Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 6


kích thích sinh học và nhận thức tình huống”. Một loại cảm xúc được xem là một chức năng của trạng thái kích thích sinh học và của nhận thức phù hợp với trạng thái kích thích đó [143, tr. 379-399]

Tác giả Maguire và cộng sự (2000) phát hiện ra rằng Hồi hải mã hay hồi cá ngựa (hippocampus) tạo thành một phần của hệ thống Limbic và có liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và khả năng định hướng trong không gian, phục vụ các chức năng bộ nhớ quan trọng. Các nhà sinh học tin rằng các quá trình hóa học trong não ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con người. Quá nhiều hoặc quá ít các hóa chất này có thể dẫn đến hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém ở các phần khác nhau của não; điều này làm thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành vi [131, tr. 4398-4403]. Theo lý thuyết này, hành vi của con người có cơ sở từ hoạt động từ gen, các hormone của tế bào thần kinh. Những hành vi hỗ trợ sinh tồn sẽ được truyền lại, hành vi nguy hiểm thì ít được thừa hưởng hơn. Những cảm xúc tích cực và tiêu cực phản ứng hành vi bộc lộ rõ hơn so với cảm xúc trung tính. Cảm xúc con người có được là từ sự kích thích đến các tế bào thân kinh và khả năng nhận thức của con người. Những nội dung này, có ý nghĩa rất quan trọng khi xác định động cơ bên trong thúc đẩy thanh niên đi lễ chùa, biểu hiện nhận thức của hành vi lễ chùa và xác định các yếu tố cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên.

Từ các định nghĩa trên ta thấy có những nội dung nổi bật về hành vi như sau:

- Hành vi là phản ứng của cơ thể. Hành vi xuất hiện khi có sự kích thích từ môi trường bên ngoài. Là phản ứng của cơ thể nhưng hành vi không phụ thuộc hoàn toàn vào kích thích ban đầu, mà là sự chịu ảnh hướng và tác động qua lại.

- Hành vi không phải là phép cộng của các phản ứng mà là sự đại diện cho một chuỗi các phản ứng từ động cơ, nhận thức thái độ và các hành động của cụ thể.

- Hành vi biểu hiện ra bên ngoài trong từng hoàn cảnh cụ thể, có thể quan sát được và nó chịu sự tác động chi phối bới các yếu tố bên trong và của hoàn cảnh.

- Hành vi luôn gắn liền với sự kích thích của mục đích bên ngoài và sự thúc đẩy


như cầu, động cơ bên trong và nó bị sự điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

- Hành vi được biểu hiện chủ yếu với các thanh tố như: Động cơ, nhận thức, thái độ, hành động. Đây cũng chính là bốn thành tố chính trong cấu trúc tâm lý của hành vi của con người.

Từ các phân tích trên, ta có thể đi đến khái niệm về hành vi như sau: “Hành vi là những biểu hiện bên ngoài dưới sự tác động qua lại với các cấu trúc tâm lý bên trong của con người”.

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 6

Hành vi được biểu hiện ra bên ngoài được tri giác như những các thức thích ứng với môi trường trong một tình huống nhất định, được thể hiện qua hàng loạt các thao tác để chủ thể tạo được sự cân bằng với môi trường. Hành động bên ngoài của chủ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi nhận thức của chủ thể về tình huống, về lợi ích của việc giải quyết tình huống với mình, về giá trị của mình, vai trò của mình và hệ quả của việc giải quyết tình huống. Hành động bên ngoài cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thái độ của chủ thể đối với bản thân cũng như với người khác trong tình huống cụ thể ấy. Hành động bên ngoài có thể là những hành động theo thói quen được xác lập trong quá trình sinh hoạt và hoạt động của chủ thể và những thói quen này phản ánh các đặc điểm chủ quan của chủ thể. Các hành động bên ngoài có thể mang tính ổn định trên cơ sở nhận thức và thái độ ổn định của chủ thể nhưng cũng có trường hợp sẽ chỉ là những hành vi bất chợt phản ánh giá trị của chủ thể mà thôi. Đây cũng là những nội dung cơ bản trở thành cơ sở quan trọng để chúng tôi xác lập khái niệm hành vi đi lễ chùa phục vụ cho nghiên cứu.

1.2.2. Hành vi đi lễ chùa

Lễ chùa là một hành vi tín ngưỡng tôn giáo. Để hiểu khái niệm “lễ chùa”, chúng ta phải nắm rõ bản chất của khái niệm “lễ”. Lễ là một hành vi tôn giáo tồn tại ở hầu hết các tôn giáo. Dù được trình bày, lý giải ở các góc nhìn khác nhau, song xét đến cùng, nói đến “lễ” là nói đến hành vi, cử chỉ thành kính của con người đối với đấng thần linh hoặc hiện tượng siêu tự nhiên cụ thể nào đó.

Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm “lễ” được chú giải cơ bản là: 1) những nghi


thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện nào đó có ý nghĩa. 2) vái, lạy là để tỏ lòng cung kính theo phong tục cũ, gồm tham dự vào các nghi thức tôn giáo. 3) nhân người ta có việc mà mình đưa vật gì tặng (dâng) gọi là lễ [102]

Quay trở lại khái niệm “đi lễ chùa”, đặt khái niệm trong bản chất của hoạt động tôn giáo, tức vấn đề thiêng và niềm tin vào thần linh. Điều này đúng với lịch sử tôn Phật giáo. Trước khi đưa ra một định nghĩa cụ thể, phân tích những khía cạnh liên quan để đảm bảo tính khách quan, khoa học của định nghĩa. Ở đây, xét đến cùng, không chỉ các tôn giáo thế giới khác, mà ngay cả Phật giáo, theo dòng chảy của lịch sử, cũng dần dung nạp những yếu tố “thiêng” cho mình. Đây chính là một trong những yếu tố cốt lõi để Phật giáo nói riêng, các tôn giáo khác nói chung thu hút được tín đồ - Phật tử của mình.

Từ những vấn đề phân tích trên, tác giả có thể rút ra định nghĩa tổ hợp “đi lễ” và “đi lễ chùa” như sau: đi lễ chùa là một hoạt động tôn giáo của con người khi họ tham gia trực tiếp vào các nghi lễ Phật giáo tại chùa - cơ sở thờ tự của Phật giáo nhằm biểu đạt, gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của cá nhân, tập thể con người tới Chư vị Phật để cầu mong được sự trợ giúp về sức khỏe, tinh thần và vật chất.

Ở đây, đi lễ, trước hết, là một hành vi tôn giáo của con người ở nơi tôn kính, linh thiêng như cơ sở thờ tự các địa điểm thiêng khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, như cầu mong sức khỏe, gia đình thuận hòa, bình an và phát triển. Như vậy, hợp hai tổ hợp trên, có thể hiểu: thứ nhất, bản thân hai bộ phận này cũng bao chứa nhau: trong “đi lễ chùa” có nội hàm “đi lễ”, và trong nghi có lễ và ngược lại. Trong sáu cách giải thích thì “nghi” có ba cách và còn lại của “lễ”; nhưng có tới năm cách giải thích lễ và nghi có nội dung bao chứa nhau, gồm khuôn mẫu, phép tắc, đồ lễ. Thứ hai, từ đó có thể rút ra định nghĩa: nghi lễ là những khuôn mẫu, phép tắc nghiêm trang đã được quy định trong ứng xử giữa con người, xã hội và thần linh nhằm đem lại những giá trị về đời sống tâm linh, đạo đức, văn hóa và lối sống cũng như để, thông qua đó, đạt được một trạng thái, những nghĩa cử cao đẹp, nhân văn của con người. Như vậy, bản thân hai bộ phận này cũng bao chứa nhau: trong nghi có lễ và ngược lại.


Như vậy, “đi lễ chùa” là một khái niệm chỉ một hoạt động văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, trong Phật giáo nói riêng. Khái niệm này gắn với bản chất của tôn giáo, tín ngưỡng. Ở đây, “đi lễ chùa” được hiểu là một hiện tượng văn hóa tâm linh gắn với mỗi người theo tư tưởng Phật giáo.

b. Các bước của hành vi đi lễ chùa

Đi lễ chùa, một hoạt động gắn liền với đạo Phật đã trở thành một tập tục đẹp luôn được duy trì trong mỗi người con, mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai đến chùa cũng có những mục đích giống nhau và không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa nên bên cạnh những người đến chùa với đúng nghĩa lễ Phật. Với thanh niên, đến chùa không những để dâng hương, tỏ lòng thành kính, bái Phật, giúp bình tâm trở lại mà đôi khi còn giúp họ tìm thấy được con đường hay nói cách khác là cách giải quyết những trăn trở của mình. Biểu hiện đi lễ chùa được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, chuẩn bị hành lễ, chuẩn bị hành lễ trước hết là chuẩn bị trang phục khi đi chùa. Tác giả Trương Thìn (2004) trong cuốn “Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền, chùa, miếu”, cho rằng khi đi lễ chùa cần phải chuẩn bị y phục chỉnh tề [87, tr. 218]. Trang phục đi lễ chùa đầu năm phải thật kín đáo, lịch sự, sạch sẽ, tránh mặc những bộ đồ quá hở hang, lòe loẹt. Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả 33hin, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức. Bạn không nên sắm sửa tiền giấy âm phủ, vàng mã để dâng cúng Phật. Chuẩn bị hành lễ nên thể hiện sự thành tâm như bài viết của tác giả Nguyên Minh (2012), trong cuộc sách “Về mái chùa xưa”. Tác giả đã phân tích về cách sắm lễ khi đến chùa. “Lễ vật là phương tiện để bày tỏ lòng thành tâm, nhưng ngay khi sắm lễ, dù nhiều dù ít không quan trọng là lúc bạn phát khởi tâm nguyện đến chùa. [96, tr. 64]Vì vậy, bạn hãy sắn sửa lễ vật theo ý nguyện của bản thân mình”

Thứ hai, thực hiện nghi lễ tại chùa. Thích Nhật Từ (2010), trong cuốn “Thế giới


cực lạc – Phân tích ứng dụng kinh A Di Đà” Dâng hoa công đức không bằng làm những việt nhỏ như: giúp đỡ người, nhặt rác, tôn trọng mọi người… Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Khi hành lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Tùy vào từng môn phái, có thể đứng hoặc quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước. Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên. Và không nên bước qua mặt những người đang quỳ lạy. Có nhiều bạn trẻ quan niệm rằng đến chùa không ít thì nhiều cũng nên bỏ vào hòm công đức một ít tiền. Nhiều nơi, có người còn đổi từ tiền chẵn sang tiền lẻ, rồi tới mỗi chỗ thờ Phật kẹp vào một vài tờ tiền, như vậy mới an tâm…Vậy là không có tiền thì ngại không dám đến; mà đến rồi thì “tiền lẻ nhét đầy tay tượng Phật” hay rải khắp nơi trong chùa

Thứ ba, kết thúc nghi lễ, Với quan niệm chết là sự bắt đầu của cuộc sống mới, cuộc sống nơi vĩnh hằng. Từ thời cổ xưa ở Trung Quốc khi vua chúa chết, họ vẫn chôn theo các cung tần mỹ nữ, nơi dương thế để tiếp tục được phục vụ ở thế giới bên kia. Sau này, thay cho việc chôn người thật, người ta làm những hình nhân bằng giấy mã rồi hóa (đốt). Đây chính là khởi thủy của việc đốt vàng mã. Hàng nghìn năm trôi qua, khoa học kỹ thuật đã phát triển vượt bậc nhưng các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được người chết có nhận được và sử dụng được số vàng mã đã đốt lễ. Nhưng tục đốt vàng mã thì vẫn bảo tồn tới xã hội hiện đại ngày nay. Mặc dù đây không phải là tục lệ của nhà Phật. Phật giáo coi đốt vàng mã là một hình thức mê tín dị đoan. Tuy nhiên, theo xu thế mới, đạo Phật phải chấp nhận đốt vàng mã như một hoạt động thông thường trong khuân viên nhà Chùa. Đi lễ Chùa sau khi tạ lễ họ đốt vàng mã. Thường đốt vàng mã là việc làm thể hiện sự biết ơn đức Phật. Họ đốt rất từ từ, vừa đốt vừa thỉnh cầu, tự mình hóa và chờ đến lúc cháy hết mới rời khỏi

1.3. Hành vi đi lễ chùa của sinh viên

1.3.1. Khái niệm sinh viên


Sự phát triển của cá nhân được các nhà nghiên cứu xem xét từ 3 góc độ: sự phát triển sinh học, sự phát triển xã hội và sự phát triển tâm lý. Ở mỗi lứa tuổi, con người có những đặc trưng riêng. Lứa tuổi thanh niên thường được xem như một nhóm xã hội, một “lát cắt chu kì sống” của con người, một tiềm năng, một đội ngũ dự bị, một hiện tại và tương lai của đất nước. Về giới hạn lứa tuổi thanh niên có một số quan điểm như sau:

Nhóm các tác giả Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (2005) [31] và nhóm tác giả Dương Diệu Hoa, Nguyễn Ánh Tuyết, Phan Trọng Ngọ, Đỗ Thị Hạnh Phúc (2008)

[37] cho rằng tuổi thanh niên chia thành hai thời kì: Tuổi đầu thanh niên hay học sinh trung học phổ thông từ 15-18 tuổi và tuổi TNSV từ 18- 25 tuổi.

Tác giả E. Erikson phân chia sự phát triển của các nhân gồm 8 giai đoạn. Ở giai đoạn thứ 5 từ 12-20 tuổi. Đây là gia đoạn “ngã tư đường” giữa trẻ con và người lớn. Giai đoạn khẳng định chính mình và nơ hồ về vai trò của bản thân. Thnah niên luôn vật lộn với câu hỏi: “ta là ai?”. Thanh niên phải thiết lập được những đặc tính xã hội và nghề nghiệp cơ bản của mình hoặc vẫn chưa xác định được vai trò của mình và sẽ thực hiện khi trưởng thành [38, tr. 32]

Thanh niên được định nghĩa là những người thuộc nhóm tuổi từ 15 đến 24. Nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc sống và các hành vi gây hại cho sức khỏe bắt đầu trong những năm tuổi trẻ. Kết quả là, tuổi trẻ là thời gian của cả rủi ro và cơ hội. Khoảng thời gian giữa bắt đầu hoạt động tình dục và hôn nhân thường là thời gian thử nghiệm tình dục và có thể liên quan đến các hành vi rủi ro [106] [125, tr. 283] [147]

Đây cũng là thời kỳ phát triển thường được đặc trưng bởi sự bất ổn tôn giáo, thời điểm thanh thiếu niên có thể tham gia vào việc khám phá những niềm tin và hành vi khác nhau trước khi cuối cùng nhận được một bản sắc tôn giáo cụ thể. [112, tr. 453] [140, tr. 552] [114] Ý nghĩa siêu việt được tìm thấy trong tôn giáo có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành và hạnh phúc của thanh thiếu niên, vì niềm tin và giá trị tôn giáo cho phép giới trẻ hiểu được thế giới và hiểu vị trí của họ trong đó. [135, tr. 197- 204] [125, tr. 283] Ngoài ra, sự tin cậy có liên quan đến lợi ích sức khỏe tâm thần đáng


kể, bao gồm tỷ lệ trầm cảm thấp hơn, lo lắng, tự tử và lạm dụng chất gây nghiện.

Khái niệm sinh viên hay “sinh viên” cũng được hiểu rất thống nhất. Theo Từ điển Giáo dục học: Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học [34, tr. 71]; Theo Luật Giáo dục đại học: Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học [76]. Từ những quan điểm trên, chúng tôi thống nhất khái niệm “Sinh viên là những công dân có độ tuổi từ 18-25 đang học tập ở bậc đại học, cao đẳng, là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt gồm những người đang trong quá trình chuẩn bị tri thức để trở thành chuyên gia, hoạt động lao động trong một khối lĩnh vực ngành nhất định”. Theo cách hiểu này, sinh viên có một số đặc điểm về tâm lý như sau:

Sinh viên là những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ túc hoặc trung học chuyên nghiệp, xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyên môn tại các trường Đại học, Cao đẳng.

Sinh viên là lứa tuổi có sự hoàn thiện về cấu trúc và sự phối hợp giữa các chức năng trong cơ thể. Sự phát triển của cơ thể tương đối hoàn chỉnh và ổn định.

Sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ…nhưng cũng gặp nhiều mâu thuẫn, khó khăn và bế tắc.

Sinh viên có khả năng tự ý thức, tự đánh giá, điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi để tự hoàn thiện nhân cách của bản thân. Sinh viên có xu hướng chung là tính tích cực xã hội, tính tự lập, độc lập và nhu cầu tự khẳng định phát triển khá cao.

Sinh viên đã hình thành kế hoạch đường đời và xu hướng nghề nghiệp. Từ những ước mơ và lý tưởng trừu tượng dần dần trở thành hiện thực, định hướng vào chương trình hoạt động thực tiễn trong hoạt động của họ

Sinh viên có hoạt động chủ đạo là học tập. Nhưng không chỉ còn đơn thuần là lĩnh hội tri thức phổ thông mà là quá trình học tập nghề nghiệp – quá trình chuẩn bị trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.


Sinh viên là lớp người năng động, luôn nhạy cảm và sẵn sàng tiếp thu cái mới. So với thanh niên đang đi làm (có thu nhập) thì sinh viên là một nhóm xã hội trong phạm vi nhất định được xã hội hoặc gia đình bảo trợ trong quá trình học tập. Đối với xã hội, thanh thiếu niên nói chung và sinh viên nói riêng là một nhóm xã hội được quan tâm.

* Đặc điểm tâm lý của sinh viên theo năm học

Sinh viên năm thứ nhất là những thanh niên vừa rời khỏi ghế nhà trường phổ thông để bước vào ngưỡng cửa của trường đại học. Thông thường họ có độ tuổi 17, 18 với đầy sức trẻ, hoài bão và ý chí vươn lên trong học tập, cuộc sống. Nhân cách của họ đã và đang phát triển mạnh mẽ và tương đối hoàn thiện, họ có ý thức về hành vi của mình. Sinh viên năm thứ nhất có phẩm chất nghề nghiệp, bắt đầu có sự chuyên biệt thuộc một ngành nhất định. Họ đến từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau ở nông thôn và thành thị hay các vung sâu, vùng xa. Do đó các yếu tố thuộc về bẩm sinh di truyền đã được biến đổi dưới ảnh hưởng của giáo dục gia đình, của trường phổ thông, các phong tục tập quán địa phương và những điều kiện sống, sinh hoạt nói chung. Họ vào các trường đại học có một số phẩm chất tâm lý ổn định, đại biểu cho lối sống của một số tầng lớp, giai cấp và của địa phương nơi mà họ sinh ra và lớn lên.

Do vậy, trong tập thể sinh viên năm thứ nhất thường có va chạm mạnh do tính độc đáo của nhân cách con người trẻ và sự khác biệt của các vùng văn hóa. Trong quá trình làm quen với cuộc sống tập thể ở môi trường đại học sinh viên thường có hành vi bắt chước lẫn nhau thể hiện bước đầu đồng nhất xã hội.

Sinh viên năm cuối của bậc đại học là giai đoạn cuối cùng, chặng đường cuối cùng của thời sinh viên. Theo chúng tôi, đây là thời gian mà mỗi sinh viên phải đối mặt với nhiều những khó khăn nhất trong cuộc sống. Đây là thời kỳ mà sinh viên cần phải cố gắng nhất, nỗ lực nhất nếu muốn hoàn thiện mình, nếu muốn phấn đấu để những dự định, hoài bão, ước mơ trong tương lai có thể trở thành hiện thực. Sinh viên phải bận rộn hơn với những công việc, lo toan ở nhiều khía cạnh. Họ bị chi phối nhiều hơn bởi các mối quan hệ xã hội. Bị chi phối nhiều hơn bởi kết quả học tập từ các năm trước. Nếu như ở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024