Hành Động Thực Hiện Các Nghi Lễ Khi Đi Lễ Chùa


các năm trước, nỗi lo về công ăn việc làm chỉ gợn lên trong lòng họ những suy nghĩ băn khoăn, trăn trở thì giờ đây họ phải trực tiếp đối mặt với thực tế khó khăn khi tìm việc phù hợp với năng lực và nguyện vọng, đồng thời bị chi phối bởi điều kiện thực tế của mình. Họ trực tiếp chịu sự chi phối, tác động tích cực, hoặc tiêu cực của vấn đề việc làm sau khi ra trường. Những khó khăn tác động bên ngoài đó, vô hình chung đã đẩy sinh viên vào những khó khăn tâm lý nhất định, ở mỗi sinh viên khác nhau, mỗi ngành nghề khác nhau, vấn đề khó khăn không giống nhau, mặt khác, mức độ cũng rất khác, song, dù ít, dù nhiều, không ai dám khẳng định rằng mình không gặp khó khăn nào trong tâm lý khi phải đối mặt với thực tiễn hiện nay.

Như vậy, sinh viên có hầu hết những đặc tính của thanh niên, nhưng không đồng nhất hoàn toàn với thanh niên. Nói chung sinh viên là những người đang đi học (chính thức hoặc hàm thụ), tức là đang ở trong quá trình xã hội hóa mà tác nhân xã hội hóa là trường Đại học, Cao đẳng. TNSV thường được xem là nhóm trí thức trẻ, là lực lượng dự trữ, kế tục của giới trí thức.

1.3.2. Khái niệm về hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Hành vi đi lễ chùa của thanh niên là một hiện tượng Tâm lý xã hội phức hợp. Nó là một “hình thức diễn biến tâm linh” được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo. Căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng Phật giáo và nhu cầu của thanh niên từ đó hình thành các biểu hiện hành vi tương ứng, phản ánh đặc điểm và cấu trúc tâm lý bên trong của mỗi cá nhân, theo chu ký nhất định hoặc ngẫu nhiên.

Bản chất cốt lõi của hành vi đi lễ chùa của thanh niên những động lực thúc đẩy thanh niên đi lễ chùa, nhận thức, thái độ và hành động của họ như thế nào đối với tín ngưỡng tôn giáo thờ Phật. Các yếu tố này tạo nên sức mạnh đặc biệt, đi sâu vào tâm khảm và chi phối các hành vi của con người. Khi họ có động lực, nhận thức niềm tin vào một hiện tượng siêu tự nhiên – tính thiêng nào đó cũng là khi họ từng bước thiết lập những hành vi tôn giáo - nghi lễ để gửi gắm tinh thần, thái độ của mình trước các đấng bậc mà họ tôn thờ - và những nguyên tắc nghi lễ dành cho từng loại hình tôn giáo, tín


ngưỡng dần được hình thành, quy chuẩn hóa.

Giữa khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng có những khác biệt tương đối: nói đến tôn giáo là nói đến giáo chủ - người sáng lập, có giáo lý, giáo luật và kinh sách, có hệ thống cơ sở thờ tự, có chức sắc tôn giáo và tín đồ. Đối với các hiện tượng tín ngưỡng, mặc dù không được quy chuẩn hóa một cách cụ thể những vấn đề trên song chúng ta vẫn có thể thấy ở đó, đối tượng thờ cúng, quy trình nghi lễ và những nội dung mà con người ta bày tỏ đức tin cũng như để cầu nguyện tương đối rõ và ổn định. Điều này chúng ta có thể nhận thấy rất rõ trong các loại hình tín ngưỡng như thờ cúng Thần hoàng làng, tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ. Ở đó, người ta xác lập rất rõ vị trí, vai trò của từng vị thần, rồi xác định những ngày lễ, quy trình thực hiện một cách cụ thể. Trong Pháp lệnh Tôn giáo, tín ngưỡng năm 2004, Nhà nước ta đã phân biệt rõ cả hai khái niệm này ứng với hai khái niệm là: hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Còn hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giáo [100].

Lễ chùa là một hành vi tôn giáo. Ở đây, những người đến chùa - cơ sở thờ tự của Phật giáo là đến với Phật. Họ tham gia trực tiếp vào các nghi lễ Phật giáo tại chùa. Các nghi lễ này có quy định chung nhưng do thói quen, nhu cầu, nhận thức của con người các cách thức này đã có sự thay đổi. Tác giả Lê Minh Thiện (2018) cho rằng: “Hành vi cầu nguyện ở tín đồ Công giáo là những biểu hiện của hoạt động tín ngưỡng tôn giáo thông qua việc sử dụng ngôn ngữ (lời cầu khấn), phi ngôn ngữ (suy nghĩ, lòng tin cậy, kính mến) đối với thiên chúa và được thể hiện qua nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành động cụ thể của chủ thể” [85, tr. 44].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Từ các quan niệm về hành vi, lễ chùa, sinh viên, có thể khái quát và đưa ra định nghĩa về hành vi đi lễ chùa của thanh niên như sau: “Hành vi đi lễ chùa của sinh viên là biểu hiện của hoạt động tín ngưỡng Phật giáo của sinh viên, bao gồm các mặt biểu hiện


Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 7

ở nhận thức, niềm tin, hành động và bị thúc đâỷ bởi yếu tố động cơ bên trong.

Theo quan niệm trên: hành vi đi lễ chùa của sinh viên là biểu hiện bên ngoài của họ trong quá trình hành lễ với các khía cạnh bên trong là động cơ, nhận thức, niềm tin và hành động đối với tín ngưỡng Phật giáo

1.3.3. Biểu hiện của hành vi đi lễ chùa của sinh viên

1.3.3.1. Nhận thức khi đi lễ chùa

“Nhận thức là hoạt động tâm lý của cá nhân, tác động đến đối tượng, qua đó hình thành trong đầu óc chủ thể cảm giác, hình ảnh, biểu tượng hay khái niệm về đối tượng” [81, Tr.114]. Để tìm hiểu nhận thức về mục đích cuộc sống của sinh viên, có thể đưa ra 5 mục đích chủ yếu [95]: có địa vị xã hội; thành đạt trong nghề nghiệp; được làm việc theo sở thích; được phục vụ xã hội cho sinh viên lựa chọn.

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên không phải là hoạt động tự phát, mà nó là kết quả của cả một quá trình nhận thức. Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh bản thân hiện thực khách quan. Đó là sự hiểu biết của sinh viên, là quá trình thao tác, tư duy để giải thích những vấn đề xung quanh và tìm ra những giải pháp cách thức cho bản thân trong quá trình đi lễ chùa. Với sinh viên, quá trình này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của họ là một hoạt động có chủ đích.

Đặc trưng nổi bật của hoạt động nhận thức là nó không chỉ phản ánh các thuộc tính bên ngoài mà còn phản ánh các thuộc tính bản chất bên trong, các mối quan hệ có tính qui luật; phản ánh các hiện thực xung quanh và còn phản ánh cả cái đã qua và cái sắp tới của hiện thực khách quan – nghĩa là phản ánh của hiện tại, quá khứ và tương lai. Hoạt động nhận thức là cơ sở của mọi hoạt động tâm lý con người. Nhận thức về đi lễ chùa cuả sinh viên được thể hiện ở hai khía cạnh sau:

Một là, mức độ hiểu biết về đối tượng thờ của chùa - chùa thờ ai. Theo truyền thống tín ngưỡng của Việt Nam: đình thờ Thành Hoàng; đền/ điện thờ Thánh; miếu thờ Thần; nhà thờ thờ Chúa; phủ thờ Mẫu; đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và chùa thờ Phật. Chùa là cơ sở hoạt động và tuyên truyền Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu


hành và thuyết giảng đạo Phật của nhà sư, tăng ni. Mọi người kể cả là tín đồ hay không đều có thể đến thăm viếng, chiêm bái, vãn cảnh, nghe giảng kinh hoặc thực hành các nghi lễ Phật giáo. “Phật giáo, ngay từ khi được truyền vào Việt Nam đã được tiếp xúc với các tìn ngưỡng truyền thống của dân tộc, được các nhà thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào hồn dân tộc, tạo nên bản sắc đặc biệt riêng Việt Nam mới có” [75, Tr.18]. Phật giáo kết hợp với tín ngưỡng Tứ pháp, kết quả là bốn vị thần: mây, mưa, sấm, chớp được hóa thân thành bốn vị Phật: Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi, Phật Pháp Diệu. Cùng với bà Man Nương Phật Mẫu, tạo nên một hệ thống Phật bà, điều chưa từng có ở vùng đất phát tích của đạo Phật (các vị Phật Ấn độ xuất thân là nam giới. Bên cạnh đó, hầu hết các ngôi chùa miền Bắc còn có gian thờ Mẫu: mẫu Thủy/ mẫu Thoải, mẫu Thiên, mẫu Địa, mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Liễu Hạnh. Thờ các vị nhân Thần có công với đất nước như: Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Tuấn, vua Lê Thánh Tông…Như vậy, ở đây, cùng với việc thờ Phật, chùa Việt Nam còn có cả thờ các vị Thần, Thánh, Mẫu, Thành Hoàng, các vị tổ nghề…không ít chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho linh hồn người đã khuất.

Hai là, nhận thức về Đức Phật. “Bản thân danh từ Phật không phải là một tên riêng, mà là một danh xưng, hay một từ mô tả, có nghĩa là bậc toàn giác, thông suốt mọi vấn đề trong cuộc sống” [92, tr.50] (Phật là phiên âm theo âm Hán Việt từ tiếng Phạn

Buddha, cũng đọc là Phật-đà. Khi đạo Phật truyền sang nước ta hồi đầu Công Nguyên, từ này đã được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt là Bụt). Từ trước đến nay, tín đồ Phật giáo luôn chống lại khuynh hướng của những người chủ trương không tái sinh là chỉ đặt niềm tin vào một con người thực sự, hiện hữu trong cuộc đời, và tín đồ Phật giáo cũng tìm mọi cách làm giảm đi tầm quan trọng về hiện thân trần tục của Đức Phật. Theo lịch sử Phật giáo, “Đức Phật là nhân vật lịch sử, tên đầy đủ của ngài là Kiều Tất La Thích Ca Tất Đạt La. Đức Phật sống vào khoảng 25 thế kỷ trước, ngài là thái tử con vua Tịnh Phan và hoàng hậu Ma Gia, cai trị vương quốc miền Trung Ấn, nay là Nepal. Ngài kết hôn với công chúa Da Du Đà La và sinh được một nam hoàng La Hầu La. Năm 29 tuổi,


ngài xuất gia tìm đạo cứu khổ. Ngài thành Phật năm 36 tuổi” [47, Tr.38]. Như vậy, Đức Phật chính là Thái tử giác ngộ thành Phật. Sau khi đắc đạo, ngài tu hành từ nơi này sang nơi khác để giảng dạy về con đường giác ngộ cho những ai hữu duyên, sẵn sàng tu học. Đồng thời người lâp ra Tăng đoàn, tổ chức của những tu sĩ đã xuất gia. Những điều mà Đức Phật dạy đã được những học trò cùng thời ghi nhớ và tổng hợp lại thành các bộ tài liệu mà sau này được gọi là “kinh”

Sự hiểu biết của thanh niên về chùa thờ ai và Đức Phật là sẽ giúp họ khám phá thế giới xung quanh, kết quả của hoạt động này nhằm tìm ra chân lý hay sự thật về những thuộc tính và quy luật khách quan trong quá trình lễ chùa. Nhận thức đúng làm cơ sở cho động cơ, niềm tin và hành động đúng

1.3.3.2. Niềm tin khi đi lễ chùa

Niềm tin là một sản phẩm của thế giới quan, là kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động theo quan điểm của mình, là lẽ sống của con người. Theo kết quả nghiên cứu về tình hình thanh niên Việt Nam do ủy ban quốc gia thanh niên Việt Nam tiến hành năm 2001 cho thấy [39] không ít thanh niên tỏ ra hoài nghi trước tất cả và đem niềm tin gửi gắm vào tín ngưỡng, tôn giáo và thần thánh - đó chính là niềm tin tôn giáo.

Niềm tin tôn giáo mang tính thiêng liêng, chủ quan. Đó là điều kiện để con người đến với tôn giáo. Không có niềm tin này thì con người không thể đến với tôn giáo.. Dù bất kỳ tôn giáo nào, niềm tin tôn giáo cũng đều có tính linh thiêng hiểu hiện ra bên ngoài bằng thái độ hành vi đối với vị giáo chủ, hệ thống giáo lý và cả cách cư xử của con người với con người và con người với môi trường xung quanh.

Tin vào đức Phật. Đức Phật là nhân vật duy nhất trong lịch sử các tôn giáo tuyên bố mình không đại diện cho Chúa trời, Thượng đế, Thần linh hay một đáng sáng tạo, thế lực siêu nhiên nào cả. Tuy nhiên cuộc đời của ngài, đức hạnh cùng với những lời dạy bảo của ngài là vô cùng kỳ diệu, nên người đời sau đã xem ngài như đáng linh thiêng,


tối cao trong trái tim họ. Họ tin vào sức mạnh của lòng từ bi vô lượng hướng tới mọi người, mọi loài, người cha hiền cao thượng, luôn yêu thương chúng sinh, sẵn sàng hóa độ mọi tội lỗi sai lầm cho con người. Ngài có thể hướng dẫn con người vượt qua những khó khăn trở ngại của cuộc sống đến con đường an vui, hạnh phúc mà tối hậu là sự giác ngộ, giải thoát. Ngài không hứa hẹn sự ban ơn hay giáng họa với bất kỳ ai, ngược lại ngài đề cao vị trí con người là tối thượng và cho rằng không có một đấng siêu nhiên hay quyền lực nào có thể phát xét, định đoạt vận mệnh của con người.

Tin vào bản thân cuả thanh niên. Việc thực hành giáo lý của đạo phật sẽ giúp họ hoàn thiện bản thân, mang đến sự an vui, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai. Giáo lý của đạo Phật về gồm: Giáo lý ngũ giới, có giá trị góp phần hoàn thiện nhân cách, đạo đức và xây dựng nền tảng, kỷ cương gia đình, xã hội; Giáo lý lục hòa, có giá trị tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, toàn xã hội, xây dựng các mối quan hệ hòa hợp, từ lời nói đến việc làm, từ vật chất đến tinh thần; Giáo lý tứ ân, có giá trị gìn giữ truyền thống tri ân và báo ân đối với ông bà cha mẹ, thầy cô giáo và quốc gia, xã hội; Giáo lý nhân quả, luân hồi, nghiệp báo có giá trị lý giải cái khổ của con người qua các kiếp sống, đồng thời lý giải nhiều hiện tượng xã hội, giúp con người thực hành nếp sống thiện; Giáo lý tứ diệu đế, có giá trị nâng cao niềm tin vào con người, vào khả năng giải thoát của con người, từ đó thực hành lối sống trong sạch (bỏ ác, làm lành, tích đức, tạo phước của mỗi người) mà không lệ thuộc vào thần linh; Giáo lý về tam thức có giá trị giải quyết sự khủng hoảng trong tâm thức về thế giới mà con người đang sống, đem lại sự an bình trong tâm thức, là viên ngọc quý của Phật giáo đối với hạnh phúc nhân gian; Giáo lý vô thường, vô ngã giúp con người giảm bớt cái tôi vị kỷ, hướng đến suy nghĩ tích cực và có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Để có niềm tin, người theo tôn giáo cần phải có rung cảm tôn giáo, sự hiểu biết cơ bản về giáo lý và tuân thủ những hành vi phép tắc nhất định. Niềm tin này khi được hình thành sẽ ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, định hướng nhân cách của cá nhân. Cụ thể, nó sẽ tác động đến nhận thức, thái độ tính cảm và thúc đẩy cá nhân thực hành các hành vi tôn giáo trong mối quan hệ giữa bản thân với môi trường xung quanh. Và tùy


thuộc vào mức độ am hiểu về hệ thống giáo lý, giáo luật mà mỗi cá nhân sẽ thể hiện niềm tin ra đời sống của mình khác nhau

1.3.3.3. Hành động thực hiện các nghi lễ khi đi lễ chùa

Quan sát một quá trình lễ Phật truyền thống chúng ta thấy có cả luật và tục. Mỗi nghi thức ấy có vẻ rườm rà nhưng xuất phát từ những quan niệm mang tính duy lý triết học vũ trụ và nhân sinh. “Nếu bỏ qua những nghi thức ấy thì buổi lễ dang hương sẽ trở nên trần tục và không còn ý nghĩa văn hóa – tín ngưỡng “linh thiêng” “mầu nhiệm” nơi tâm linh con người nữa” [9, tr. 4]

a. Chuẩn bị hành lễ

Đức Phật đã thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, an trụ trong cõi Niết bàn tịnh diệt vô vi, cho nên không còn phụ thuộc vào việc ăn uống. Lễ Phật là việc làm nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với ngài, đồng thời cũng là để kết duyên với tam bảo, cải tổ tâm tính, thiện căn tăng trưởng, từng bước thoát khỏi phiền não khổ đau. Mỗi khi lễ Phật, người ta thường dâng lễ vật. Nhưng nếu sắm sửa bày biện một cách quá cầu kỳ thì lại làm sai lạc ý nghĩa sâu xa của việc lễ Phật.

Theo Thượng tọa Thích Thanh Duệ (2005) về việc sắm lễ “Theo giáo lý của đạo Phật, linh thiêng hay không linh thiêng, không phải ở lễ vật dâng cúng to hay nhỏ, nhiều hay ít, sang trọng hay hèn mọn mà trước hết là ở tâm thành của người dân lễ” [10, tr. 190]. Sắm lễ cho đúng là tùy thuộc vào điều kiện, khả năng của mình mà sắm những vật phẩm thanh tịnh dâng lên bản thờ. Việc sắm lễ cúng Phật bằng vật chất – hình tướng bên ngoài để dùng tướng quy tâm. Với tâm lý “Vô vật bất linh” của con người khi đến chùa không yên tâm khi lễ Phật mà thiếu những vật phẩm. Họ luôn bày tỏ lòng thành kính thông qua lễ vật. Sắm lễ là hành động hàm chứa ý nghĩa là “trao đổi”. Đó là sự trao đổi giữa thế giới trần tục và thế giới siêu nhiên. Thanh niên khi đi lễ chùa bày tỏ lòng thành kính của mình thông qua “lễ vật” cùng với hàng loạt các hành động có tính nghi lễ khác. Sự trao đổi này có tính trừu tượng, không phải ngay lập tức họ nhận được sự đáp lại của đức Phật mà họ nhận được niềm tin rằng đấng siêu nhiên đã nhận lời thỉnh cầu của họ


và lời thỉnh cầu sẽ trở thành hiện thực vào một ngày nào đó. Vì vậy, lễ vật và lời cầu nguyện luôn song hành với nhau. Cũng theo Thượng tọa, khi vào chùa nên sắm các lễ chay như: “Hương hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè…và không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ…để dâng cúng lễ Phật tại chùa”. Nếu có sửa lễ này thì chỉ được đặt ở ban thờ thần Linh, Thánh Mẫu hay ban thờ Đức Ông mà thôi,… Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính diện. Mặc dù vậy, trên thực tế các lễ vật được dâng cúng tại các chùa rất phong phú và đa dạng.

Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là: Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm,…Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,...; Không mang đồ ăn mặn như: Thịt lợn, thịt trâu, giò, chả,...; Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông; Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa; Hoa tươi lễ phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,…không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại,...; Trước ngày dâng hương lễ phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện,; Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau,..) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa.

Phật là đấng tôn kính trong tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới). Vì vậy trước khi lễ Phật chúng ta cần phải chuẩn bị trang phục nghiêm túc, nghĩa là trang phục nhã nhặn, sạch sẽ, kín đáo, lịch sự, không mặc váy ngắn, quần cộc. Bởi theo ngôn ngữ

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí