Hành Vi Theo Quan Điểm Của Các Nhà Tâm Lý Học Hành Vi


màu sắc của Phật giáo. Đây có thể coi là một sự thành công của Phật giáo trên con đường chinh phục của mình [6]

Tác giả Đặng Văn Bài, trong báo cáo khoa học tổng kết đề tài “Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”. Tác giả cho rắng các nghi lễ thờ cúng ban đầu chỉ mang tính ích dụng, dần dần được hoàn thiện và nhiều yếu tố mang tính thầm mỹ. Tính thầm mữ ấy tác động vào cảm xúc của con người làm cho họ ngoài việc cân bằng về mặt tâm lý, do tác động của sự thỏa mãn nhu cầu giao cảm với thần linh, còn gây cho họ những khoái cảm, chính từ đó mà nhu cầu vui chơi giải trí được thỏa mãn. Những hoạt động lại động sản xuất thường xuyên của con người ngày càng đòi hỏi nhiều thời gian để nghỉ ngơi và vui chơi giải trí, thì những yếu tố mang tính thẩm mỹ và tính vui chơi giải trí cũng ngày càng trở thành nhu cầu không thể thiếu trong văn hóa cộng đồng. [71, tr. 95]

Trong các công trình nghiên cứu về hành vi tôn giáo các tác giả Lê Minh Thiện (2005), (2016), Nguyễn Hồng Dương (1995), Trương Ngôn (2002), Phạm Văn Quyết (2006), Vũ Dũng cùng cộng sự (2013, 2014), đã tìm hiểu về thực trạng niềm tin tôn giáo của các tín đồ đạo Công giáo. Kết quả các nghiên cứu chỉ ra rằng: tín đồ theo đạo có niềm tin vào chính đạo của họ; tin vào lời dạy của Chúa; tin vào Kinh thánh, giáo lý; tin vào Thiên đàng, Địa ngục và tin cả vào chính bản thân mình. Chính niềm tin đã thúc đẩy họ thực hiện các hành vi tôn giáo một cách tích cực và có ý nghĩa thiết thực. Niềm tin và thực hành tôn giáo ở chức sắc đạo Công giáo có mức độ sâu sắc hơn và bền vững hơn giáo dân [16, tr. 1-9] [18, tr. 50] [62, tr. 45-47] [70] [86, tr. 44-46] [84, tr. 86-90]

Thái Văn Anh (2017), niềm tin tôn giáo của tín đồ phật giáo là định hướng giá trị vững chắc của con người về hệ thống giáo lý, tín điều của một tôn giáo – tín ngưỡng mà họ hướng theo; niềm tin ấy rất thiêng liêng và có khả năng chi phối đời sống tâm lý của họ, tạo động lực thúc đẩy và định hướng nhân cách con người theo phương hướng nhất định phù hợp với tôn chỉ của giáo lý – tín ngưỡng đó. Trong tổng số tín đồ theo đạo Phật ở thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết họ đều biểu hiện niềm tin tôn giáo và niềm tin này ở


mức độ cao, vững chắc và sâu sắc. Niềm tin tôn giáo có tác động tích cực đến đời sống tâm lý của tín đồ. Trong đó mặt nhận thức chịu tác động mạnh nhất, tiếp đến là thái độ và cuối cùng là mặt hành vi [1, tr. 146-147]

Lê Minh Thiện (2018), hành vi cầu nguyện của tín đồ công giáo là những biểu hiện bên ngoài có ý thức của hoạt động tôn giáo của tín đồ, thông qua việc dùng ngôn ngữ (lời nói) và phi ngôn ngữ (suy nghĩ, lòng tin cậy, kính mến) của tín đồ đối với Thiên chúa nó được thể hiện qua nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành động của tín đồ. Tín đồ đã thực hiện hành vi cầu nguyện ở mức độ cao. Với một tinh thần, thái độ nghiêm túc, thường xuyên và tự giác. Các yếu tố khách quan (gia đình, bản thân Công giáo) và chủ quan (ý thức của bản thân đối với đạo, mức độ thực hiện hành vi cầu nguyện) đều ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo. Trong đó yếu tố chủ quan, cụ thể là mức độ thực hiện hành vi cầu nguyên ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo [85, tr. 143-149] .

Hành vi tôn giáo là chủ đề của nhiều công trình và các bài viết. Các nghiên cứu có ở nhiều các lĩnh vực khoa học khác nhau như xã hội học, văn hóa học, văn hóa du lịch, tôn giáo học... Tuy nhiên các tác giả chủ yếu tập trung mô tả, phân tích về một số khía cạnh hoặc một số các biểu hiện đơn lẻ của hành vi con người. Trong lĩnh vực Tâm lý học cũng có một số tác giả nghiên cứu về tôn giáo ở các khía cạnh khác nhau như: niềm tin tôn giáo của tín đồ, hành vì cầu nguyện của tín đồ... các nghiên cứu về tôn giáo cũng đã quan tâm nghiên cứu đến cái biểu hiện trong mô hình hành vi nhưng vẫn chủ yếu tập trung vào đối tượng là tín đồ là những người cùng có chung một niềm tin và theo một tổ chức tôn giáo, chưa có nghiên cứu ở nhiều các đối tượng khác nhau. Chính vì vậy, cho đến thời điểm này, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu về hành vi đi lễ chùa của sinh viên, dưới góc độ Tâm lý học.

1.2. Hành vi và hành vi đi lễ chùa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

1.2.1. Hành vi

1.2.1.1. Hành vi theo quan điểm của các nhà Tâm lý học hành vi

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 5


*Thuyết hành vi cổ điển

J. Watson (1878 – 1958) là người đầu tiên đặt nền móng cho thuyết hành vi cổ điển. Giải thích về hành vi ông đã đưa ra công thức S ->R (Stimulat: kích thích; Reaction: phản ứng), một kích thích Sn bất kỳ đều có thể đem đến một hiệu quả của hành vi Rn xác định và ngược lại [73, tr. 173]. Điều này có nghĩa hành vi của con người có thể quan sát, nghiên cứu, phân tích một cách khách quan. Theo ông, vấn đề chủ yếu của Tâm lý học là nghiên cứu các kích thích để tạo ra phản ứng của cả người và động vật, chứ không phải tìm ra sự khác nhau giữa các phản ứng đó. Hành vi của con người là tất cả các cử chỉ và lời nói đã hình thành trong cuộc sống, là những gì con người đã làm từ lúc sinh ra cho đến lúc chết.

*Thuyết hành vi mới

E.C. Tolman (1886 - 1959), ông giả thiết rằng, nguyên nhân hành vi bao gồm năm biến độc lập cơ bản: các kích thích của môi trường, các động cơ tâm lí, di truyền, sự giáo dục ở nhà trường và tuổi tác.. Giữa các biến độc lập quan sát được và hành vi đáp lại (phụ thuộc vào biến quan sát được) có một tập hợp những nhân tố không quan sát được mà E.C. Tolman gọi là biến trung gian. Biến trung gian gồm: hệ thống nhu cầu, hệ thống động cơ giá trị và trường hành vi, là yếu tố quy định hành vi. Và công thức hành vi bây giờ cần phải có dạng S -> O -> R [60, tr. 188-189].

K. Hull (1884 - 1952) là người đưa ra giả thuyết - diễn dịch của hành vi với công thức: S-O-R (kích thích - cơ thể - phản ứng). Cơ thể ở đây là một số quá trình diễn ra bên trong, không nhìn thấy được. Hành vi được bắt đầu bằng sự kích thích từ môi trường bên ngoài hay từ trạng thái nhu cầu và kết thúc bằng phản ứng. Hành vi được ông coi là hàm do các biến số nhu cầu cơ thể và môi trường bên ngoài tạo ra. Cường độ của phản ứng phụ thuộc vào cường độ nhu cầu [5, tr. 177]

Thuyết hành vi tạo tác của B.F. Skinner (1904-1990). Theo quan điểm riêng của ông, cuộc sống con người là thành quả của những củng cố trong quá khứ.. có 3 dạng hành vi: hành vi không điều kiện, hành vi có điều kiện, và hành vi tạo tác. Sự khác biệt


đầu tiên giữa hành vi có điều kiện với hành vi tạo tác là hành vi có điều kiện xuất hiện nhằm tiếp nhận một kích thích củng cố, còn hành vi tạo tác nhằm tạo ra kích thích củng cố [60, tr. 195]. Vì vậy ông cho rằng: kiểm soát được củng cố thì kiểm soát được hành vi, và ông đã đưa ra công thức: S -> r -> s -> R

Tâm lý học hành vi ra đời là bước tiến về kỹ thuật trong Tâm lý học. Tâm lý con người không chỉ đóng kín mà nó được thể hiện ra bên ngoài. Vì vậy, Tâm lý học hành vi cho rằng chỉ cần căn cứ vào cách cư xử, các biểu hiện bên ngoài (coi trọng hình thức hành vi bên ngoài) có thể nhận biết được các đặc điểm tâm lý bên trong của mỗi người. Chính vì thế, các nhà hành vi tập trung vào kỹ thuật, tới mức cực đoan, sai lầm và trờ thành chủ nghĩa hành vi.

1.2.1.2. Hành vi theo quan điểm của Phân tâm học

Thuyết Phân tâm do S. Freud (1856- 1939) bác sĩ người Áo xây dựng nên. Ông tách con người làm 3 khối: Cái ấy (vô thức), cái tôi (ý thức), cái siêu tôi (siêu thức). Cái vô thức là một trong những khám phá quan trọng nhất của ông nhưng nó là phần bí ẩn nên để hiểu nó là điều không dễ dàng. Những hành vi vô thức vẫn thường diễn ra ở bất cứ con người bình thường nào và có nhiều khi người ta không giải thích được tại sao mình lại làm như vậy. Theo S. Freud, ở con người lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần đều có “những hành vi sai lạc”. Những hành vi sai lạc này xuất hiện thay thế cho hành vi mà người ta mong muốn hay đang chờ đợi [68, tr. 29].

Cái vô thức theo S.Freud không chỉ là cái sinh lý tự nhiên, là cái mang tính bản năng, di truyền mà còn có mặt khác, đó là hoàn cảnh sống của mỗi người trong xã hội hiện tại. Chính sự tác động từ bên ngoài này quyết định sự hình thành cái vô thức và nội dung của nó chẳng có gì ngoài những cái mà người đời đã từng gặp phải trong cuôc sống xã hội của bản thân mỗi người.

1.2.1.3. Quan niệm về hành vi của Tâm lý học nhân văn

A.Maslow (1908-1970) được ví là “Người cha tinh thần” của Tâm lý học nhân văn. Trong lý thuyết của ông, nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ bậc từ


thấp đến cao. Theo trường phái này, hành vi của con người không chỉ bao gồm hành vi “mở” (phản ứng quan sát được) mà con bao gồm hành vi “kín” (là những phản ứng không quan sát được - những trải nghiệm chủ quan con người), hai phần này ít gắn bó với nhau [26, tr. 172]. Tâm lý học nhân văn cho rằng: con người có thể nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình chứ không phải do vô thức quyết định, con người có thể độc lập quyết định hành vi của mình chứ không phải hoàn toàn do tác động bên ngoài. Nghiên cứu cá nhân mang lại nhiều thông tin hơn là nghiên cứu những đặc điểm chung của tập thể [33, tr. 162].Trường phái này đã phát triển một kiểu trị liệu tâm lý “tự giúp mình” để con người ứng phó với những vấn đề nan giải trong cuộc sống.

Như vậy, trường phái Tâm lý học nhân văn dựa trên quan điểm nhìn nhận hành vi người ở góc đô cá nhân mà bỏ qua sự chi phối của cộng đồng xã hội đến hành vi của cá nhân. Hành vi của con người là sự tổng hợp của nhiều khuynh hướng, do nhu cầu thúc đẩy. Con người có thể nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình chứ không phải do vô thức quyết định và con người có thể độc lâp quyết định về hành vi của mình chứ không phải hoàn toàn do tác động bên ngoài.

1.2.1.4. Hành vi theo quan điểm của Tâm lý học hoạt động

L.X. Vugotsky (1896-1934), năm 1925 ông công bố bài viết “ Ý thức như một vấn đề của tâm lý học hành vi” [103, tr. 15], được coi là cương lĩnh đầu tiên cua Tâm lý học Mác xít. Các tác phẩm của ông được đánh giá là “một hiện tượng kiệt suất trong Tâm lý học Liên Xô”. Coi hành vi, tâm lý con người là sự trưởng thành của cơ thể, ông đã xác định cần phải xây dựng “Một khoa học về hành vi của xã hội con người” chứ không phải là hành vi của cơ thể con người và cần phải đặt hành vi và tâm lý con người vào bên trong của quá trình hoạt động, lao động và giao lưu xã hội mới có thể hiểu được tâm lý và hành vi. Theo ông, ý thức và hành vi của con người ở đây được hiểu là tồn tại lịch sử, xã hội, lao động có ý thức chứ không phải là “cái túi đựng đầy các phản xạ”.

X.L.Rubinstein (1889-1960) cho rằng, trong cấu trúc hành vi của hoạt động, ngoài các phản ứng sinh lý hay vận động được xem như là trả lời máy móc đối với kích thích


bên ngoài, còn nói tới các thao tác có ý thức và hành vi ứng xử có ý thức, có tính đến vai trò của ý thức và tự ý thức đối với việc tổ chức các hoạt động. Hoạt động phải được hiểu là hệ thống các thao tác hay hành vi ứng xử có sự tham gia của ý thức [60, tr.168]

A.N. Leonchiep (1903-1979) nghiên cứu phạm trù hoạt động. Ông đã mô tả được cấu trúc vĩ mô của hoạt động. Theo ông, hoạt động của chủ thể cùng các điều kiện mục đích, phương tiện tương ứng của hoạt động làm khâu trung gian để tạo mối liên kết khách thể và chủ thể. Hoạt động bên trong và hoạt động bên ngoài đều có cùng cấu trúc [28, tr. 175]. Hoạt động bên trong có nguồn gốc từ hoạt động bên ngoài, là sự hình thành từ các hoạt động bên ngoài.

P.Ia. Galperin (1902-1988) đi sâu nghiên cứu hành động là thành phần của hoạt động. Học thuyết về sự hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn đã chứng minh một cách thuyết phục. Ông đã xác lập và mô tả các bước của một hành động trí óc, hay nói cách khác, quá trình chuyển hóa và cải tổ các hành động từ bên ngoài thành hành động trí óc bên trong [60, Tr.347]

D.N.Udơnatde (1886-1960) dựa trên nền tảng của chủ thể hành vi làm cơ sở nghiên cứu. Ông nêu ra hai hình thái hành vi của con người bao gồm hành vi có nguồn gốc bên ngoài và hành vi có nguồn gốc bên trong. Còn theo bản chất Tâm lý học, các nhà tâm lý học khác nêu ra ba kiểu hành vi đó là: hành vi bản năng, hành vi kỹ xảo và hành vi lý trí [9, tr. 4].

Các nhà Tâm lý học Mác xít họ đã tìm thấy sự thống nhất giữa cái bên trong và cái bên ngoài tâm lý người, giữa nội tâm tâm lý với động cơ, nhu cầu với các biểu hiện hành vi. Tâm lý học hoạt động cho rằng: hành vi được hiểu ngầm là hoạt động, hoạt động bên trong và hoạt động bên ngoài có cùng một cấu trúc, chúng chỉ khác nhau về hình thức. Do đó, có thể chuyển hành vi ở hình thức bên ngoài thành hành vi bên trong và ngược lại. Quá trình hình thành hành vi tuân theo: sự thống nhất giữa hình thức bên ngoài và nội dung tâm lý bên trong quan niệm thống nhất về hành vi như vậy làm tiền đề cho luận án.


Theo tác giả Phạm Minh Hạc, hành vi là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động và bao giờ cũng gắn liền với động cơ, mục đích [26, tr. 172]. Hành vi ở đây gắn liền với hoạt động, nó biểu hiện ra bên ngoài và do các yếu tố kích thích tạo ra.

Tác giả J. Piagiet cho rằng: tính định hướng tích cực có chọn lọc của hành vi tạo thành bản chất của hiện tượng được xác định là động cơ [53]. Cùng với thái độ, hành động, nhận thức là một trong ba mặt của đời sosongs tâm lý con người. Nhận thức giúp cho con người tiếp nhận được những tri thức chân thực trong thế giới khách quan, trong quá trình con người tham gia vào các hoạt động sống trong xã hội. Do đó, nhận thức là cơ sở nảy sinh thái độ, chi phối thái độ của con người. Nhận thức là yếu tố tất yếu để nảy sinh thái độ và hành vi. Ngược lại, thái độ và hành vi là mặt kiểm chứng của nhận thức.

Trong Tâm lí học xã hội khi nói đến hành vi người, chúng ta hiểu đó “là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lí bên trong của chủ thể” [36, tr. 325]. Ở đây tác giả lại quan tâm đến các yếu tố tâm lý bên trong tác động đến sự biểu hiện ra bên ngoài của các hành vi.

Theo Từ điển Tâm lí học, Vũ Dũng định nghĩa: Hành vi là sự tác động qua lại giữa cơ thể sống với môi trường xung quanh, do tính tích cực bên ngoài (kích thích) và bên trong (nhu cầu) thúc đẩy. Thuật ngữ hành vi dùng để chỉ hành động của các cá thể riêng biệt hay của nhóm, loài (hành vi một chủng loại sự vật hay một nhóm xã hội [15, tr. 259]. Hành vi chính là hành động của con người. Hành động này là kết quả của sự tác động qua lại giữa cái bên ngoài và cái bên trong của cơ thể.

Theo Max Weber (1864-1920), có 4 hành động cá nhân: 1). Hành động được thúc đẩy bởi mục tiêu. Trong đó mục tiêu lợi ích là quan trọng nhất. Vì lợi ích của mình, cá nhân có thể tiến hành những hành động một cách quyết liệt. 2). Hành động được thúc đẩy bởi các giá trị tinh thần. Trong đó giá trị niềm tin là quan trọng. Hành động của các tín đồ tôn giáo là một minh chứng cho hành ododngj vì niềm tin. 3). Hành động được thúc đẩy bởi các cảm xúc cá nhân, như hành động do cơn xúc động, hành động vì tình yêu…4). Hành động được thúc đẩy bởi thói quen hàng ngày [149]


Hành vi dưới góc độ tiếp cận sinh học đóng một vai trò quan trọng và được nghiên cứu từ rất sớm trong Tâm lý học. Với cách tiếp cận này, các nhà Tâm lý học cho rằng mọi hành vi của con người đều bị chi phối bởi yếu tố sinh học. Ngay cả khi hệ thống cơ của con người không hoạt động, thì não vẫn hoạt động, đó là quá trình sinh học của các tín hiệu điện tế bào thần kinh. Điều này được làm rõ hơn với nghiên cứu của nhà Tâm lý học Dement anh Kleimen (1957) khi ông nghiên cứu về giấc ngủ (trung bình cuộc đời mỗi người có hơn sáu năm ngủ có mơ) “khi ngủ, mắt của con người vẫn chuyển động theo nội dung của giấc mơ” [117, tr. 399-346]

Tác giả Charles Darwin (1859) là người đầu tiên đưa ra ý tưởng rằng sự tiến hóa và di truyền đóng một vai trò trong hành vi của con người. Trong cuốn “On the origin of Species” (nguồn gốc của loài người) tác giả cho rằng, chọn lọc tự nhiên ảnh hưởng đến việc các mẫu hành vi nhất định có thể được truyền lại cho các thế hệ tương lai. Những hành vi hỗ trợ sinh tồn có nhiều khả năng được truyền lại trong khi những hành vi chứng minh nguy hiểm ít có khả năng được thừa hưởng [113]

Nhà Tâm lý học Canli và cộng sự (2000) trong tác phẩm Event-related activation in the human amygdala associates with later memory for individual emotional experience (sự kích thích lên hạch hạnh nhân có liên quan đến trí nhớ và những trải nghiệm cảm xúc của cá nhân). Với phương pháp scanning não bộ và xem xét các liên kết giữa Hạch hạnh nhân - Amygdala là một trong hai nhóm nhân hình quả hạnh nhân nằm ở giữa sâu bên trong thùy thái dương của não và bộ nhớ của não bộ đến những trải nghiệm của cảm xúc. Qua nghiên cứu tác giả đã đưa ra kết luận “Hạch hạnh nhân nhạy cảm với các kích thích cảm xúc (đối với cả cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực) và hạch hạnh nhân càng bị kích thích thì quá trình ghi nhớ các sự kiện diễn ra càng tốt hơn” [111, tr. 1-5].

Nhà Tâm lý học xã hội người Mỹ Schachter and Singer (1962) tác giả cuốn Cognitive, social, and psychological determinants of emotional state cho rằng, “Hành vi của con người chính là những trải nghiệm của cảm xúc, mà cảm xúc là sự kết hợp giữa

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí