Reid và Smith (2000) đã đo lường bằng cách xác định mức độ hỗ trợ từ các chuyên gia bên ngoài, cụ thể là các chuyên gia kế toán có kinh nghiệm để hỗ trợ công tác kế toán của các DNVVN trong quá trình hoạt động.
Mặt khác thì Ein-Dor, Myers, và Raman (1997) đo lường bằng cách đề cập đến sự hỗ trợ của chính phủ thông qua việc chính phủ có thể hỗ trợ, cung cấp và khuyến khích dưới dạng trợ cấp, cho vay lãi suất thấp, hội thảo và chuyên môn kỹ thuật. Tương đồng với cách đo lường này nghiên cứu của C.-S. Yap và Thong (1997) trong bối cảnh tin học hóa của các DN vừa và nhỏ đã đo lường dựa vào việc cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính phủ như hỗ trợ về công nghệ, tài chính và Utomo (2001) đã đo lường yêu tố này bằng cách xác định sự can thiệp trực tiếp của chính phủ qua việc hỗ trợ các DN trong viêc thúc đẩy đổi mới công nghệ. Một cách tiếp cận rõ hơn về cách đo lường của yếu tố tri thức bên ngoài tác động đến sự phù hợp của AIS trong DN được đo lường bằng việc hỏi người trả lời cho biết những chuyên môn bên ngoài nào mà DN của họ thường tìm kiếm để hỗ trợ cho quá trình tin học hóa gồm có: Chuyên gia tư vấn; nhà cung cấp, đại lý; cơ quan chính phủ và các công ty dịch vụ kế toán. Sử dụng cách hỏi là có hay không có để phản ánh sự ảnh hưởng của yếu tố tri thức bên ngoài đến sự phù hợp AIS trong doanh nghiệp (Budiarto và cộng sự, 2018; Budiarto và cộng sự, 2014; Ismail và King, 2005, 2007).
Cách đo lường yếu tố này thông qua các nghiên cứu được trình bày chi tiết thông qua bảng 1.4 dưới đây.
Bảng 1.4: Cách đo lường yếu tố tri thức bên ngoài thông qua các nghiên cứu
Năm | Các tiêu chí đo lường | |
Yap và cộng sự | 1992 | Các nhà tư vấn: Hỗ trợ các kiến thức chuyên môn cần thiết, quản lý dự án, lựa chọn các phần mềm, truyền đạt kinh nghiệm với việc triển khai, xác định vấn đề và đưa ra các giải pháp thay thế và có thể hỗ trợ lập kế hoạch, phân tích yêu cầu thông tin và lựa chọn của nhà cung cấp và gói ứng dụng phù hợp |
Thong và cộng sự | 1994 | Các chuyên gia tư vấn: chuyên gia về CNTT cung cấp dịch vụ tư vấn bao gồm thực hiện phân tích yêu cầu thông tin về nhu cầu kinh doanh, đưa ra khuyến nghị về phần cứng và phần mềm máy tính |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Hệ Thống Thông Tin Trong Doanh Nghiệp
- Các Khía Cạnh Cấp Độ Thiết Lập Cntt Trong Doanh Nghiệp
- Cách Đo Lường Hiểu Biết Của Chủ Sở Hữu/người Quản Lý Thông Qua Các Nghiên Cứu
- Mối Quan Hệ Giữa Sự Phù Hợp Của Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Với Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
- Giới Thiệu Chung Về Phương Pháp Nghiên Cứu
- Mã Hóa Các Biến Đo Lường Trong Mô Hình Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
phù hợp với tổ chức và quản lý việc triển khai IS, trong khi các nhà cung cấp CNTT thì cung cấp các phần cứng máy tính, các gói phần mềm, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo người dùng cho các tổ chức | ||
Elliott và cộng sự | 1992 | Các công ty cung cấp dịch vụ tham gia hỗ trợ doanh nghiệp: cụ thể các công ty dịch vụ kế toán sẽ tư vấn và thực hiện xử lý các dữ liệu kế toán cho doanh nghiệp. |
Reid và cộng sự | 1999;2000 | Hỗ trợ từ các chuyên gia bên ngoài: cụ thể là các chuyên gia kế toán có kinh nghiệm để hỗ trợ công tác kế toán của các DNVVN trong quá trình hoạt động. |
Ein-Dor và cộng sự | 1997 | Sự hỗ trợ của chính phủ: thông qua việc chính phủ có thể hỗ trợ, cung cấp và khuyến khích dưới dạng trợ cấp, cho vay lãi suất thấp, hội thảo và chuyên môn kỹ thuật |
Yap và cộng sự | 1997 | Cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính phủ: như hỗ trợ về công nghệ, tài chính. |
Utomo và cộng sự | 2001 | Sự can thiệp trực tiếp của chính phủ: qua việc hỗ trợ các DN trong viêc thúc đẩy đổi mới công nghệ. |
Ismail & King Budiarto và cộng sự | 2005;2007 2014;2018 | Chuyên gia tư vấn; (chuyên gia về CNTT và kế toán) Nhà cung cấp, Đại lý; (công công ty cung phần mềm kế toán và CNTT) Cơ quan chính phủ: (Hỗ trợ về chính sách và công nghệ) Các công ty dịch vụ kế toán |
Nguồn: Tổng hợp của NCS
Tóm lại: Thông qua những phân tích ở trên về yếu tố tri thức bên ngoài, có thể nói rằng tri thức bên ngoài bao gồm: các nhà cung cấp, chuyên gia tư vấn, chuyên gia kế toán, hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia đào tạo về CNTT và chính phủ. Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các DNVVN tiến hành triển khai các ứng dụng để cải thiện quá trình lưu trữ, xử lý thông tin. Sự hỗ trợ được cung cấp bởi yếu tố này cho phép các DNVVN có được tầm nhìn rộng hơn về cả nhu cầu thông tin và khả năng xử lý thông tin của họ, vì vậy, các DNVVN có sự tham gia của tri thức bên ngoài sẽ đạt được mức độ phù hợp AIS cao hơn.
1.2.5 Tri thức nội bộ
Trong một số nghiên cứu khái niệm tri thức nội bộ đã được đề cập đến để phản ánh sự ảnh hưởng đến mức độ thiết lập CNTT và quản lý CNTT, hệ thống thông tin cũng như AIS trong các DNVVN. Cụ thể tri thức nội bộ là một đội ngũ quản lý/nhân viên CNTT của DN, đội ngũ này có thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động kiểm soát CNTT, chẳng hạn như khắc phục các sự cố, hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng các phần mềm và nâng cấp phần cứng, quản trị mạng và phát triển ứng dụng (P. Cragg, Mills, và Suraweera, 2013). Ngoài ra tri thức nội bộ còn được hiểu là đội ngũ nhân lực chuyên môn để duy trì sự vận hành AIS như bộ phận IT/ IS và các bộ phận chuyên môn khác như kế toán hay là kiểm soát nội bộ trong các DN (Ashif và cộng sự, 2013).
Thực tế cho thấy trong các DNVVN thường thiếu đội ngũ có kinh nghiệm để hỗ trợ tốt cho công việc kế toán (Gable và Raman, 1992; Lees và D, 1987; Reid và cộng sự, 1999; Reid và Smith, 2000). Đặc biệt, các DNVVN luôn phải đối mặt với những khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân các nhân viên kế toán có hiểu biết về MIS do nguồn lực tài chính khan hiếm, cũng như việc các nhân viên thường có mức lương và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp bị hạn chế (Galliers, 1991). Do đó, tại các DNVNN đội ngũ tri thức nội bộ thường có mức độ nhận thức và hiểu biết thấp về CNTT và thiếu kinh nghiệm về AIS dẫn đến làm hạn chế thành quả doanh nghiệp (Ismail và King, 2005). Sự hạn chế về kiến thức, chuyên môn về IS của đội ngũ tri thức nội bộ có thể làm gia tăng các rào cản trong với việc áp dụng AIS hiện đại và các công nghệ mới (Ismail và King, 2007). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các DNVVN chủ yếu dựa vào các thông tin kế toán đơn giản, để đưa ra quyết định kinh doanh (Holmes và Nicholls, 1988; Mairead, 1997). Bên cạnh đó các DNVVN thường sử dụng CNTT cho công tác hành chính là chủ yếu, họ chưa chú trọng áp dụng cho hoạt động chiến lược, do thiếu chuyên môn và kiến thức phù hợp để vận dụng khai thác hết tiềm năng của các công nghệ mới hiện nay (Ismail và King, 2014). Qua các phân tích ở trên có thể nói rằng đội ngũ tri thức nội bộ như các nhân viên kế toán và CNTT, IS sẽ góp phần tạo ra sự phù hợp tốt hơn giữa yêu cầu AIS và khả năng AIS.
Đo lường yếu tố tri thức nội bộ
C. Yap và cộng sự (1992) đo lường yếu tố tri thức nội bộ bằng cách xác định mức độ sự hiện diện của đội ngũ bên trong qua việc tham gia quá trình lập trình hệ thống, phân tích hệ thống và kiểm duyệt các thông tin từ các nhà tư vấn bên ngoài. Bên cạnh đó P. Cragg và cộng sự (2013) thực hiện đo lường yếu tố này dựa vào việc mức độ các chuyên gia CNTT nội bộ có tham gia vào các hoạt động CNTT của DN hay không, chẳng hạn như khắc phục sự cố, hỗ trợ người dùng, nâng cấp phần mềm và phần cứng, quản trị mạng và phát triển các ứng dụng. Hay Reid và cộng sự (1999); Reid và Smith (2000) đã xác định sự tác động của yếu tố này đến hệ thống thông tin trong bối cảnh các DNVVN đã đo lường dựa trên mức độ thực hiện công việc của đội ngũ kế toán của doanh nghiệp như sử dụng các phần mềm kế toán và thực hiện các báo cáo kế toán. Làm rõ hơn về cách đo lường của yếu tố tri thức nội bộ tác động đến sự phù hợp của AIS trong DN được đo lường bằng việc hỏi người trả lời cho biết liệu doanh nghiệp của họ có sử dụng những nhân viên sau hay không: Cụ thể đó là nhân viên kế toán và nhân viên hệ thống thông tin. Số năm kinh nghiệm của họ về chuyên môn, trình độ học vấn. Cách đo lường này để phản ánh sự ảnh hưởng của yếu tố này đến sự phù hợp AIS trong doanh nghiệp (Budiarto và cộng sự, 2018; Budiarto và cộng sự, 2014; Ismail và King, 2005, 2007).
Cách đo lường yếu tố này thông qua các nghiên cứu được trình bày chi tiết thông qua bảng 1.5 dưới đây.
Bảng 1.5: Cách đo lường yếu tố tri thức nội bộ thông qua các nghiên cứu
Năm | Các tiêu chí đo lường | |
Yap và cộng sự | 1992 | Mức độ sự hiện diện của đội ngũ tri thức nội bộ qua việc tham gia quá trình lập trình hệ thống, phân tích hệ thống và kiểm duyệt các thông tin từ các nhà tư vấn bên ngoài. |
Cragg và cộng sự | 2013 | Mức độ đội ngũ tri thức nội bộ tham gia vào các hoạt động kiểm soát CNTT, chẳng hạn như khắc phục các sự cố, hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng các phần mềm và nâng cấp phần cứng, quản trị mạng và phát triển ứng dụng |
1999;2000 | Mức độ thực hiện công việc của đội ngũ kế toán của doanh nghiệp như sử dụng các phần mềm kế toán và thực hiện các báo cáo kế toán. | |
- Ismail & King Budiarto và cộng sự | 2005;2007 2014;2018 | Trình độ của đội ngũ quản lý và nhân viên, số năm kinh nghiệm của họ về quản lý chuyên môn. |
Nguồn: Tổng hợp của NCS
Tóm lại: Thông qua những phân tích ở trên về yếu tố tri thức nội bộ, có thể nói rằng tri thức nội bộ bao gồm: đội ngũ quản lý và nhân viên, đội ngũ kế toán. Yếu tố này cũng đóng vai trò quan trọng tương đồng với yếu tố tri thức bên ngoài. Sự hỗ trợ được cung cấp bởi yếu tố này cho phép các DNVVN có được tầm nhìn rộng hơn về cả nhu cầu thông tin và khả năng xử lý thông tin của họ, vì vậy, các DNVVN có sự tham gia của tri thức nội bộ sẽ đạt được mức độ phù hợp AIS cao hơn.
1.2.6 Quy mô doanh nghiệp
Khái niệm về quy mô doanh nghiệp có thể được hiểu là việc phân chia doanh nghiệp ra thành các loại doanh nghiệp như là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ được thể hiện qua cấu trúc của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh sự phân bổ quyền hạn và trách nhiệm trong toàn doanh nghiệp (Hall, 2011). Quy mô doanh nghiệp từ lâu đã được công nhận là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thiết lập CNTT trong các DN (Ismail và King, 2007). Nghiên cứu của Dang, Li, và Yang (2018) trích dẫn nghiên cứu của Coase (1937) về ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến việc phân bổ nguồn lực tại các doanh nghiệp. Sau đó, các nghiên cứu khác như Williamson (1975);Williamson (1985); Klein, Crawford, và Alchian (1978) cũng đã tiếp tục bàn luận về chủ đề này.
Để đo lường quy mô doanh nghiệp, Frank và Goyal (2003) cho rằng cấu trúc về vốn là một yếu tố quan trọng khi thực hiện đo lường. Ngoài ra trong nghiên cứu của Papadogonas (2007); Vijayakumar và Tamizhselvan (2010) đưa ra các tiêu chí để đo lường yếu tố quy mô doanh nghiệp gồm có: về doanh số, tài sản và lợi nhuận. Nghiên cứu đã sử dụng các chỉ số này để làm căn cứu đánh giá mối
quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và thành quả doanh nghiệp. Tương đồng với với cách đo lường này Santos và Brito (2012) và Takata (2016) đã thực hiện cách đo lường bằng cách đưa ra các chỉ tiêu như vốn, thị trường để đánh giá hiệu qủa doanh nghiệp. Ngoài ra, Dang và cộng sự (2018) khuyến nghị rằng xác định quy mô doanh nghiệp có thể căn cứ các chỉ tiêu như số lượng nhân viên, quy mô vốn và tài sản.
Trên thực tế, cấu trúc doanh nghiệp cũng là một thước đo về quy mô. Độ phức tạp về cấu trúc doanh nghiệp được đo bằng quy mô của hệ thống phân cấp quản lý của doanh nghiệp (Bergeron, Raymond, và Rivard, 2001). Theo phân tích của Louadi (1998) cấu trúc của DN cũng có thể ảnh hưởng đến yêu cầu thông tin tổ chức. Nhìn chung, các DN lớn có nhiều khả năng thích nghi và phù hợp với CNTT tốt hơn (Winston và Dologite, 1999). Trong các DN có quy mô nhỏ, việc thực hiện tin học hóa có ít khả năng thành công hơn các DN lớn hơn, vì nguồn lực hạn chế và thiếu cấu trúc IS (Thong, 2001). Hầu hết các DN nhỏ không có sẵn tiền để đầu tư vào CNTT và không có sự hỗ trợ để giúp họ chọn công nghệ phù hợp. Do đó, người ta hy vọng rằng các DN lớn hơn có nhiều khả năng đạt được mức độ phù hợp AIS cao hơn so với các DN nhỏ. Tường đồng quan điểm Ismail và King (2005) nói rằng các DN có cơ cấu tổ chức phức tạp hơn có nhiều khả năng để đáp ứng yêu cầu AIS cao hơn so với các DN có cơ cấu tổ chức đơn giản.
Cách đo lường yếu tố này thông qua các nghiên cứu được trình bày chi tiết thông qua bảng 1.6 dưới đây.
Bảng 1.6: Cách đo lường yếu quy mô doanh nghiệp thông qua các nghiên cứu
Năm | Các tiêu chí đo lường | |
Frank và cộng sự | 2003 | Cấu trúc về vốn |
- Papadogonas và cộng sự - Vijayakumar và cộng sự | 2007 2010 | Về doanh số, tài sản và lợi nhuận |
- Santos và cộng sự - Takata và cộng sự | 2012 2016 | Vốn và thị trường |
Dang | 2018 | Số lượng nhân viên, quy mô vốn và tài sản |
Nguồn: Tổng hợp của NCS
Tóm lại: Thông qua những phân tích ở trên về yếu tố quy mô doanh nghiệp
, có thể nói rằng tri thức nội bộ bao gồm: Cấu trúc về vốn, về doanh số, vốn và thị trường, số lượng nhân viên, quy mô vốn và tài sản. Yếu tố này cũng đóng vai trò quan trọng. Yếu tố này thể hiện năng lực về tài chính, nhân sự…của các DNVVN nó tác động đến yêu cầu thông tin và khả năng xử lý thông tin của DN, vì vậy, yếu tố này là một trong các yêu tố có sự tác động phù hợp AIS .
1.3. Thành quả hoạt động doanh nghiệp
1.3.1. Khái niệm về thành quả doanh nghiệp sản xuất
Thành quả của doanh nghiệp trong kinh tế ngày nay là một vấn đề được chú trọng đối với các nhà nghiên cứu. Khái niệm về thành quả doanh nghiệp trong các nghiên cứu hiện vẫn chưa có sự thống nhất, tuy nhiên có một số điểm chung và được trình bày như sau. Thành quả kinh doanh hay thành quả hoạt động của doanh nghiệp được Venkatraman và Ramanujam (1986) đề cập đến là kết quả hoạt động liên quan đến tài chính của các doanh nghiệp. Nghiên cứu của Smith và Reece (1999) khái niệm rằng “thành quả doanh nghiệp là khả năng hoạt động kinh doanh để đáp ứng mục tiêu mong muốn của chủ sở hữu và các bên liên quan”. Các bên có liên quan được nghiên cứu này đề cập đến ở đây gồm có các nhà đầu tư hay các cổ đông chiến lược của doanh nghiệp. Tương đồng với khái niệm trên, các nghiên cứu khác về thành quả cho rằng “thành quả là việc đo lường mức độ hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp và sự hài lòng của các bên liên quan cộng với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”(Connolly, Conlon, và Deutsch, 1980; Hitt, 1988; Kaplan và Norton, 2005; Richard, Devinney, Yip, và Johnson, 2009; Vij và Bedi, 2016; Zammuto, 1984). Ngoài điểm chung với khái niệm của Smith và Reece (1999), các nghiên cứu này đề cập thêm một ý để phản ánh thành quả đó là trách nhiệm xã hội (CRS) đạt được của doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội được hiểu là tính bền vững của doanh nghiệp, bổn phận của doanh nghiệp hay là doanh nghiệp có trách nhiệm. Qua đó cho thấy trong các nghiên cứu nói về thành quả của doanh nghiệp, tuy có sự khác biệt nhất định tuy nhiên có đặc điểm chung xem thành quả quả là một chỉ số hay mục tiêu cần để đạt được của các doanh nghiệp (Samsonowa, 2011).
Tóm lại: Thành quả của doanh nghiệp là việc đo lường mức độ hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp và sự hài lòng của chủ sở hữu và các bên liên quan.
1.3.2 Đo lường thành quả doanh nghiệp sản xuất
Trong bối cảnh hoạt động của các doanh nghiệp luôn gắn với sự phát triển bền vững của môi trường kinh doanh và những thách thức về đổi mới cơ chế quản trị doanh nghiệp, đo lường thành quả trở thành một chủ đề có nhiều nhiều ý nghĩa đối với các doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của John (2000) cho rằng đo lường thành quả là việc đánh giá các mục tiêu của một doanh nghiệp có đạt được hay không. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu nhấn mạnh rằng việc đo lường thành quả hoạt động đối với một tổ chức là hết sức quan trọng (Dess và Robinson Jr, 1984; Gruber, Heinemann, Brettel, và Hungeling, 2010; Song, Droge, Hanvanich, và Calantone, 2005). Đo lường thành quả có thể được xác định bằng cách đo lường chủ quan hoặc đo lường khách quan, hay đo lường hiệu quả tài chính hoặc hiệu quả phi tài chính. Sự khác biệt giữa đo lường chủ quan và đo lường khách quan được thể hiện qua bảng 1.7 dưới đây.
Bảng 1.7: Phân biệt cách đo lường chủ quan và đo lường khách về thành quả của doanh nghiệp
Đo lường chủ quan | Đo lường khách quan | |
1. Các chỉ số | Tập trung vào hiệu quả tổng thể. | Dựa vào các chỉ số tài chính thực tế cụ thể. |
2. Tiêu chuẩn đo lường | Người trả lời thông tin được yêu cầu so sánh hiệu quả của DN mình so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành. | Người trả lời thông tin được yêu cầu trả lời các số liệu tài chính mang tính tuyệt đối. |
3. Thang đo | Phạm vi từ rất xấu, đến mức rất tốt, hay thấp hơn rất nhiều, đến mức thấp hơn nhiều đến mức cao hơn nhiều, hay tệ nhất trong ngành… | Không sử dụng thang đo |
Nguồn: (Zulkiffli và Perera, 2011)
Về tầm quan trọng của cách đo lường thành quả trong các doanh nghiệp.
Một số nghiên cứu đã khẳng định rằng, đo lường thành quả đóng vai trò quan