Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 4


những lý thuyết này quá hẹp. Theo ông, tôn giáo thu hút những người theo dõi vì nó thỏa mãn tất cả 16 mong muốn cơ bản mà con người chia sẻ, đó là: “chấp nhận, tò mò, ăn uống, gia đình, danh dự, lý tưởng, độc lập, trật tự, hoạt động thể chất, quyền lực, lãng mạn, tiết kiệm, tiếp xúc xã hội, địa vị, yên tĩnh và báo thù” [145]

Tác giả Paul-Labrador và cộng sự (2006), trong tác phẩm “Effects of a randomized controlled trial of transcendental meditation on components of the metabolic syndrome in subjects with coronary heart disease” [136, tr. 1218-1224], tác giả cho rằng chức năng cơ bản của tôn giáo là đối phó với sự lo lắng . Cụ thể hơn, nó giúp mọi người đối phó với sự căng thẳng của sự không chắc chắn từ điều kiện sống của thế giới thứ ba. Ở các quốc gia có mức sống tốt hơn, những lo lắng cơ bản về việc cung cấp thực phẩm và bệnh tật thoái trào và tôn giáo mất dần cùng với họ. Nếu điều này là đúng thì tôn giáo có chức năng làm dịu chính thay vì chăn bảo mật mà từ đó một đứa trẻ nhỏ có được sự thoải mái. Bây giờ chúng ta có bằng chứng khoa học tốt rằng các nghi lễ tôn giáo và cầu nguyện hoạt động theo cách này. Mỗi loại tạo ra nhịp tim chậm lại và các dấu hiệu khác của việc làm dịu sinh lý

D.Baston và L.Ventis trong cuốn: “The Religious Experience. A social- Sychologycal perspective” (Kinh nghiệm tô giáo - Viễn cảnh Tâm lý học xã hội) [110] đã xác định đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học Tôn giáo là nghiên cứu tác động tôn giáo mang tính tương hỗ trong cuộc sống của các cá nhân.

Nhà nghiên cứu y học và tâm thần học người Mỹ, Harold G.Koenig, tác giả chính của cuốn “Handbook of Religion and Health” cuốn sổ tay gồm nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của hành vi tôn giáo đối với sức khỏe [124]. Tác giả cho rằng: niềm tin tôn giáo tạo nhiều kết quả khác nhau về sức khỏe của con người và họ cũng cho rằng những người theo tôn giáo có lỗi sống lành mạnh hơn. Ông cũng đã đưa ra bốn lý do con người đến với tôn giáo: thứ nhất, tôn giáo và đức tin cung cấp hộ trợ xã hội, nghĩa là một người vừa nhận được sự hỗ trợ vừa có thể hỗ trợ được người khác; Thứ hai, các hành vi tôn giáo tăng cường hệ thống đức tin; thứ ba, tôn giao và linh đạo cho người ta luật pháp


để tuân theo, hầu điều khiển tức là hướng con người đến hành động để cuộc sống của họ diễn ra suôn sẻ hơn; và thứ tư, đức tin cho các biến cố ý nghĩa, mang lại niềm hy vọng và giảm bớt những tinh trạng căng thẳng trong cuộc sống.

Tác giả Đại Trung Tiểu (2010) trong bài viết “高考另一道风景线 师生家长拜佛忙”.

Mỗi năm cứ đến dịp trước và sau kỳ thi tuyển sinh đại học, phụ huynh và học sinh lại đi đền miếu dâng hương cầu phật. Khắp các đền miếu đều đông nghịt phụ huynh, học sinh dâng hương, cầu phúc cầu may, giáo viên cũng gia nhập đội ngũ này. Tình cảnh này đã xuất hiện từ thời xưa. Theo báo, từ tháng 5 trở đi, ở các đền miếu tấp nập phụ huynh và học sinh đang hương nghi ngút. Kỳ thi tuyển sinh đại học không chỉ kiểm tra học sinh mà còn kiểm trả cả giáo viên. Trường học hoàn toàn có thể lấy kết quả thi đại học để đánh giá giáo viên, nên vô cùng áp lực. Đối với trường học mà nói, áp lực cũng không kém. Phải cạnh tranh với các trường học khác, áp lực lên giáo viên, giáo viên áp lực lên học sinh. Trước kỳ thi tuyển sinh đại học, họ tranh thủ bớt chút thời gian đến đền miếu thắp nén hương mong cho mình được giảm bớt chút áp lực. Trời sinh người, đất dưỡng người, thần phật bảo vệ người, dù cho khoa học phát triển như thế nào, lòng người vẫn hướng về phật [150]

Nhà Tâm lý học Tôn giáo Rambo.LR (1993) trong cuốn sách “Understanding Religious Conversion” (hiểu về sự chuyển đổi tôn giáo). Tác giả cho rằng con người khi đến với tôn giáo như một quá trình thay đổi bản thân. Quá trình này với sự tác động của nhiều yêu tố và sự chuyển đổi đến với tôn giáo được thực hiện qua bảy giai đoạn: Giai đoạn 1: ngữ cảnh – các yếu tố tạo điều kiện hoặc gây cản trở; Giai đoạn 2: khủng hoảng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

- có thể là cá nhân, xã hội hoặc cả hai; Giai đoạn 3: nhiệm vụ - hoạt động chủ ý trên một phần của chuyển đổi tiềm năng; Giai đoạn 4: gặp gỡ - công nhận tùy chọn R/S khác; Giai đoạn 5: tương tác – Tương tác tùy chọn mở rộng R/S mới; Giai đoạn 6: cam kết – xác định với thực tế R/S mới; Giai đoạn 7: hậu quả - chuyển đổi niềm tin, hành vi hoặc danh tính như là kết quả của cam kết mới. Đây là một quá trình phức tạp và khó xác định. Có thể xem sự chuyển đổi tôn giáo bị ảnh hưởng bởi sự tương tác của nhiều sự kiện văn hóa,


Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 4

xã hội nhưng tác giả vẫn thừa nhận từ đặc điểm, tính chất của mỗi cá nhân trong quá trình chuyển đổi [129]

Tác giả Rodney Stark (2003), trong cuốn “One True God: Historical Consequences of Monotheism” Tôn giáo trong các xã hội tiên tiến thường phát triển theo chủ nghĩa độc thần. Đã đề xuất yêu tố phần thượng trong hành vi tôn giáo. Theo ông, một loại khen thưởng tôn giáo khác bao gồm những thứ sẽ chỉ được thực hiện trong một bối cảnh cụ thể. Stark ghi nhận những phần thưởng khác trên thế giới. Một ví dụ về một phần thưởng như là cuộc sống vĩnh cửu hay 'thiên đường trên trái đất'. Những phần thưởng này khác với phép lạ theo nhiều cách. Trước hết, phân phối không thể được quan sát. Thứ hai, các thế giới khác có mức độ lớn hơn nhiều so với phép lạ. Và thứ ba, sự hiện thực của những phần thưởng này được hoãn lại (thường là cho đến khi chết). Do đó, với những khoản thưởng như vậy, con người có khuynh hướng chấp nhận mối quan hệ lâu dài với đáng tối cao của tôn giáo như Phật, Chúa.. Nói cách khác, kỳ vọng của các thế giới khác là động lực chính của cam kết lâu dài về tôn giáo [141]

Nhà Tâm lý học và giáo dục học người Mỹ Granville Stanley Hall (1904), ông được mệnh danh là “cha đẻ của tuổi thiếu niên” và là người sáng lập ra tạp chí Tâm lý tôn giáo Các công trình được xuất bản của ông nghiên cứu thực nghiệm ý thức tôn giáo. Trong tác phẩm “Adolescence: Its Psychology and Its Relation to Physiology, Anthropology, Sociology, Sex, Crime, Religion and Education”, ông cho rẳng, ý thức tôn giáo của thanh niên liên quan đến thời kỳ trưởng thành về giới tính và sự dễ bị tác đông. Đây cũng là tiền đề cho việc nghiên cứu đâọ đức và giáo dục hành vi đi lễ chùa cho thanh niên [123].

Edward Conze(1904 – 1979), nhà Phật học lỗi lạc người Anh. Trong cuốn: “Buddhism: Its Essence and Development” ( Phật giáo: Bản chất và phát triển của nó), ông cho rằng, đối với một người là hoàn toàn thất vọng với thế giới đương đại, và với chính mình, Phật giáo có thể cung cấp nhiều điểm hấp dẫn, trong sự cao cả siêu việt của đất cổ tích suy nghĩ tinh tế của nó, trong sự huy hoàng của các tác phẩm của nghệ thuật,


trong sự vĩ đại của tổ chức của mình trên các quần rộng lớn, và trong chủ nghĩa anh hùng quyết tâm và tinh tế yên tĩnh của những người đang chìm ngập vào trong đó [120]

W. Jemes (1842 – 1910), Một trong những người sáng lập ra Tâm lý học Tôn giáo ở Mỹ. Trong tác phẩm “The Varieties of Religious Experience” (1999) ông đã lý giải nguồn gốc và chức năng của niềm tin Tôn giáo. Ông giải thích Tôn giáo xuất phát từ tâm lý cá thể: “chúng ta thỏa thuận gọi Tôn giáo là tổng thể những tình cảm, hành vi và kinh nghiệm của cá nhân riêng biệt vì nội dung của chúng quy định quan hệ với cái mà chúng đang tôn sùng, Thượng Đế” [146] . W. jemes dựa trên cơ sở thực dụng về tính chân thực, ông cho rằng tính chân thực của Tôn giáo và của niềm tin Tôn giáo sinh ra từ tính hữu ích, tính thuận lợi của chúng. Chức năng chung của mọi Tôn giáo là chuyển từ nỗi đau khổ tinh thần sang sự giải phóng dần dần khỏi nó. Nghiên cứu các quá trình hướng tới của giới trẻ, ông cho rằng nó sẽ dẫn người trẻ tuổi tới sự phát triển nội tâm, tới một cuộc sống tinh thần sôi động hơn.

Giáo sư nhân học Oscar Salemink (2005) tại Đại học tự do Amserdam “A world of insecurity: Anthropological perspectives on human security” , có bốn hình thức bất an, con người cần đồi hỏi sự giúp đỡ của thần linh: 1) bất an về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần (cần được chạy chữa); 2) bất an về kinh tế, rủi ro thị thường (tìm kiêm sswj may mắn); 3)những bấp bênh hiện sinh liên quan đến người chết (tìm và chôn cất theo nghi lễ); 4) mạo hiểm có mục đích và quản lý mạo hiểm [121]

Nghiên cứu về Tôn giáo nói chung và hành vi tôn giáo nói riêng được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Nhằm hướng đến phục vụ cho con người giúp con người thỏa mãn nhu cầu tâm linh và làm cho cuộc sống có những giá trị tinh thần tốt nhất. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ khai thác ở một mảng, một góc độ hay một khía cạnh nhỏ , chứ chưa có được hệ thống các biểu hiện của hành vi tôn giáo.

Các đề tài nghiên cứu từ năm 2003-2014; đề tài cấp bộ năm 2005 của tác giả Vũ Dũng; Tác giả Lê Văn Hảo (2007) cùng cộng sự và tác giả Vương Thị Kim Oanh với luận án Tiến sĩ (2006) nghiên cứu về nhận thức, niềm tin và thực hành tôn giáo trong


đạo Tin Lành. Các nghiên cứu cho rằng, phần lớn các tín đồ đều rất tin vào Đức chúa trời, tin vào sự tồn tại của Thiên đường. Niềm tin tôn giáo có vai trò to lớn trong đời sống thực tại của họ, làm cho các gia đình hạnh phúc hơn mọi người sống có sự tương trợ, trách nhiệm với nhau hơn [11] [12] [13] [32] [65] [66]

Theo Phạm Hồng Tung, bên cạnh những đặc điểm và xu hướng lối sống tích cực, lành mạnh thì ở một bộ phận không nhỏ thanh niên sinh viên Việt Nam đang có lối sống tiêu cực, chưa phù hợp. Nghiên cứu chỉ ra 4 đặc điểm và xu hướng tiêu cực trong lối sống của thanh niên hiện nay, đó là: (1) sống buông thả bản thân, (2) hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật, (3) sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm và nhiệt tình, (4) sống hời hợt, a dua theo các trào lưu “thời thượng”, tiếp thu xô bồ ảnh hưởng của văn minh, văn hóa bên ngoài [97, tr. 62]

Phan Thuận(2011) đã nghiên cứu Xã hội học về như cầu, niềm tin và thực hành Tôn giáo của tín đồ Phật giáo ở Đồng bằng sống Cửu Long trong bối cảnh hiện nay. Qua nghiên cứu, tác giả chỉ ra dù thế giới có sự thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau, song nhu cầu và niềm tin của tín đồ phật giáo không mất đi, thậm chí chưa hề suy giảm. Về thức hành tôn giáo không chỉ diễn ra tại nhà chùa mà cả ở ngoài đời, Phật tử luôn tâm niệm “Tâm là Phật, Phật là Tâm” nên mọi lúc, mọi nơi họ hành xử theo lời dạy của Phật. Lòng từ bi, hỷ xả và yêu thương, giúp đỡ mọi người là hành vi thường gặp ở các phật tử. Có thể nói, Phật giáo đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông cửu Long [90, tr. 36]

Huỳnh Ngọc Thu (2009) trong luận án tiến sĩ Lịch sử Đời sống tôn giáo của Tín đồ đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ đã đề cập đến hành vi tôn giáo của tín đồ thể hiện qua các nghi lễ như: dâng hương, cách đi lễ, dâng cúng phẩm, xưng tụng công đức, cúng gia tiên[89].

Trần Văn Trình (2004), trong đề tài luận án tiến sĩ “Nhận thức, thái độ, hành vi đối với Phật giáo của cộng đồng dân cư Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, đã tìm hiểu về đặc điểm tâm lý tín đồ Phật giáo ở Việt Nam. Nghiên


cứu chỉ ra rằng, tình cảm là cơ sở để tỏ lòng thành kính sâu xa về đức tin Phật giáo. Cộng đồng dân cư ở một số đô thị lớn có mức độ nhận thức đúng đắn về thế giới trong đạo Phật, niềm tin của tí đồ vào các giáo lý đều dựa trên cơ sở thực tiễn. Chính niềm tin vào Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến quan niệm, tư tưởng, đạo đức, lối sống, trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Hành vi thực hành các lễ nghi của con người phong phú và đa dạng thể hiện thông qua việc đi lễ chùa, thự chiện các nghi lễ Phật giáo như ăn chay, niệm Phật, cúng lễ, mua sắm, hiến tặng các lễ vật. Thời điểm và địa điểm hành lễ thể hiện đức tin của cộng đồng cư dân đô thị, đại bộ phận cư dân đô thị thực hành làm lễ thể hiện đức tin của cộng đồng cư dân đô thị thực hành làm lễ tại chùa và gần một nửa số tín đồ thực hiện làm lễ tại nhà. Hành vi đi lễ chùa của người dân hiện nay chủ yếu vì mục đích cầu tài, cầu lộc, thăm quan, thư giãn, để phúc cho con cháu [94, tr.17].

Nguyễn Thị Minh Ngọc (2014), dưới góc độ Xã hội học đã tìm hiểu niềm tin tôn giáo trong mối quan hệ với niềm tin xã hội. Dựa vào kết quả các cuộc khảo sát tôn giáo toàn quốc trong những năm 1992-1994, 1994-1998 và cuộc khảo sát tôn giáo tại khu vực Tây Nguyên (2013), tác giả chỉ ra: “Trong quá trình sinh hoạt tôn giáo, bên cạnh việc chia sẻ nhận thức tôn giáo, tín đồ còn chia sẻ nhận thức xã hội và niềm tin xã hội”. Cũng qua đó tác giả cho rằng chức sắc tôn giáo cũng ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng niềm tin xã hội trong cộng đồng tôn giáo [61, tr. 73-89].

Tác giả Nguyễn Hồng Dương (2001) đã có những công trình nghiên cứu tìm hiểu về nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam. Trong những năm gần đây, ông tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam (2010). Đó là việc hình thành và ảnh hưởng của nếp sống đạo truyền thống và hiện tại; vị trí và vai trò của nếp sống đạo trong văn hóa Việt Nam. Tác giả đi sâu vào phân tích hành vi tham dự thành lễ của tín đồ. Theo quan niệm Công giáo. Thánh lễ là hy tế Thánh Thể, một hành vi thờ phụng chủ yếu của Giáo hội[18, tr. 50]. Cũng theo tác giả, lối sống đạo của người Công giáo được thể hiện ở niềm tin và thực hành các nghi lễ Công giáo, vấn đề thờ phụng Đức Maria, thờ phụng các Thánh Tông đồ. Việc giáo dục hình thành


lối sống được thực hiện tại các xứ họ đạo, cộng đồng và trong chính gia đình.

Hội thảo khoa học “Sống đạo theo cung cách Việt Nam” do Ủy ban Giáo dân thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (2004) tổ chức tại Huế đã chú trọng và bàn đến đời sống tôn giáo, hành vi tôn giáo của người Công giáo. Theo đó, hành vi tôn giáo là cách thức mỗi tín đồ sống đạo, thực hành tôn giáo của mình, sứ vụ của người Ki tô hữu hôm nay và những người làm công tác truyền giáo. Tác giả Đỗ Quang Hưng cho rằng, khó có thể phân biệt được sự kiện tôn giáo và sống đạo, bởi vì việc thực hành tôn giáo thường được thực hiện một cách bình lặng dù đó là những cử hành phụng vụ thường kỳ hay tùy theo các lễ nghi hay các hoạt động giáo dục, từ thiện, hoạt động lễ hội cũng theo cảm hứng tôn giáo [40, tr. 17].

Cùng chủ đề về sống đạo, LM. Nguyễn Thái Hợp cho rằng: Hơn bao giờ hết, mọi người trên thế giới và đặc biệt là giới trẻ hôm nay, đang yêu cầu chúng ta đặt nổi chiều kích tâm linh, trở thành những con người tôn giáo đích thực, những người có kinh nghiệm bản thân về mối tương quan thân tình với Chúa, giải thoát tâm linh và an vui nội tâm. Tác giả cũng đưa ra dẫn chứng: “Tại nhiều nơi trên thế giới, giáo dân đã bắt đầu thực hiện sứ vụ ngôn sứ, tư tế và vương giả của mình, bằng nhiều cách thế và dười nhiều dạng thức khác nhau, khi vắng bóng linh mục, chính người giáo dân điều khiển việc cử hành phụng vụ lời Chúa, làm thừa tác Thánh Thể, thừa tác viên Bí tích Thánh tẩy, Hôn phối. Một số giáo dân đảm nhận chức vụ tuyên úy bệnh viện, nhà tù, giáo lý viên thành viên Hội đồng Mục vụ…” [41, tr. 131]

Tác giả Hoàng Thu Hương, “Chân dung xã hội của người đi lễ chùa”, nghiên cứu trường hợp người đi lễ chùa Quán Sứ và chùa Hà, Hà nội. Tác giả nhận định, chùa đang có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của một bộ phận cư dân đô thị. Ngôi chùa không chỉ thuần túy là nơi thực hiện các chức năng tôn giáo mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của quần chúng nhân dân không theo tôn giáo. Đi lễ chùa vào ngày rằm, mồng một là mang tính tín ngưỡng, có chức năng “đến bù” về mặt tâm lý cho người đi lễ, đem lại một giá trị trao đổi về mặt tinh thần, giúp họ có niềm tin, định hướng cho các hành vi


thực tế của mình. Tuy nhiên từ thực tế số lượng người đi lễ chùa ngày càng đông tạo ra một số hệ quả về mặt xã hội, trong đó không tránh khỏi một số ít người muốn lợi dụng nhu cầu tâm linh của người đi lễ để kiếm lợi. Tiếp nối công trình nghiên cứu từ luận án, nghiên cứu đăng trên tạp chí Tâm lý học “Động cơ đi lễ chùa của người dân đô thị hiện nay” [43] của Hoàng Thu Hương. Trong bài viết này, tác giả tìm hiểu động cơ của người đi lễ chùa thông qua nghiên cứu các lá sớ của người đi lễ chùa. Sớ là phương tiện truyền tải những mong muốn của con người lên với thần/thánh/phật. Theo tác giả, mục đích chung nhất của người đi lễ chùa là cầu sức khỏe, tài lộc và công danh. Nhiều người còn cầu những vấn đề có ý nghĩa cụ thể như: “thăng tiến” “tình duyên” “đỗ đạt”... Nghiên cứu cho thấy người đi lễ chùa hầu hết không vì tín ngưỡng của bản thân mà vi cuộc sống hiện thực và mong muốn cải thiện cuộc sống hiện thực tốt đẹp hơn.

Trần Thị Hiên, “Dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử - văn hóa với việc bảo tồn giá trị của các di tích này ở Hà Nội hiện nay”. Dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử - văn hóa đối với việc bảo tồn giá trị của các di tích này ở Hà Nội hiện nay của Trần Thị Hiền nghiên cứu trường hợp tại Phủ Tây Hồ và đền thờ Hai Bà Trưng Hà Nội. Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về dư luận xã hội về tính thiêng của hai di tích này, trong đó có mô tả về đặc điểm của những người đi lễ chùa. Đặc điểm của người đi lễ chùa được xem xét dưới các chỉ báo giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, trình độ học vấn. Trong đó, đặc điểm giới tính của người đi lễ của hai địa điểm chủ yếu là nữ giới [35]

Vũ Đức Chinh, 2016 “Sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội”. Phật giáo đã chủ động lựa chọn con đường hội nhập, dung hòa với các tín ngưỡng thờ cúng truyền thống nơi đây, bởi đó là con đường đúng đắn nhất để đi vào văn hóa của vùng đất đã có lịch sử nghìn năm văn hiến. Sau một thời gian dài hội nhập, đến nay Phật giáo đã khẳng định được vị thế của mình trong đời sống tinh thần cư dân thủ đô. Giờ đây, khi người dân Thăng Long - Hà Nội thực hành những nghi lễ thờ cúng truyền thống của mình đều dễ nhận thấy là có sự đan xen các yếu tố,

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí