Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Đi Lễ Chùa Của Sinh Viên


Phật giáo ăn mặc gợi cảm là phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì. Bên cạnh đó cần phải giữ cho thân tâm thanh tịnh, nghĩa là cần phải tránh khi lạy Phật mà trong tâm còn ngạo nghễ, kiêu căng, năm vóc (đầu, hai tay, hai chân) không sát đất, đứng lên quỳ xuống một cách cẩu thả, qua loa cho xong. Vệc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng hướng Phật cũng rất quan trọng, sau đó rồi mới đốt hương, quỳ trước ban thờ, chắp tay trước ngực, mắt ngước nhìn Phật tượng và vắt đầu hành lễ.

b. Thực hành nghi lễ

Chùa là một trung tâm văn hóa tín ngưỡng – đạo đức tâm linh, là nơi tôn nghiêm thành kính. Bên cạnh việc sửa soạn, sắm lễ vật đi chùa, người đi lễ còn cần phải biết về việc vào chùa khấn gì cho phù hợp với những quy định căn bản của nhà chùa. Trong cuốn Tập tục và nghi lễ dâng hương, Thượng tọa Thích Thanh Duệ viết “Giáo lý nhà Phật không câu nệ, chấp trước vào nghi lễ, cái chính là tâm thành”. Tuy nhiên, ông cũng đã nêu lên một số nghi thức thường được thực hành tại các chùa hiện nay[10, tr. 185]: (1) Đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ ban thờ Đức chúa (Đức ông) trước. Sở dĩ vậy là do giáo lý và tín ngưỡng Phật thì Đức chúa hay Đức ông và vị cai quản tất cả các công việc của chùa chiền. Nếu vậy, thì trước hết phải thắp hương ở ban thờ này để xin được vào làm lễ tại chính điện. (2) Sau khi đặt lễ ở ban Đức chúa xong, đặt lễ, lên hương án ở chính điện, thắp đén, nhang lên, thỉnh ba hồi chuông (nếu đã có sẵn thì chỉ cần thắp ba nén nhang là được và vào những buổi đông người tới làm lễ thì không cần phải thỉnh chuông) rồi làm lễ chư Phật, Bồ tát. (3) Sau khi đã lễ xong ở chính điện thì đi thắp hương tại tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có ba lễ hoặc năm lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương, cầu theo ý nguyện. (4) cuối cùng là lễ tại nhà thờ Tổ (nhà Hậu), đây là nơi thờ các vị tổ sư đã có công tạo dựng hoặc trụ trì ở chùa nay đã tịch viên. (5) Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.


Đây là một số nghi thức khi dâng lễ ở chùa nhưng trên thực tế, hiện nay vào dịp tổ chức dâng hương lớn như ngày lễ, tết, thường khách thập phương tới dự đông đúc. Điều này đã khiến việc dâng lễ bỏ qua một số tập tục, thay vào đó là những ngwoif đi lễ chùalàm theo cảm hứng hoặc tiện đâu thì lễ đó. “Phật giáo luôn đề cao chữ tâm, chữ thiện nên việc dâng hương cúng Phật là cốt yếu ở tâm thành và hướng thiện. Đã là Phật tử khi vào chùa lễ Phật nên hiểu qua nghi thức và giáo lý đạo Phật để hướng thiện, sống đẹp đạo tốt đời” – Sư cô Thích Nữ MT nhấn mạnh.

Chư Phật ra đời nhằm mục đích nguyện độ chúng sanh chứ không phải là ngồi để cho quý vị lễ lạy (Phật không còn cái ngã mạng là ngồi để cho quý vị lễ lạy đâu nha). Sở dĩ chúng ta lạy Phật là do lòng kính quý của chúng ta đối với vị thầy của trời người, đã khai sáng cho chúng ta con đường giải thoát, và mỗi lần lễ lạy ông Phật bên ngoài, lại nhắc nhỡ chúng ta rằng, mình còn có ông Phật bên trong, đó là ông Phật Tâm của chính mình. Và làm sao để ông Phật Tâm của chính mình có được giải thoát giác ngộ, đấy mới thật sự là Lễ Phật và đền đáp công ơn của chư Phật.

1.3.3.4. Động cơ khi đi lễ chùa

Các biểu hiện hành vi đi lễ chùa của thanh niên được thúc đẩy bởi yếu tố tâm lý bên trong, đó chính là động cơ. “Động cơ là một hiện tượng tâm lý thúc đẩy, quy định sự lựa chọn và hướng của hành vi, việc nghiên cứu hiện tượng này giúp lý giải các nguyên nhân dẫn đến hành vi đó”[29, tr. 211]. Lễ chùa là một hình thái ý thức xã hôị nảy sinh trên cơ sở kinh tế - xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Do đó tìm hiểu động cơ thúc đẩy thanh niên đi lễ chùa không phải trong “ý thức” mà trong chính quá trình hoạt động của họ, được thể hiện ở hai góc độ

Thứ nhất, động cơ thuộc về bản thân thanh niên. Trong cuộc sống hàng ngày, con người nói chung và thanh niên nói riêng không những tiếp xúc với những thứ hiện hữu, cụ thể mà họ còn tiếp xúc với những cái vô hình, trừu tượng. Những cái đó, nhiều khi không thể lý giải được bằng tư duy, tưởng tượng mà chỉ có thể bằng sự linh cảm để cảm nhận. Chính vì thế, chỉ có niềm tin vào sự tồn tại và cứu giúp của thế lực siêu nhiên mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.


có thể giúp con người lý giải, đứng vững và vượt qua những trở ngại trong cuộc sống. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý và điều kiện hoàn cảnh môi trường sống, với thanh niên học tập, tình bạn, tình yêu… là những vấn đề được họ quan tâm nhiều nhất. Mọi trạng thái tâm lý tích đều có thể là động cơ thôi thúc họ đi lễ chùa. Với những trạng thái tâm lý tiêu cực, họ tìm đến chùa để mong được sự an ủi, che chở, cứu giúp. Phật giáo như “thuốc phiện” làm giảm nỗi đau của họ trong cuộc sống hiện thực. Mặc dù chỉ là “hạnh phúc hư ảo”, “mặt trời tưởng tượng”, nhưng nó lại có sức hấp dẫn kỳ lạ. Đến với Phật giáo nhiều khi là phương tiện khá hữu hiệu giúp họ cân bằng sự hẫng hụt tâm lý, giải thoát nỗi bất hạnh, cô đơn của mình trong cuộc sống. Với những trạng thái tâm lý tích cực, họ muốn được san sẻ những tình cảm vui sướng của mình, muốn được đắm mình trong không gian Phật giáo để được sống trong trạng thái ảo giác, được hướng đến cái thiêng liêng cao cả và đôi khi được lãng quên hiện tại. Sự thành đạt, may mắn hay hạnh phúc trong cuộc sống đôi khi lại được hiểu là do Thần Phật ban cho.

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 8

Thứ hai, động cơ thuộc về bản thân Phật giáo. “Chúng ta thường nghĩ rằng, tự do là được làm những gì mình muốn. Nhưng với Đức Phật thì tự do có nghĩa là con bị chế ngự bởi sự ham muốn nữa. Chúng ta cho rằng cây cột là một chướng ngại, và tự do là khả năng theo đuổi đạt được những đối tượng ưa thích của mình. Nhưng ngược lại Đức Phật dạy rằng sự theo đuổi những thú vị, giác quan ấy là những chướng ngại, và cây cột chánh niệm chính là sự giải thoát ra khỏi những trói buộc ấy” [64, Tr.34]. Đức Phật được biết đến như một vị lương y đại tài, tùy bệnh cho thuốc, tùy nghiệp cho pháp. Đức Phật là hiện thân của chân lý sự thật do đó ngài là biểu tượng sáng ngời từ tính cách, trí tuệ và đức hạnh trong Phật giáo. Người ta tìm lại nguồn gốc của giáo lý bằng sự tôn kính vô biên đối với bậc thầy, đấng cha lành của nhân thiên để từ đó học tập rèn luyện và nguyện tiếp bước theo con đường của ngài đã vạch lối, đưa đường đi đến chân trời hạnh phúc giải thoát đích thực. Do vậy, tận trong chiều sâu tâm thức, Phật được xem như là nhà giáo dục, nhà tâm lý học, bậc thầy vĩ đại của nhân loại, vừa mang hơi hướng của một con người lịch sử nhưng cũng mang đầy tính cách siêu nhiên, thoát tục. Những giáo


lý trong đạo Phật đều mang những giá trị tích cực nhất định. Những người muốn theo học họ tìm hiểu, suy nghiệm, thực hành họ sẽ được giác ngộ, nhận ra được tính chất tốt đẹp của đạo Phật. Ngoài ra, không gian cảnh quan của chùa, tấm gương tu hành của các vị tu sĩ, sự thôi thúc của các Phật tử…cũng giúp cho thanh niên có động lực mạnh mẽ hơn trong quá trình thực hiện nghi lễ tại chùa.

Đông cơ đi lễ chùa của sinh viên là cái thúc đẩy hành động trong quá trình họ thực hiện các nghi lễ tại chùa. Động cơ luôn gắn liền với nhu cầu của mỗi cá nhân, khi nhu cầu gặp đối tượng và có điều kiện thỏa mãn thì sẽ trở thành động lực – động cơ thúc đẩy con người hành động. “Bất cứ mọi hành vi nào đều xuất phát từ những động cơ nhất định, nhằm đạt được những mục đích nhất định

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Như đã nêu ở trên, hành vi đi lễ chùa cuả sinh viên được biểu hiện qua bốn thành tố: nhận thức, niềm tin và hành động và động cơ thúc đẩy. Các thành tố của này trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên bị chi phối bởi sáu yếu tố sau:

1.4.1. Định hướng giá trị

Theo I. T. Levukin: “Định hướng giá trị là việc đánh giá các khả năng và tình hình hiện có, để xác định phương tiện và phương pháp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra” [99; tr 68]. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Định hướng giá trị là một trong những biến đổi rõ nét của đặc trưng xu hướng nhân cách và có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của con người. Nó mang đậm nét tính xã hội - lịch sử chung của cộng đồng, nét riêng của từng dân tộc, những nét đặc thù của nhóm xã hội, nhóm lứa tuổi, giới nghề nghiệp, tôn giáo, địa phương khác nhau” [27; tr 37]

Với mỗi cá nhân, một sự vật hiện tượng được coi là có giá trị khi nó thỏa mãn được nhu cầu nào đó của họ. Sự lựa chọn một hệ thống giá trị tạo nên định hướng giá trị. Định hướng giá trị đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các chương trình hành vi ứng xử lâu dài. Chúng hình thành trên cơ sở những nhu cầu của chủ thể về việc nắm vững những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể


và do tính chất của các quan hệ xã hội quy định[]. Quá trình này được cấu thành bởi ba yếu tố tâm lý cơ bản là: nhận thức, đánh giá và hành động. Khi cá nhân nhận biết việc đi lễ chùa có ý nghĩa đối với bản thân họ, vấn đề đó có giá trị. Quá trình nhận thức cũng diễn ra theo hai giai đoạn, bắt đầu từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Hay nói cách khác, từ việc nhận biết những thuộc thính bên ngoài, sự cảm nhận bằng các giác quan đến việc hiểu bản chất bên trong, cũng như việc cảm nhận được vai trò của vấn đề đó đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Nhờ có nhận thức, cá nhân mới phát hiện ra việc đi lễ chùa đó có phù hợp hay không phù hợp, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định lựa chọn với các giá trị của nó.

Sau khi nhận thực được giá trị của việc đi lễ chùa, là sự bày tỏ thái độ của cá nhân đối với các giá trị xác định. Ở cấp độ này, đánh giá của cá nhân chịu ảnh hưởng to lớn bởi yếu tố xúc cảm, tình cảm. Đây là quá trình cá nhân ấp ủ về một vấn đề nào đó mà cá nhân có tình cảm với nó. Khi đã có sự cân nhắc và tâm niệm, nghĩa là cá nhân đã thỏa mãn vui mừng về lựa chọn của mình. Đó là cơ sở động lực để cá nhân sẵn sàng công khai, khẳng định sự lựa chọn và xác định gắn bó với sự lựa chọn đó. Hành động: sau khi nhận thức đánh giá, cá nhận sẽ hành động theo những giá trị mà mình đã lựa chọn. Các giá trị được biểu lộ, lặp đi lặp lại trong hành động và lối sống của cá nhân. Cá nhân phải hành động phù hợp và kiên trì theo các giá trị mà họ đã ấp ủ, tâm niệm.

Như vậy, định hướng giá trị là một quá trình phức tạp, lâu dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và nó cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân. Đình hướng giá trị có thể thay đổi và phát triển phụ thuộc vào sự phát triển, nhận thức, vào phạm vi hoạt động, quan hệ xã hội và các điều kiện sống, hoạt động của cá nhân. Mắc dù định hướng giá trị là phạm trù ý thức mang tính chủ quan nhưng ĐHGT của con người chỉ mang tính tích cực khi hệ thống giá trị mà cá nhân lựa chọn phù hơp với hệ thống giá trị của nhóm, cộng đồng và xã hội.

1.4.2. Cảm xúc với Phật giáo

Mỗi ngày chúng ta trải qua muôn hình vạn trạng các cảm xúc. Theo lý thuyết


Bánh xe cảm xúc của Tiến sĩ Tâm lý Robert Plutchik, cho dù tâm trạng chúng ta có phong phú ra sao thì vẫn xoay quanh 8 loại cảm xúc chính được phân thành 4 cặp đối lập: Hân hoan (Joy) - Buồn bã (Sadness); Tin tưởng (Trust) - Chán ghét (Disgust); Kinh hãi (Fear) - Tức giận (Anger); Mong đợi (Antici-pation) - Ngạc nhiên (Surprise)

Nhà Tâm lý học Pierre Daco cho rằng “ Cảm xúc là nền tảng của cuộc sống hàng ngày”. Mặc dù là những rung cảm diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất đinh nhưng cảm xúc có thể làm thay đổi thể chất, tinh thần của con người và được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi phản ứng cụ thể để đối phó với những tình huống có ý nghĩa đối với cá nhân họ. Nếu không có xúc cảm, tình cảm thì quá trình nhận thức thể giới xung quanh của con người không thể hoàn chỉnh được [4, tr. 112]. Sinh viên đi lễ chùa, xuất phát từ những rung động của cảm xúc, từ đó họ tiếp cận và có những biểu hiện hành vi trong quá trình lễ chùa.

Là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, cảm xúc của con người tiếp nhận hoàn cảnh theo hai chiều hướng. Đó là tìm kiếm đối với những hoàn cảnh tốt, hoàn cảnh dễ chịu, những hoàn cảnh đem lại cho con người những cảm giác: bình an, vui vẻ, thoải mái…Và ngược lại, cơ thể luôn tìm cách loại bỏ những hoàn cảnh khó chịu, làm cơ thể mất cân bằng như: sự sợ hãi, lo lắng, chán nản... Dù tìm kiếm hay loại bỏ thì những cảm giác này tạo cho sinh viên những cảm xúc khác nhau trong quá trình lễ chùa. Cảm xúc có thể tạo cho họ những sức mạnh phi thường, lúc này cơ thể sẽ tiết ra một lượng Aderênalin cơ thể sẽ vận hành một cách hoàn hảo và có thể làm những việc bình thường không làm được. Với một bộ não khỏe mạnh, hoàn hảo họ có thể kiểm soát và tự chủ về hành vi của mình. Nhưng ngược lại, với một bộ não mệt mỏi những cảm xúc đó sẽ gây sáo trộn, rối loạn, làm mất sự kiểm soát và có những biểu hiện lệch chuẩn. Sinh viên đi lễ chùa xuất phát từ những cảm xúc tích cực, những cảm xúc tiêu cực hay không cảm xúc thì nó cũng sẽ được biểu hiện thông qua cách họ thực hiện các hoạt động lễ tại chùa. Những cảm xúc mà chúng ta thường thấy của sinh viên khi đi lễ chùa là cảm xúc tôn kính, yêu quý, thán phục, kính nể đổi với đức Phật và giáo lý của đạo Phật. Bên cạnh đó là những cảm giác


lo sợ, căng thẳng, áp lực về sự bất an trước các vấn đề trong cuộc sống.

Có thể nói, sinh viên khi đi lễ chùa, cảm xúc cũng là yếu tố tác động đến các biểu hiện hành vi của họ. Yếu tố cảm xúc phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cảm nhận các vấn đề, các sự kiện trong cuộc sống. Mà với sinh viên, những gì họ cảm nhận chịu sự tác động lớn bởi khả năng thực hiện những trọng trách xã hội. Chính vì vậy, xem xét các yếu tố xã hội bên ngoài là rất quan trọng trong việc chi phối đến mức độ biểu hiện các hành vi của sinh viên.

1.4.3. Các cơ chế tâm lý xã hội

Tác giả Trần Quốc Thành (2011), trong cuốn “Tâm lý học xã hội” cho rằng: “Tại nhiều thời điểm, sự tương tác đặc biệt giữa số đông các cá nhân có thể tạo ra những biến đổi xã hội hết sức to lớn” [83, tr. 35]. Hiện tượng tâm lý này được truyền đi theo nguyên tắc cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số lượng thành viên của đám đông và cường độ của cảm xúc được lan toả. Như vậy, đám đông càng lớn thì các cơ chế tâm lý xã hội diễn ra càng mạnh và nhanh

Trong thực tế, chúng ta thường thấy cơ chế lây lan diễn ra rõ nét nhất, hiệu quả nhất trong đám đông quần chúng. Trào lưu xã hội được ví như những con sóng biển, nó có thể rền rĩ một khoảnh khắc rồi tắt, chìm vào lãng quên. Nhưng cũng có những trào lưu trở thành “cơn sốt” trong một khoảng thời gian nhất định. Và cũng có những trào lưu ăn sâu vào đời sống tâm lý của con người, chảy xuyên ngang qua nhiều thời đại. Lây lan là quá trình chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ tâm sinh lý, xẩy ra một cách nhanh chóng, nằm ngoài cấp độ ý thức, tư tưởng. Chính do lây lan tâm lý mà trạng thái cảm xúc được lan truyền trong đám đông với một cường độ cao và tốc độ nhanh chóng, dẫn tới các hành vi có tính bạo loạn, phá phách tập thể. Các hình thức của lây lan trong đời sống xã hội rất đa dạng. Ngày nay, đi lễ chùa đã và đang trở thành một trào lưu, luồng tư tưởng lôi cuốn đông đảo người ủng hộ và tham gia, trong đó có sinh viên. Trào lưu đi lễ chùa được biểu hiện chủ yếu thông qua các mặt: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin…trong quá trình họ đi lễ chùa.


Vì vậy, tuổi trẻ với những người bạn tôn giáo có xu hướng tôn giáo hơn tuổi trẻ với những người bạn không theo tôn giáo [118, tr. 1623] Thanh thiếu niên có nhiều khả năng tham gia các dịch vụ tôn giáo trong hiện tại và tương lai nếu họ có bạn bè tham gia các dịch vụ tôn giáo, ngay cả khi chiếm sự tin cậy và tham dự của cha mẹ. Tương tự như vậy, xếp hạng thanh thiếu niên về tầm quan trọng tôn giáo và tâm linh đã được liên kết với sự tin cậy và hỗ trợ của đồng nghiệp [135, tr. 109]

1.4.4. Truyền thống văn hóa dân tộc

Văn hóa truyền thống được coi là giá trị di sản của mỗi quốc gia, dân tộc vì nó có nền tảng và là kết quả của cả một quá trình phát triển lâu dài. “Truyền thống là những giá trị tinh thần, tư tưởng thể hiện trong kết quả của quá trình hoạt động của các nhóm xã hội được ghi lại dưới hình thức các khái niệm, nghi lễ, cách thức hành vi, ứng xử của các thành viên trong nhóm đối với các quan hệ xã hội [19, tr. 72]. Một dân tộc có bề dày lịch sử, một nét văn hóa truyền thống nào đó sẽ là điểm đặc trưng rõ nét nhất để phân biệt với các dân tộc khác. Nói đến đặc trưng đó, nó sẽ biểu hiện cụ thể ra bên ngoài bằng các hành vi: phong tục, tập quán của từng cá nhân trong dân tộc đó (người dân của quốc gia đó).

Sự hình thành và phát triển nhân cách, hành vi của con người một phần không nhỏ do ảnh hưởng của môi trường xã hội hiện tồn và tính tích cực của cá nhân tạo thành. Theo đó, nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành nhân cách là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống. Nhân cách là những “phẩm chất xã hội”, là sản phẩm của xã hội hiện tồn. ở mỗi thời đại khác nhau, luôn có những kiểu loại nhân cách khác nhau, đặc trưng cho xã hội đó, như nhân cách xã hội thời Cổ đại, Trung cổ, Cận đại, Hiện đại. Ở mỗi cộng đồng khác nhau, kinh nghiệm này là khác nhau. Chính những điều này đã tạo nên bản sắc của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc và tính cách của con người sống trong đó. Như vậy, kinh nghiệm này tạo ra tính quy phạm, quy ước quy định cách sống và hoạt động của từng con người và cả cộng đồng. Nó bao gồm tất cả các cái “phải là”, các cách ứng xử giữa các thành viên trong xã hội

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí