Cảm Hứng Sử Thi Trong Văn Học Việt Nam 1945 - 1975


anh hùng tiêu biểu cho sức mạnh và vẻ đẹp của cộng đồng. Thể tài này bộc lộ ở các tác phẩm xa xưa nhất thuộc thời kì sáng tác nguyên hợp như Iliát, Ôđixê (Hi Lạp), Mahabharata, Ramayana (Ấn Độ), Đăm Săn, Xinh Nhã (Việt Nam)... Ở các giai đoạn về sau, khi đã hình thành các nhà nước quân chủ cùng với sự xuất hiện của những hệ tư tưởng công dân tiến bộ, thể tài lịch sử - dân tộc được khai triển trên nhiều bình diện mới và bộc lộ trong những sáng tác thuộc phạm vi cá nhân. Lúc này, trong văn học các nước khác nhau xuất hiện nhiều tác phẩm sử thi tiếp nối các sử thi cổ đại. Những tác phẩm đó thuộc các thể loại khác nhau như tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, thơ, trường ca. Tiêu biểu như ở Nga có các tiểu thuyết: Chiến tranh và Hòa bình (L. Tônxtôi), Người mẹ (M. Goorki ), Sông Đông êm đềm (Sôlôkhốp)...; trường ca V.I. Lênin (Maiacốpxki). Còn ở Việt Nam có các tiểu thuyết: Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Cửa biển (Nguyên Hồng), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc); Thơ: Ta đi tới, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Việt Bắc...(Tố Hữu), Người đi tìm hình của nước, Tiếng hát con tàu... (Chế Lan Viên)...; Trường ca: Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), Những người đi tới biển (Thanh Thảo) v.v...

Như vậy, với cách hiểu này cho phép các tác phẩm dù thuộc thể loại nào chăng nữa, nếu chúng mang nội dung lịch sử dân tộc và có hình thức biểu đạt tương ứng thì vẫn có thể coi là có tính chất sử thi. "Các tác phẩm với chủ đề ấy (tức chủ đề lịch sử dân tộc - chúng tôi nhấn mạnh) đã xuất hiện cả trong thời đại lịch sử tiếp theo sau đó và đang xuất hiện cả trong thời đại của chúng ta" (G.N.Pôxpêlôp). Tuy chúng có sự khác biệt đáng kể về mặt hình thức thể loại so với sử thi giai đoạn "thế kỉ của những người anh hùng" nhưng rõ ràng là chúng có những "đặc điểm lặp lại" mang tính lịch sử của sử thi. Nói cách khác, nội dung của những đặc trưng cơ bản của sử thi cổ đại dần dần biến đổi và được các thể loại hiện đại tiếp nhận để hình thành nên các thể loại sử thi


mới như tiểu thuyết sử thi, truyện ngắn sử thi, thơ sử thi... Và như thế có thể nói "khái niệm sử thi ở đây không hề đồng nhất với sử thi cổ đại, với tính chất tự sự khách quan, dung lượng lớn, kể hết mọi biểu hiện phong phú của đời sống như bách khoa thư. Sử thi ở đây hiểu là khuynh hướng ưu tiên cho chủ đề dân tộc, mâu thuẫn địch ta, xây dựng những con người tiêu biểu cho ý chí phẩm chất cao đẹp của dân tộc" (Trần Đình Sử).

Sử thi ra đời trong những thời đại có biến cố lịch sử đặc biệt có ý nghĩa quyết định đối với đời sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc, nhân dân. Thời đại diễn ra những xung đột dữ dội, những sự kiện kì vĩ ấy được gọi là thời đại có trạng thái sử thi. Trong những thời đại như thế, tinh thần dân tộc và ý thức cộng đồng là động lực mạnh mẽ tạo ra sức mạnh tinh thần to lớn cho cả cộng đồng, đoàn kết muôn người như một, coi nhau như anh em để chiến thắng kẻ thù, vượt qua trở ngại, thực hiện mục đích chung của cả cộng đồng. Cũng trong những thời điểm lịch sử đặc biệt ấy, lòng tự hào dân tộc và ý thức gắn bó sống còn với cộng đồng đã khiến mỗi cá nhân tự giác đề cao ý thức trách nhiệm trước dân tộc, động cơ cá nhân luôn hòa đồng với mục đích và quyền lợi của cộng đồng.

Xung đột trung tâm của sử thi là xung đột cộng đồng, xung đột trong phạm vi lịch sử - dân tộc, có quy mô kì vĩ, có cường độ dữ dội, hướng tới mục đích và quyền lợi của cả cộng đồng. Nguyên tắc trên chi phối cách tổ chức của cả bốn kiểu xung đột trong xung đột cộng đồng của sử thi: xung đột chiến tranh giữa các cộng đồng dân tộc; xung đột giữa con người trong cộng đồng với thế giới tự nhiên; xung đột về tôn giáo; xung đột mang tính thời đại lịch sử. Trong bốn kiểu xung đột này, xung đột chiến tranh là kiểu xung đột phổ biến và mang tính đặc thù nhất. Bên cạnh xung đột chiến tranh còn có xung đột thế sự và xung đột đời tư mang ý nghĩa thời đại.


Nhân vật chính, nhân vật trung tâm của sử thi thường được xây dựng và khắc họa bằng những nét tính cách, phẩm chất, trí tuệ, sức mạnh, tài năng phi thường, kì vĩ. Đó là những anh hùng sử thi có vẻ đẹp vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính nhân loại. Với ý thức cộng đồng, người anh hùng sử thi không bao giờ tách rời khỏi tập thể nhân dân anh hùng. Tập thể của những con người có tên và không tên, mang sức mạnh tiềm tàng tiếp sức cho người anh hùng trên từng chặng đường lập chiến công vì lợi ích cộng đồng.

Bức tranh hiện thực trong những tác phẩm có tính sử thi thường được miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, có quy mô hoành tráng, kì vĩ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ trang trọng; giọng điệu ngưỡng mộ, ngợi ca, tự hào; sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, phóng đại, v.v...

3.2. Cảm hứng sử thi trong văn học Việt Nam 1945 - 1975

Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng - 11

Trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài suốt 30 năm, vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu, văn học Việt Nam 1945 - 1975 không thể là tiếng nói riêng của mỗi cá nhân mà tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc. Văn học giai đoạn này mang đậm chất sử thi. Nói cách khác cảm hứng sử thi với tư cách là cảm hứng thời đại của giai đoạn văn học 1945 - 1975, là cảm hứng chủ đạo của cả trào lưu văn học sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Đây là giai đoạn văn học tập trung chủ yếu vào những đề tài có ý nghĩa lịch sử và mang tính dân tộc. Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Cái đẹp của mỗi cá nhân là ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Nếu có nói đến cái riêng thì cũng phải hòa vào cái chung. Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng. Cảm hứng sử thi đòi hỏi người cầm bút nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt


của cá nhân mình mà chủ yếu bằng con mắt có tầm bao quát lịch sử, dân tộc và thời đại. Tố Hữu gọi đó là con mắt "nhìn bốn hướng - trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau - Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu!"; còn Chế Lan Viên gọi là "con mắt Bạch Đằng - con mắt Đống Đa". Vì thế nhà văn đã dồn tâm huyết để viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc. Đó là những con người có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi của dân tộc và thời đại, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu vì sự sống còn của Tổ Quốc. Chẳng hạn như Núp, Tnú trong tác phẩm của Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành là hình ảnh anh hùng của Đất nước đứng lên, là biểu tượng của khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất của Rừng xà nu, của đồng bào Tây Nguyên. Chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức, chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, chị Trần Thị Lý trong thơ Tố Hữu không phải chỉ là những cá nhân mà còn là hình ảnh tiêu biểu cho Người con gái Việt Nam mang "trái tim vĩ đại - Còn một giọt máu tươi còn đập mãi - Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời - Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người !". Anh giải phóng quân ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất vẫn trong tư thế đàng hoàng nổ súng tiến công trong thơ Lê Anh Xuân trở thành hình ảnh tượng trưng của "Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ" v,v...

Đi liền với cảm hứng sử thi, văn học Việt Nam 1945-1975 cũng tràn đầy cảm hứng lãng mạn - cảm hứng khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính những cảm hứng này đã làm cho văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến bút kí, tùy bút cho đến kịch bản sân khấu và cả thơ trữ tình


đều thống nhất với nhau trong định hướng miêu tả hiện thực đời sống. Hướng vận động của cốt truyện, xung đột nghệ thuật, số phận, tính cách nhân vật, của cái tôi trữ tình và dòng cảm nghĩ của tác giả nói chung đều từ hiện tại vươn tới tương lai, từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ hi sinh đến niềm vui chiến thắng, từ nô lệ xiềng xích đến độc lập, tự do...Tất cả những yếu tố nói trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản về khuynh hướng thẩm mĩ của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975.

3.3. Đặc trưng phong cách Nguyên Ngọc

Như trên đã nói, Nguyên Ngọc bước vào nghề văn khi đã là một chiến sĩ - trí thức có kinh nghiệm trên chiến trường và có trình độ học vấn khá cao. Đó là một trong những lí do giúp nhà văn thành công ngay từ tác phẩm đầu tiên. Và trong hành trình sáng tác, Nguyên Ngọc vẫn luôn khẳng định vị trí và đóng góp quan trọng của mình đối với nền văn học cách mạng Việt Nam.

Nguyên Ngọc trưởng thành trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cũng giống như nhiều nhà văn khác cùng thời, Nguyên Ngọc luôn có ý thức và hăng hái, tự nguyện đem nghệ thuật phục vụ cách mạng với tinh thần của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng. Nhà văn đã hòa mình vào quần chúng nhân dân, bám sát những nơi mũi nhọn của cuộc đấu tranh và cũng từ đó hình thành nên những trang viết của mình. Với ông, mỗi tác phẩm là một công trình nhận thức, một phát hiện về những vấn đề cốt tử của cách mạng, vừa biểu hiện chân thực cuộc sống, vừa góp phần vào quá trình phát triển của cuộc sống cách mạng. Vì lẽ đó, trong hành trình sáng tác của mình, Nguyên Ngọc đã để lại nhiều tác phẩm ghi dấu ấn về những con người, những vùng đất khác nhau của đất nước trong những năm bom đạn khốc liệt như Tây Nguyên, Đất Quảng... Và ở những tác phẩm ấy, nhà văn đồng thời cũng tạo nên cho mình một phong cách riêng độc đáo. Lối viết này quán xuyến suốt một đời cầm bút của ông và có ảnh hưởng tới nhiều


nhà văn sau ông. Đó là viết về người thật việc thật, người tốt việc tốt, với phẩm chất anh hùng, mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là chỉ có Nguyên Ngọc mới viết về người thật việc thật, người tốt việc tốt. Không phải chỉ có nhân vật trong sáng tác của Nguyên Ngọc thì mới anh hùng. "Thật ra trong suốt ba mươi năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, hầu như cả nền văn học của chúng ta đều tập trung vào một đối tượng ấy. Nhưng anh hùng của Nguyên Ngọc vẫn có một nét riêng: dũng mãnh khác thường. Những con người thép, thẳng băng nhọn hoắt, như mũi chông, như ngọn giáo, như mầm xà nu đâm thẳng lên trời...Nhưng lại có một cái gì hoang dại. Trái tim chứa chất căm thù ngùn ngụt, nhưng tâm hồn trong suốt và hết sức hồn nhiên như những con người ở thời thơ ấu xa xăm của nhân loại" [36].

Để thấy rõ hơn đặc trưng phong cách Nguyên Ngọc, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu những khía cạnh như: chất liệu và đề tài; nhân vật trung tâm; ngôn ngữ, giọng điệu trong các sáng tác của Nguyên Ngọc ở hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (đặc biệt là những tác phẩm ghi rõ dấu ấn Nguyên Ngọc như Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Đất Quảng).

3.2.1. Chất liệu và đề tài

Một trong những điểm mạnh để làm nên thành công của Nguyên Ngọc là việc lựa chọn chất liệu và đề tài.

Về chất liệu, Nguyên Ngọc thường khai thác "chất liệu sống". Đó là những con người có thật, những sự việc có thật mà nhà văn được chứng kiến, được trải nghiệm ở những nơi nhà văn đã sống, đã gắn bó như Tây Nguyên, Đất Quảng và nhiều vùng đất khác của đất nước. Chẳng hạn như ở tiểu thuyết Đất nước đứng lên, Nguyên Ngọc lấy cảm hứng từ người anh hùng dân tộc Ba-na có tên là Núp - người đã từng dẫn đoàn cán bộ đi trinh sát chuẩn bị chiến trường mà ông may mắn được gặp lại trong Đại hội chiến sĩ thi đua Khu


Năm. Núp được sinh ra và lớn lên tại làng Stơr (sau này là làng kháng chiến Stơr - được xếp hạng di tích lịch sử vào năm 1993). Làng thuộc thị trấn KBang, huyện KBang, tỉnh Gia Lai. Tại đây Núp đã cùng dân làng đánh bại nhiều cuộc hành quân, càn quét được trang bị vũ khí tối tân, hiện đại của quân thù. Ông được nhà nước phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và là người con Tây Nguyên đầu tiên đạt danh hiệu cao quý này. Không chỉ vậy, ông còn được nhân dân và bạn bè trên thế giới mến phục. Trong những năm tháng hoạt động tại chiến trường Tây Nguyên, Nguyên Ngọc cũng đã từng được làm việc cùng với Núp - lúc đó là người chỉ huy đội du kích, sau này gặp lại tại Đại hội chiến sĩ thi đua và được phân công viết về Núp, nhà văn không khỏi vui mừng, xúc động. Ông tâm sự: "Ở đồng chí Núp tôi thấy tiêu biểu cho tất cả những điều tôi được biết trước nay về Tây Nguyên, tiêu biểu cho Tây Nguyên bất khuất và hết sức anh dũng". Và "Tôi viết nhanh lắm, không phải hỏi chi nhiều, bởi tất cả con người và cảnh sắc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu những ngày ấy đối với tôi đã trở thành vốn sống, đã là máu thịt"[38]. Ngoài Núp - người được chọn làm nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tiểu thuyết, Nguyên Ngọc còn xây dựng nhiều nhân vật khác trong bức tranh "Đất nước đứng lên". Và những nhân vật ấy nhà văn cũng sáng tạo dựa trên những "người thật, việc thật" mà ông được chứng kiến, tiếp xúc và trải nghiệm ở mảnh đất Tây Nguyên đậm đà bản sắc văn hóa này. Ở đây "con người hài hòa gần như tuyệt đối với tự nhiên, với thiên nhiên, con người đồng hóa mình với thiên nhiên và đồng hóa thiên nhiên với mình, gần như không còn chút cách biệt, chút ranh giới nào. Thiên nhiên cũng hữu trí, hữu tình như con người và con người lại cũng vô trí, vô tình như thiên nhiên. Đây là một thế giới sống động lạ thường, trong đó con người vì gắn liền khăng khít, thân tình, hòa hợp đến cùng với tự nhiên, cho nên nó cũng được hưởng tất cả sức mạnh và vẻ đẹp có khi như man dại của chính tự nhiên. Sức mạnh, sự hùng


dũng của núi cao, đá lớn, sông dữ, rừng thẳm, của những cây đại thụ trường sinh và của muôn loài cầm thú...cũng là sức mạnh, sự hùng dũng của con người. Vẻ yêu kiều của mây nước, của trăm vạn loài chim trời, của sông suối, của gió rừng...cũng là vẻ yêu kiều của con người. Và con người ở đây trong sạch, lành mạnh, tự do, thanh thản như chính thiên nhiên vậy.(...). Tôi có may mắn, hạnh phúc được sống với bà con các dân tộc Tây Nguyên gần suốt thời chiến tranh chống thực dân Pháp, được cùng tham gia cuộc chiến đấu gian nan, anh hùng của họ. Nhưng có lẽ điều còn quan trọng hơn đối với tôi là đã dần tự "đồng hóa" mình cùng với họ, được tắm mình trong cái văn hóa kì diệu ấy. Tây Nguyên cũng tạo nên cho tôi tâm hồn, cuộc đời, và rồi văn chương của tôi" (Nguyên Ngọc ).

Rừng xà nu lại được nhà văn khơi nguồn từ một câu chuyện và những nhân vật có thật như cụ Mết, Tnú, Mai, Dít... Cụ Mết là người cùng thời với Núp, hoạt động sôi nổi và dũng cảm trong những năm đánh Pháp. Nguyên Ngọc cho biết: "Tôi nhớ hồi ấy người ta cũng đã có tính đến chuyện tuyên dương cho ông Mết, cũng như ông Núp. Nhưng rồi do một quan niệm giai cấp cứng nhắc ấu trĩ hồi bấy giờ, người ta đã thôi việc phong tặng danh hiệu cho ông Mết vì ông là “già làng”, mà “già làng” hồi ấy được coi là đồng nghĩa với “tầng lớp trên”, tức là một thứ giai cấp bóc lột ở Tây Nguyên…Tôi ra Bắc, và viết Đất nước đứng lên. Ở Đất nước đứng lên, trong các hình tượng Núp, Bok Pak, Bok Sung… kì thực đã có một phần ông Mết “của tôi” trong đó… và tôi yên trí như thế là tôi đã “dùng” hết ông Mết của tôi rồi. Tôi không hề ngờ, hề nghĩ rằng còn có một ngày nào đó tôi còn trở lại với cái “vốn” ông Mết của tôi nữa. Suốt gần chục năm tôi không hề ngờ ở một nơi nào đó rất sâu trong tôi vẫn còn một ông Mết" [8]. Và khi viết Rừng xà nu, hình ảnh ông cụ Mết lại hiện ra rõ nét với "đôi mắt sáng và xếch ngược", "ngực căng như một cây xà nu lớn", "tiếng nói vẫn ồ ồ, dội vang" như một mệnh lệnh thôi thúc dân

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí