Đặc Điểm Chùa Trên Địa Bàn Hà Nội


với nhau, các kỹ năng xã hội nhất định trong quan hệ với tự nhiên và sự vật. Quá trình hành thành nhân cách là quá trình con người giao tiếp với các thành viên khác trong cộng đồng, hiểu biết được sự vật xung quanh mình, là quá trình hoà nhập vào “không gian xã hội”, tìm ra chức năng xã hội của mình và thông qua đó, hình thành nên những phẩm chất xã hội của mình. Sở thích, thói quen, thị hiếu của người dân trong một quốc gia, dân tộc cũng hình thành do đặc trưng văn hóa, truyền thống. Mỗi quốc gia đều có sự khác biệt, thậm chí, trong các vùng miền khác nhau của một quốc gia cũng có những đặc điểm riêng. Những sở thích, thói quen, thị hiếu đó được hình thành từ thế hệ này sang thế hệ khác và dần dần trở thành một nét văn hóa truyền thống, nét văn hóa này sẽ trở thành một trong những nguyên nhân hình thành những nhân cách, hành vi của từng cá nhân tham gia trong môi trường “văn hóa” đó.

Phát huy truyền thống “hộ quốc dân an” từ ngàn năm lịch sử, Phật giáo ngày càng chú tâm hơn đến việc thực hiện các hành vi Tôn giáo theo xu hướng “nhật thế”, thâm nhập sâu vào đời sống của con người để trở thành “Phật giáo nhân gian”. “Các giá trị văn hóa truyền thống như phù sa lắng đọng của lịch sử; là mạch nguồn nuôi dưỡng, tiếp sức cho các thế hệ; giúp định hình nhân cách cũng như lối sống của con người, làm nên bản sắc dân tộc của lối sống; giúp mối cá nhân có bản lĩnh để tiếp thu cái mới, cái hiện đại mà không bị choáng ngợp và mất phương hướng”

1.4.5. Điều kiện kinh tế

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh tế và tôn giáo là mối quan hệ phổ biến, xuyên suốt trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tôn giáo có nguồn gốc từ kinh tế, do đời sống sản xuất vật chất sinh ra. “Như vậy, chúng ta thấy rằng tôn giáo, một khi đã hình thành, luôn luôn chứa đựng một chất liệu truyền thống, cũng như trong tất cả những lĩnh vực tư tưởng, truyền thống là một lực lượng bảo thủ lớn. Song những sự biến đổi xảy ra trong chất liệu đó, đều nảy sinh ra từ những quan hệ giai cấp, do đó từ những quan hệ kinh tế giữa những người gây ra những sự biến đổi ấy” [4, Tr.449]. Năm 2006 Robert Barro đưa ra nhận định rằng “tôn giáo ngày càng có vai trò quan trọng với kinh tế thông qua các tác


động của đức tin đến những đặc điểm hoạt động kinh tế, như: đạo đức làm việc, tính trung thực và những điều này có thể tạo nên khuynh hướng khuyến khích năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế” [109, Tr.49-72].

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế thì cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Thu nhập của con người tăng lên kéo theo nhu cầu hưởng thụ ngày càng lớn. Bây giờ chúng ta không chỉ có nhu cầu “ăn no, mặc ấm” mà còn hướng tới nhu cầu “ăn ngon, mặc đẹp”. Mọi người đã biết hưởng thụ những thú vui của cuộc sống, biết làm phong phú đời sống tinh thần của mình bằng những hoạt động giải trí phi vật chất. Như một quy luật của xã hội, cuộc sống giàu có với những giá trị mới đã làm phát sinh nhiều nghi lễ, nhiều nhu cầu giải trí mới. Bên cạnh đó, sự giàu có, sung túc cũng gây ra nhiều “phiền toái” cho cuộc sống của con người. Cơ chế thị trường làm cho tính thực dụng tăng lên trong các mối quan hệ, trong mọi hoạt động. Con người chú ý nhiều hơn đến những nghi thức, “lễ nghĩa” mới. Hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo cũng nảy sinh từ cuộc sống vật chất khấm khá của con người. Sự phát triển kinh tế xã hội giúp cho thanh niên có cơ hội học tập và rèn luyện, thể hiện bản lĩnh trí tuệ nâng cao trình độ toàn diện. Tuy nhiên, những đòi hỏi và thách thức của xã hội hiện đại cũng đang tạo ra sức ép, thách thức mới đối với họ. Tệ nạn xã hội, các tiêu cực trong xã hội tác động không ít đến thanh niên. Sự tiếp thu thiếu chọn lọc các nguồn thông tin làm biến dạng, xuống cấp, suy thoái tư tưởng đạo đức, lối sống vô kỷ luật và hành vi không phù hợp với giá trị nhân cách của thanh niên. Khi con người không tìm thấy sự thoả mãn trong hiện thực, họ sẽ tìm một hoạt động khác thay thế: sử dụng Internet để thay thế cho sự cô đơn, thiếu vắng bạn bè, tìm đến với tâm linh đi lễ chùa, để chạy trốn khỏi những bất mãn trong cuộc sống... Trong mỗi hành vi đi lễ chùa ít hay nhiều đều thấy rất rõ sự tác động của một xã hội hiện đại lên cá nhân mỗi người.

Cuộc sống hiện đại, điều kiện kinh tế xã hội phát triển cũng tạo ra những khó khăn nhất định và tạo nhiều áp lực căng thẳng (stress), vì vậy, họ cũng tìm đến những hoạt động khác nhau nhằm giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi. Đi lễ Chùa cũng là một


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

hướng lựa chọn cho giới trẻ hiện nay. Mục tiêu đi lễ Chùa và theo đạo đúng đắn sẽ tác động tích cực cho toàn thể xã hội. Tuy nhiên, vì nhận thức của thanh niên là độ tuổi tích cực nhất trong quá trình nhận thức, song lại thiếu khả năng phân tích, đánh giá nên họ cũng dễ dàng nhận thức lệch hướng.

1.4.6. Đặc điểm của ngôi chùa

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 9

Chùa (từ 'templum' trong tiếng Latin) trong Phật giáo đại diện cho vùng đất thanh tịnh hoặc môi trường thanh tịnh, nơi thờ cúng Đức Phật. “Những ngôi chùa Phật giáo truyền thống được thiết kế cả bên trong và bên ngoài đều nhằm mục đích để truyền cảm hứng, hướng tới sự bình an, hạnh phúc” [144]. Mỗi ngôi chùa đều có những cấu trúc theo dạng của một số mẫu có sẵn theo truyền thống. Dù kiến trúc có sự khác biệt chút nhưng mục đích của các ngôi chùa là dành riêng cho các hoạt động tôn giáo hoặc tâm linh bao gồm cầu nguyện, thiền định, tế lễ và thờ cúng hoặc các hoạt động tịnh thần khác.

Ở Việt Nam, mỗi thôn bản, làng xã, quận huyện ở nông thôn hay thành thị đều có chùa, thường là ở những nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp. Dù to hay nhỏ, kiến trúc của các ngôn chùa về cơ bản là giống nhau về hình thức. Theo Nhất Hạnh, chùa phải đẹp, phải giúp ta có cảm giác thành thơi êm ả, dù là chùa năm trong thành phố cũng vậy. Hiện nay, còn có những ngôi chùa mà chỉ cần bước vào thôi ta cũng thấy tâm hồn êm dịu, thanh thoát. Lối kiến trúc và trang trí chùa phải là thế nào để cho mỗi khi bước qua tam quan, ta có cảm tưởng đã bỏ lại ở ngoài những mọi phiền muội, những bực dọc và những tầm thường của cuộc sống hàng ngày” [30, Tr.62]

Một ngôi chùa dựng lên được giáo hội phật giáo, nhà nước công nhận về mặt pháp lý và được quần chúng nhân dân coi là điểm tâm linh. Chùa là nơi con người tìm đến, gửi gắm niềm tin, giúp họ vượt qua những khó khăn thách thức trong cuộc sống một cách không lý giải được. Chính vì vậy, tất cả những sự vật trong khung cảnh chùa đều là những sự vật được quan niệm là rất linh thiêng. Con người luôn thể hiện sự tôn kính, có ý thức duy trì bảo tồn và phát triển nó. Ngày nay, chùa không chỉ là điểm tâm linh, mà còn là nơi thu hút khách tham quan du lịch. Chính nhu cầu du lịch tâm linh của


người Việt Nam đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển. Ngôi chùa, ngoài hình thức ngoại diện như lối kiến trúc thẩm mỹ mang tính nghệ thuật tuyệt hảo, biểu trưng đầy đường nét hoa văn dân tộc. Nó còn có chức năng nuôi dưỡng đời sống tinh thần và góp phần xây dựng nếp sống đạo đức hiền hòa cao đẹp cho con người theo chiều hướng thánh thiện. Nhằm đáp ứng nhu cầu của con người, mỗi ngôi chùa với những đặc trưng, nét độc đáo về kiến trúc bày trí, cộng với sự đa dạng hóa các loại hình hoạt động. Trải qua thời gian, sự tiếp thu nhiều nguồn văn hóa, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội cách bày trí trong khung cảnh của các ngôi chùa đã có những thay đổi muôn hình vạn dạng để phù hợp với từng khu vực, từng gia đoạn lịch sử và phục vụ cho mục đích sử dụng của con người. Kiến trúc Phật giáo góp phần làm phong phú kho tàng kiến trúc văn hóa tôn giáo Việt Nam và góp phần bảo lưu kiến trúc cổ qua nhiều thế hệ.

Kiến trúc chùa truyền thống Việt Nam khá đa dạng, có thể các kiểu chùa như hiện thấy đã xuất hiện trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Tính đa dạng còn được biểu hiện qua không gian, ở các phong cách kiến trúc địa phương. Tính đa dạng của kiến trúc chùa Việt Nam càng tăng khi xuất hiện những ngôi chùa hiện đại được xây dựng gần đây. Nếu chùa đa dạng thì Phật điện cũng đa dạng không kém. Chùa Việt Nam thường được dựng ở những nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp. Tuy nhiên, chùa là thuộc về cộng đồng nên cần có những mối liên hệ cộng đồng. Chùa Việt Nam, trong các làng quê, được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc của xứ sở nhiệt đới này, từ tre, tranh, cho đến gỗ, gạch ngói... Với nhu cầu tinh thần và đặc điểm cá nhân thích khám phá tìm hiểu, đặc điểm của ngôi chùa cũng tác động nhiều đến suy nghĩ, thái độ và hành động của sinh viên khi quyết định lựa chọn đến chùa.


Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu về hành vi là chủ đề luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ưu điểm của các nghiên cứu lý luận là đã khái quát vấn đề cơ bản về hành vi, hành vi tôn giáo và đề xuất những hướng tiếp cận cụ thể trong nghiên cứu thực tiễn. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu thực tiễn đã thực hiện chưa nhiều. Nghiên cứu về hành vi đi lễ chùa thì chưa được quan tâm nhiều. Có thể kế thừa kết quả nghiên cứu này để xác định khái niệm hành vi, khái niệm lễ chùa, khái niệm hành vi đi lễ chùa của thanh niên.

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên được biểu hiện cụ thể qua các thành tố cụ thể là: nhận thức, có nhận thức về đối tượng thờ cúng trong chùa và nhận thức về Đức phật là ai; Động cơ thúc đẩy, có động cơ thuộc về mục đích của bản thân. Trong số sinh viên đó, nhiều người có động cơ là sự lôi của Phật giáo; Niềm tin có niềm tìn của sinh viên với Đức Phật với và với giáo lý của đạo Phật; và hành động thực hiện nghi lễ.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Từ các nghiên cứu đã công bố, có thể đưa ra sáu yếu đó là: định hướng giá trị, cảm xúc với Phật giáo, cơ chế tâm lý xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, hoàn cảnh cá nhân gia đình, đặc điểm của ngôi chùa.


CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Địa bàn nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát sinh viên của 3 Trường Đại học trên địa bàn Hà Nội gồm: trường Đại học Nội vụ Hà Nội; trường Đại học Sư phạm Hà Nội; trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội.

Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi University Of Home Affairs, viết tắt là HUHA) là trường công lập trực thuộc Bộ Nội vụ. Trường thành lập năm 1971 tiền thân là trường Trung cấp Văn thư Lưu trữ, có trụ sở chính tại ngõ 36, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội và hai phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Nam. Với Sứ mạng: “mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành nội vụ và cho xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế”. Hàng năm số lượng sinh viên trúng tuyển vào trường lên tới gần 2000 sinh viên đại học chính quy thuộc 18 ngành học, với số điểm trúng tuyển trong nhiều ngành đào tạo khá cao so với mặt bằng tuyển sinh đại học của cả nước. Nằm ở phía tây Hồ tây, trường Đại học Nội vụ được cho là nơi linh khí hội tụ, với rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng như: chùa Thiên Niên, chùa Trấn Quốc, chùa Khai Nguyên (hay còn gọi là chùa Xuân la), chùa Vạn niên...

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi national University of Education, viết tắt là HNUE ) thành lập năm 1951, địa chỉ Số 136 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội trực thuộc bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là trường đại học trọng điểm quốc gia và khu vực, đào tạo các chuyên gia xuất sắc có đóng góp đặc biệt quan trọng cho hệ thống giáo dục và xã hội thông qua các chương trình nghiên cứu, hợp tác đào tạo đại học và sau đại học có chất lượng cao. Đây là trường trọng điểm đầu ngành trong hệ thống các trường sư phạm,


là trung tâm lớn nhất về đào tạo giáo viên, nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục của cả nước. Trường có vai trò nòng cốt cho hệ thống các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lí giáo dục, phát triển các chương trình đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình, sách giáo khoa cho các bậc học, tư vấn các cấp quản lý xây dựng chính sách giáo dục. Ngay trong khuôn viên trường có chùa Thánh chúa, được coi là đài sen giữa lòng sư phạm, với tuổi đời gần thiên niên kỷ. Ngoài ra gần trường còn có chùa Hà, chùa Cót, chùa Duệ Tú...

Trường Đại học Giao thông Vận tải Trường Đại học Giao thông vận tải (tiếng Anh: University of Transport and Communications, tên viết tắt: UTC). Địa chỉ: số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Là một trường đại học công lập đào tạo chuyên ngành các lĩnh vực về kỹ thuật giao thông vận tải - kinh tế của Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mục tiêu của Trường Đại học Giao thông vận tải hướng tới mô hình đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế; trở thành đại học trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành giao thông vận tải và đất nước; là trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín về Giao thông vận tải và một số lĩnh vực khác; có đẳng cấp trong khu vực và hội nhập Quốc tế; là địa chỉ tin cậy của người học, nhà đầu tư và toàn xã hội. Gần trường Đại học Giao thông Vận tải có chùa: Chùa láng, chùa Trung Kính Thượng, chùa Cót...

Ba trường được lựa chọn khảo sát đều là trường Đại học công lập. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thuộc khối xã hội; Trường Đại học Sư phạm Hà nội có cả sinh viên thuộc khối tự nhiên và xã hội. Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội là trường thuộc khối khoa học công nghệ. Những đặc trưng này là điểm chúng tôi quan tâm, muốn tìm hiểu, nghiên cứu để phát hiện mức độ biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên tại ba trường.

2.1.2. Đặc điểm chùa trên địa bàn Hà Nội

Nghiên cứu Phật giáo tìm hiểu về chùa Việt Nam, có thể rút ra được những đặc điểm cơ bản về chùa Bắc bộ nói chung và chùa trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Căn cứu


vào nguồn tư liệu đã được giới học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, công bố, cùng với nguôn tư liệu do tác giả khảo sát trực tiếp, có thể khái quát thành những đặc điểm cơ bản về chùa trên địa bàn Hà Nội như sau:

Một là, chùa ở Hà Nội thể hiện sự đa dạng về kiến trúc và bài trí thờ tự. Về kiến trúc: Ở quy hoạch kiến trúc, chúng tôi ghi nhận có các phong cách chùa truyền thống thường được kiếm trúc theo kiểu chữ Đinh ( ), chữ Công ( - ), chữ Tam ( ), hoặc chữ Quốc ( ) [75; Tr.58] Cụ thể là: Phong cách theo chữ Đinh có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái

đường hay nhà tiền đường ở phía trước, như: chùa Hà, chùa Bộc... Phong cách theo chữ Công Chùa chữ Công là chùa có ‘nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ. Đây là phong cách chùa phổ biến nhất hiện nay; Ngoài kiến trúc tổng thể, về chi tiết, chùa ở Hà Nội còn có những hạng mục khác như: Tam quan; Sân chùa; Bái đường; Chính điện; Hành lang; Hậu đường. Trong thực tế chùa Hà nội nói riêng còn có nhiều biến thể khác nhau. Về bài trí thờ tự: các chùa ở Hà Nội nói riêng, ở Bắc bộ nói chung thường bài trí theo các phong cách liên quan đến quá trình thành đạo của Đức Phật, gắn với đặc thù của Phật giáo miền Bắc Việt Nam

Hai là, chùa Hà Nội có sự giao thoa, hỗn dung tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống khác. Bài trí theo phong cách hỗn dung giữa ba tông phái tiêu biểu của Phật giáo Đại thừa ở Việt Nam: Thiền-Tịnh-Mật. Yếu tố Thiền tông thể hiện trong Phật điện ở miền Bắc trước hết ở bộ Niêm Hoa: chính giữa là tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi cầm hoa sen, hai bên là hai đại đệ tử Ca Diếp và A Nan. Hầu hết bàn thờ Tổ ở Tăng Đường/Nhà Tổ các ngôi chùa Việt ở Miền Bắc đều thờ Thiền sư Bồ Đề Đạt Ma, nói tắt là Đạt Ma, dân gian thường gọi là Đức Tổ Tây. Theo phong cách hỗn dung giữa Phật giáo với các tôn giáo và tín ngưỡng khác. Ngôi chùa Việt truyền thống ở miền Bắc thờ phụng không những các vị Phật và Bồ tát cũng như các vị hộ trì Phật pháp, mà còn nhiều vị thần của các tôn giáo, tín ngưỡng khác. Tựu trung lại, có thể quy các đối tượng thờ ngoài Phật

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí