Giới Thuyết Về Phong Cách Và Phong Cách Sử Thi


dân xã Hòa Thanh quyết bám trụ lấy mảnh đất này "Một tấc không đi, một ly không rời!" mà chiến đấu tiêu diệt kẻ thù tàn bạo? Với suy nghĩ ấy, trong đầu chị lại bắt đầu hình thành "một kế hoạch chiến đấu mới rõ rệt và say sưa". Chị đã chiến đấu hết sức mình, kể cả khi Xuyến - cô con gái - hòn máu cắt đôi của chị hi sinh. Chính cái chết của những người thân yêu, cái chết của anh em đồng chí, cái chết của bà con đồng bào chị do kẻ thù gây ra đã làm quặn lên đau xót và căm thù. Hơn thế nữa nó còn tạo thêm một sức mạnh, một quyết tâm mới cho chị tiếp tục chiến đấu và đi tới chiến thắng. Đó là Quế, người bạn đời của Thắm, người đồng chí kiên trung đã bồi đắp cho Thắm thêm tình yêu, niềm tin và quyết tâm "tìm một con đường" và "chị sẽ dũng cảm và can trường đi đến tận những ước mơ thiêng liêng của chồng". Và đó là Thiệt, Hoàng, Vân, Vi, Bưởi, Xuyến, Sơn, Xí,...- những thế hệ anh hùng nối tiếp nhau xuất hiện như nước sông Trúc chảy mãi không ngừng.

Có thể nói, những trang hay nhất, hồi hộp và xúc động nhất trong Đất Quảng là những trang miêu tả về cuộc đối mặt với kẻ thù của người dân xã Hoà Thanh; là những trang khắc họa nỗi đau thương, mất mát mà người dân Hoà Thanh phải trải qua. Ở những trang văn ấy, Nguyễn Trung Thành đã phần nào lột tả được bộ mặt tàn bạo, "uống máu người" không tanh của kẻ thù. Và cũng từ đó nhà văn tô đậm được vẻ đẹp phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam. Chẳng hạn như đoạn văn sau: "Rồi cái điều vẫn phập phồng lo sợ đã đến. Đêm ấy Thắm không đưa anh Bảo qua sông vì đã có cả Quế và Thiệt cùng đi. Họ sa vào lưới phục kích của cha con thằng Xâng ở ngay bờ sông Trúc. Quế đứng dạng hai chân đứng chặn đường cho anh Bảo và anh Thiệt chạy thoát. Ánh đèn năm pin của thằng Xâng rọi thẳng vào đôi mắt anh bỗng đỏ lừ giận dữ. Thằng Xâng không bắn. Nó trói anh lại lôi ra bãi cát bờ sông ngay chỗ bọn Mỹ đóng đồn Đầu Cầu bây giờ đó, đè anh xuống, tống một cái đầu gối nhọn hoắt vào giữa ngực. Xưa nay thằng Xâng chỉ chuyên độc một cách giết người: nó cắt tiết, cha con xì xụp uống với nhau tới sáng". Hay


đoạn văn miêu tả cảnh Xuyến đối diện với bọn Mỹ khi nó được giao nhiệm vụ bảo vệ anh toàn hầm bí mật có chú Việt đang nấp dưới đó. Xuyến vẫn rất bình tĩnh, nhanh trí đánh lạc hướng bọn Mỹ. "Con Xuyến sè sè thòng từng chân xuống đất, sè sẹ đứng dậy, nhón chân bước lại gần bếp, với tay lấy cái quạt mo mẹ vẫn treo trên cây cột tre. Nó liếc nhìn ra trước ngõ. Mấy thằng Mỹ đứng trước ngõ đã bỏ đi đâu rồi, chắc chúng nó đi tìm chỗ bóng mát. Nó liếc nhìn ra sau vườn, vẫn yên tĩnh.(...). Chỉ tội chú Việt, chắc chú đã đói lắm, lại khát nước nữa. Nghe nói người bị thương thì khát nước lắm, nhưng không được uống nước nhiều. Thôi nó cho chú ăn cháo sền sệt cũng được rồi...Cái quạt mo mẹ treo cao quá, nó nhón chân với mãi mới tới. Tay nó vừa chạm tới cái quạt bỗng nó giật mình quay lại. Một tiếng súng chát ngắt nổ ngay trước ngõ. Một lô hơn mười thằng Mỹ không biết ở đâu đến xồng xộc xông vào ngõ. (...), rồi kéo thẳng vào nhà. Đi đầu là một thằng sĩ quan mắt xanh lè, áo quần còn mới toanh, sạch sẽ chưa lấm chút bụi nào. Bọn theo sau đứa nào cũng cầm súng lăm lăm trong tay, mặt hằm hằm.

Con Xuyến biết có chuyện không hay rồi.(...).

Nó bước mấy bước tới trước cửa, đứng chắn ngang con đường bọn Mỹ đang kéo vào, và nó cười. Nó chào:

- Hê-lô!

Thằng sĩ quan Mỹ mắt xanh không trả lời. Con Xuyến lại chào lần nữa:

- Hê-lô! Uống nước không, nước nóng?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Không thằng Mỹ nào trả lời. Thằng sĩ quan Mỹ đã đứng trước mặt con Xuyến. (...). Nó hỏi:

- Nhỏ, hầm? Hầm vi-xi. Con Xuyến lắc đầu:

Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng - 10

- Nô! Không có hầm!

(...)

Thằng Mỹ lại cười, nhưng chợt nó im bặt.


- Hầm? - Nó gầm lên.

Con Xuyến không thèm trả lời nữa. Nó cũng không thèm ngẩng lên nhìn thằng Mỹ. Nó nhìn thẳng tới trước, trân trân. Nó thấy lưỡi dao găm trước mặt nó từ từ hạ xuống một chút, dừng lại ở ngang cổ nó. (...).

Mũi dao nhích tới một chút, đau nhói ở cổ. Con Xuyến cắn răng lại.

Mũi dao nhích tới chút nữa. đau quá!.

- Nhứt định không lui!...Cũng như tiêm kim là cùng - con Xuyến nghĩ.

Nó cảm thấy rất rõ một giọt máu đã ứa ra ở cổ nó.

- Con không nói đâu chú Việt, chú đừng lo. Con không sợ đâu! - Nó gọi thầm chú Việt.

Mũi dao ấn sâu vào một chút nữa. Một dòng máu đã chảy dài trên cổ con Xuyến. Nó vẫn đứng vậy, trân trân, hai mắt mở to"., v.v...

Và nhà văn vẫn tiếp tục miêu tả để làm nổi bật tinh thần gan dạ, anh dũng và ý chí quật cường quyết bảo vệ bằng được hầm cho chú Việt của bé Xuyến. Xuyến ngã xuống nhưng đôi mắt vẫn "trân trân nhìn thẳng vào đôi mắt xanh của thằng Mỹ" đang "rút cây súng ngắn ra chĩa thẳng nòng súng vào giữa ngực nó", với thái độ đầy thách thức: "Mày bắn đi, không chết nổi tau đâu!". Nhưng "Con xuyến không còn nghe được tiếng súng nổ. Nó cũng không nghe được tiếng thét dữ dội của đồng bào đã xé toạc hàng rào lính Mỹ trước ngõ ùa vào tiếp viện cho nó. Mắt nó vẫn mở to, mãi mãi. Nó gọi:

- Mẹ!

Đó là tiếng gọi cuối cùng của con bé".

Chính những cái chết kiên cường như thế, chính những nỗi đau chất chồng như thế đã tiếp thêm sức mạnh cho những người còn sống, thúc giục họ phải quyết tâm hơn, can trường hơn trên con đường đấu tranh chống lại kẻ thù tàn bạo.

* * *


Tóm lại, Rừng xà nu Đất Quảng là hai trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Trung Thành được ra đời vào thời kì cả nước kháng chiến chống Mỹ. Cùng với hàng loạt sáng tác của nhiều tác giả khác ở giai đoạn này như: Hòn Đất của Anh Đức, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, Rừng U Minh của Trần Hiếu Minh, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Gia đình má Bảy của Phan Tứ, v.v... Rừng xà nu Đất Quảng của Nguyễn Trung Thành đã kịp thời phản ánh những vấn đề hệ trọng của dân tộc và thời đại, vận mệnh của đất nước và nhân dân, khắc hoạ được hình ảnh nhân dân thông qua những điển hình kết tinh vẻ đẹp anh hùng của thời đại cách mạng. Có thể nói Rừng xà nu Đất Quảng chính là những giai điệu đẹp trong dàn đồng ca văn học chống Mỹ.


Chương 3

NGUYÊN NGỌC - SỰ KẾT TINH TRỌN VẸN PHONG CÁCH SỬ THI VỀ CHIẾN TRANH

3.1. Giới thuyết về phong cách và phong cách sử thi

3.1.1. Giới thuyết về phong cách

Khái niệm phong cách nói chung và phong cách trong văn học nói riêng là một vấn đề phức tạp. Dù đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu nhưng khó có thể khẳng định rằng khái niệm phong cách đã được định hình một cách dứt khoát. Một mặt, còn rất nhiều vấn đề cần thảo luận, bàn bạc để đi đến thống nhất. Mặt khác, ngay bản thân khái niệm phong cách cũng không phải là một yếu tố cố định, bất biến mà ngày càng được mở rộng nội hàm theo sự phát triển của ngành nghiên cứu văn học. Xung quanh thuật ngữ này, lâu nay có rất nhiều định nghĩa, quan niệm phong phú đa dạng.

Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại với đại biểu xuất sắc như Platon, khái niệm phong cách đã được nghiên cứu và vận dụng. Bước sang thế kỉ XIX đặc biệt là thế kỉ XX, khái niệm phong cách ngày càng được quan tâm sâu sắc.

Buffon cho rằng: “Phong cách chính là người”, mỗi nhà văn thường có một tạng riêng.

Viện sĩ Nga D.X.Likhatsep trong cuốn Thi pháp văn học Nga cổ định nghĩa: phong cách "là một hệ thống hình thức và nội dung nhất định", là "nguyên tắc thẩm mĩ để cấu trúc toàn bộ nội dung và toàn bộ hình thức". Tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật. Trong khi đó V. Đnepôp lại cho rằng phong cách được coi như là hình thức toàn vẹn có tính nội dung. Ông phát biểu: "phong cách là mối liên hệ của những hình thức, mối liên hệ đó bộc lộ sự thống nhất của nội dung nghệ thuật".


Viện sĩ M.B.Khrapchenko sau khi thống kê một số định nghĩa xung quanh phạm trù phong cách cá nhân đã đưa ra ý kiến của riêng mình: "Phong cách cần phải được định nghĩa như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả". Ông cho rằng mỗi một nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp và những phương tiện độc đáo để thể hiện những tư tưởng và hình tượng của mình, những biện pháp và những phương tiện cho phép nhà văn đó làm cho những tư tưởng và những hình tượng ấy trở thành hấp dẫn, dễ lôi cuốn, gần gũi với công chúng độc giả. Và điều đó cũng có nghĩa là nhà văn tạo ra được phong cách. Trên cơ sở phân tích như vậy, viện sĩ nhất trí với nhận xét của Gôlxuôrxy: "Phong cách - đó là khả năng các nhà văn khắc phục những chướng ngại vật giữa mình và độc giả, còn sự thành công cao nhất của phong cách là ở sự giao tiếp chặt chẽ với độc giả".

Như vậy, xung quanh khái niệm phong cách còn có những quan điểm khác nhau. Tựu trung có hai ý kiến cơ bản: một nhấn mạnh sự thống nhất của những yếu tố nội dung và những yếu tố tạo hình thức của tác phẩm; một cho rằng phong cách được coi như là hình thức toàn vẹn có tính nội dung. Mặc dù tách bạch như vậy nhưng trong đó có sự thống nhất bởi các tác giả đều quan tâm đặc biệt đến hai yếu tố bộc lộ tài năng độc đáo của người nghệ sĩ - nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương.

Các nhà lí luận, nghiên cứu văn học ở nước ta cũng đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu nội hàm thuật ngữ phong cách. Tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học trên cơ sở thừa nhận hai phạm trù phong cách ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật, đã định nghĩa: "Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chịu sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà


văn, trong một tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc". Và khẳng định: "Trong chỉnh thể "nhà văn" (hiểu theo nghĩa là các sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy".

Thống nhất với quan điểm đó, Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình trong cuốn Lý luận văn học định nghĩa: "Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú".

Nhìn chung các nhà lí luận và nghiên cứu văn học đều nhấn mạnh cá tính sáng tạo độc đáo mang tính thẩm mĩ của nhà văn. Cụ thể hoá các yếu tố tạo phong cách nghệ thuật tác giả, các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhà văn muốn có phong cách riêng, trước hết phải có tư tưởng độc đáo, có cách cảm nhận thế giới độc đáo, có cảm hứng độc đáo, có hệ thống phương thức riêng độc đáo - lẽ dĩ nhiên phải là "tính chất độc đáo chân chính" (Hêghen).

Tựu chung lại, nói đến phong cách là nói đến những biểu hiện độc đáo của tài năng sáng tạo nghệ thuật, có tính thống nhất và tương đối ổn định, được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn, thể hiện cái nhìn và sự chiếm lĩnh nghệ thuật độc đáo của nhà văn đối với thế giới và con người. Phong cách nhà văn là quá trình vận động, phát triển không ngừng qua mỗi giai đoạn sáng tác. Mặc dù vậy, cái riêng độc đáo có giá trị mang tính thẩm mĩ - cốt lõi phong cách, dù ở điều kiện hoàn cảnh nào cũng ổn định, thống nhất. Nó phải được "lặp đi lặp lại" một cách có hệ thống và luôn bị chi phối bởi cái nhìn độc đáo của nhà văn. Chúng thường xuyên ở thế vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng của thế giới quan, môi trường xã hội và xu thế chung của thời đại. Nhưng dù ở môi trường nào, xu thế xã hội ra sao, yếu tố


thường xuyên được "lặp đi lặp lại" ấy vẫn xuất hiện cho dù chúng ở thế lộ thiên hay dưới mạch ngầm.

3.1.2. Giới thuyết về phong cách sử thi

Sử thi là một thuật ngữ văn học bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ (épos). Từ xa xưa sử thi đã tồn tại với hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, sử thi là tự sự, một trong ba loại hình cơ bản của văn học (theo phân loại của Arixtôs: tự sự, trữ tình, kịch); còn theo nghĩa hẹp, sử thi là thể loại truyền miệng hoặc thành văn. Hiện nay, phạm trù sử thi trong nghiên cứu văn học đang tồn tại nhiều cách hiểu:

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, sử thi (còn gọi là anh hùng ca) là "Thể loại tác phẩm tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính chất toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử. Về kết cấu, sử thi là một câu chuyện được kể lại có đầu có đuôi với quy mô lớn vì, theo Hêghen, "Nội dung và hình thức của nó thực sự là toàn bộ các quan niệm, toàn bộ thế giới và cuộc sống của một dân tộc được trình bày dưới hình thức khách quan của một biến cố thực tại". Các nhân vật chính của sử thi là những anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng được miêu tả khá tỉ mỉ, đầy đủ từ cách ăn mặc, trang bị, đi đứng đến những trận giao chiến với kẻ thù, những chiến công lừng lẫy và đôi khi cả những nét trong sinh hoạt đời thường của họ nữa, điều đáng chú ý là tất cả những cái này đều được miêu tả trong vẻ đẹp kì diệu khác thường".

Giáo sư Nga G.N.Pôxpêlôp lại cho rằng: sử thi là một "loại hình thuộc thể tài lịch sử dân tộc tồn tại trong suốt tiến trình văn học". Trong giai đoạn phát triển ban đầu, xuất hiện các thể tài lịch sử dân tộc miêu tả con người với quá trình tham gia tích cực vào các sự kiện của đời sống xã hội, đó là những

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023