Phan Ngọc trong bài viết Về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa, đã so sánh mối quan hệ văn học - văn hóa của một số nước trên thế giới và đưa ra ý kiến: “là người Việt Nam trong đó văn hóa thể hiện trước hết ở văn học” [10, tr.12].
Đỗ Lai Thúy trong Từ cái nhìn văn hóa đã tiến một bước gần hơn với thực tiễn nghiên cứu khi nhìn nhận, đánh giá một số tác phẩm văn học cũng như phong cách của một số nhà văn từ góc nhìn văn hóa [24].
Như vậy, ta có thể thấy: Văn hóa là cơ sở, nền tảng cho văn học ra đời và phát triển.Văn học nghệ thuật là bộ phận cấu thành và rất quan trọng của văn hóa. Thực tiễn cuộc sống và nền văn hóa dân tộc là mảnh đất màu mỡ làm nảy sinh và nuôi dưỡng văn học nghệ thuật. Hiện thực đời sống - nơi tiềm tàng những giá trị văn hóa vô cùng phong phú, luôn tác động tới nhận thức, tư tưởng nhà văn. Nói cách khác, nhà văn kiếm tìm giá trị văn hóa từ hiện thực cuộc sống để tái hiện, tái tạo trong tác phẩm văn chương theo phong cách riêng. Như vậy, một tác phẩm văn học ra đời là kết quả của sự khúc xạ, chưng cất các giá trị văn hóa. Khi nói tới văn hóa của một dân tộc, người ta không thể không nghĩ ngay đến nền văn học của dân tộc đó.
Văn học phản ánh, lưu giữ và sáng tạo văn hóa. Thực tế cho thấy, văn học của bất kì dân tộc nào cũng đều phản ánh và lưu giữ văn hóa dân tộc đó. Văn học như là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội và văn hóa dân tộc. Không chỉ phản ánh văn hóa, văn học còn là sự hội tụ kết tinh các nguồn văn hóa. Văn học, thông qua bạn đọc góp phần cải tạo, thúc đẩy văn hóa phát triển. Văn học còn có vai trò sáng tạo văn hóa, làm phong phú gấp bội những tinh hoa văn hóa vốn có. Văn học nơi chứa đựng những tư tưởng văn hóa, những nhận thức thẩm mỹ về muôn mặt của đời sống con người của nhà văn. Có thể nói, đằng sau những nhà
văn lớn là cả một nền văn hóa của nhiều thế kỷ. Văn học là một bộ phận của văn hóa, nó chịu sự chi phối mang tính quyết định của văn hóa.
Như vậy, văn học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa. Có thể nói nhà văn đích thực là một nhà hoạt động văn hóa, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hóa và người đọc là một người hưởng thụ văn hóa. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội và sáng tạo văn học nghệ thuật là bộ phận quan trọng, nòng cốt của văn hoá. Nó có khả năng truyền cảm mạnh mẽ và có sức sống lâu bền khi biết đi sâu vào tư tưởng đạo đức, đời sống bên trong của con người.
Có thể nói, phương diện văn hoá trong văn học ngày càng được quan tâm bởi giữa văn hoá và văn học có mối liên hệ mật thiết. Văn học phản ánh đời sống, thực chất cũng là một phán đoán về văn hoá. Văn hoá là một phương diện bên trong quy định hành vi, suy nghĩ, cảm nhận của con người trong từng thời kỳ. Đọc bất cứ tác phẩm văn học nào chúng ta đều tìm thấy những biểu hiện của văn hoá trong đó. Văn hóa và văn học đều phản ánh đời sống con người nên mọi lĩnh vực. Mọi lĩnh vực trong đời sống đều là đối tượng của văn hóa- văn học, trong đó con người là chủ thể.
1.2. Nguyễn Duy và quá trình sáng tác
1.2.1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa ), tỉnh Thanh Hóa. Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường Đường 9- Khe Sanh, Đường 9- Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc (
năm 1979). Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là trưởng đại diện của tờ báo này tại phía Nam.
Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần bao Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam trong tập Cát trắng. Ngoài thơ ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1977 ông tuyên bố “gác bút” để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in lên các chất liệu tranh, tre, nứa, lá thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy dó. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy dó ( gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc ) khổ 81 cm x 111 có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của ông.
Nguyễn Duy được giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
1.2.2. Quá trình sáng tác của Nguyễn Duy
Trong những nhà thơ Việt Nam đương đại, có lẽ Nguyễn Duy là tên tuổi được nhiều người biết đến. Sau nhiều tập thơ đơn lẻ, thơ Nguyễn Duy được tuyển chọn lại thành một cuốn hơn 400 trang, do NXB Hội Nhà Văn và công ty Nhã Nam ấn hành, giúp độc giả khái quát được ba yếu tố làm nên danh tiếng Nguyễn Duy: Thứ nhất, vần điệu nhịp nhàng, dễ đọc, dễ thuộc. Thứ hai, tác giả có khả năng trình diễn để tiếp cận công chúng. Thứ ba, năng lực thẩm mĩ của người viết có nét tương đồng với không khí xã hội nên được hiệu ứng đám đông đẩy lên cao.
Nguyễn Duy làm thơ từ khi còn học ở trường chuyên Lam Sơn, nhưng sau cuộc thi thơ năm 1972 - 1973 do báo Văn Nghệ tổ chức công chúng mới thực sự biết đến Nguyễn Duy. Trong cuộc thi thơ Nguyễn Duy đạ giải nhất đồng hạng cùng Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm và Nguyễn Đức Mậu. Bốn bài thơ
của Nguyễn Duy là: Bầu trời vuông, Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười được xem như một phát hiện mới ạ ở giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Suốt 30 năm làm thơ, viết văn, thành quả của ông là gần hai mươi tập thơ, ba tập bút kí và một tiểu thuyết. Trong đó có thể kể đến những sáng tác tiêu biểu như: Cát trắng, Đường xa, Quà tặng, Ánh trăng, Đò Lèn… (thơ); Nhìn ra bể rộng trời cao (bút kí), Khoảng cách (tiểu thuyết)…
1.3. Khảo sát sáng tác của Nguyễn Duy trong chương trình Ngữ văn Trung học Cơ sở (THCS) và Trung học Phổ thông (PTTH)
Bảng 1. Những tác phẩm được giảng dạy trong chương trình THCS
Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | Ghi chú tên văn bản, đoạn trích hoặc những trích dẫn | |
Văn bản giảng dạy chính | 0 | 0 | 0 | 1 | Ánh trăng (Ngữ văn 9, tập 1) |
Văn bản đọc thêm | 1 | 0 | 0 | 0 | Tre Việt Nam (Ngữ văn 6, tập 2) |
Trích dẫn thơ trong dạy Tiếng Việt và làm văn | 0 | 0 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 1
- Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 2
- Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 4
- Văn Hóa Đô Thị Và Sự Thức Tỉnh Ý Thức Môi Sinh
- Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 6
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
Trong chương trình THCS chúng tôi nhận thấy thơ Nguyễn Duy đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường bao gồm văn bản giảng dạy chính và văn bản đọc thêm. Ngoài ra cũng có trích dẫn thơ Nguyễn Duy trong dạy học Tiếng Việt và làm văn.
Bảng 2. Những tác phẩm được giảng dạy trong chương trình THPT
Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 | Ghi chú tên văn bản, đoạn trích hoặc những trích dẫn | |
Văn bản giảng dạy chính | 0 | 0 | 0 | |
Văn bản đọc thêm | 0 | 0 | 1 | Đò Lèn (Ngữ văn 12, tập 1) |
Trích thơ trong dạy Tiếng Việt và làm văn | 0 | 0 | 0 |
Trong chương trình THPT thơ Nguyễn Duy cũng đã được đưa vào giảng dạy. Đặc biệt trong chương trình THPT có bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy được đưa vào chương trình học thêm. Theo xu hướng hiện nay thì việc dạy văn hướng tới việc học sinh tự tìm hiểu, tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên là rất quan trọng nên ngoài các văn bản học chính thì các đề thi còn hướng tới các văn bản đọc thêm. Bởi lẽ đó các văn bản đọc thêm ngày càng được chú trọng giảng dạy trong nhà trường THPT và văn bản đọc thêm ngày
càng có sự ảnh hưởng lớn tới khả năng lĩnh hội tri thức văn học của học sinh. Vì vậy, chúng tôi cũng xem Đò Lèn là đối tượng nghiên cứu của khóa luận.
Qua kết quả khảo sát các sáng tác của Nguyễn Duy trong trường THCS và THPT, chúng tôi nhận thấy thơ Nguyễn Duy được đưa vào giảng dạy ở cả bậc THCS và THPT. Ngoài một số văn bản được đưa vào giảng dạy chính thức thì thơ Nguyễn Duy cũng có một số bài được đưa vào phần đọc thêm và một số bài được sử dụng làm ngữ liệu để giảng dạy phần Tiếng Việt và làm văn trong nhà trường phổ thông.
Từ thực tế trên có thể thấy việc học sinh tiếp nhận thơ Nguyễn Duy còn khá mới mẻ và gặp nhiều khó khăn chính vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu về Thơ Nguyễn Duy trong trườngs phổ thông từ góc nhìn văn hóa nhằm giúp cho việc giảng dạy và tiếp nhận thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông một cách dễ dàng hơn.
CHƯƠNG 2
DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG ÁNH TRĂNG CỦA NGUYỄN DUY
2.1. Văn hóa làng và sinh thái
2.1.1. Văn hóa làng
Nền văn hóa Việt Nam được tạo dựng trên cơ sở nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của người Việt Nam gắn bó với làng xã, quê hương. Tập tục làng, văn hóa và truyền thống làng là chất keo gắn kết con người với làng quê, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
Làng không chỉ là một sản phẩm của một nền tổ chức chính trị nhà nước mà còn là sản phẩm văn hóa mang bản sắc Việt Nam. Văn hóa làng được thể hiện thông qua các biểu trưng văn hóa mang giá trị truyền thống như: đồng quê, bến nước, con đê, ánh trăng quê,… Đó còn là phong tục tập quán, tâm lí, cách ứng xử của con người. Cách ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên đã tạo ra nét đặc trưng của văn hóa làng quê. Văn hóa đã trở thành nguồn mạch ngầm không thể nhìn thấy nhưng lại có sức mạnh chi phối tới đời sống mỗi con người. Với đơn vị làng, văn hóa đã thể hiện như những khuôn thước ứng xử nằm ở tầng sâu trong đời sống cộng đồng. Mỗi con người Việt Nam nếu may mắn được sinh ra và lớn lên ở làng thì dù đi đâu, về đâu, làm gì thì khó có thể thoát khỏi tâm thức làng, lề thói làng, giá trị văn hóa làng, cái đã ăn sâu vào văn hóa cá nhân. Đặc biệt trong tâm thức mỗi con người làng quê Việt Nam thì họ luôn gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật thôn quê. Đó cũng là sự gắn bó giữa con người và tự nhiên, sự gắn bó đó là một tất yếu của cuộc sống. Không huyền bí cao xa, không bao la rộng lớn, thiên nhiên trong thơ Nguyễn Duy là những gì gần gũi mộc mạc nhất. Thiên nhiên ở đây rất bình dị nhưng lại
chở cả hồn thiêng của dân tộc, cả một bề dày văn hóa của quê hương. Nếu không phải là văn hóa nông nghiệp lúa nước, cội nguồn của nền văn hóa dân tộc thì làm sao có những hình ảnh rất quen thuộc ấy. Nhà thơ đã hướng mỹ cảm vào văn hóa dân tộc, mà trong đó văn hóa làng là một thành tố. Nguyễn Duy đã hướng ngòi bút vào những nét đặc sắc của văn hóa làng đặc biệt là hướng ngòi bút vào cách ứng xủa của con người với thiên nhiên, tâm lí của con người nơi làng quê . Hình ảnh thiên nhiên làng quê với những đặc trưng rất riêng đã mang tính biểu tượng văn hóa độc đáo trong sáng tác Nguyễn Duy. Trong sáng tác của mình, Nguyễn Duy không đơn thuần miêu tả vẻ đẹp bên ngoài của thiên nhiên. Ông trải lòng mình với cảnh vật, soi chiếu thiên nhiên từ nhiều hoàn cảnh, nhiều chiều kích khác nhau, từ đó mang đến những ý nghĩa mới mẻ cho những hình ảnh vốn quen thuộc, mở ra cho người đọc những liên tưởng mới đầy thú vị. Có thể nói, nền văn hóa Việt Nam với đặc trưng lớn nhất là văn hóa nông nghiệp đã được Nguyễn Duy phản ánh thông qua những bức tranh thiên nhiên bằng thơ. Bởi vậy, tiếng thơ Nguyễn Duy đã đưa tâm hồn người đọc trở về với những giá trị văn hóa làng quê tỏa bóng hàng ngàn năm trong tâm hồn dân tộc Việt.
Trong văn hóa làng cái tôi làng xã gắn với văn hóa nông nghiệp vẫn hằn trong tâm linh người Việt. Nét đẹp văn hóa làng trong Ánh trăng của Nguyễn Duy trước tiên đó là hình ảnh một làng quê đẹp, êm ả, thanh bình với không gian bao la rộng lớn, với cảnh vật thôn quê giản dị, mộc mạc, quen thuộc chứa đựng những giá trị văn hóa cổ truyền hàng ngàn năm của dân tộc Việt. Đó là hình ảnh của cánh đồng trải rộng bao la gắn với kí ức của con người, là dòng sông của tuổi thơ, là ánh trăng theo suốt những bước chân trẻ thơ cho đến khi trưởng thành. Hình ảnh làng quê yên bình, chất phác đó đã đi sâu vào tâm hồn nhà thơ và mang lại cho nhà thơ những kỉ niệm ấu thơ đẹp, trong sáng, giản dị và rất đời