Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng - 13


thơm mỡ màng"..., chúng ta không chỉ cảm nhận hương vị kì thú của Tây Nguyên, mà còn thấy ngất ngây trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Nhưng dụng ý của Nguyễn Trung Thành khi khắc họa hình ảnh xà nu còn là biểu tượng cho đau thương, mất mát lớn lao, cho niềm uất hận khôn nguôi của người dân Tây Nguyên trong những năm tháng Mỹ - Ngụy khủng bố ác liệt. Cảnh rừng xà nu hàng vạn cây "nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", ngày nào cũng bị bắn hai lần được tác giả miêu tả ngay từ mở đầu tác phẩm đã dựng lên một sự sống trong tư thế đối mặt với cái chết, một sự sinh tồn đang đứng trước mối đe dọa diệt vong. Khi đạn đại bác của giặc nã vào, cả rừng xà nu "không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị đứt ngang mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn". Song xà nu không bao giờ và không thể nào huỷ diệt. Sự sống luôn mạnh hơn cái chết: "Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã ngục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời"...Và cứ thế, ấn tượng về rừng cây xà nu, như những điệp khúc xanh, sẽ còn ngân mãi trong tâm trí người đọc về một sức sống mênh mông, bất tận.

Miêu tả về rừng và cây xà nu, Nguyên Ngọc thường xuyên sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hoá. Xà nu được nói đến như cách mà người ta vẫn nói đến con người. Để rồi sau đó, nhà văn sẽ nói về con người trong mối liên hệ mật thiết với cây, với nhựa xà nu. Rừng xà nu, với hình ảnh của một tấm ngực lớn đang ưỡn ra để che chở cho làng, do vậy, còn mang ý nghĩa ẩn dụ về những con người đang chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước trong những năm chống Mỹ.

Một điểm nữa cũng cần nói, đó là hiện tượng nhà văn không chỉ nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần đến cây xà nu, rừng xà nu, liên quan đến xà nu trong


suốt chiều dài tác phẩm mà còn nhấn mạnh vẻ đẹp, cũng như sức sống của xà nu ở mở đầu và kết thúc tác phẩm trong cái nhìn bao quát: "Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chân trời". Sự trở đi trở lại của hình ảnh ấy, ở những vị trí vào loại quan trọng nhất trong tác phẩm, cho phép ta hiểu, rừng xà nu không chỉ là biểu tượng của con người ở làng Xô Man hẻo lánh. Nhà văn muốn từ một làng Xô Man cụ thể để vươn tới những khái quát rộng lớn hơn thế gấp nhiều lần (cũng như trước đấy, tác giả đã từ cuộc chiến đấu của một làng Kông Hoa để nói về sự đứng lên của toàn đất nước). Rừng xà nu, do đó, có thể là biểu tượng của cả Tây Nguyên, của cả miền Nam, và hơn nữa, của cả dân tộc Việt Nam trong thời kì chiến đấu chống đế quốc, thực dân, đau thương nhưng quyết tâm làm tất cả để giành sự sống cho Tổ quốc mình.

Tuy nhiên, hình ảnh xà nu có đặc sắc, gây ấn tượng đến đâu cũng chỉ là phông nền cho con người xuất hiện. Và nổi bật trên phông nền ấy là hình ảnh tập thể nhân dân làng Xô Man anh hùng, với các thế hệ kế tiếp nhau chiến đấu bảo vệ quê hương. Đó là cụ Mết đã có thành tích trong kháng chiến chống Pháp, nay lại tiếp tục chỉ huy con cháu đánh giặc. Đó là Tnú và Mai - những thanh niên, thế hệ chủ lực đánh đế quốc Mỹ ở Tây Nguyên. Đó là Dít - tiêu biểu cho lực lượng nòng cốt của cuộc kháng chiến hôm nay. Đó là bé Heng - thế hệ tương lai của cách mạng,...Tiêu biểu nhất trong bức tranh tập thể ấy là Tnú - nhân vật trung tâm của truyện ngắn. Tnú là một anh hùng đích thực. Cụ Mết rất tự hào nói về anh: "Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta". Yêu cách mạng và khao khát tự do, Tnú đã vào rừng bảo vệ, tiếp tế cho cán bộ hoạt động bí mật. Tnú học chữ để mai sau thay anh Quyết làm cán bộ. Dũng cảm và mưu trí lúc vượt thác, lúc cắt rừng đi liên lạc. Trung thành và bất khuất: nuốt thư bí mật khi bị địch bắt; bị giặc tra tấn bắt khai ai là cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng mình nói: "Ở đây này". Tnú sống với niềm tin: "Cán


bộ là Đảng. Đảng còn, nước núi này còn". Tnú vượt ngục trở về làng, đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết cho lũ làng nghe rồi đi lên núi Ngọc Linh lấy một gùi đá mài đem về để dân làng Xô Man mài giáo, mác, dụ, rựa, chuẩn bị khởi nghĩa. Tin làng Xô Man mài giáo đến tai bọn giặc, chúng kéo về làng một tiểu đội lính. Đứng đầu là thằng Dục. Chúng truy tìm Tnú bởi chúng lo sợ "con cọp đó không giết sớm" sẽ "làm loạn núi rừng này". Nhưng chúng không làm gì được Tnú. Chúng "dùng đến ngón đòn cuối cùng" là bắt vợ con anh, rồi tra tấn đến chết bằng cây gậy sắt. Đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh mang tính thử thách, tác giả muốn lí giải nguyên nhân con đường đi tới đồng khởi của nhân dân ta: từ đau thương sẽ khơi bùng lên ngọn lửa căm hờn, và từ căm hờn sẽ biến thành hành động. Cái chết của mẹ con Mai đã làm cho Tnú đau đớn và căm hận: "Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay (...). Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn". Tnú không thể cứu sống được vợ con mình bởi lúc này anh chỉ có hai bàn tay trắng. Vậy làm thế nào để có thể chiến đấu chống lại được kẻ thù, làm thế nào có thể cứu những người thân yêu của mình trước bàn tay tàn bạo của chúng? Chỉ có một cách là phải cầm giáo xông lên khi kẻ thù đã cầm súng. Lời của cụ Mết nhắc lại câu chuyện bi thương: "Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay không, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đi vào rừng, chúng nó đã đi tìm giáo mác". Và cụ nhấn mạnh: " Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...". Lời nói của cụ Mết chính là một chân lí đã được rút ra từ máu và nước mắt, nó đồng nghĩa với chân lí cuộc sống. Đời Tnú là một bằng chứng cho quy luật nghiệt ngã ấy. Một tất yếu phải đến khi "chúng nó đã cầm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

súng" buộc "mình phải cầm giáo". Và ngay trong đêm ấy, sau khi Mai chết, Tnú bị bắt và bị đốt cháy mười đầu ngón tay, cũng là lúc cả làng Xô Man bừng dậy bằng một cuộc đồng khởi rung chuyển núi rừng: "Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên!(...), suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng".

Tóm lại, Rừng xà nu là tiếng nói của lịch sử và thời đại, gắn liền với những sự vận động, những biến cố có ý nghĩa trọng đại đối với toàn dân. Những bức tranh thiên nhiên hay những hình tượng anh hùng trong tác phẩm, chung quy đều là sự kết tinh lí tưởng cao quý nhất của cộng đồng.

Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng - 13

Tiếp tục với mạch cảm hứng trong Đất nước đứng lên Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành cho ra đời tiểu thuyết Đất Quảng. Ở tiểu thuyết này, nhà văn đã một lần nữa thành công trong việc khắc họa hình ảnh con người Việt Nam trong thời điểm quật khởi của cả dân tộc thông qua hình tượng nhân vật trung tâm là Sáu Thắm- người chiến sĩ cách mạng, người nữ bí thư chi bộ anh hùng. Thắm sinh ra và lớn lên trên mảnh đất "quyết liệt nhất của Quảng Nam". Chính mảnh đất đó đã tôi rèn cho chị ý thức và tinh thần vượt lên thử thách khó khăn để sống và chiến đấu bảo vệ sự sống. Ngay từ khi còn trẻ, Thắm đã là một nữ du kích hăng hái, lanh lẹ và dũng cảm. Khi trở thành vợ, thành mẹ, phẩm chất ấy càng được khẳng định qua những thử thách, khó khăn. Đặt nhân vật vào trong những thử thách để từ đó làm nổi bật phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam là một trong những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của văn học cách mạng nói chung và của Nguyễn Trung Thành nói riêng. Nếu chị Sứ trong Hòn Đất của Anh Đức đã phải đối mặt với những thử thách nghiệt ngã, đó là quãng thời gian đợi chờ đằng đẵng người chồng tập kết (thử thách cho lòng chung thuỷ), đó là thời điểm sống trong hang khi không còn nước (thử thách giữa tình mẫu tử và tình đồng đội), đặc biệt đó là khi đứng trước cái chết với lưỡi dao của thằng Xăm (thử thách lòng dũng


cảm, tinh thần cách mạng...) thì chị Thắm trong Đất Quảng của Nguyễn Trung Thành đối mặt với những thử thách cũng không kém phần khắc nghiệt. Thử thách đầu tiên là ở những ngày đen tối trước đồng khởi, Thắm bị bắt trói trong lao quận và sinh con trên nền xi măng lạnh ngắt khi chị vẫn còn bị trói. Rồi chị chứng kiến cảnh chồng bị tra tấn dã man và cảnh chồng bị giặc giết và mất xác, những người đồng chí như anh Bảo, anh Thiệt bị bắt...Phong trào cách mạng bị dìm trong bể máu. Thử thách này không chỉ làm dấy lên ngọn lửa căm hờn mà còn nung nấu trong Thắm một suy nghĩ: cuộc sống ngột ngạt đến mức không thể chịu nổi nữa, cầm súng hay là chết? Và Thắm đã cầm súng đứng lên, cùng đồng bào làm nên cuộc đồng khởi long trời lở đất. Quá trình trưởng thành cách mạng của Thắm được đánh dấu bằng máu và nước mắt của chị.

Thử thách tiếp theo khi chị đã là nữ Bí thư chi bộ xã Hoà Thanh. Chứng kiến cảnh hàng chục xã xung quanh xách súng chạy rần rần, chị đã dám trụ lại, tìm Mỹ đánh thử để trả lời câu hỏi nóng bỏng lúc bấy giờ: Có đánh được Mỹ không? Làm sao đánh được Mỹ? Và Thắm đã tìm được câu trả lời đích đáng bằng tiếng súng chống Mỹ vang khắp Hoà Thanh, rồi rộn rã khắp miền Nam.

Đặc biệt một thử thách ghê gớm nhất mà Thắm phải trải qua - thử thách của một người mẹ khi chứng kiến đứa con yêu dấu - hòn máu cắt đôi của mình hi sinh anh dũng để bảo vệ bộ đội trong hầm bí mật. Đối diện với thử thách này, giống như những người mẹ khác, Thắm cũng đau đớn rã rời, nhưng khác với nhiều bà mẹ khác, ngay lập tức, chị vững vàng vượt qua bởi chị không chỉ là người mẹ, chị còn là người Bí thư chi bộ, người chiến sĩ anh hùng. Và chính con Xuyến nữa cũng đã là một người đồng chí, một người chiến sĩ kiên trung. Cái chết của nó "không chỉ làm quặn lên nỗi đau xót và lòng căm thù, mà còn trang nghiêm đặt ra trước người còn sống, dù đó là


người mẹ, những suy nghĩ sâu xa về lòng tự hào thiêng liêng, về lẽ sống, về trách nhiệm, về cuộc chiến đấu này". Vì lẽ đó, chị phải kìm nén và vượt qua nỗi đau để tiếp tục chiến đấu và tiếp tục chiến thắng.

Bên cạnh Sáu Thắm là tập thể nhân dân xã Hòa Thanh với những con người tiêu biểu cho phẩm chất anh hùng, biết yêu quê hương tha thiết và căm thù giặc mãnh liệt. Đó là ông già sông Trúc - bố Thắm, Bà Lúa, bí thư huyện uỷ Thiệt, Quế, Hoàng, Vân, Vi, Việt, Bưởi, bé Xuyến, bé Xí, bé Sơn...- những thế hệ anh hùng nối tiếp nhau xuất hiện như nước sông Trúc chảy mãi không ngừng. "Lớp người này ngã xuống hoặc ra đi, lớp người khác mới mẻ bước lên, nhanh chóng già dặn trong khói lửa". Nỗi đau riêng và mối thù chung của cả dân tộc, lí tưởng cách mạng và truyền thống gia đình, quê hương... tất cả đã cùng họ đứng dậy từ đau thương mất mát, đối mặt với thử thách, với cái chết để chiến thắng hoặc ngã xuống trong sự bất tử của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Có thể nói, khi xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm trong sáng tác của mình, Nguyễn Trung Thành cũng như các tác giả cùng thời luôn tuân thủ những đặc điểm chung của văn học giai đoạn này. Đó là bám sát vào đời sống chiến đấu để phản ánh và khắc họa những con người tiêu biểu cho khát vọng và ý chí chiến đấu, chiến thắng của cả dân tộc, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng của thời đại, cho sức mạnh và phẩm chất của con người Việt Nam, kết tinh những truyền thống từ mấy nghìn năm lịch sử và sức mạnh của cách mạng. Đó là những con người ý thức sâu sắc về vị trí, ý nghĩa của cuộc chiến đấu, thấu hiểu chân lí của thời đại cách mạng: " Kẻ thù đã cầm súng, mình phải cầm giáo" (lời cụ Mết trong truyện Rừng xà nu), "Còn thằng Mỹ thì không ai có hạnh phúc nổi cả" (Anh Trỗi trong Sống như anh), "Còn cái lai quần cũng đánh" (chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng)...Các nhân vật anh hùng cũng thường được xây dựng như những


con người toàn diện trong các mối quan hệ chung và riêng, thuỷ chung trọn vẹn với đất nước, quê hương, với cách mạng và cả trong tình nghĩa gia đình, trong tình yêu như Núp trong Đất nước đứng lên, Tnú trong Rừng xà nu, chị Sứ trong Hòn Đất, chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng, chị Thắm trong Đất Quảng... Các nhân vật cũng thường được đặt trong những hoàn cảnh thử thách gay go, những tình huống căng thẳng nghiệt ngã trong chiến tranh để làm bộc lộ vẻ đẹp và những phẩm chất cao cả của họ. Mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh bao giờ cũng được khẳng định theo chiều hướng có tính quy luật là con người vượt lên khắc phục và làm chủ hoàn cảnh. Tất cả những đặc điểm trên đã tạo cho nhân vật trong các sáng tác văn học giai đoạn này một vẻ đẹp chung - vẻ đẹp mang tính lí tưởng. Và cũng vì thế nên đôi khi chúng ta thấy những nhân vật đó có phần lí trí, khô khan. Đây cũng là mặt hạn chế trong các sáng tác văn học giai đoạn này. Tuy nhiên, dù thế nào chúng ta cũng vẫn không thể phủ nhận đây là những hình tượng nhân vật đẹp - sản phẩm của thời kì hào hùng, quật khởi một đi không trở lại của nền văn học dân tộc Việt Nam.

3.2.3. Ngôn ngữ và giọng điệu

Ngôn ngữ và giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Bởi thế, việc tìm hiểu ngôn ngữ, giọng điệu trong các sáng tác Nguyên Ngọc sẽ giúp cho chúng ta thấy được những đặc sắc trong hành trình sáng tác của ông ở hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Như trên đã nói, Nguyên Ngọc bước vào nghề văn khi đã là một chiến sĩ - trí thức có kinh nghiệm trên chiến trường và có trình độ văn hoá cao. Có lẽ vì thế nên khác với nhiều nhà văn khác cùng thời, ông luôn đặt ra cho mình những yêu cầu cao trong khi viết. Một trong những yêu cầu ấy là việc dùng ngôn ngữ bởi "ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học" (M.Gorki), "cả hình


tượng nhân vật, bức tranh phong cảnh, cốt truyện, kết cấu, chủ đề, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người...chỉ được nắm bắt nhờ những hình thức của ngôn từ" [22]. Cho nên, Nguyên Ngọc rất quan tâm đến việc sử dụng ngôn ngữ. Nếu Tô Hoài coi trọng việc học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân, thiên về sử dụng hệ thống ngôn ngữ quần chúng với tần số cao (như từ ngữ nghề nghiệp, từ ngữ thông tục và những thành ngữ, quán ngữ) thì Nguyên Ngọc lại chọn lựa, mài giũa trơn tru, bóng bảy thứ ngôn ngữ của đời sống thường ngày, gợi cho người đọc những ấn tượng và cảm xúc mạnh. Điều đó được thể hiện rõ thông qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên, cũng như bức tranh cuộc sống và con người trong các sáng tác của ông. Ví như miêu tả cây xà nu, rừng xà nu (trong Rừng xà nu), Nguyên Ngọc đã sử dụng thứ ngôn ngữ chắt lọc, tinh tế vừa giàu chất thơ, vừa gợi tả, mở ra những liên tưởng phong phú cho người đọc: "Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. (...) Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn. (...) Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã...Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...". Hàng loạt những động từ, trạng từ gây cảm giác mạnh được huy động cho mục đích miêu tả trong đoạn văn mở đầu tác phẩm: ào ào, ứa, tràn trề, ngào ngạt, long lanh, gay gắt, bầm, đen, đặc quyện, ngã ngục, lao thẳng, phóng, vượt, ưỡn... kết hợp với thủ pháp so sánh, ẩn dụ, phóng đại, tác giả đã gợi lên trong tâm trí người đọc về số phận đau thương, cũng như sức sống bất diệt và khát vọng hướng đến ánh sáng tự do của người dân Tây Nguyên nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung trong những năm bom đạn ác liệt. Hay đọc đoạn văn sau trong Đất nước đứng lên: "Cách mạng như một cơn gió lớn, thổi tới tấp, tràn lan khắp cả miền Tây Nguyên bao la. Qua bao nhiêu ngọn núi, qua bao nhiêu con sông, hàng chục

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí