã định nghĩa rằng tri thức bên ngoài là một nguồn lực không thể thiếu của các DNVVN nó bao gồm: các nhà cung cấp, chuyên gia tư vấn, công ty dịch vụ kế toán và chính phủ. Hoặc là cũng có thể hiểu tri thức bên ngoài đề cập đến mức độ mà các tổ chức trung gian bên ngoài như nhà cung cấp và nhà tư vấn cung cấp kiến thức, đào tạo, bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật khác cho tổ chức tiếp nhận (Ifinedo, 2008).

Lees và D (1987); Gable và Raman (1992) đánh giá trên thực tế các DNVVN họ thường yếu kém về kiến thức CNTT cơ bản và thiếu chuyên môn về việc sử dụng máy tính và áp dụng CNTT cũng như các công nghệ mới. Ngoài ra các DN nhỏ cũng thiếu thời gian và nguồn lực để thực hiện các thay đổi, do vậy có thể dẫn đến thiếu sự phù hợp giữa hệ thống được cung cấp và các nhiệm vụ cần phải hoàn


thành. Các DNVVN có nhiều vấn đề hơn với việc triển khai IS và xử lý các dữ liệu. Ngoài ra, Gable và Raman (1992), C.-S. Yap, Thong, và Raman (1994) và C.-S. Yap và Thong (1997) nhận thấy rằng cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính phủ đã làm giảm các rào cản đối với quá trình tin học hóa của các DN vừa và nhỏ. Do đó chính là nguyên nhân dẫn đến họ thường phải phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố tri thức bên ngoài, dưới hình thức nhờ tư vấn và hỗ trợ từ các nhà cung cấp, thuê ngoài để xử lý dữ liệu và báo cáo (Thong, Yap, và Raman, 1994). Cụ thể hơn Davis (1997) nói rằng các DNVVN phụ thuộc rất nhiều vào các công ty dịch vụ kế toán với tư cách là tư vấn kinh doanh đáng tin cậy nhất của họ. Bên cạnh đó Thong, Yap, và Raman (1996) tiết lộ rằng yếu tố tri thức bên ngoài thậm chí còn quan trọng hơn sự hỗ trợ quản lý hàng đầu trong các DNVVN hoạt động trong môi trường nghèo nàn về tài nguyên. Nghiên cứu của Hussin và cộng sự (2002) kết luận rằng các DNVVN tăng trưởng tốt hơn và có nhiều khả năng hơn là do nguồn thông tin về công nghệ thông tin bên ngoài.

Cách đo lường yếu tố tri thức bên ngoài thông qua các nghiên cứu.


Khi thực hiện nghiên cứu về các yếu tố tác động hệ thống thông tin thành công trong các DNVVN C. Yap và cộng sự (1992) đã thực hiện cách đo lường yếu tố tri thức bên ngoài bằng cách xác định mức độ sử dụng các nhà tư vấn để họ hỗ trợ các kiến thức chuyên môn cần thiết để giúp các DNVVN quản lý dự án và lựa chọn các phần mềm. Tương tự cách đo lường này, Thong và cộng sự (1994) thực hiện đo lường bằng cách dựa vào việc các chuyên gia tư vấn: Cụ thể các chuyên gia về CNTT cung cấp dịch vụ tư vấn bao gồm thực hiện phân tích yêu cầu thông tin về nhu cầu kinh doanh, đưa ra khuyến nghị về phần cứng và phần mềm máy tính phù hợp với tổ chức và quản lý việc triển khai hệ thống thông tin, trong khi các nhà cung cấp CNTT thì cung cấp các phần cứng máy tính, các gói phần mềm, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo người dùng cho các tổ chức. Bên cạnh đó, cách đo lường của Elliott (1992) đưa ra bằng cách xác định mức độ mà các công ty cung cấp dịch vụ tham gia hỗ trợ doanh nghiệp: Cụ thể các công ty dịch vụ kế toán sẽ tư vấn và thực hiện xử lý các dữ liệu kế toán cho doanh nghiệp. Tương đồng với cách đo lường này, nghiên cứu của Reid, Mitchell, và Smith (1999) và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023