Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


LÊ MINH THIỆN


HÀNH VI CẦU NGUYỆN CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO CÔNG GIÁO


Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 9 31 04 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC



Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Phùng Đình Mẫn

2. GS.TS. Vũ Dũng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 1


i

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận án


Lê Minh Thiện

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận án tiến sĩ là khát vọng và sự phấn đấu miệt mài của bản thân tôi trên con đường học tập, trao dồi kiến thức và nghiên cứu khoa học. Trải qua bốn năm học tập và nghiên cứu, dưới sự chỉ dạy tận tình, giúp đỡ của Thầy hướng dẫn và những người thân thiết, đến hôm nay tôi đã hoàn thành ước mơ của mình. Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành tới Quý Thầy Cô, những người đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Với sự kính trọng và lòng biết ơn, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Vũ Dũng; PGS.TS. Phùng Đình Mẫn, hai Thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận án.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Phòng Đào tạo; Lãnh đạo Khoa và Thầy Cô trong Khoa Tâm lý Giáo dục - Học viện Khoa học xã hội cũng như các nhà khoa học đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và tạo điều kiện để em hoàn thành luận án.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Lãnh đạo, cán bộ, anh chị em đồng nghiệp qua các thời kỳ tại Viện Tâm lý học nơi tôi công tác.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Linh mục, tu sĩ, Ban Chấp hành giáo xứ, Ban Tôn giáo các cấp và bà con tín đồ Công giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã chia sẻ thông tin, tạo điều kiện giúp tôi tiến hành nghiên cứu, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thu thập số liệu hoàn thành luận án.

Lời cảm ơn cuối cùng, tôi xin được dành cho gia đình của tôi đó là Mẹ, anh chị em, gia đình nhỏ của tôi đã luôn ủng hộ, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, những khó khăn trong quá trình học tập. Gia đình đã luôn sát cánh cùng tôi, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt những năm dài học tập và nghiên cứu.

Xin trân trọng cám ơn.

Hà Nội, tháng năm 2018

Tác giả luận án


Lê Minh Thiện

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 3

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 4

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 4

7. Cấu trúc của luận án 5

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ

HÀNH VI CẦU NGUYỆN CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO CÔNG GIÁO 6

1.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc tôn giáo, cảm xúc tôn giáo 6

1.2. Những nghiên cứu về niềm tin tôn giáo 12

1.3. Những nghiên cứu về hành vi tôn giáo 20

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI CẦU NGUYỆN CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO CÔNG GIÁO 29

2.1. Tôn giáo và tín đồ tôn giáo 29

2.2. Hành vi cầu nguyện của tín đồ 37

Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 58

3.1. Tổ chức nghiên cứu 58

3.2. Phương pháp nghiên cứu 64

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI

CẦU NGUYỆN CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO CÔNG GIÁO 71

4.1. Thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo 71

4.2. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ

Công giáo 122

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1: Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu của các tín đồ 61

Bảng 4.1. Thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo 71

Bảng 4.2: Nhận thức Đức Chúa Trời là ai (số liệu tổng quát) 75

Bảng 4.3: Nhận thức Chúa Trời là ai (so sánh theo giới tính) 76

Bảng 4.4: Nhận thức Đức Chúa Trời là ai (so sánh theo nhóm tuổi) 77

Bảng 4.5: Nhận thức về Thiên đàng khi cầu nguyện 78

Bảng 4.6: Nhận thức về Thiên đàng khi cầu nguyện (so sánh theo nhóm tuổi) 79

Bảng 4.7: Nhận thức về Kinh thánh của tín đồ 80

Bảng 4.8: Nhận thức về Kinh thánh của tín đồ (theo nhóm tuổi) 83

Bảng 4.9: Nhận thức của tín đồ về bổn phận đối với Thiên Chúa 86

Bảng 4.10: Nhận thức của tín đồ về bổn phận đối với tổ chức tôn giáo 87

Bảng 4.11: Nhận thức của tín đồ về bổn phận đối với gia đình 89

Bảng 4.12: Nhận thức về bổn phận đối với xã hội của tín đồ 90

Bảng 4.13: Nhận thức về nghĩa vụ của tín đồ (so sánh theo giới tính) 91

Bảng 4.14: Cảm xúc, tình cảm của tín đồ khi cầu nguyện 92

Bảng 4.15: Cảm xúc, tình cảm của tín đồ khi cầu nguyện (so sánh theo giới) 93

Bảng 4.16: Biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ khi cầu nguyện 96

Bảng 4.17: Biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ (so sánh theo giới tính) 97

Bảng 4.18: Biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ (so sánh theo tuổi) 98

Bảng 4.19: Niềm tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa 101

Bảng 4.20: Niềm tin vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời (so sánh theo mức sống) 102

Bảng 4.21: Niềm tin vào sức mạnh của Đức Chúa Trời 104

Bảng 4.22: Niềm tin vào sức mạnh của Đức Chúa Trời (so sánh theo mức sống) 106

Bảng 4.23: Niềm tin của tín đồ vào Thiên đàng 107

Bảng 4.24: Niềm tin của tín đồ vào Thiên đàng (so sánh theo giới tính) 108

Bảng 4.25: Niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý 109

Bảng 4.26: Niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý (so sánh theo tuổi) 110

Bảng 4.27: Niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý (so sánh theo trình độ học vấn) 111

Bảng 4.28: Nhận thức của tín đồ về hành động cầu nguyện 112

Bảng 4.29: Chuẩn bị cho hành động cầu nguyện của tín đồ 113

Bảng 4.30: Chuẩn bị cho hành động cầu nguyện của tín đồ (so sánh theo giới

tính) 114

Bảng 4.31: Nội dung hành động cầu nguyện của tín đồ 117

Bảng 4.32: Nội dung hành động cầu nguyện của tín đồ (so sánh theo giới

tính) 118

Bảng 4.33: Nội dung hành động cầu nguyện của tín đồ (so sánh theo mức sống) 120

Bảng 4.34: Tâm trạng của tín đồ khi kết thúc cầu nguyện 121

Bảng 4.35: Ảnh hưởng của các yếu tố từ gia đình đến hành vi cầu nguyện

của tín đồ Công giáo 123

Bảng 4.36: Ảnh hưởng của các yếu tố từ gia đình đến hành động cầu nguyện

(so sánh theo giới tính) 124

Bảng 4.37: Ảnh hưởng của các yếu tố từ Công giáo 125

Bảng 4.38: Ảnh hưởng của các yếu tố từ Công giáo đến hành động cầu nguyện (so sánh theo giới tính) 126

Bảng 4.39: Ảnh hưởng của yếu tố thuộc về ý thức tín đồ đến hành vi cầu nguyện 128

Bảng 4.40: Mức độ thực hiện ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện 129

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Nhận thức của tín đồ về các điều răn của Chúa 84

Biểu đồ 4.2: Cảm xúc của tín đồ khi cầu nguyện 94

Biểu đồ 4.3: Hình thức tồn tại của Đức Chúa Trời 99

Biểu đồ 4.4: Mức độ niềm tin của tín đồ vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời 100

Biểu đồ 4.5: Mức độ thực hiện hành động cầu nguyện tại nhà thờ 115

Biểu đồ 4.6: Mức độ thực hiện hành động cầu nguyện tại gia đình 116

DANH MỤC ẢNH

Ảnh 4.1: Trang nhật ký ghi lời cầu xin của tín đồ xứ Thạch Bích 73

Ảnh 4.2: Nội dung cầu xin của tín đồ 74

Ảnh 4.3: Bàn thờ của gia đình Công giáo (Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) 102

Ảnh 4.4: Lời cầu xin của tín đồ trong cuốn sổ tại đền Đức Mẹ giáo xứ Thạch

Bích 119

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

1. Xuất phát từ vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại. Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của các tín đồ và những người theo tôn giáo - một nhu cầu mang tính cộng đồng, dân tộc, khu vực và nhân loại. Nó không chỉ liên quan tới một thế giới tưởng tượng của con người về cuộc sống sau khi chết (như Thiên đàng, Địa ngục, Niết bàn…) mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại, cuộc sống hàng ngày của con người. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang đậm màu sắc tâm lý. Nó phản ánh rõ nét đời sống tâm lý của con người và yếu tố tâm lý mang màu sắc tôn giáo này lại có ảnh hưởng đến hoạt động thực tiễn của con người. Việc nghiên cứu tôn giáo với tư cách là một hiện tượng xã hội quan trọng thì không thể không tìm hiểu dưới góc độ tâm lý. Bên cạnh đó, vai trò của hành vi cầu nguyện đối với đời sống của tín đồ được thể hiện rõ qua các mặt đó là: nhận thức của tín đồ khi thực hiện hành vi cầu nguyện; tình cảm của tín đồ khi thực hiện hành vi cầu nguyện và niềm tin của tín đồ khi thực hiện hành vi cầu nguyện.

2. Xuất phát từ vai trò của các đặc điểm tâm lý đối với các tín đồ Công giáo

Đối với tín đồ tôn giáo, các đặc điểm tâm lý như: nhận thức, cảm xúc, niềm tin tôn giáo định hướng, quy định và điều chỉnh các hành vi tôn giáo, cũng như hoạt động sống hàng ngày của họ. Các đặc điểm tâm lý tôn giáo này cũng ảnh hưởng to lớn đến thái độ của các tín đồ, ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ xã hội.

nước ta, theo số liệu thống kê 2016 của Văn phòng Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, Công giáo có 6.756.303 tín đồ gồm đủ các dân tộc chiếm khoảng 7% dân số Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/2015 có 3.057 giáo xứ thuộc 26 giáo phận và tổng giáo phận, có 46 giám mục và tổng giáo mục, 3.907 linh mục triều và 1.290 linh mục dòng, 4.334 nam tu và 18.862 nữ tu, 4.786 chủng sinh và dự tu, 66.624 giáo lý viên. Công giáo trở thành tôn giáo có số lượng tín đồ lớn thứ hai trong số các tôn giáo ở Việt Nam, có quy mô hoạt động chặt chẽ so với các tôn giáo đang có mặt tại Việt Nam. Công giáo đã có những thích nghi để phù hợp, phát triển và thu hút đông đảo tín đồ. Cùng với sự phát triển của đạo, tín đồ Công giáo cũng dần hình thành những đặc điểm văn hóa, ứng xử, sinh hoạt tôn giáo, những đặc điểm tâm lý gắn liền với đời sống văn hóa dân tộc trong việc thực hành các hành vi tôn giáo.

Cầu nguyện là một hành vi quan trọng trong đời sống tâm linh và thực hành tôn giáo của tín đồ. Hành vi cầu nguyện mang đậm màu sắc tâm lý. Nó phản ánh rõ nét đời sống tâm lý của con người và ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động thực tiễn của con người. Những khía cạnh tâm lý trong cầu nguyện phản ánh đặc điểm và bản chất ở tầng bậc sâu của thế giới nội tâm con người.

Cầu nguyện có ý nghĩa tích cực trong đời sống hàng ngày của tín đồ. Cầu nguyện không chỉ là cách giao tiếp với Chúa mà cầu nguyện còn làm cho đời sống xã hội cũng như đời sống tôn giáo của tín đồ trở nên tốt hơn, yêu thương hơn, đoàn kết hơn; cầu nguyện cũng giúp tín đồ có thêm nghị lực để hành động theo đạo lý và trong cuộc sống thường ngày.

Nghiên cứu hành vi cầu nguyện giúp chúng ta hiểu biết hơn về mặt nhận thức, tình cảm, niềm tin của tín đồ đối với đạo của mình. Khi chúng ta hiểu tốt các khía cạnh tâm lý của tín đồ chúng ta sẽ có giao tiếp, tập hợp tín đồ một cách phù hợp và hiệu quả hơn để các tín đồ thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở địa phương.

Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo đề tài đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong việc thực hiện hành vi tôn giáo của tín đồ Công giáo.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Để hoàn thành được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:

1) Tổng quan một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án.

2) Xây dựng cơ sở lý luận về hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo.

3) Đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo và ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo.

4) Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong việc thực hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/01/2023