Mối Quan Hệ Giữa Sự Phù Hợp Của Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Với Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp


trọng trong việc thay đổi chiến lược của doanh nghiệp thành các hành vi và kết quả mong muốn (Bourne, Neely, Mills, và Platts, 2003; Chenhall và Langfield- Smith, 1998; Kaplan, Davenport, Robert, Kaplan, và Norton, 2001; Lillis, 2002; Silvestro, 2014). Ngoài ra, nó có thể truyền đạt các mong muốn, kỳ vọng, theo dõi tiến trình, cung cấp thông tin phản hồi và thúc đẩy nhân viên thông qua các phần thưởng dựa trên thành quả đạt được (Chenhall, 2003; Ghezavati và Saidi- Mehrabad, 2011; Hoppe, Perry, và Banker, 2000; Ittner, Larcker, và Rajan, 1997; Stede, Chow, và Lin, 2006; Teeratansirikool, Siengthai, Badir, và Charoenngam, 2013). Mặt khác, đo lường thành quả là một công cụ để quản lý hiệu quả hơn và có ý nghĩa chiến lược liên quan đến việc triển khai và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp (Gruber và cộng sự, 2010; Tangen, 2004).

Cách đo lường thành quả khách quan và đo lường chủ quan sẽ được trình bày rõ hơn qua phần dưới đây.

1.3.2.1 Đo lường khách quan thành quả hoạt động

Thực tế cho thấy, các nghiên cứu khác nhau sử dụng các cách đo lường khác nhau dựa trên phạm vi nghiên cứu của mình. Về cách do lường thành quả khách quan Rowe, Morrow, và Finch (1995) phát biểu rằng việc đo lường thành quả hoạt động trong doanh nghiệp thường sử dụng các thước đo tài chính như ROA và ROE để phản ánh. Bên cạnh đó, Singh, Darwish, và Potočnik (2016); Taouab và Issor (2019) nhấn mạnh rằng đo lường thành quả ngoài việc dựa trên các chỉ số tài chính như ROA, ROE thì có thể đo lường bằng sự tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp, giá cổ phiếu, tăng trưởng chất lượng dịch vụ và sản phẩm, sự hài lòng trong công việc của nhân viên và các cam kết đã thực hiện.

Mặt khác, nghiên cứu của Forker, Vickery, và Droge (1996) và Magableh, Kharabsheh, và Al-Zubi (2011) đưa ra các chỉ tiêu để đo lường như doanh thu, tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận, lợi tức đầu tư (ROI), sự tăng trưởng khách hàng để đo lường. Tương đồng với các phát biểu trên Andersen và Segars (2001) cho rằng để đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp bằng cách đo lường khách quan thường hay sử dụng là sử dụng các chỉ số tài chính như chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), các tỷ số hoạt động và tỷ suất lợi nhuận ròng đề đo lường hiệu


quả tài chính. Ngoài ra việc đo lường khách quan còn được tập trung vào việc sử dụng các chỉ số kế toán cụ thể dựa trên các kết quả như lợi nhuận và tăng trưởng (Dess và Robinson Jr, 1984; C. Jones, 1985; Parnell và Wright, 1993). Tuy nhiên, chỉ tiêu đo lường dựa trên các chỉ số kế toán này được một số nghiên cứu cho rằng khó hiểu và phức tạp; vì chỉ tập trung vào các chỉ số tài chính và mang tính ngắn hạn; chủ yếu là nội bộ hơn là bên ngoài; cung cấp ít dấu hiệu của thành quả trong tương lai; ít quan tâm đến đối thủ và khách hàng; không rõ ràng về mối liên kết giữa mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp (Antic và Sekulic, 2006; Keegan, Eiler, và Jones, 1989; Neely, Gregory, và Platts, 1995). Hay Premkumar và Roberts (1999) cho rằng các doanh nghiệp nhỏ thường không thích tiết lộ các thông tin tài chính như: các thông tin về tài sản, doanh số bán hàng, chỉ số lợi nhuận v.v. Do vậy, việc đo lường có thể dẫn đến thông tin sai lệch, không đạt được mục đích của nghiên cứu.

Do đó, để thấy rõ hơn các chỉ tiêu đo lường, trong lĩnh vực quản lý chiến lược, đo lường thành quả được tập trung vào các khía cạnh như chất lượng, nhà cung cấp, sự tăng trưởng, bán hàng, phân phối và hiệu quả tài chính (Covin và Slevin, 1989; Dyer và Nobeoka, 2000; Gruber và cộng sự, 2010; Teece, Pisano, và Shuen, 1997). Mặt khác, ngoài các cách đo lường thành quả thông thường, chẳng hạn như hiệu quả chi phí và lợi nhuận, các doanh nghiệp nên cần quan tâm đến một số yếu tố khác cũng tạo ra thành quả quan trọng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng suất, tính linh hoạt, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nhà cung cấp, hiệu quả của quy trình sản xuất, tính sáng tạo, chất lượng của đội ngũ nhân viên cũng như các cơ hội và thách thức trong môi trường kinh doanh (Campbell, 1977; Hudson, Smart, và Bourne, 2001; Kaplan và Norton, 2005; Laitinen, 1996; Medori và Steeple, 2000). Bên cạnh đó, Mann và Kehoe (1994); Franco‐Santos và cộng sự (2007) khuyến nghị đo lường thành quả hoạt động thông qua hệ thống đo lường thành quả hoạt động (BPM).

Tóm lại, việc thực hiện các hệ thống đo lường thành quả thông qua các chỉ tiêu đo lường khách quan sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát và quản lý, đưa ra đánh giá tổng thể, so sánh với các mục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.


tiêu đề ra và bằng cách đưa ra khuyến nghị về các hành động cần thiết. Đặc biệt, trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới.

Hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam - 9

1.3.2.2 Đo lường chủ quan thành quả hoạt động

Các nghiên cứu về thành quả hoạt động của doanh nghiệp và thành quả của tổ chức nhấn mạnh rằng việc đo lường thành quả chủ quan qua tự đánh giá của nhà quản lý được sử dụng phổ biến hơn cách đo lường khách quan (March và Sutton, 1997; Richard và cộng sự, 2009; Silvestro, 2014; Vij và Bedi, 2012).

Cụ thể đo lường thành quả qua quan điểm chủ quan của các nhà quản lý được thể hiện qua việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành trong một giai đoạn cụ thể nào đó (Birley và Westhead, 1990; Brush và Vanderwerf, 1992; Delaney và Huselid, 1996; Porter và Kramer, 1985; Venkatraman và Ramanujam, 1986; Vij và Bedi, 2016). Giả sử như việc so sánh hiệu quả hoạt động sản xuất, chi phí hoạt động, hoạt động bán hàng, sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận… so với đối thủ cạnh tranh. Vij và Bedi (2016) cho rằng đo lường chủ quan có thể phù hợp hơn đo lường khách quan trong việc so sánh về mặt hiệu quả của doanh nghiệp khi thực hiện nghiên cứu có nhiều ngành và lĩnh vực hoạt động. Ngoài ra, ưu điểm của phép đo lường chủ quan là việc người trả lời có khả năng so sánh giữa các ngành trong cùng lĩnh vực. Vì vậy, đo lường chủ quan có thể phù hợp hơn trong các nghiên cứu mang tính chất tổng hợp khi đối tượng khảo sát gồm các doanh nghiệp có quy mô vừa và quy mô nhỏ, có nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, do đó các nhà quản lý có thể tính đến hiệu quả tương đối của doanh nghiệp của họ khi đưa ra đánh giá các khảo sát cho nghiên cứu (Brewer, 2006; Covin, Slevin, và Schultz, 1994; Dawes, 1999; Gupta và Govindarajan, 1984). Trong trường hợp các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, việc công bố các dữ liệu có phần hạn chế và người trả lời thường rất miễn cưỡng tiết lộ tình hình thực tế ra bên ngoài. Do đó, phương pháp đánh giá thành quả hoạt động thông quá biện pháp đo lường chủ quan được xem là cách tốt nhất cho các nghiên cứu thực hiện (Alasadi và Abdelrahim, 2008; Wall và cộng sự, 2004).


Vì thế, trong nghiên cứu này bảng hỏi của luận án được thiết kế để đo lường thành quả hoạt động của các DNVVN ở Việt Nam được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường chủ quan. Qua đó, người trả lời có thể so sánh các chỉ số hiệu quả của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp cùng ngành trong cùng lĩnh vực hoạt động để đưa ra câu trả lời khảo sát.

1.4 Mối quan hệ giữa sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán với thành quả hoạt động của doanh nghiệp

Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng việc sử dụng rộng rãi thông tin là quan trọng đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Lybaert, 1998; Mitchell và cộng sự, 2000a). Trong khi đó một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa thiết kế AIS và hiệu quả của các doanh nghiệp lớn (Abernethy và Guthrie, 1994; Mia và Chenhall, 1994), ngoài ra các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thiết kế AIS và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo đã có những kết quả không được rõ ràng và trong vài trường hợp có kết quả trái ngược nhau (Gorton, 1999; McMahon và Davies, 1994; Perren và Grant, 2000) và do đó cần phải điều tra thêm. Qua phần tổng quan nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc sử dụng CNTT có thể mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng đã phải tranh luận để chỉ ra tác động trực tiếp của CNTT đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu của Shin (2001) cho rằng CNTT cần được kết hợp với các yếu tố tổ chức như sự phức tạp của cơ cấu và chiến lược kinh doanh để có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. bên cạnh đó Chan (1997); Cragg và cộng sự (2002) đã cho rằng ra sự phù hợp giữa CNTT và chiến lược kinh doanh, có tác động đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Ismail và King (2005) cũng đã khám phá tác động của việc sự phù hợp của AIS dựa trên cơ sở yêu cầu AIS và khả năng AIS đối với thành quả hoạt động của các DN vừa và nhỏ. Theo Galbraith (1973) sự phù hợp giữa thông tin được yêu cầu và thông tin được cung cấp là tiền đề quan trọng đối với hiệu quả của tổ chức. Có thể nói rằng sự phù hợp của AIS là rất quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp có


được có ASI phù hợp (phù hợp giữa yêu cầu AIS với khả năng AIS) thì có nhiều khả năng thành công hơn những doanh nghiệp không có sự phù hợp hoặc sự phù hợp thấp.

1.5 Lý thuyết nền tảng

1.5.1 Lý thuyết về xử lý thông tin

Hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của CNTT đã góp phần tạo kết nối các quy trình kinh doanh trong các doanh nghiệp nhằm thích ứng với sự thay đổi của môi trường xung quanh. Ngày càng có nhiều tổ chức áp dụng hệ thống thông tin (IS) trong quản lý làm cho việc thực hiện các nhiệm vụ công việc trở nên hiệu quả hơn. Galbraith (1973) đã đưa ra cách tiếp cận về tầm quan trọng của việc xử lý thông tin trong các tổ chức. Tác giả đã phát triển Lý thuyết xử lý thông tin tổ chức (OIPT) trong bối cảnh các DN phải đối mặt với những thay đổi năng động trong môi trường kinh doanh của họ. Lý thuyết này bao gồm ba khái niệm quan trọng: thứ nhất là yêu cầu xử lý thông tin, thứ hai là khả năng xử lý thông tin và thứ ba là sự phù hợp giữa chúng để có được hiệu quả tối ưu. OIPT phát biểu rằng sự phù hợp của năng lực xử lý thông tin có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả. Galbraith nhận ra rằng các DN muốn hoạt động hiệu quả thì phải phát triển các chiến lược khả thi để quản lý sự thích ứng của tổ chức với môi trường xung quanh. Cụ thể hơn, các tổ chức có triển khai IS sẽ hoạt động hiệu quả hơn mặc dù có sự khác nhau về cấu trúc tổ chức. Theo lý thuyết này, hiệu quả của khả năng xử lý thông tin được đánh giá phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của tổ chức (Galbraith, 1973). Khi khả năng xử lý thông tin có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin thì sự phù hợp này sẽ có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Galbraith, 1973). Điều này làm cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến việc kiểm tra tác động của IS/IT đối với việc thiết kế lại và điều chỉnh tổ chức để xử lý thông tin tổ chức hiệu quả hơn.

Lý thuyết này cũng đã được các nghiên cứu tiếp theo vận dụng và phát triển. Van de Ven và Drazin (1984) cho rằng phù hợp là một tập hợp khả thi có tính hiệu quả như nhau trong tổ chức có cùng bối cảnh và cấu trúc nhất quán. Louadi (1998) khẳng định khi các tổ chức có khả năng xử lý thông tin có thể đáp ứng được nhu


cầu thông tin thì sự phù hợp này sẽ có tác động đáng kể đến thành quả hoạt động. Ngoài ra đã có một số nghiên cứu vận dụng lý thuyết IP để đánh giá sự phù hợp giữa các yêu cầu AIS và khả năng của AIS trong các DN (Ashif và cộng sự, 2013; Budiarto và cộng sự, 2014; Ismail và King, 2005).

Tóm lại, lý thuyết xử lý thông tin nhấn mạnh rằng sự phù hợp của khả năng xử lý thông tin có ảnh hưởng đến thành quả của tổ chức. Các tổ chức có triển khai hệ thống thông tin sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Cụ thể sự phù hợp giữa các yêu cầu của AIS và khả năng của AIS sẽ ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp. Trong phần tổng quan nghiên cứu, luận án đã chỉ ra rằng hầu hết các nghiên cứu liên quan đến tác động của AIS đến thành quả DN đều có vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu. Vì thế Lý thuyết xử lý thông tin của Galbraith (1973) đã được luận án vận dụng để đánh giá sự phù hợp AIS bằng việc xem xét tầm quan trọng của các yêu cầu về đặc điểm thông tin và mức độ đáp ứng hiện tại các đặc điểm này của doanh nghiệp để đo lường sự phù hợp của AIS và sau đó đánh giá sự tác động của sự phù hợp AIS đến thành quả hoạt động trong các DNVVN ở Việt Nam.

1.5.2 Lý thuyết tình huống

Lý thuyết tình huống đã đã được áp dụng trong các nghiên cứu về tổ chức hành vi, thiết kế, hiệu quả, lập kế hoạch và chiến lược quản lý. Mặc dù có sự khác nhau về chủ đề nghiên cứu, tuy nhiên chúng có đề xuất chung rằng kết quả của tổ chức là kết quả của sự phù hợp giữa hai hoặc nhiều yếu tố (Van de Ven và Drazin, 1984). Lý thuyết tình huống có thể được xem là một dạng của lý thuyết hành vi cho rằng không chỉ có một cách duy nhất để quản lý, điều hành các tổ chức hiệu quả trong mọi tình huống. Do đó, Fiedler (1964) cho có thể thành công trong tình huống này nhưng có thể không thành công trong một tình huống tương tự khác.

Lý thuyết tình huống được vận dụng trong hệ thống thông tin kế toán qua nghiên cứu của Khazanchi (2005); Raymond và cộng sự (1995) để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố phù hợp của CNTT với hiệu quả từ việc triển khai chiến lược CNTT trong các DNVVN. Ngoài ra các nghiên cứu của Gordon và Miller (1976); Weill và Olson (1989) cũng vận dụng lý thuyết này trong việc thiết kế IS,


thông qua sự phù hợp của các yếu tố với việc thiết kế và vận hành IS nhằm cải thiện thành quả của hệ thống thông tin. Trong nghiên cứu của Raymond và cộng sự (1995); Ismail và King (2005); Esmeray (2016) Lý thuyết tình huống đã được các nghiên cứu luận án áp dụng để thực thực hiện phân tích xem xét sự tác động của hệ thống thông tin kế toán đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp. Trong phần tổng quan nghiên cứu Lý thuyết tình huống đã được các nghiên cứu luận án áp dụng để thực thực hiện phân tích xem xét sự tác động của hệ thống thông tin kế toán đến thành quả hoạt động của các DNVVN trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin.

Trong luận án này, lý thuyết tình huống được sử dụng để phân tích xem xét sự tác động của hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin đến thành quả của các DNVVN ở Việt Nam trên các gốc độ Hoạt động sản xuất; chi phí hoạt động; hoạt động bán hàng; tăng trưởng và khả năng sinh lợi.

1.5.3 Lý thuyết hệ thống

Trong môi trường của một tổ chức, lý thuyết hệ thống phản ánh sự ảnh hưởng của việc tương tác giữa các phòng ban và bộ phận trong một tổ chức. Theo lý thuyết này, toàn bộ tổ chức được xem là hệ thống cha, các phòng ban và bộ phận trong tổ chức chính là các hệ thống con nằm trong hệ thống cha. Sự tương tác trong hệ thống không phải lúc nào cũng là sự tương tác trực tiếp giữa các bộ phận. Đôi lúc, một sự thay đổi nhỏ của một phòng ban, bộ phận lại tác động lớn đến cả một tổ chức, ngược lại, khi một tổ chức có sự thay đổi lớn tuy nhiên sự tác động lại không lớn đối với các phòng ban, bộ phận khác trong tổ chức. Lý thuyết hệ thống đã có những ứng dụng khá phong phú và đa dạng trong hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học từ những năm thập niên 40 được phát triển thông qua một số nghiên cứu như của Bertalanffy (1968) và Willems (1972).

Vận dụng lý thuyết này trong hệ thống thông tin kế toán, một số nghiên cứu khẳng định rằng AIS của một DN là một hệ thống con trong hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp (A.Hall, 2007; Nguyễn Thế Hưng, 2006; M. B. Romney, and Steinbart, Paul J., 2012; Thái Phúc Huy và Nguyễn Phước Bảo Anh, 2012). Bên cạnh đó cần sẽ xem xét đến sự điều chỉnh của AIS trong bối cảnh của


DNVVN, cân nhắc đến những tác động đến các phòng ban, bộ phận khác nhau. Ngoài ra, khi đề xuất các giải pháp cần có sự tích hợp, thống nhất giữa các hệ thống con để cùng hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp (Vũ Thị Thanh Bình, 2019 ). Trong các nghiên cứu của Ismail và King (2005); (2006); R. Trabulsi (2018); Budiarto và cộng sự (2018) Lý thuyết hệ thống cho đã được vận dụng để xác định sự phù hợp của AIS trong các doanh nghiệp.

Thông qua phần tổng quan nghiên cứu luận án vận dụng Lý thuyết hệ thống cho việc xác định sự phù hợp của AIS trong DN tác động đến thành quả của các DNVVN. Sự phù hợp của AIS được được xem là sự tương tác của yêu cầu AIS và khả năng của AIS với các yếu tố có liên quan đến sự phù hợp AIS bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp


Kết luận chương 1


Nội dung chương 1 nghiên cứu đã khái quát lý thuyết về hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp, hệ thống thông tin quản lý, các yêu tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp và phân tích vai trò của hệ thống thông tin kế toán đối với doanh nghiệp. Khái quát về thành quả và cách đo lường thành quả doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý thuyết nền tảng để phục vụ cho nghiên cứu bao gồm Lý thuyết về xử lý thông tin; Lý thuyết tình huống (contingency theory) và Lý thuyết hệ thống.

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí