DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cách đo lường cấp độ thiết lập của CNTT trong các nghiên cứu …..35 Bảng 1.2: Cách đo lường hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý thông qua các nghiên cứu 40
Bảng 1.3: Cách đo lường yếu tố cam chủ sở hữu/người quản lý thông qua các nghiên cứu 43
Bảng 1.4: Cách đo lường yếu tố tri thức bên ngoài thông qua các nghiên cứu .. 46 Bảng 1.5: Cách đo lường yếu tố tri thức nội bộ thông qua các nghiên cứu 49
Bảng 1.6: Cách đo lường yếu quy mô doanh nghiệp thông qua các nghiên cứu 51 Bảng 1.7: Phân biệt cách đo chủ quan và đo lường khách về thành quả của doanh nghiệp 53
Bảng 2.1 Mã hóa các biến đo lường trong mô hình nghiên cứu 74
Bảng 3.1 Phân loại DNVVN theo Nghị định số 39/NĐ-CP của Chính Phủ..…87 Bảng 3.2. Thông tin của những người tham gia trả lời phiếu khảo sát 91
Bảng 3.3 Thống kê loại hình hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ 92
Bảng 3.4 Thống kê quy mô lao động của doanh nghiệp khảo sát 93
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam - 1
- Hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam - 3
- Hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam - 4
- Khái Quát Về Hệ Thống Thông Tin Trong Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
Bảng 3.5 Thống kê quy mô vốn của doanh nghiệp khảo sát 94
Bảng 3.6 Thống kê các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp khảo sát 94
Bảng 3.7 Thống kê các ứng dụng CNTT hiện đang được triển khai tại doanh nghiệp khảo sát 96
Bảng 3.8 Thống kê đặc điểm phần mềm kế toán doanh nghiệp hiện đang sử dụng tại doanh nghiệp khảo sát 97
Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo 99
Bảng 3.10 Thống kê mô tả 100
Bảng 3.11 Bảng kiểm định phương sai đồng nhất - Test of Homogeneity of Variances 101
Bảng 3.12 ANOVA 101
Bảng 3.13 Thống kê mô tả 102
Bảng 3.14 Thống kê mô tả 103
Bảng 3.15 Bảng kiểm định phương sai đồng nhất - Test of Homogeneity of Variances 104
Bảng 3.16 ANOVA 105
Bảng 3.17 Model Summaryb 106
Bảng 3.18 Coefficientsa 107
Bảng 3.19 ANOVAa 107
Bảng 3.20 Residuals Statisticsa 108
Bảng 3.21 Model Summaryb 110
Bảng 3.22 Coefficientsa 111
Bảng 3.23 ANOVAa 111
Bảng 3.24 Residuals Statisticsa 113
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Mô hình hệ thống thông tin trong doanh nghiệp 23
Hình 1.2: Hệ thống thông quản lý 24
Hình 1.3: Mô hình chung của hệ thống thông tin kế toán 27
Hình 1.4: Hệ thống thông tin kế toán xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin cho những người ra quyết định 29
Hình 1.5 Các khía cạnh cấp độ thiết lập CNTT trong doanh nghiệp 34
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu 68
Hình 3.1 Mối quan hệ giữa các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp và sự phù hợp của AIS 101
Hình 3.2 Mối quan hệ giữa các ứng dụng công nghệ thông tin đang được triển khai tại doanh nghiệp và sự phù hợp của AIS 103
Hình 3.3 Mối quan hệ giữa đặc điểm phần mềm kế toán doanh nghiệp hiện đang sử dụng và sự phù hợp của AIS 104
Hình 3.4: Biểu đồ Histogram 109
Hình 3.5: Biểu đồ Normal P-P Plot 109
Hình 3.6: Biểu đồ Histogram 113
Hình 3.7: Biểu đồ Normal P-P Plot 114
Biểu đồ 3.1 Tình hình sử dụng phần mềm quản lý trong DN qua các năm 89
Biểu đồ 3.2 Tình hình sử dụng PM quản lý theo quy mô doanh nghiệp 90
Biểu đồ 3.3 Thống kê loại hình hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ quy mô lao động của doanh nghiệp 92
Biểu đồ 3.4 Thống kê quy mô lao động của doanh nghiệp khảo sát quy mô vốn của doanh nghiệp 93
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống thông tin kế toán (AIS) là một hệ thống dùng để thu thập, ghi nhận, lưu trữ, xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin cho người dùng ra quyết định. AIS gồm 5 cấu thành: (1) người sử dụng hệ thống; (2) quy trình và hướng dẫn được sử dụng để thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu; (3) dữ liệu của tổ chức; (4) phần mềm, hạ tầng công nghệ thông tin; (5) hệ thống kiểm soát nội bộ và bảo vệ dữ liệu (Bodnar, 2014; M. B. Romney, and Steinbart, Paul J., 2012).
