Hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam - 3


Tiếp đó, tác giả Fitrios (2015) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện Hệ thống Thông tin Kế toán và Chất lượng Thông tin Kế toántại Indonesia. Nghiên cứu này nhằm xác định hiệu quả của “cam kết quản lý hàng đầu” và “đào tạo người dùng” về việc thực hiện các AIS. Nghiên cứu đã đưa ra mô hình với 2 nhân tố là “cam kết quản lý và đào tạo người dùng” tác động đến thực hiện hệ thống thông tin kế toán, với 2 giả thuyết được đưa ra là: GT1 việc thực hiện các AIS bị ảnh hưởng đáng kể bởi cam kết quản lý và đào tạo người sử dụng. GT2 Chất lượng thông tin kế toán bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc thực hiện các AIS. Dữ liệu thu thập được được xử lý bằng SPSS. Kết quả cho thấy cam kết quản lý hàng đầu và đào tạo người dùng ảnh hưởng đến việc thực hiện AIS. Kết quả của nghiên cứu này đã góp phần giải quyết vấn đề thực hiện AIS và chất lượng thông tin kế toán thông qua cải tiến cam kết quản lý hàng đầu và đào tạo người sử dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới đo lường 2 yếu tố “cam kết quản lý và đào tạo người dùng” ảnh hưởng đến việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán chưa xem xét các gốc độ khác của AIS ảnh hưởng đến thành quả DN trong bới cảnh áp dụng CNTT.

Cũng theo hướng nghiên cứu này Iskandar (2015) vời đề tài Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của thực hiện hệ thống thông tin kế toánMục đích của nghiên cứu này là tìm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến chất lượng AIS, chất lượng thông tin kế toán khi kết nối với cam kết quản lý, năng lực người dùng và văn hóa tổ chức. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua suy luận phân tích hiện tượng sau đó tìm kiếm bằng chứng thông qua các sự kiện thực nghiệm, đặc biệt là về hiệu quả của cam kết quản lý, năng lực và người sử dụng văn hóa tổ chức đến chất lượng của AIS. Kết quả nghiên cứu cho rằng Cam kết quản lý và năng lực người dùng ảnh hưởng đến chất lượng AIS. Các lý thuyết nhấn mạnh rằng ảnh hưởng của quản lý cam kết và năng lực người dùng về chất lượng của AIS. Kết quả lý thuyết bằng chứng từ nghiên cứu này có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề xảy ra về chất lượng của AIS. Các chất lượng AIS có thể được cải thiện thông qua cam kết quản lý và năng lực người dùng. Tuy


nhiên đây chỉ là một nghiên cứu mang tính lý thuyết, các nghiên cứu khác có thể thực hiện nghiên cứu thực nghiệm để phản ánh tốt hơn.

Gần đây nhóm tác giả Andarwati, Nirwanto, và Darsono (2018) đã thực hiện nghiên cứu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán thành công dựa trên công nghệ thông tin về quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của chất lượng hệ thống và hỗ trợ quản lý hàng đầu đối với sự hài lòng của các nhà quản lý DNVVN. Mẫu trong nghiên cứu này là 118 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kỹ thuật mẫu được sử dụng bởi phương pháp lấy mẫu có chủ đích và kỹ thuật phân tích bằng Mô hình SEM. Kết quả của nghiên cứu cho thấy chất lượng hệ thống và hỗ trợ quản lý hàng đầu có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dùng thông tin kế toán. Nghiên cứu đã góp phần phản ánh phong phú thêm hệ AIS và chất lượng hệ thống và hỗ trợ quản lý hàng đầu có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dùng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa phản ánh thực trạng việc áp dụng CNTT, tác động của CNTT đến hiệu quả của các DNVVN.

Tóm lại, qua phân tích của các nghiên cứu đã góp phần cũng cố về mặt lý thuyết và thực tiễn để xác định mối quan hệ giữa sự phù hợp của AIS và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự tổ chức thực hiện thành công hệ thống thông tin kế toán sẽ góp phần mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Các khoảng trống đặt ra qua các nghiên cứu trên cho thấy các nghiên cứu này chỉ mới tập trung vào việc đánh giá thực hiện AIS chưa xem xét các gốc độ khác của AIS ảnh hưởng đến thành quả DN trong bới cảnh áp dụng CNTT. Một nghiên cứu mang tính lý thuyết, chưa đi sâu vào nghiên cứu thực nghiệm để phản ánh tốt hơn tình hình tại các DNVVN trong bối cảnh ứng dụng CNTT.

Các nghiên cứu theo hướng phản ánh sự phù hợp của AIS tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Có thể nói rằng một trong những nghiên cứu đặt nền móng cho việc điều tra mối quan hệ giữa sự phù hợp của AIS trong tác động của yếu tố CNTT đến thành


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

quả hoạt động của các DN là nghiên cứu của P. B. Cragg (1990), luận án này đã thực hiện điều tra vấn đề này tại các doanh nghiệp nhỏ tại Anh. Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi qua thư để điều tra được gửi đến 289 DN. Mục đích chính là điều tra cấp độ thiết lập CNTT là một trong những nguyên nhân khiến các DN nhỏ thành công và mang lại hiệu quả tài chính. Phương pháp thống kê và phân tích hồi quy được sử dụng để phân tích dữ liệu, lý thuyết hệ thống và lý thuyết xử lý thông tin đã được vận dụng làm khung lý thuyết cho nghiên cứu.

Với yếu tố mức độ thiết lập CNTT trong các DNVVN được đo lường bằng cách xác định số lượng các loại ứng dụng CNTT đang được thiết lập tại doanh nghiệp (các loại công nghệ, phần mềm), các ứng dụng dùng để bảo mật IS cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và cách thức quản lý CNTT (nhân viên CNTT, người phụ trách CNTT, chiến lược CNTT, kinh nghiệm sử dụng máy tính và phát triển CNTT) hiện tại của doanh nghiệp đang thực hiện là gì. Yếu tố sự phù hợp AIS được đo lường bằng việc sự đáp ứng được các thông tin kế toán và tài chính, sau đó xem xét sự phù hợp này đến hiệu quả tài chính được đo lường bằng các chỉ tiêu tăng trưởng doanh số, doanh thu và lợi nhuận. Nghiên cứu đã sử dụng cách thức đo lường thành quả chủ quan của tổ chức của Venkatraman và Ramanujam (1986) để đo lường thành quả. Kết quả đã phát hiện ra rằng các nhóm doanh nghiệp có mức độ thiết lập CNTT cao sẽ làm cho sự phù hợp AIS tốt và có tác động đến thành quả tốt hơn so với các doanh nghiệp có mức độ thiết lập CNTT thấp.

Hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam - 3

Điều này cũng phù hợp với kết luận trước đó của Cron và Sobol (1983) nhận thấy rằng việc áp dụng CNTT trong các DN có mối quan hệ tích cực đến hiệu quả chung của các DN vừa và doanh nghiệp lớn. Nghiên cứu này đã góp phần làm nên tảng cơ sở lý thuyết cho việc xác định yếu tố CNTT ảnh hưởng đến AIS và tác động đến thành quả của các DNVVN, cũng như vận dụng phương pháp đo lường thành quả chủ quan để đo lường cho các nghiên cứu sau. Hạn chế của nghiên cứu này biến cấp độ thiết lập CNTT (biến độc lập) chỉ mới được đo lường bằng các loại công nghệ, phần mềm tại DN chưa xem xét các yếu tố khác. Biến phụ thuộc


hiệu quả tài chính chỉ mới được đo lường bằng các chỉ tiêu tăng trưởng doanh số, doanh thu và lợi nhuận.

Trong một nỗ lực để hiểu thêm về vấn đề này, Raymond, Paré, và Bergeron (1995) đã điều tra mối quan hệ mức độ thiết lập CNTT với sự phù hợp của AIS tác động của nó đến thành quả trong bối cảnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện tại 108 các DNVVN sản xuất ở Canada. Yếu tố mức độ thiết lập CNTT được đo lường bằng cách xác định các ứng dụng phần mềm và phần cứng đang được áp dụng tại các doanh nghiệp, các công nghệ, cơ sở hạ tầng, quản lý và kiểm soát. Cách đo lường yếu tố này cũng gần tương đồng với nghiên cứu trước đó của P. B. Cragg (1990) thực hiện. Yếu tố AIS (sự phù hợp AIS) được xác định dựa trên mức độ đáp ứng các thông tin từ AIS trong các DN. Yếu tố thành quả được xác định dựa trên cách đo lường chủ quan của các nghiên cứu Venkatraman và Ramanujam (1986) và Raymond (1990) đưa ra trước đó. Với các chỉ số tài chính như ROI, ROA, doanh thu và tăng trưởng doanh số bán hàng (Weill và Olson, 1989).

Nghiên cứu đã tiến hành thống kê mô tả và kiểm định dữ liệu, phân tích hồi quy. Kết quả cho thấy cấp độ thiết lập CNTT có liên quan tích cực đến sự phù hợp AIS, và có tác động tích cực đến thành quả của tổ chức. Những doanh nghiệp có mức độ thiết lập CNTT tốt sẽ làm cho AIS đạt được sự phù hợp và cung cấp các thông đáp ứng các yêu cầu cho các nhà quản lý làm cho thành quả doanh nghiệp tăng và ngược lại. Điều này cũng phù hợp với kết quả trước đó của Raymond (1990). Nghiên cứu này đã góp phần làm nên tảng cơ sở lý thuyết cho việc xác định yếu tố CNTT ảnh hưởng đến AIS và tác động đến thành quả của các DNVVN, cũng như vận dụng phương pháp đo lường thành quả chủ quan để đo lường cho các nghiên cứu sau. Hạn chế của nghiên cứu này biến cấp độ thiết lập CNTT chỉ mới được đo lường bằng các loại công nghệ, phần mềm tại DN chưa xem xét các yếu tố khác. Biến phụ thuộc hiệu quả tài chính chỉ mới được đo lường bằng các chỉ tiêu ROI, ROA, doanh thu và tăng trưởng doanh số bán hàng.

Trong nghiên cứu của Ismail và King (2005) thực hiện “Thành quả của DN và sự phù hợp của AIS tại các DNVVN ở Malaysia”. Nghiên cứu này cho rằng


sự phù hợp của AIS” được đo lường thông qua mối tương quan giữa các yêu cầu của AIS với khả năng xử lý AIS, được thể hiện qua 19 đặc điểm thông tin kế toán và sau đó xem xét ảnh hưởng của “sự phù hợp” này đến thành quả hoạt động của DNVVN sản xuất ở Malaysia, lý thuyết “xử lý thông tin” của Galbraith (1973) đã được vận dụng cho nghiên cứu. Thành quả hoạt động được đo lường bằng lợi nhuận dài hạn, sự sẵn có của các nguồn tài chính, tăng trưởng doanh số, và sự trung thành của khách hàng và hình ảnh doanh nghiệp. Một cuộc điều tra bằng bảng hỏi gửi qua bưu điện đã được sử dụng để thu thập dữ liệu, nghiên cứu nhắm vào các DN có từ 20 đến 250 nhân viên. Năm mươi doanh nghiệp đã được sử dụng cho khảo sát thí điểm và phần còn lại được sử dụng cho khảo sát chính thức. Đối tượng khảo sát là các giám đốc điều hành của các doanh nghiệp sản xuất. Kết quả thu được 310 phiếu có thể sử dụng với tỷ lệ trả lời 25%.

Với việc sử dụng kỹ thuật phân tích cụm để nhóm các DN. Kết quả cho thấy, một mặt các DN có “sự phù hợp AIS” cao đã đạt được thành quả hoạt động tốt. Mặt khác, một số DN đạt được “sự phù hợp AIS” thấp hoặc không đạt được đồng nghĩa với việc khả năng xử lý AIS của các DN không đủ để đáp ứng các yêu cầu AIS của họ, điều này ngụ ý rằng các nhà quản lý của các DNVVN sử dụng CNTT không hiệu quả. Kết quả này phù hợp với kết luận trước đó của Louadi (1998) khi cho rằng sự phù hợp AIS là một yếu tố tác động đến thành quả hoạt động. Tiếp nối với những kết quả nghiên cứu nêu trên trong nghiên cứu tiếp theo của Ismail và King (2006) đã tiếp tục đánh giá sự phù hợp giữa AIS có tác động đến thành quả hoạt động tại các DNVVN ở Malaysia. Giả thuyết được đưa ra là “Các DN đã có được phù hợp AIS (giữa khả năng AIS và yêu cầu AIS) sẽ đáp ứng tốt hơn so với DN không đạt được”.

Kết quả các phân tích thống kê và kiểm định ANOVA cho thấy các DN có mức độ phù hợp cao đã đạt được thành quả hoạt động tốt hơn so với các DN có mức độ phù hợp thấp, điều này cũng phù hợp với kết quả của nghiên cứu trước đó. 02 nghiên cứu này cũng đã góp phần cũng cố thêm vền mặt lý thuyết về sự tác động của AIS đến thành quả của các DNVVN trong bối cảnh ứng dụng CNTT. Hạn chế của 02 nghiên cứu này là dữ liệu được thu thập hoàn toàn qua thư, đo


lường thành quả chưa xem xét các các chỉ tiêu khác ROA, ROI. Do đó chưa phản ánh rõ sự tác động của AIS đến thành quả.

Cũng theo hướng nghiên cứu phản ánh về “sự phù hợp AIS” tác động đến thành quả Kharuddin và cộng sự (2010) đã điều tra tác động của mối quan hệ giữa AIS đối với thành quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên khác với cách đo lường biến độc lập và biến phụ thuộc trước đó của Ismail và King (2005); Ismail và King (2006) thực hiện. Nghiên cứu này đã đưa ra mô hình với yếu tố “sự phù hợp AIS” được đo lường trên cơ cở thực trạng các ứng dụng được đang áp dụng như ứng dụng CNTT, các phần mềm như phần mềm kế toán trong các doanh nghiệp có đáp ứng được yêu cầu của AIS hay không. Sau đó xem xét yếu tố này sẽ tác động đến thành quả hoạt động của DNVVN thông qua đo lường chỉ số tài chính ROA của doanh nghiệp. Dữ liệu cho nghiên cứu này được thu thập từ 205 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Klang Malaisia.

Nghiên cứu này đã tiến hành kiểm định LM và phân tích hồi quy mô hình, kết quả cho thấy tại các DNVVN đạt được sự phụ hợp AIS đã cải thiện đáng kể về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Phát hiện này cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng trong các doanh nghiệp, sự phù hợp AIS (ứng dụng CNTT và các phần mềm như phần mềm kế toán đáp ứng được yêu cầu AIS và có hiệu quả) đã làm tăng đáng kể lợi nhuận và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp. Điều này phù hợp với quan sát trước đó của Rashid, Hossain, và Patrick (2002) cho rằng khi có được sự phù hợp AIS sẽ cải thiện hoạt động kinh doanh và dẫn đến tăng thành quả hoạt động của DN cũng như kết luận của Ismail và King (2005) về sự phù hợp cao sẽ mang lại thành quả. Nghiên cứu cũng đã góp phần cũng cố thêm vền mặt lý thuyết về sự tác động của AIS đến thành quả của các DNVVN. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là chỉ mới đo lường và phân tích biến phụ thuộc chỉ thông qua chỉ số duy nhất là ROA, nó chưa nói lên hết thành quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tiếp đó, tương đồng với mục đích để phản ánh sự phù hợp AIS đến thành quả hoạt động, nghiên cứu của Esmeray (2016) đã thực hiện nghiên cứu về “Tác động của hệ thống thông tin kế toán đối đến thành quả của doanh nghiệp” dựa


trên bằng chứng thực nghiệm của các DNVVN ở Kayseri-Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nghiên cứu này sự phù hợp của AIS được đo lường khác với cách nghiên cứu của Kharuddin và cộng sự (2010); Ismail và King (2005) trước đó. Yếu tố này được thể hiện đo lường bằng sự hiểu biết của các nhà quản lý về kế toán và CNTT và số lượng nhân viên sử dụng AIS, qua đó xem xét tác sự phù hợp này tác động đến thành quả hoạt động được đo lường bằng sự tăng trưởng về bán hàng, khách hàng và doanh thu. Dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn với 60 doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS) và bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) để tiến hành phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy rằng có mối quan hệ tích cực giữa sự phù hợp AIS và thành quả doanh nghiệp. Cụ thể khi sự phù hợp AIS được cải thiện (mức độ hiểu biết của người quản lý/nhân viên về AIS tăng lên) sẽ làm cho thành quả hoạt động tăng lên (sự tăng trưởng về bán hàng, khách hàng và doanh thu) và ngược lại. Nghiên cứu đã góp phần cũng cố thêm vền mặt lý thuyết về sự tác động của AIS đến thành quả của các DN trong bối cảnh ứng dụng CNTT. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế như cỡ mẫu là tương đối thấp, và đo lường biến thành quả hoạt động chỉ với 3 quan sát về bán hàng, khách hàng và doanh thu.

Bên cạnh đó nghiên cứu của Esparza-Aguilar, García-Pérez-de-Lema, và Duréndez (2016) đã tiến hành phân tích “Ảnh hưởng của AIS đến thành quả của các công ty gia đình siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Mexico”. Một cuộc khảo sát với mẫu 122 doanh nghiệp đã được sử dụng để thu thập dữ liệu. Với yếu tố sự phụ hợp AIS được đo lường bằng cách xem xét các mức độ đáp ứng của thông tin kế toán và tài chính (tính kịp thời, tổng hợp và tích hợp thông tin, thông tin các sự kiện trong tương lai) tại các doanh nghiệp. Cách đo lường này gần tương đồng với nghiên cứu trước đó của Ismail và King (2005), thành quả doanh nghiệp được đo lường bằng hiệu quả của việc cung cấp các báo cáo kế toán và báo cáo tài chính. Lý thuyết “xử lý thông tin” Galbraith (1973) cũng đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Nghiên cứu đã tiến hành thống kê dữ liệu và kiểm tra độ tin cậy sau đó phân tích hồi quy mô hình. Kết quả đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa AIS và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp, những doanh nghiệp có sự phù


hợp AIS cao sẽ đạt được thành quả tốt, phát hiện này cũng tương đồng với các kết luận trước đó của Ismail và King (2005) và Esmeray (2016). Hơn nữa, kết quả cho thấy trong các công ty gia đình sự tác động của AIS đến thành quả thấp hơn so với các công ty không thuộc gia đình. Phát hiện này ngụ ý rằng sự phù hợp AIS trong các công ty gia đình là rất thấp so với các công ty phi gia đình về tính kịp thời, tổng hợp và tích hợp thông tin kinh tế và tài chính trong quá trình ra quyết định để mang lại thành quả cho doanh nghiệp. Nghiên cứu này cũng đã góp phần cũng cố thêm vền mặt lý thuyết về sự tác động của AIS đến thành quả của các DN trong bối cảnh ứng dụng CNTT. Hạn chế của nghiên cứu là đối tượng nghiên cứu là các DN siêu nhỏ, DN gia đình, do đó có thể AIS chưa đầy đủ do đó, có thể việc đánh giá sẽ bị hạn chế.

Tương đồng với cách tiếp cận của Kharuddin và cộng sự (2010) và Esmeray (2016) gần đây R. Trabulsi (2018) đã thực hiện nghiên cứu “Tác động của AIS đến thành quả tổ chức: Bối cảnh của các DNVVN Saudi ”. Nghiên cứu này dựa trên một cuộc điều tra thực nghiệm bằng bảng hỏi được gửi đến 140 doanh nghiệp để khám phá sự phù hợp AIS được đo lường bằng việc các ứng dụng CNTT và các phần mềm để phục vụ cho kế toán có đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các DN. Cách đo lường yếu tố này có sự tương đồng với Kharuddin và cộng sự (2010). Sau đó xem xét sự tác động của nó đến thành quả của tổ chức yếu tố này được đo lường qua các chỉ tiêu như giảm chi phí, nâng cao chất lượng và ra quyết định hiệu quả. Lý thuyết “xử lý thông tin” đã sử dụng cho cơ sở lý thuyết. Nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu và kiểm tra độ tin cậy và giá trị hồi quy bằng phần mềm PLS. Kết quả chứng minh rằng sự phù hợp AIS có tác động đáng kể đến thành quả của tổ chức nói chung và trên tất cả các khía cạnh của nó bao gồm giảm chi phí, cải thiện chất lượng và ra quyết định hiệu quả. Điều này cũng đã được các phát hiện trước đó của Ismail và King (2005); Kharuddin và cộng sự (2010); Esmeray (2016) hay R. U. Trabulsi (2018) kết luận. Hạn chế của nghiên cứu là đo lường biến thành quả hoạt động chỉ mới ở các chỉ tiêu như giảm chi phí, nâng cao chất lượng và ra quyết định hiệu quả.

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí