Thông Tin Kế Toán Quản Trị Cho Việc Ra Quyết Định Ngắn Hạn

Theo kinh nghiệm của doanh nghiệp thì số sản phẩm tồn kho cuối tháng phải tương đương 20% khối lượng bán của tháng tới, tháng 3 năm nay khối lượng tồn kho

6.000 tấn. Dự kiến giá mua 1 tấn là 60.000.000 đồng, giá bán 1 tấn là 80.000.000 đồng

Yêu cầu:

1. Lập dự toán khối lượng cần thu mua trong mỗi tháng cho cả quý 2 năm N.

2. Lập dự toán giá trị hàng mua và doanh thu tiêu thụ cho quý 2 năm N.

Bài tập 6.8.

Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Sài Gòn kỳ hạch toán quý 1 trong năm được cho dưới đây:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 31/03/N

ĐVT: Triệu đồng


Tài sản

Số tiền

Nguồn vốn

Số tiền

1. Tiền mặt

100

1. Vay và nợ thuê tài chính

500

2. Tiền gửi ngân hàng

260

2. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

8.400

3. Khoản phải thu

1.440

3. Các khoản phải trả

1.800

4. Thành phẩm

600

4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

1.700

5. TSCĐ

10.000



Tổng tài sản

12.400

Tổng nguồn vốn

12.400

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Kế toán quản trị - 22

Các tài liệu sau đây đã thu thập được của công ty để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch quý II như sau:

1. Doanh thu bán hàng dự kiến là 3.250 triệu, trong đó 2.160 triệu thu ngay, số còn lại thu trả chậm, trong số chậm trả này thì ½ được trả ngay trong quý, số còn lại trả vào quý sau, tất cả các khoản phải thu hiện có đều được thu trong quý.

2. Mua hàng dự trữ dự kiến là 3.200 triệu trong quý. Toàn bộ mua được trả chậm, có 60% phải trả ngay trong quý mua, còn lại trả quý tiếp theo. Tất cả các khoản phải trả hiện có sẽ được chi trả trong quý.

3. Số dư hàng tồn kho dự kiến đến cuối quý II là 240 triệu đồng

4. Các chi phí hoạt động dự kiến trong quý là 151 triệu đồng, gồm cả khấu hao TSCĐ, tất cả đều chi bằng tiền mặt, trong đó khấu hao là 40 triệu đồng.

5. Nợ phải trả vào ngày 31/3 trên bảng cân đối kế toán phải trả trong quý II. tiền lãi dự kiến phải trả trong quý là 5 triệu bằng tiền mặt.

6. Dự kiến mua thiết bị sản xuất mới có giá trị 190 triệu đồng.

7. Quý II dự kiến vay ngân hàng 280 triệu đồng bằng tiền gửi ngân hàng, thời gian hoàn vốn 1 năm.

Yêu cầu:

1. Lập dự toán tiền mặt cho quý II.

2. Lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý II.

3. Lập bảng cân đối kế toán quý II.

Bài tập 6.9.

Công ty Tú Anh nhờ bạn dự toán tiền và các thông tin dự toán khác cho các tháng 5, 6, 7 năm N dựa trên các dữ kiện sau:

1. Doanh thu:

a. Doanh thu hàng bán được tính tiền vào ngày cuối cùng của tháng.

b. Khách hàng được hưởng chiết khấu 5% nếu thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày ghi hóa đơn. Các khoản phải thu được ghi vào sổ theo giá toàn bộ.

c. 70% doanh thu được thu trong khoảng thời gian được hưởng chiết khấu, 20% được thu lúc cuối tháng, 5% được thu vào cuối tháng và 5% thường không được thu.

2. Mua hàng:

a. 60% trị giá hàng mua vào và các khoản chi phí khác (tiêu thụ chung, quản lý) được thanh toán ngay trong tháng phát sinh, số còn lại thanh toán ở tháng tiếp theo.

b. Dự trữ hàng hóa cuối kỳ bằng 14% tiêu thụ của kỳ tiếp theo.

c. Chi phí tồn kho của một đơn vị hàng hóa tồn kho là 5.000 đồng.

d. Tổng các khoản chi phí tiêu thụ chung, quản lý bằng 15% doanh thu của tháng hiện hành và có bao gồm 20 triệu đồng khấu hao.

Doanh thu hiện tại và dự kiến được cho ở dưới đây:


Năm N

Số tiền (ngàn đồng)

Số lượng

Tháng 3

1.416.000

47.200

Tháng 4

1.452.000

48.400

Tháng 5

1.428.000

47.600

Tháng 6

1.368.000

45.600

Tháng 7

1.440.000

48.000

Tháng 8

1.464.000

48.800

Yêu cầu:

1. Lập dự toán số tiền thu được trong tháng 5/N.

2. Lập dự toán lượng hàng dự trữ phải mua trong tháng 7/N.

3. Lập dự toán số tiền phải chi trả trong tháng 6/N.

Bài tập 6.10.

Công ty cổ phần Toàn Thắng đang trong quá trình xây dựng dự toán cho quý II. Có các tài liệu thu thập ở quý II như sau

1. Bảng cân đối kế toán quý I được cho dưới đây: ĐVT: Triệu đồng


Tài sản

Số tiền

Nguồn vốn

Số tiền

1. Tiền mặt

190

1. Các khoản phải trả

183

2. Khoản phải thu

480

2. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

2.000

3. Hàng tồn kho

126

3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

754

5. TSCĐ

2.141



Tổng tài sản

2.937

Tổng nguồn vốn

2.937

2. Doanh thu tháng 3 và kế hoạch dự kiến tiêu thụ các tháng 4, 5, 6 và 7 như sau:


Tháng 3 (thực hiện)

1.600

Tháng 4 (kế hoạch)

1.700

Tháng 5 (kế hoạch)

1.850

Tháng 6 (kế hoạch)

1.900

Tháng 7 (kế hoạch)

1.500

3. Có 20% doanh thu được trả ngay, số còn lại được trả chậm trong tháng kế tiếp. Khoản phải thu 31/3 là kết quả thu chậm của tháng 3.

4. Giá vốn hàng bán trong tháng chiếm 50% doanh thu.

5. Các khoản chi phí hoạt động trong tháng được dự kiến như sau:

- Tiền lương: 15 triệu đồng/tháng.

- Quảng cáo: 12 triệu đồng/tháng.

- Vận chuyển: 5% doanh thu.

- Khấu hao: 10 triệu đồng/tháng.

- Chi phí khác: 4% doanh thu.

6. Dự trữ hàng hóa cuối tháng bằng 30% của nhu cầu tiêu dùng trong tháng tiếp theo (theo giá vốn).

7. 50% chi phí mua hàng phải trả trong tháng, số còn lại sẽ trả trong tháng tiếp theo.

8. Công ty dự kiến mua TSCĐ trong tháng 4 là 40 triệu đồng, tháng 5 là 35 triệu đồng.

9. Tổng số tiền cổ tức dự kiến là 40 triệu đồng và sẽ trả trong tháng cuối cùng của quý II.

10. Công ty cần duy trì tiền mặt tối thiểu là 180 triệu đồng/tháng. Các quá trình vay vốn được thực hiện vào ngày đầu quý và trả vào ngày cuối quý. Tiền lãi trả từng tháng theo vốn vay, lãi suất tiền vay là 12%/năm.

Yêu cầu:

1. Lập dự toán thu tiền mặt theo từng tháng trong quý II.

2. Lập dự toán giá trị hàng mua và lịch chi tiền đối với hàng mua theo từng tháng trong quý II.

3. Lập dự toán chi phí hoạt động theo từng tháng trong quý II.

4. Lập dự toán tiền mặt trong quý II.

5. Lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý II.

6. Lập bảng cân đối kế toán quý II.

CHƯƠNG 7. THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN


Tóm tắt nội dung chương

Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn đã chi phối các nhà quản trị trong quá trình tác nghiệp hàng ngày

Nội dung chương đã trình bày khái niệm và ý nghĩa của việc ra các quyết định ngắn hạn, tiêu chuẩn lựa chọn để ra các quyết định ngắn hạn, đặc điểm về mục tiêu của các quyết định ngắn hạn, đặc điểm về vốn đầu tư của các quyết định ngắn hạn, đặc điểm của sự biến động dòng tiền theo thời gian của các quyết định ngắn hạn

Phần trọng tâm của chương 7 là các bước ra quyết định ngắn hạn, bao gồm:

- Thu thập thông tin và phân tích các thông tin có liên quan đến việc ra các quyết định ngắn hạn gắn với từng phương án cụ thể.

- Phân tích thông tin thích hợp.

Đặc biệt, chương này đã trình bày việc ứng dụng phân tích thông tin thích hợp trong việc ra các quyết định kinh doanh như:

- Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài.

- Quyết định nên tiếp tục sản xuất hay bán bán thành phẩm, chi tiết.

- Quyết định trong trường hợp doanh nghiệp bị chi phối bởi các yếu tố giới hạn.

- Quyết định loại bỏ hay tiếp tục duy trì hoạt động một bộ phận của doanh nghiệp.


7.1. Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm và tiêu chuẩn thích hợp để chọn quyết định ngắn hạn

7.1.1. Khái niệm quyết định ngắn hạn

Trong nền kinh tế thị trường, khi cả thế giới là một thị trường chung, các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, tạo ra nhiều thách thức cạnh tranh. Đồng thời, cũng tạo ra những điều kiện tiền đề mới cho quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó, không phải chỉ diễn ra đối với bản thân các quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, mà còn đan xen giữa các doanh nghiệp, giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh với nhau và không phải chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, mà còn diễn ra trong phạm vi giữa các quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Bởi vậy, đòi hỏi quản trị các doanh nghiệp phải đẩy nhanh các quá trình sản xuất kinh doanh, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hóa, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm góp phần tăng nhanh lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, quản trị doanh nghiệp cũng phải hết sức năng động, linh hoạt và nhạy bén theo cơ chế thị trường, chớp thời

cơ bằng các quyết định sáng suốt, thông minh và hiệu quả nhằm tận dụng mọi khả năng về nguồn lực sẵn có thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển bền vững.

Vậy quyết định là gì? Có thể hiểu quyết định là sự lựa chọn từ nhiều phương án cụ thể khác nhau. Căn cứ theo thời gian, các quyết định được chia thành hai loại: quyết định dài hạn và quyết định ngắn hạn.

Quyết định ngắn hạn là những quyết định thường liên quan đến một kỳ kế toán trong phạm vi thời hạn dưới 1 năm. Ra quyết định ngắn hạn đó là chức năng cơ bản của các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh hàng ngày, các nhà quản trị thường phải giải quyết hàng loạt các sự việc xảy ra như: Mua nguyên vật liệu của nhà cung cấp nào? Sản xuất bao nhiêu sản phẩm? Sản xuất sản phẩm bằng phương pháp nào? Bán sản phẩm ở thị trường nào? Có nên quảng cáo sản phẩm khi tiêu thụ hay không?... Do vậy ra quyết định ngắn hạn không những là chức năng mà còn là nhiệm vụ sống còn của các nhà quản lý gắn với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có các quyết định có độ tin cậy cao là một khó khăn, thách thức của các nhà quản trị trong việc thu nhận và xử lý thông tin để đưa ra những quyết định tối ưu nhất.

7.1.2. Ý nghĩa của các quyết định ngắn hạn

Theo khái niệm trên, quyết định ngắn hạn thực chất là quyết định tác nghiệp, là những quyết định có thời gian thường dưới 1 năm, có thể là những quyết định trong ngày như: giải quyết các trục trặc của quy trình công nghệ, tình hình cung cấp nguyên vật liệu thiếu đồng bộ, không đảm bảo về số lượng, chất lượng, không đáp ứng được tính chất kịp thời của việc cung cấp nguyên vật liệu gây khó khăn cho sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất lao động, hoặc thiếu lao động...

Hoặc có những quyết định như: Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp đều phải tổ chức hội nghị nhằm đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh của kỳ đã qua và có những nhận định tiếp theo của quá trình sản xuất. Dựa vào những thông tin của kế toán quản trị, quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định nhằm phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ của dự toán sản xuất kinh doanh đã đề ra, sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn nhân tài, vật lực nhằm không ngừng nâng cao hiệu qua sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, những quyết định của quản trị doanh nghiệp đúng đắn và hợp lý sẽ có tác dụng rất lớn nhằm góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất của doanh nghiệp phát triển, làm tăng quy mô kết quả sản xuất kinh doanh, tăng tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trái lại, nếu các quyết định cho dù là ngắn hạn của doanh nghiệp bị sai lầm và sai lầm nghiêm trọng thì chẳng những quá trình sản xuất kinh doanh không phát triển được, thậm chí sớm hay muộn sẽ dẫn doanh nghiệp đến con đường phá sản.

7.1.3. Đặc điểm của quyết định ngắn hạn

Quyết định ngắn hạn thường liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn ngắn, có thể là một tháng, quý, năm hoạt động tùy theo những điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp khác nhau. Ví dụ, mua ngoài hay tự sản xuất một chi tiết của sản phẩm, hoặc chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng đặc biệt... Do vậy đặc điểm cơ bản của quyết định ngắn hạn là vốn đầu tư ít so với các quyết định dài hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chính vì vậy vốn đầu tư cho các quyết định ngắn hạn ít bị chi phối bởi các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ như chính sách tiền tệ, thuế, xuất nhập khẩu. Đồng thời ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố lạm phát nhất là trong giai đoạn các nước đang phát triển.

Mặt khác, thời gian đầu tư vào các phương án của quyết định kinh doanh ngắn hạn thường ngắn, trong phạm vi giới hạn thường dưới 1 năm. Do vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp dễ thay đổi quyết định ngắn hạn nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả kinh doanh cao nhất. Quyết định ngắn hạn chủ yếu là quyết định tác nghiệp của các cấp quản lý như mở cửa hàng ở vị trí nào? Giá bán sản phẩm bao nhiêu là phù hợp? Thuê phương tiện vận chuyển nào?... Các quyết định ngắn hạn thường nhằm mục tiêu khai thác tối đa các yếu tố sản xuất hiện có của doanh nghiệp, giảm chi phí thấp nhất để đạt được lợi nhuận mong muốn.

Trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định ngắn hạn thường xảy ra ở ba giai đoạn cơ bản của quá trình sản xuất:

Quyết định ngắn hạn thuộc giai đoạn cung cấp như: Chọn nhà cung cấp nào phù hợp với chất lượng tốt và chi phí thấp, thuê phương tiện nào vận chuyển các yếu tố đầu vào? Tuyển bao nhiêu lao động với số lượng và chất lượng ra sao? Chủng loại nguyên vật liệu được thu mua như thế nào? Chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng với giá giảm trong điều kiện kinh doanh bình thường?...

Quyết định ngắn hạn thuộc giai đoạn sản xuất như: Sản xuất bao nhiêu sản phẩm với cơ cấu như thế nào? Tiếp tục sản xuất hay mua ngoài chi tiết của sản phẩm? Ngừng, thu hẹp hay không kinh doanh một ngành hàng nào đó của doanh nghiệp? Sản xuất sản phẩm với công nghệ hiện đại hay công nghệ thủ công?...

Quyết định ngắn hạn thuộc giai đoạn tiêu thụ như: Tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm với cơ cấu như thế nào? Tiếp tục sản xuất hay bán ngoài chi tiết của sản phẩm? Có nên quảng cáo cho các sản phẩm không? Chọn những phương thức bán hàng nào phù hợp?...

Các quyết định ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường có những đặc điểm cơ bản sau:

- Đặc điểm về mục tiêu của các quyết định ngắn hạn:

Đa số các quyết định ngắn hạn trong điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường nhằm vào mục tiêu chính là lợi nhuận. Hay nói cách khác, các quyết định ngắn hạn của doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu cơ bản là lợi nhuận cao nhất, với chi phí thấp nhất. Đây là một vấn đề mà quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp thường xuyên phải quan tâm, không có con đường nào khác là muốn tăng lợi nhuận thì phải giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Nếu giảm chi phí sản xuất kinh doanh phải giảm các yếu tố nào trong sản xuất, mức độ giảm của mỗi yếu tố, mỗi khoản mục chi phí ở mức độ nào, bằng cách nào... thì sẽ tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là nhân tố phát triển sản xuất theo chiều sâu, đòi hỏi quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp phải am hiểu tường tận và sâu sắc quá trình sản xuất kinh doanh mới có thể ra được các quyết định chuẩn xác.

- Đặc điểm về vốn đầu tư:

Các quyết định ngắn hạn thông thường đòi hỏi vốn đầu tư ít và nó phát huy tác dụng trong một thời gian ngắn, thường dưới 1 năm. Nghĩa là, kết quả của các quyết định ngắn hạn thể hiện rò trong kỳ kế toán. Chẳng hạn, khi nhận được đơn đặt hàng, khách hàng đòi hỏi giá bán phải giảm một ít. Vậy, doanh nghiệp có nên nhận đơn đặt hàng này không để ra quyết định, quản trị doanh nghiệp phải tính toán, cân nhắc, nếu nhận sản xuất cho đơn đặt hàng này thì có lợi nhuận hay không. Nếu giảm giá bán, nhưng vẫn có lợi nhuận thì đương nhiên quản trị doanh nghiệp sẽ ra quyết định là nhận sản xuất cho đơn đặt hàng này, trong điều kiện khác của quyết định sản xuất không thay đổi. Mặt khác, do việc đầu tư vốn ít cho nên quyết định ngắn hạn có tính dễ thay đổi hơn nhiều so với quyết định dài hạn và mục tiêu của các quyết định ngắn hạn cũng là nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu lâu dài của các quyết định dài hạn.

- Đặc điểm về sự biến động của đồng tiền:

Các quyết định ngắn hạn thường ít tính đến sự biến động của đồng tiền. Hay nói cách khác, nó phát huy trong một thời gian ngắn, cho nên giá cả tiêu thụ sản phẩm thường không thay đổi hoặc ít thay đổi. Chính vì vậy, doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng ít thay đổi. Tất nhiên, không loại trừ những trường hợp đặc biệt trên thực tế đôi khi giá cả biến động một cách đột biến vào một thời điểm nào đó trong năm. Các quyết định ngắn hạn cũng ít bị chi phối bởi sự biến động của tỷ giá ngoại tệ.

7.1.4. Tiêu chuẩn thích hợp để chọn quyết định ngắn hạn

Để đưa ra một quyết định ngắn hạn có độ tin cậy cao cần dựa trên những cơ sở khoa học thu thập và đánh giá được. Tiêu chuẩn cơ bản của các quyết định ngắn hạn cần được xem xét ở góc độ kinh tế. Tất cả các quyết định ngắn hạn đều hướng tới mục tiêu là chi phí thấp nhất, doanh thu cao nhất và dẫn tới lợi nhuận cao nhất. Muốn nhận diện lợi nhuận của các phương án đầu tư có độ tin cậy cao cần phải phân tích các thông tin chi phí, doanh thu, dưới góc độ của kế toán quản trị.

Để đảm bảo cho việc ra các quyết định ngắn hạn đúng đắn và hợp lý, quản trị doanh nghiệp phải dựa vào những tiêu chuẩn sau đây:

- Tiêu chuẩn kinh tế:

Mục tiêu của việc lựa chọn và ra các quyết định ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là mang lại lợi ích kinh tế cao nhất. Đây là tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng và bao trùm mọi tiêu chuẩn khác trong việc ra các quyết định ngắn hạn. Bởi vậy, khi ra các quyết định ngắn hạn trong điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp phải cẩn trọng, đắn đo, xem xét nhiều phương án. Phải tính đến việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm vốn sao cho hợp lý nhất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng nhanh quy mô, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Có thể nói, tiêu chuẩn về kinh tế của việc ra quyết định ngắn hạn trong điều hành sản xuất kinh doanh của quản trị là tiêu chuẩn tiên quyết, đòi hỏi quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp hết sức năng động, linh hoạt và nhạy bén trong mọi tình huống của những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với phương châm: tiết kiệm vốn, chi phí sản xuất kinh doanh thấp, hiệu quả kinh tế cao.

- Tiêu chuẩn về tính kịp thời của các quyết định ngắn hạn:

Tính chất kịp thời của các quyết định ngắn hạn trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều đó thể hiện ở chỗ: khi thời cơ đến, quản trị doanh nghiệp phải biết chớp lấy thời cơ, giải quyết những vấn đề kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất phải đúng lúc. Có như vậy, mới có thể đem lại lợi ích kinh tế cao cho doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu thời cơ đến, nhưng quản trị doanh nghiệp không biết chớp thời cơ, giải quyết các vấn đề kinh tế nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh không kịp thời, không những không đưa lại lợi ích kinh tế cao, đôi khi còn làm cho quá trình đó bị chậm trễ, thậm chí còn bị thiệt hại, thua lỗ nặng nề.

Hai tiêu chuẩn trên có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung và tác động lẫn nhau nhằm mục tiêu đem lại quá trình sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao nhất, giúp quản trị doanh nghiệp kết hợp hài hòa hai tiêu chuẩn để ra được các quyết định ngắn hạn chính xác và hợp lý, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn phát triển bền vững. Trong những năm qua, đặc biệt là thời gian sau khi mới chuyển sang cơ chế quản lý tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, hàng nghìn doanh nghiệp đã bị giải thể vì thiếu nhạy bén trong cơ chế thị trường, yếu kém trong quản lý kinh tế, ra các quyết định không chính xác, không kịp thời, không đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế phát triển năng động, dẫn đến doanh nghiệp phải phá sản. Đó là điều hiển nhiên đối với sự thấp kém trong quản lý kinh tế của quản trị doanh nghiệp. Trái lại, một số doanh nghiệp hết sức năng động và nhạy bén trong cơ chế thị trường đã có

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí