3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận án khảo sát 392 tín đồ Công giáo; Phỏng vấn sâu 10 linh mục, tu sĩ, các vị chức sắc trong Ban chấp hành giáo xứ; 20 tín đồ Công giáo; Phỏng vấn và phân tích 4 tín đồ Công giáo điển hình tại 4 giáo xứ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1) Phạm vi về nội dung: Luận án chỉ tập trung khảo sát biểu hiện của hành vi cầu nguyện, mức độ thực hiện hành vi cầu nguyện tại gia đình và tại nhà thờ của tín đồ, thể hiện ở các mặt: Nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành động của tín đồ khi thực hiện hành vi cầu nguyện. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo.
2) Phạm vi về không gian: Khảo sát tín đồ Công giáo tại 4 giáo xứ trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm: Giáo xứ Hà Đông (Quận Hà Đông); Giáo xứ Phùng Khoang (Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm); Giáo xứ Thạch Bích (xã Bích Hòa, Huyện Thanh Oai); Giáo xứ Đại Ơn (xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên các nguyên tắc phương pháp luận sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 1
- Những Nghiên Cứu Về Niềm Tin Tôn Giáo
- Những Nghiên Cứu Về Hành Vi Tôn Giáo
- Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 5
Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.
- Nguyên tắc hoạt động
Nghiên cứu hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo dựa trên hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tín đồ thực hiện hàng ngày cũng như trong tuần. Chính qua hoạt động tôn giáo trong phạm vi gia đình và phạm vi cộng đồng, hành vi cầu nguyện của tín đồ được thực hiện và phản ánh các đặc điểm tâm lý rõ nét.
- Nguyên tắc liên ngành
Tôn giáo là hiện tượng xã hội phức tạp, phản ánh tâm lý con người ở mức độ sâu sắc. Do vậy, khi nghiên cứu hành vi cầu nguyện của tín đồ nói riêng và đặc điểm tâm lý của tín đồ khi thực hiện hành vi cầu nguyện phải kết hợp một số lĩnh vực khoa học khác nhau như: Tâm lý học, Tôn giáo học, Xã hội học, Văn hóa học...
- Nguyên tắc hệ thống
Hành vi cầu nguyện là kết quả của quá trình tâm lý phức tạp ở con người. Nó là kết quả tác động qua lại giữa các yếu tố chủ quan, khách quan của chủ thể. Do vậy, nghiên cứu hành vi cầu nguyện của tín đồ phải kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố chủ quan và khách quan. Các yếu tố này luôn nằm trong mối quan hệ biện chứng với nhau.
- Nghiên cứu dựa trên lý luận của Tâm lý học tôn giáo
Hành vi cầu nguyện là một trong những khía cạnh của Tâm lý học tôn giáo. Do vậy, nghiên cứu vấn đề này phải dựa trên những lý luận cơ bản của Tâm lý học tôn giáo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu.
+ Phương pháp chuyên gia
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
+ Phương pháp thống kê toán học
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đóng góp về lý luận: Luận án đã xây dựng được một cách tương đối hệ thống về lý luận hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo, từ khái niệm đến biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng. Đây là vấn đề còn chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu về mặt lý luận cũng là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các đề tài về tâm lý của tín đồ Công giáo ở nước ta.
Đóng góp về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo cho thấy: hành vi cầu nguyện của tín đồ thể hiện ở tất cả các khía cạnh: nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành động. Hành vi cầu nguyện của tín đồ được thực hiện ở mức độ thường xuyên, nghiêm túc và tự giác cao. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học có ý nghĩa lớn đối với việc quản lý tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng ở nước ta. Việc hiểu đúng về hành vi cầu nguyện của tín đồ giúp những người quản lý ở địa phương có cách ứng xử phù hợp với Công giáo. Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo bổ ích phục vụ công tác nghiên cứu về tôn giáo và giảng dạy môn Tâm lý học tôn giáo ở các trường cao đẳng, đại học, học viện ở nước ta hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Từ việc tổng quan một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án. Luận án đã xây dựng một cách tương đối hệ thống về lý luận hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo, từ khái niệm đến biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng. Đây là vấn đề còn chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta hiện nay. Do
vậy, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận đối với một phân ngành tâm lý học còn khá mới mẻ ở nước ta là tâm lý học tôn giáo và là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các đề tài về tâm lý của tín đồ Công giáo ở nước ta sau này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo cho thấy: Tín đồ thực hiện cầu nguyện ở mức độ thường xuyên, nghiêm túc và tự giác rất cao, nó thể hiện ở tất cả các khía cạnh: nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành động. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học thực tiễn có ý nghĩa lớn đối với việc quản lý tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng. Khi chúng ta hiểu sâu về hành vi cầu nguyện của tín đồ thì những người quản lý nhà nước ở địa phương có điều kiện giao tiếp với tín đồ một cách phù hợp. Điều này giúp những nhà quản lý địa phương tập hợp, thu hút được các tín đồ trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, bên cạnh đó giúp các tín đồ thực hiện tốt nghĩa vụ công dân của mình. Mặt khác, việc hiểu đúng về hành vi cầu nguyện của tín đồ giúp những người quản lý ở địa phương có cách ứng xử phù hợp với Công giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho các tín đồ thực hiện hành vi cầu nguyện của mình.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, luận án đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong việc thực hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích phục vụ công tác nghiên cứu về tôn giáo và giảng dạy môn Tâm lý học tôn giáo ở các trường cao đẳng, đại học, học viện ở nước ta hiện nay.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo
Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu về hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo
Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
HÀNH VI CẦU NGUYỆN CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO CÔNG GIÁO
1.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc tôn giáo, cảm xúc tôn giáo
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại rất sớm trong lịch sử loài người. Song những nghiên cứu về hiện tượng này dưới góc độ khoa học tâm lý (Tâm lý học tôn giáo) còn rất ít. Có thể nói, Tâm lý học tôn giáo là ngành khoa học còn rất trẻ, chỉ mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tâm lý học tôn giáo là một phân ngành trong tâm lý học, được nghiên cứu trong mối quan hệ với các ngành khoa học khác, nhất là khoa học tôn giáo, thần học và xã hội học tôn giáo. Tuy nhiên, những nghiên cứu có liên quan đến vấn đề Tâm lý học tôn giáo nói chung, nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành vi tôn giáo nói riêng cũng đã được đề cập ở những mức độ khác nhau và xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển loài người.
Trước khi Tâm lý học tôn giáo ra đời, trong các nghiên cứu về tôn giáo, một số nhà nghiên cứu đã đề cập tới những vấn đề liên quan đến tâm lý như sau:
Khi nghiên cứu về tôn giáo dưới góc độ tâm lý học chúng ta cần lý giải về nguồn gốc của tôn giáo. Các nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận tôn giáo khác nhau. Theo đó:
+ Cách tiếp cận theo thuyết xung đột
Theo hướng này, các nhà nghiên cứu giải thích nguồn gốc hình thành tôn giáo bắt nguồn từ xung đột. Đó là các nghiên cứu của Sigmund Freud (1856 - 1939) và Anton Boisen (1876). Theo Freud, tôn giáo được sản sinh bởi cảm giác tội lỗi và tâm lý hối hận. Khi nói về nguồn gốc của tôn giáo, Freud viết: “Sự phân tích tâm lý cho chúng ta thấy có sự liên hệ mật thiết giữa mặc cảm người cha và niềm tin vào Chúa Trời. Cá nhân Chúa Trời không phải là cái gì khác mà chính là tâm lý sùng bái người cha” [15, tr. 26 - 30]. Như vậy, Freud dựa vào mặc cảm Ơ đíp để giải thích nguồn gốc tôn giáo cũng như coi xung đột là cơ sở để hình thành tôn giáo. Nhưng Anton Boisen lại cho rằng do những rối loạn tâm thần nảy sinh tôn giáo [15, tr. 31].
+ Cách tiếp cận theo thuyết tập thể
Theo thuyết này, Carl Gustav Jung (1875 - 1961) nghiên cứu tôn giáo theo phương pháp hướng ra ngoài và cho rằng tôn giáo được hình thành từ những năng
lượng vô thức vượt xa hơn ý thức cá nhân [15, tr. 32 - 33]. Cách tiếp cận này tập trung nghiên cứu nguồn gốc tôn giáo từ những quyền lực thiêng liêng ở bên ngoài cá nhân - những quyền lực được tạo nên từ cộng đồng và tồn tại trong cộng đồng.
+ Cách tiếp cận theo thuyết nhân cách
Theo thuyết này, Gordon W. Allport (1950) cho rằng, tôn giáo phát triển một cách hết sức nhạy cảm qua sự tác động tương hỗ của xã hội, thậm chí qua mỗi cá nhân và từ đó cá nhân có thể phát hiện ra chính mình qua tôn giáo. Theo Allport, hệ thống sở thích, sự quan tâm trong cấu trúc nhân cách của cá nhân là tiền đề quyết định tạo nên tình cảm tôn giáo [15, tr. 34 - 35]. Cách tiếp cận này đã nghiên cứu nguồn gốc của tôn giáo theo hướng cá nhân.
Ngay từ trước Công nguyên, Socrates (469 - 399 TCN), khi phê phán thần thánh ở Hy Lạp, đã đưa ra quan niệm của mình về thế giới hư ảo, về những vị thần. Ông cho rằng, không tồn tại một thế giới hư ảo (Thiên đàng) như tôn giáo vẫn đưa ra. Ông bác bỏ những vị thần truyền thống của dân tộc mình và tìm cho mình một Thượng đế riêng, thể hiện ở trong lương tâm, còn thần linh theo ông được bắt nguồn từ chính tâm hồn và sự chấp nhận của con người trong cuộc sống và cái chết [15, tr. 14]. Với quan niệm trên, tác giả đã đề cập tới nhận thức của mình về tôn giáo ở khía cạnh nhận thức về Thiên đàng, Thượng đế, thần linh.
A.H. Maclean (1930) đã nghiên cứu nhận thức về Chúa của trẻ em (từ 8 - 14 tuổi) trong các gia đình theo đạo Tin lành. Bằng phương pháp phỏng vấn, trắc nghiệm Maclean cho thấy, đối với các em, Chúa là hình ảnh vừa thực, vừa hư, là con người đầy quyền uy và rất nhân từ, độ lượng [15, tr. 62 - 65]. Với cách tiếp cận nghiên cứu này, tác giả mới chỉ đề cập đến nhận thức tôn giáo ở trẻ em của các gia đình theo Tin lành, chứ chưa đề cập tới nhận thức tôn giáo của các tín đồ, mà nếu có, cũng chỉ mới đề cập tới khía cạnh nhận thức về Chúa.
Ikhnaton đã từ chối những truyền thống tôn giáo của những thầy tu, thánh đường để tìm đến những giá trị tinh thần (tâm lý) của tôn giáo mới. Trên cơ sở những bài thánh ca và những ghi chép còn lại chứng tỏ tôn giáo đã được biết đến và được hiểu như kinh nghiệm mang tính xúc cảm.
Jonathan Edwards (1703 - 1758) và Friedrich Schleirmacher (1768 - 1834) đã sử dụng Tâm lý học vào tìm hiểu Thần học. Các tác giả này đã đề cập tới cảm xúc và tình cảm tôn giáo.
Những quan điểm của đạo Cơ đốc giúp chúng ta hiểu một cách đáng kể về tâm lý tín đồ. Tình cảm của tín đồ là biểu hiện của đời sống nội tâm, nó thể hiện từ những biểu hiện bên ngoài đến những mong muốn, động cơ, tình yêu thương và suy nghĩ bên trong của mỗi người.
Gordon W. Allport (1897 - 1967) đã mô tả tình cảm tôn giáo dưới góc độ Tâm lý học. Theo ông, hệ thống sở thích, sự quan tâm trong cấu trúc nhân cách của cá nhân là tiền đề quyết định nên tình cảm tôn giáo. Sự hình thành tình cảm tôn giáo ở các cá nhân rất khác nhau. Tình cảm là động lực để con người thực hiện lợi ích cá nhân. Tình cảm tôn giáo ở một cách nhìn khác, nó khác với dạng tình cảm khác của con người, đặc biệt là tình cảm thể hiện ở mức độ sâu sắc.
James H. Leuba (1868 - 1946), một nhà khoa học dành suốt cuộc đời mình để nghiên cứu tôn giáo, qua những nghiên cứu dựa vào những quan điểm của chủ nghĩa tự nhiên của mình, ông đã giải thích và làm sáng tỏ sự khác biệt về tư tưởng, tình cảm và ý thức của những người theo và không theo tôn giáo. Theo ông, chân lý của tôn giáo là sự rút ra từ kinh nghiệm và sự nhầm lẫn chủ quan của mọi người. Ông nghiên cứu niềm tin vào Chúa trời và sự bất tử. Ông đã chỉ rõ nguồn gốc tâm lý, sự phát hiện ra niềm tin tôn giáo phát sinh từ 2 nguồn gốc đó là: nhu cầu giải thích và nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ trong cuộc sống.
P. Johnson (1957) lại cho rằng, cảm xúc sợ hãi là một yếu tố quan trọng hình thành nên niềm tin tôn giáo [15, tr. 46 - 47].
Hai nhà tâm lý học E. Ôđôgerti, G. Gephund nghiên cứu nguồn gốc niềm tin tôn giáo từ nhận thức và tình cảm cá nhân. E. Ôđôgerti cho rằng, niềm tin tôn giáo được bắt nguồn từ hoạt động nhận thức về các khách thể siêu nhiên, tồn tại ngoài không gian, thời gian và không thể đạt được bằng kinh nghiệm con người. G. Gephund lại cho rằng, tình cảm là cơ sở của niềm tin tôn giáo [15, tr. 55 - 56].
Christian Michel, Felix Novak (1997) cho rằng: “Tâm lý học tôn giáo chủ yếu nghiên cứu nguồn gốc, nguyên nhân của tôn giáo cũng như niềm tin cá nhân, chức năng, ý nghĩa của tôn giáo đối với hành vi của con người, của toàn xã hội và những dạng thức trải nghiệm tôn giáo”.
+ Về nhận thức tôn giáo
Theo Từ điển Tâm lý học: “Nhận thức là thuật ngữ chung cho tất cả những hình thức sự hiểu biết và ý thức như là tri giác, xử lý, suy luận, đánh giá, lập kế hoạch, ghi nhớ và tưởng tượng” [150, tr. 179]. Như vậy, theo quan niệm này, nhận
thức bao gồm các hình thức tri giác, tư duy, trí nhớ, tưởng tượng. Sự hiểu biết và ý thức được hiểu là hình thức của nhận thức.
Nhận thức được coi là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan, bao gồm các quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy. Kết quả của quá trình đó là hình ảnh, biểu tượng, khái niệm. Nhà tâm lý học Xô - viết B. Ph. Lomov, khi bàn đến phạm trù phản ánh trong Tâm lý học cho rằng, phản ánh tâm lý là một quá trình. Quá trình đó được chia thành các cấp độ và hình thức. Các cấp độ phản ánh tâm lý đó là: quá trình cảm giác, tri giác; các biểu tượng; các quá trình tư duy ngôn ngữ, tư duy khái niệm và trí tuệ. các cấp độ khác nhau, phản ánh tâm lý được thực hiện dưới các hình thức khác nhau [74, tr. 244 - 258].
Trong Từ điển Thuật ngữ Tâm lý học (2012), khái niệm nhận thức được xác định một cách đơn giản là “Hiểu được một điều gì đó, tiếp thu được những kiến thức nào đó, hiểu biết những quy luật về hiện tượng, quá trình nào đó” [23, tr. 366 - 387].
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về tôn giáo của các tác giả Việt Nam đã tăng lên về số lượng. Việt Nam đã có những cơ quan làm công tác tôn giáo, nghiên cứu về những vấn đề tôn giáo. Có cả những nhà nghiên cứu tôn giáo thuộc các lĩnh vực, những người có niềm tin tôn giáo và những người không có niềm tin tôn giáo cùng nghiên cứu về lĩnh vực này.
Các công trình nghiên cứu của tác giả Đặng Nghiêm Vạn về tín ngưỡng, tôn giáo; về niềm tin và việc thực hành các lễ nghi tôn giáo của tín đồ Công giáo nhưng mới chỉ dừng lại ở mức khái quát từ góc độ Xã hội học.
Tác giả Đỗ Quang Hưng (1990, 2003, 2005, 2012) đã đi vào nghiên cứu lịch sử của quá trình truyền giáo và sự phát triển của Công giáo ở nước ta, những đóng góp của các chức sắc tôn giáo và giáo dân trong các cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Bên cạnh đó, ông đi sâu vào nghiên cứu hình ảnh của người Công giáo dưới lăng kính của nhà khoa học, đó là những đóng góp của tín đồ, đời sống tôn giáo và xã hội của các tín đồ và chức sắc tôn giáo. Những tín đồ, chức sắc Công giáo đã đóng góp công sức của mình cho công cuộc phát triển đất nước.
Tác giả Vũ Dũng cũng đã tập trung nghiên cứu một khía cạnh tâm lý của tín đồ một số tôn giáo như đạo Tin lành, Công giáo, Phật giáo ở nước ta. Cụ thể nghiên cứu về khía cạnh tâm lý của cộng đồng tín đồ đạo Tin lành ở Tây Nguyên (2013), tác giả tập trung vào những khía cạnh: nhận thức, niềm tin, hành vi tôn giáo của tín đồ khi
tham dự các lễ nghi tôn. Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cơ bản của tín đồ Công giáo nước ta (2014), tác giả tập trung và nghiên cứu về khía cạnh nhận thức về bổn phận của tín đồ, niềm tin tôn giáo, hành vi tôn giáo và tình cảm tôn giáo của tín đồ đối với Chúa, với tổ chức tôn giáo, biểu hiện cảm xúc của tín đồ khi thực hiện hành vi cầu nguyện... và những ảnh hưởng của những khía cạnh này đến đời sống tâm lý xã hội của tín đồ.
Nguyễn Hồng Dương (2004; 2010), đã đi sâu vào nghiên cứu đời sống tôn giáo của các tín đồ qua những ghi chép văn bia Công giáo, đời sống tôn giáo được thể hiện qua hương ước Công giáo. Ông đề cập đến nhiều nội dung sống đạo của tín đồ, đặc biệt là những nghi lễ Công giáo, việc tín đồ tham dự vào các nghi lễ, tham gia vào các ngày lễ, lễ hội tôn giáo [30]; [34].
Như vậy, nhận thức tôn giáo của tín đồ Công giáo được xác định là sự hiểu biết của cộng đồng các tín đồ về giáo lý, luật lệ, lễ nghi và tổ chức của Công giáo.
Nhận thức tôn giáo của tín đồ Công giáo thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sự hiểu biết của các tín đồ Công giáo về Đức Chúa Trời và sức mạnh của Người, về thế giới linh hồn sau khi chết, đó là Thiên đàng và Địa ngục.
- Sự hiểu biết của các tín đồ công giáo về các lực lượng thần thánh - những lực lượng có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người.
- Sự hiểu biết về các giáo lý, luật lệ được ghi trong Kinh thánh mà các tín đồ Công giáo có nghĩa vụ phải thực hiện.
- Sự hiểu biết của các tín đồ Công giáo về hệ thống tổ chức của Công giáo, về tổ chức Công giáo ở địa phương mà mình là một thành viên của cộng đồng đó.
Nhận thức tôn giáo của cộng đồng tín đồ Công giáo không chỉ quy định bởi đặc thù của Công giáo, mà còn bị ảnh hưởng lớn của văn hóa truyền thống của dân tộc, bởi môi trường sống hiện tại của họ, trong đó có trình độ học vấn, trình độ sản xuất của dân tộc.
Về cảm xúc của tín đồ
Cảm xúc là một dạng tình cảm đặc biệt thể hiện quan hệ chủ quan của chủ thể đến một đối tượng nào đó (đối tượng có thể là một cá nhân, một nhóm người hay sự vật nào đó). Trong cuộc sống của cá nhân hay nhóm, cảm xúc có vai trò hết sức to lớn. Nó tác động đến toàn bộ hoạt động sống của con người từ nhận thức đến hành động. Những cảm xúc tích cực giúp cho hoạt động của con người đạt năng suất, hiệu quả hơn trong lao động, quan hệ người người trở nên nhân ái hơn. Những cảm