Sự Phân Bổ Khách Thể Trong Mẫu Nghiên Cứu


giáo này vào mấy nhóm cơ bản sau: Thần tự nhiên và thần nông nghiệp, tiêu biểu là hệ thống Tứ Pháp. Tứ Pháp vốn là bốn vị thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp, biểu trưng tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Khi đặt chân vào vùng đất Việt, Phật giáo đã nhanh chóng kết hợp với tín ngưỡng Tứ Pháp. Do hình thức tương đối giống nhau, nên Phật tử và nhân dân hay nhầm tượng Nam Tào và Bắc Đẩu với tượng Phạm Thiên và Đế Thích. Tượng của Khổng Tử và các vị Á Thánh của Nho giáo có thấy được thờ trong các ngôi chùa ở miền Bắc tuy không nhiều

Ba là, chùa ở Hà Nội có sự thống nhất về đặc điểm nghi lễ. Nó thể hiện ở sự hòa quyện tư tưởng Thiền - Tịnh - Mật trong nghi lễ. Đây được coi là đồng tu trong đời đạo của người xuất gia cũng như toàn bộ hoạt động của Phật giáo ở khu vực này. Ngay trong nghi lễ Thường nhật của Phật giáo ở Hà Nội cũng như Phật giáo miền Bắc lấy giáo lý Đại thừa là cốt yếu. Ở đây, nếu như phương pháp tự thân tập trung tư tưởng, tu tập để thu nhận tinh hoa bên ngoài vào ta ở trạng thái thiền là một trong những đặc trưng của phép tu tập này thì phương pháp trì chú, chủ trương tiếp nhờ tha lực chính là một đặc trưng của pháp tu Mật tông; riêng Tịnh độ thì đặc trưng là niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà để có được cảnh giới sau này.

Kiến trúc chùa truyền thống Việt Nam khá đa dạng, có thể các kiểu chùa như hiện thấy đã xuất hiện trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Tính đa dạng còn được biểu hiện qua không gian, ở các phong cách kiến trúc địa phương. Tính đa dạng của kiến trúc chùa Việt Nam càng tăng khi xuất hiện những ngôi chùa hiện đại được xây dựng gần đây. Nếu chùa đa dạng thì Phật điện cũng đa dạng không kém. Cách bài trí tượng thờ ở Phật điện Việt Nam cũng biến chuyển qua thời gian và không gian.

2.1.3. Khách thể nghiên cứu

Tổng khách thể nghiên cứu của đề tài là 606 người. Được phân ra 3 giai đoạn khảo sát nghiên cứu, như sau:

- Khảo sát thăm dò: 20 người (sinh viên)

- Khảo sát thử: 50 người (sinh viên)


- Khảo sát chính thức: 536 người

+ Bằng bảng hỏi: 510 (sinh viên)

+ Phỏng vấn sâu: 21 người (5 sư trụ trì và 16 sinh viên)

+ Nghiên cứu điển hình: 3 người (đối tượng sinh viên)

+ Chuyên gia: 2 người

Trong khảo sát chính thức, số phiếu phát ra là 510, sau khi loại bỏ những phiếu không hợp lệ, chúng tôi sử dụng 480 phiếu để tiến hành xử lý. Sự phân bố về đặc điểm giới tính; năm học; trường học; quê quán; tôn giáo; đi làm thêm của khách thể trong mẫu nghiên cứu có tỉ lệ như sau:

Bảng 2.1. Sự phân bổ khách thể trong mẫu nghiên cứu


STT

Khách thể nghiên cứu

Tổng số (480)

Số người

Tỉ lệ %

1

Giới tính

Nam

229

47,7

Nữ

251

42,3

2

Sinh viên

năm học

Năm 1

240

50

Năm 4

240

50

3

Trường theo học

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

160

33,3

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

160

33,3

Trường Đại học Giao thông Vận tải

160

33,3

4

Quê quán

Thành Phố

127

26,5

Nông Thôn

323

67,3

Vùng cao, vùng sâu, vùng xa

30

6,2

5

Tôn giáo

Theo tôn giáo

28

5,8

Không theo tôn giáo

452

94,1

6

Làm thêm

Có đi làm thêm

228

47,5

Không đi làm thêm

252

42,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 10


Bảng 2.1 thể hiện sự phân bổ khách thể nghiên cứu đồng đều ở tiêu chí giữa năm 1 và năm 4; giữa 3 trường: trường Đại học Nội vụ Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Giao thông vận tải. Có sự khác biệt giữa giới tính, nữ chiếm: 47,7%, nam chiếm 43,2 %. Mặc dù trường Đại học Giao thông Vận tải chiếm đa số là nam giới, nhưng do tỉ lệ nam giới của 2 trường còn lại thấp, đặc biệt là trường Đại học Sư phạm Hà Nội chủ yếu là nữ nên tỉ lệ nữ vẫn chiếm nhiều hơn. Có sự khác biệt lớn giữa quên quán: tỉ lệ sinh viên nông thôn chiếm tỉ lệ lớn 67,3 % khác biệt so với thành phố đặc biệt so với vùng cao, vùng sâu vùng xa chỉ có 6,2%. Điều này phù hợp do đặc điểm cơ cấu nhân khẩu của nước ta, tỉ lệ dân số các vùng nông thông vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất. Số sinh viên theo tôn giáo chỉ có 5,8 % thấp hơn hẳn so với tỉ lệ sinh viên không theo tôn giáo chiếm 94,1%. Sinh viên đi lễ chùa thì rất động nhưng số người theo một đạo giáo cụ thể nào đó thì thực tế chưa nhiều. Tiêu chí về số sinh viên đi làm thêm và không đi làm thêm thì không có sự khác biệt nhiều.

2.1.4. Tổ chức nghiên cứu

Luận án được tiến hành từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2020 theo 5 bước.

Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài (từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2016). Sau khi xác định tên đề tài, chúng tôi tiến hành sưu tầm, phân loại và tổng quan những tài liệu liên quan. Nhằm hệ thống hóa và xây dựng khung lý thuyết của đề tài luận án.

Bước 2: Xây dựng công cụ nghiên cứu (từ tháng 1/2017 đến tháng 7/2017). Trên cơ sở lý luận chúng tôi tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến từ các chuyên gia và lựa chọn bộ công cụ nghiên cứu.

Bước 3: Thử nghiệm và chính xác hóa bộ công cụ liên cứu (từ tháng 1/2017 đến tháng 10/2018). Bảng khảo sát thừ được phát ngẫu nhiên cho 40 sinh viên nhằm khảo sát độ tin cậy, độ hiệu lực của bảng hỏi. Sau đó sửa chữa, hoàn thiện và chính xác hóa bộ công cụ nghiên cứu thành phiếu điều tra chính thức.

Bước 4: Thu thập số liệu (từ tháng 11/2017 đến tháng 11/2018). Phiếu điều tra chính thức được khảo sát trên 600 sinh viên. Mỗi trường điều tra 200 phiếu, loại bỏ


những phiếu không hợp lệ, chúng tôi xử lý số liệu với 480 phiếu mỗi trường 160

Bước 5: Xử lý kết quả, viết thực trạng và hoàn thiện luận án (từ tháng 12/2018 đến tháng 9/2020). Tất cả số liệu thu được người nghiên cứu xử lý thống kê theo chương trình SPSS For Windows15. Từ tháng 9/2018 đến tháng 8/2020, chỉnh sửa, hoàn thiện luận án để bảo vệ cơ sở và hội đồng cấp Trường.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan. Do đó đây là phương pháp chủ đạo trong việc nghiên cứu lý luận của đề tài.

2.2.1.1. Mục đích nghiên cứu

- Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến hành vi và hành vi đi lễ chùa của thanh niên

- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan đến các khái niệm: hành vi, lễ chùa, thanh niên, hành vi đi lễ chùa của sinh viên; biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên.

- Xây dựng khung lý thuyết của luận án, từ đó xác định quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu những vấn đề về hành vi đi lễ chùa của thanh niên, tương quan giữa các biểu hành vi với các yếu tố ảnh hưởng.

2.2.1.2. Nội dung nghiên cứu

Khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến niềm tin tôn-giáo. Từ đó chi ra những vấn đề còn tồn tại trong các công trình nghiên cứu đã được khái quát nhằm làm cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu.

Xác định các khái niệm công cụ cho luận án như: hành vi, lễ chùa, sinh viên, hành vi đi lễ chùa của thanh niên và các khái niệm khác có liên quan.

2.2.1.3. Cách thức tiến hành


Đề tài đã sử dụng các thao tác trong nghiên cứu tài liệu như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết cũng như những công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trên các sách báo, tạp chí, websites về những vấn đề liên quan đến đề tài.

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cho phép thu thập thông tin trên một phổ rộng với số lượng khách thể lớn để có thể rút ra các kết luận với độ tin cậy cao. Do đó, đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng để nghiên cứu vấn đề thực tiễn.

2.2.2.1. Mục đích điều tra

Khảo sát thực trạng mức độ, biểu hiện của hành vi đi lễ chùa của thanh niên trên địa bàn Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của họ.

2.2.2.2. Cách thức tiến hành

Để tiến hành điều tra, chúng tôi thực hiện 3 giai đoạn: Thiết kế công cụ nghiên cứu; Khảo sát thử; Điều tra chính thức.

+ Giai đoạn thiết kế công cụ nghiên cứu: Để có được đầy đủ nội dung các vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tổng hợp các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, người có kinh nghiệm hiểu biết về lĩnh vực đời sống sinh hoạt Phật giáo; lấy ý kiến người hướng dẫn đề tài. Ngoài ra, chúng tôi còn soạn thảo bảng thăm dò bằng các câu hỏi mở để tìm hiểu sơ bộ biểu hiện của hành vi đi lễ chùa và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Phiếu này được phát cho 20 sinh viên ngẫu nhiên đang học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Sau khi thu về, người nghiên cứu đọc, phân loại các câu trả lời trong từng vấn đề theo phương pháp phân tích nội dung để xác định hướng nghiên cứu.

Tổng hợp các nguồn tài liệu thu được, chúng tôi thiết kế bảng hỏi nhằm khảo sát về hành vi đi lễ chùa của sinh viên gồm 7 câu hỏi như sau:

Câu 1: Nhận thức trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên


Được thiết kế gồm có hai nội dung nhận thức về Đức phật và nhận thức về đối tượng thờ của chùa (phụ lục 1)

Câu 2: Niềm tin trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Được thiết kế gồm niềm tin vào sức mạnh của Đức Phật và niềm tin vào bản thân của TNSV khi đi lễ chùa (phụ lục 1)

Câu 3: Hành động trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Được thiết kế bao gồm hành động chuẩn bị hành lễ và hành động thực hành nghi lễ ( phụ lục 1)

Câu 4: Động cơ của hành vi đi lễ chùa ở sinh viên

Được thiết kế bao gồm nhóm những động cơ thuộc về bản thân sinh viên và những động cơ lôi cuốn từ Phật giáo (phụ lục 1)

Câu 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Được thiết kế bao gồm 6 yếu tố là: định hướng giá trị, cảm xúc với Phật giáo, cơ chế tâm lý xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm của ngôi chùa (phụ lục 1)

Câu 6: Mức độ đi lễ chùa của sinh viên

Được thiết kế để tìm hiểu về thực trạng mức độ đi lễ chùa của sinh viên, với 5 mức lựa chọn. (phụ lục 1)

Câu 7: Thông tin về khách thể nghiên cứu

Được thiết để tìm hiểu về các thông tin như: giới tính, sinh viên năm thứ 1 hay thứ 4, Trường theo học, quên quán, gia đình có theo tôn giáo hay không, sinh viên có đi làm thêm hay không. (phụ lục 1)

+ Giai đoạn khảo sát thử: Mục đích nghiên cứu nhằm định lượng thời gian trả lời một bảng hỏi cũng như xác định thời gian phù hợp cho việc phát bảng hỏi; Tính độ tin cậy và giá trị của bảng hỏi; chỉnh sửa và hoàn thiện công cụ đo. Khách thể nghiên cứu gồm 40 sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Trong đó: Giới tính: 20 nam, 20 nữ; Phương pháp nghiên cứu là điều tra bằng bảng hỏi, sau đó sử dụng phương pháp thống


kê toán học để kiểm tra; Cách thức xử lý số liệu thu được: số liệu thu thập được xử lý bàng phần mềm SPSS for Windows 20.0. Đề tài sử dụng kĩ thuật phân tích độ tin cậy và phân tích độ giá trị của thang đo trong bảng hỏi.

+ Giai đoạn điều tra chính thức: Mục đích nghiên cứu nhằm khảo sát để tìm hiểu thực trạng biểu hiện, mức độ hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội; Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của họ. Khách thể nghiên cứu: gồm 480 sinh viên thuộc 3 trường như dự kiến; Cách tiến hành điều tra chính thức phát phiếu để thu thông tin. Nguyên tắc điều tra: Các khách thể tham gia điều tra trả lời độc lập, khách quan theo suy nghĩ của bản thân, không được trao đổi với người xung quanh. Khách thể chỉ lựa chọn phương án được cho là đúng với suy nghĩ của mình nhất hoặc trả lời theo định hướng của câu hỏi. Khách thể có thể hỏi điều tra viên những mệnh đề mà họ không hiểu. Trong quá trình điều tra luôn có không khí thân mật được thiết lập giữa người điều tra và người trả lời.

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

2.2.3.1. Mục đích phỏng vấn

Thứ nhất, thu thập, bổ sung và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn bằng bảng hỏi; Thứ hai, dẫn chứng, lý giải nguyên nhân các vấn đề đã đỉều tra ở phương pháp định lượng. Khách thể phỏng vấn: Tổng số 32 người: gồm 20 sinh viên được lấy từ 560 sinh viên khảo sát chính thức; 5 sư chủ trì và 2 chuyên gia Tôn giáo học

2.2.3.2. Nội dung phỏng vấn:

Chúng tôi đã thiết kế các mẫu phiếu phỏng vấn với những nội dung giống nhau, chỉ khác nhau về số lượng câu hỏi và cách hỏi. Với nguyên tắc phỏng vấn như sau:

+ Đối với người phỏng vấn. Khi phỏng vấn, điều cốt yếu là tạo được niềm tin và không khí thoải mái đến người được hỏi. Để có được những thông tin chính xác, chúng tôi không đặt những câu hỏi “có, không”, câu hỏi mang tính hỏi cung, câu hỏi phạm đời tư của khách thể; biết cách ngắt lời đúng cách, đúng chỗ; tạo cuộc ng vấn như là buổi trò


chuyện cởi mở về cuộc sống, sinh hoạt tu tập cùng những dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

+ Đối với người được phỏng vấn. Khách thể có thể tự do trả lời các câu hỏi theo ý kiến riêng của mình bởi vĩ các câu hỏi đưa ra là hệ thống câu hỏi mở, gợi ý.

2.2.3.3. Cách tiến hành phỏng vấn:

+ Tiến hành gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp khách thể. Những khách thể không thể phỏng vấn trực tiếp có thể gửi lại phiếu phỏng vấn để khách thể tự trả lời, người phỏng vấn sẽ hẹn và nhận lại phiếu trả lời ở một thời gian nhất định.

+ Trình tự nội dung phỏng vấn không nhất thiết tuân theo thứ tự đã chuẩn bị mà áp dụng một cách linh hoạt tùy từng đối tượng phỏng vấn.

+ Ghi lại nội dung phỏng vấn (sử dụng viết tay kết hợp với máy ghi âm).

2.2.4. Phương pháp quan sát

2.2.4.1. Mục đích quan sát:

Quan sát trực tiếp bên ngoài biểu hiện hành vi khi sinh viên đi lễ chùa, để có bức tranh đầy đủ hơn về thực trạng hành vi đi lễ chùa của sinh viên.

2.2.4.2. Nội dung quan sát

Quan sát các biểu hiện của hành vi khi sinh viên đi lễ chùa như: hành vi với khung cảnh, hành vi sắm lễ, hành vi thực hành nghi lễ, hành vi chờ tạ lễ, hành vi hóa vàng và hành vi với tăng ni trong chùa.

2.2.4.3. Cách thức tiến hành

Chúng tôi thực hiện quan sát trực tiếp các biểu hiện của sinh viên khi họ lễ chùa. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tham gia và các hoạt động như: dọn dẹp, sắp xếp…qua đó thu được các thông tin về mức độ biểu hiện của hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Kết quả được ghi lại bằng biên bản, một số trường hợp quan sát có sử dụng máy ghi âm và máy chụp ảnh.

2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

2.2.5.1. Mục đích nghiên cứu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024