Trên gốc dộ lý thuyết
Một mặt, thông tin được cung cấp từ AIS gồm thông tin về kế toán, tài chính và các thông tin khác có vai trò quan trọng cho việc ra quyết định của các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (A.Hall, 2007; F. L. Jones và Rama, 2006). Trong đó thông tin kế toán có thể giúp cho các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN ) có thể quản lý các vấn đề ngắn hạn trong quá trình hoạt động như doanh thu, chi phí và dòng tiền… bằng cách cung cấp thông tin để hỗ trợ giám sát và kiểm soát (F. Mitchell, G. C. Reid, và J.
A. Smith, 2000b). AIS có vai trò là cung cấp thông tin quan trọng để giúp các nhà quản lý kiểm soát các hoạt động và giảm bớt sự không chắc chắn trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN (Chong, 1996; B. M. Romney, and Steinbart, J.P, 2008). Bên cạnh đó nó cũng có thể giúp các DNVVN hoạt động trong một môi trường năng động và cạnh tranh hơn, ngoài ra còn thuận lợi trong việc thực hiện các kế hoạch chiến lược dài hạn (Mitchell và cộng sự, 2000b). Ngoài ra AIS còn được coi là một cơ chế tổ chức quan trọng, là một công cụ có thể giúp quản lý cải thiện khả năng kiểm soát đối với các hoạt động và của việc ra quyết định. AIS tồn tại trong mọi tổ chức và rất quan trọng đối với các DNVVN, đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác cho chủ sở hữu để ra các quyết định mang tính chiến lược (Budiarto, Prabowo, Djajanto, Widodo, và Herawan, 2018; Naranjo-Gil, 2004). AIS thường được sử dụng bởi những người
ra quyết định như chủ sở hữu, người quản lý cấp trung và người quản lý điều hành. để đưa ra quyết định một cách tối ưu, các chủ sở hữu phải có được thông tin phù hợp, đáng tin cậy và kịp thời được cung cấp từ các hệ thống như AIS (Kharuddin, Ashhari, và Nassir, 2010).
Mặt khác, để AIS phát huy hết vai trò thì sự phù hợp của AIS là hết sức quan trọng. Sự phù hợp đã được đề cập trong nghiên cứu phát triển từ lý thuyết xử lý thông tin (IP) của Galbraith (1973). Galbraith chứng minh rằng khả năng xử lý thông tin của tổ chức phải phù hợp với các yêu cầu thông tin của tổ chức để mang lại thành quả hoạt động cho tổ chức. Sự phù hợp AIS thường dựa trên mức độ giống nhau giữa hai thước đo, trong trường hợp này là mức độ tương đồng giữa yêu cầu của AIS và khả năng của AIS hay nói cách khác sự phù hợp của AIS được xem là sự tương tác của yêu cầu AIS và khả năng của AIS.
Bên cạnh đó, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường được đo lường thông qua các chỉ tiêu hiệu suất hay hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực để tạo ra lợi nhuận. Trong những năm gần đây, việc đánh giá kết quả hoạt động không dừng lại ở các chỉ tiêu hiệu suất hay hiệu quả mà được mở rộng và đo lường bằng cả các chỉ tiêu phi tài chính, sự cân bằng trong hoạt động kinh doanh (BSC) hay các chỉ tiêu đo lường trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp. Do đó, khái niệm thành quả hoạt động (performance) được sử dụng với một phạm vi tổng quát hơn để đo lường đa khía cạnh của hoạt động tổ chức. Khi thông tin kế toán được sử dụng cho việc ra quyết định, hệ quả của nó là góp phần nâng cao thành quả hoạt động của các doanh nghiệp. Thành quả đạt được khi các DN chủ động triển khai ứng dụng một AIS hiện đại (Esmeray, 2016). Đã có nhiều nghiên cứu đã chứng minh thành công sự quan hệ thuận chiều từ AIS đến thành quả hoạt động của các DNVVN (Esmeray, 2016; Kareem, 2019b; McMahon, 2001; McMahon và Davies, 1994; Prasad và Green, 2015; Thomas III và Evanson, 1997; R. Trabulsi, 2018). Chang (2001) còn khẳng định AIS đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả quản trị của tổ chức, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Các nghiên cứu từ nhiều năm cho thấy, để các DNVVN thành công trong kinh doanh, và có thành quả tốt họ cần phải có những công cụ đúng đắn, AIS là
một trong số những công cụ đó (Argenti, 1976; Beaver, 2003; Berryman, 1983; Harris và Gibson, 2006; Harris, GRUBB III, và Hebert, 2005; Mitchell, Reid, và Terry, 1997; Stokes và Blackburn, 2002). Nó có thể giúp DNVVN nâng cao khả năng tồn tại và thành công hơn bởi việc cung cấp thông tin thông qua việc ghi chép lại các giao dịch tài chính, lập các báo cáo tài chính, lập ngân sách, và phân tích tình hình biến động trong kinh doanh cho quản lý, chủ DN những thông tin phù hợp để họ điều hành doanh nghiệp mình (Harris và cộng sự, 2005). Đối với các DNVVN, thông tin được yêu cầu khác các DN lớn để đối phó với sự không chắc chắn cao hơn trong điều kiện cạnh tranh và nhu cầu thị trường (Louadi, 1998). AIS có tiềm năng lớn ảnh hưởng đến thành quả của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh của các DNVVN (Ismail, 2009; Ismail và King, 2005).
Trên gốc độ thực tiễn
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, việc các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống thông tin kế toán ngày càng cần thiết, tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng gây nên không ít khó khăn cho người sử dụng, tạo sự rủi ro về tính tin cậy của hệ thống thông tin kế toán.
Thực trạng hiện nay cho thấy rằng trong các DNVVN có ít thông tin để quản lý, kiểm soát kém và việc ra quyết định mang tính đột xuất, tức thời và dựa trên cảm tính là chủ yếu (Perren và Grant, 2000). Nhiều DNVVN vẫn chưa chú trọng xem xét việc đánh giá sử dụng và đầu tư công nghệ hiện đại như AIS trong hoạt động kinh doanh của họ (Kareem, 2019a). Hầu hết các DNVVN không sử dụng đầy đủ và chưa phát huy hết tiềm năng của AIS do thiểu nguồn lực và công nghệ mới (Harash, 2017). Bên cạnh đó việc xử lý thông tin trong các DNVVN là tương đối phức tạp (Mitchell và cộng sự, 2000b). Ngoài ra một trong những hạn chế lớn của các DNVVN nằm ở số lượng nhân viên ít; có khi là không có nhân viên có thể phát triển CNTT, do đó, họ cần thiết lập các công nghệ để có thể cung cấp nhiều thông tin hơn (Ismail và King, 2005, 2007). Mặt khác các DN nhỏ vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề trong quá trình hoạt động, chẳng hạn như quản lý dòng
tiền, quản lý nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu khách hàng và thiếu tài chính (Manurung và Manurung, 2019). Ở các nước nghèo và đang phát triển, các DNVVN sử dụng AIS vẫn còn lạc hậu so với các nước phát triển và đặc biệt là hệ thống thông tin không phù hợp với yêu cầu quản lý (Ismail, 2009). Mặc dù vậy, các nghiên về AIS như phân tích đánh gia các yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của AIS trong các DNVVN và tác động của nó đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn chưa được nhiều các nghiên cứu thực hiện để điều tra (Ismail và king, 2007). Chính vì vậy, cần phải khám phá sâu hơn về cách mà các DNVVN nhận thức tầm quan trọng của thông tin kế toán, và hệ thống thông tin kế toán hiện đại để mang lại thành quả tích cực (Ismail, 2009; Ismail và King, 2005, 2007).
Tại Việt Nam, theo thống kê trong Sách Trắng (2019) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số lượng DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các DN tại Việt Nam, có tới 97,6% DN đang hoạt động là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong những năm qua, DNVVN của Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp không nhỏ vào GDP, tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế. Hiện nay để các DNVVN nâng cao thành quả hoạt động và kiểm soát tốt thông tin DN thì đòi hỏi phải xây dựng và tổ chức một AIS phù hợp với đặc điểm hoạt động của các DNVVN (Phan Đức Dũng, 2015). Do vậy, lúc nay rất cần các nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán trong các DNVVN trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin, qua đó đề xuất, khuyến nghị, và đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho các DNVVN nâng cao thành quả hoạt động, thúc đẩy phát triền và hội nhập bền vững là hết sức cần thiết. Luận án này tập trung vào việc nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán và đánh giá tác động của sự phù hợp AIS đến thành quả của các DNVVN ở Việt Nam trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin.
Từ lý thuyết và thực tiễn nêu trên, tôi thực hiện đề tài “Hệ thống thông tin kế toán trong trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam”. Luận án nghiên cứu có ý nghĩa trong việc hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về HTTTK cũng như đưa ra các bằng chứng dựa trên dựa trên số liệu phân tích thực nghiệm các yếu tố tác động của AIS đến thành quả hoạt động của DN để giúp các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng có những biện pháp phù hợp cải thiện AIS hiện hành và nâng cao thành quả hoạt động.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu quốc tế
Trong nhiều năm qua, phần lớn các công trình nghiên cứu về AIS chủ yếu phản ánh về chi phí và lợi ích của hệ thống thông tin và tổ chức hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp có quy mô lớn. Bên canh đó cũng có một vài nghiên cứu về việc đo lường sự thành công của IS trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu xem xét về sự AIS và phù hợp AIS và tác động của nó đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các nghiên cứu theo hướng tổ chức thực hiện AIS
Nhóm tác giả Salehi (2011) với đề tài về “Nghiên cứu về các rào cản thực hiện hệ thống thông tin kế toán”. Nghiên cứu xem xét các rào cản trong việc thực hiện AIS bằng cách đưa ra 6 giả thuyết về hệ thống thông tin kế toán (quản lý cấp trung, nhân sự, cấu trúc tổ chức, yếu tố môi trường, vấn đề tài chính và văn hóa tổ chức). Với mẫu chọn 100 doanh nghiệp. Công cụ thu thập dữ liệu là một bảng câu hỏi. Nghiên cứu đã tiến hành thống kê mô tả và kiểm định hệ số Cronbach α. Kết quả cho thấy 6 yếu tố rào cản của việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán đều có tác động. Theo nghiên cứu này để loại bỏ những rào cản này, các nhà quản lý, quản lý tài chính và nhân viên phải được đào tạo thực tế bởi các giáo viên giàu kinh nghiệm về AIS. Cần nêu rõ lợi ích của việc thiết lập AIS cho các nhà quản lý của các DN. Các nhà quản lý cần cố gắng khuyến khích nhân viên và những người này sử dụng hệ thống mới, cho họ biết rằng việc thiết lập hệ thống mới sẽ là lợi thế của họ; bằng các phần thưởng, để khuyến khích nhân viên nhằm cạnh tranh trong học tập và làm việc như vậy mới có thể tăng tốc thực hiện hệ thống thành công. Nghiên cứu đã góp phần phản ánh rõ những rào cản trong việc tổ chức thực hiện AIS, nêu rõ lợi ích của việc tổ chức thiết lập AIS để mang lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các DN đại chúng, các nghiên cứu khác có thể nghiên cứu sang các loại hình doanh nghiệp khác.