tư tưởng và quân sự vẫn còn khá gay gắt, tổng thống Reagan đã lên án Liên xô và kêu gọi giới khoa học Mỹ siết chặt nhau lại dưới lá cờ “chiến tranh giữa các vì sao”. Chương trình này dự trù sử dụng tất cả những thành tựu của khoa học và kỹ thuật hiện đại của Mỹ có trong tay thời đó để lập ra một hệ thống vũ trang có khả năng bảo vệ đất nước và xã hội phương Tây khỏi “bọn khủng bố” - Liên xô. Đến khi Clinton lên cầm quyền, chiến tranh lạnh đã lui vào quá khứ, việc chi tiêu những khoản tiền lớn vào nghiên cứu và chế tạo vũ khí đã không còn phù hợp.
Đồng thời, giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh Hoa Kỳ cũng nhận thấy rằng: trong điều kiện hiện nay, KH&CN đã trở thành nhân tố chủ yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như để khẳng định vị thế của nước Mỹ trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới. Không phải đến khi Bill Clinton lên cầm quyền, người ta mới nhận ra vai trò to lớn của KH&CN nhưng đến thời của ông, lần đầu tiên nóđã trở thành nguyên tắc chỉ đạo đường lối KH&CN của Hoa Kỳ.Bill Clinton và Gore trong văn kiện “công nghệ tăng trưởng kinh tế Mỹ” trình bày trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1992, ngoài việc nêu rõ những quan điểm về tăng cường vai trò của nhà nước nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển công nghiệp theo một chính sách tổng thể, dựa vào KH&CN làm yếu tố chủ đạo để giành lợi thế so sánh, phát triển nguồn nhân lực để tăng nhanh nguồn tri thức mới và sử dụng chúng một cách hiệu quả… còn nêu thêm một quan điểm mới, đó là dịch chuyển trọng tâm của công nghệ phục vụ quốc phòng sang phục vụ phát triển kinh tế tư nhân.
Một tháng sau khi lên cầm quyền, tháng 2 năm 1993, Bill Clinton đã ra văn kiện“Công nghệ cho sự tăng trưởng kinh tế của nước Mỹ: định hướng mới trong việc xây dựng sức mạnh kinh tế” (Technology, for America Economic Growth: A New Directinon to Buil Economic Strength, 2-1993). Đây là văn kiện quan trọng nhất phác họa tư tưởng cũng như các biện pháp chủ yếu đểthực hiện sự chuyển hướng trong chính sách phát triển công nghệ.
Văn kiện này đề ra 6 mục tiêu, trong đómục tiêu đầu tiên mà Chính phủ hướng đến là chuyển trọng tâm chiến lược ưu tiên công nghệ từ lĩnh vực quốc phòng sang khu vực tư nhân. Văn kiện nêu rõ:Từ Thế chiến II, trên thực tế chính sách của Chính phủ Liên bang đã bao gồm hỗ trợ cho khoa học cơ bản và hướng đến nhiệm vụ R & D1 - chủ yếu là công nghệ quốc phòng. So với Nhật Bản và các đối thủ khác của chúng tôi (nước Mỹ (tác giả chú thích)), hỗ trợ cho công nghệ thương mại đã được tối thiểu ở Mỹ. Thay vào đó, Chính phủ Mỹ đã dành các khoản đầu tư của mình cho quốc phòng và đầu tư một cách
nhỏ giọt cho ngành công nghiệp dân sự [ 85; tr.7].“Chiến lược này thích hợp cho một thế hệ trước, nhưng không phải cho những thách thức sâu sắc của ngày hôm nay”[85; tr.1].Do đó,“công nghệ Mỹ phải di chuyển theo một hướng mới để xây dựng sức mạnh kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế[85; tr.1].
Thực vậy, do chính sách của Nhà nướcưu tiên cho quốc phòng nên việc đầu tư cho các công nghệ phát triển công nghiệp dân dụng vào thời kỳ trước khi Clinton lên cầm quyền có xu hướng giảm đi và khu vực công nghiệp sử dụng công nghệ cao ít có điều kiện thuận lợi để phát triển. Nếu xét tổng đầu tư vào phát triển KH&CN của cả nước Liên bang và tư nhân, thì tỷ lệ đầu tư của Chính phủ vào KH&CN phục vụ phát triểncông nghệ dân dụng liên tục giảm từ những năm 60 của thế kỷ XX. Nếu vào năm 1960, tỷ trọng đầu tư của Nhà nước vào phát triển công nghệ dân dụng là 65% thì tới năm 1991 chỉ còn 37,7% [28; tr.96]. Thực hiện sự chuyển hướng này, chính phủ Mỹ đã điều chỉnh thị phần nghiên cứu dân sự và quân sự trong ngân sách Liên bang.“Trong năm 1993, thị phần dân sự của tổng ngân sách liên bang R&D là khoảng 41%. Theo kế hoạch của Tổng thống Clinton, tỷ lệ dân sự sẽ được nhiều hơn 50% vào năm 1998. Tổng chi cho dân sự R & D sẽ tăng từ 27,9 tỷ USD -36,6 tỷ USD trong giai đoạn này” [85; tr.8].
Từ chính sách ưu tiên phục vụ quốc phòng, đến thời Clinton, chính sách KH&CN của Mỹ đã hướng đến hai trọng tâm chính: trọng tâm thứ nhất
1 R&D: Chương trình nghiên cứu và triển khai
là KH&CN phục vụ những mục tiêu ngắn hạn đặc biệt cấp bách của nền kinh tế Mỹ - đó là phục hồi sức mạnh của các nền kinh tế xương sống của Mỹ. Các văn kiện của Chính phủ cũng như những phát biểu của Tổng thống Clinton đều nêu rõ mục đích nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền công nghiệp Mỹ trong cuộc cạnh tranh giành thị trường và giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội. Giải quyết được những điều này đồng thời cũng làm các ngành kinh tế của Mỹ lấy lại sức mạnh để tồn tại trên thị trường đầy sóng gió. Trong báo cáo của Ủy ban công nghệ quốc gia năm 1995 đã nêu rằng “chiến lược của khoa học công nghệ là đảm bảo an ninh cho dân tộc”, “công nghệ tiên tiến là hạt nhân đảm bảo ưu thế cạnh tranh cho nước Mỹ và ngày nay sự dẫn đầu về công nghệ được hiểu là khoảng cách giữa thành công và thất bại trong nền kinh tế toàn cầu mới”[69]. Như vậy chính sách KH&CN của chính quyền Clinton đã chuyển từ trọng tâm phục vụ an ninh quốc gia trên nền tảng an ninh quốc phòng sang dựa trên nền tảng an ninh kinh tế. Mà muốn có an ninh kinh tế thì các ngành kinh tế Mỹ phải có ưu thế cạnh tranh trên quy mô toàn cầu. Ngoài việc đảm bảo sức cạnh tranh cho những ngành đang có, nền kinh tế Mỹ cần tiếp tục làm xuất hiện nhiều ngành kinh tế mũi nhọn mới, bởi vậy trọng tâm thứ hai mà chính quyền Clinton đưa ra là tập trung nghiên cứu tìm ra những công nghệ mới làm cơ sở cho việc hình thành một bộ phận mới trong cơ cấu kinh tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bill Clinton (1993-2001) - 2
- Bối Cảnh Lịch Sử Khi Tổng Thống Bill Clinton Lên Cầm Quyền
- Những Điều Chỉnh Trong Chính Sách Phát Triển Kh&cn Của Mỹ Dưới Thời Tổng Thống Bill Clintơn 1993-2001
- Các Biện Pháp Hỗ Trợ Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Kh&cn Của Chính Phủ
- Tăng Cường Vai Trò Quản Lý Phối Hợp Của Bộ Máy Nhà Nước
- Thay Đổi Giá Của Sản Phẩm Công Nghiệp Công Nghệ Thông Tin
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Sự điều chỉnh trong chính sách KH&CN chuyển từ ưu tiên phục vụ quốc phòng sang ưu tiên phục hồi và phát triển kinh tế Mỹ đã dẫn đến những thay đổi to lớn đối với nền kinh tế - xã hội Hoa Kỳ. Đồng thời nó cũng đánh dấu sự chuyển biến về chất trong sự phát triển KH&CN Hoa Kỳ để đảm bảo KH&CN thực sự là nhân tố chủ đạo, là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển lên một trình độ mới cao hơn. Không những thếKH&CN còn góp phần tạo ra một số ngành kinh tế mới - đó thực sự là một bước chuyển hướng kịp thời và hữu ích của Chính phủ Clinton.
2.1.2 Chuyển từ nguyên tắc “phân chia trách nhiệm” sang xây dựng cơ chế tác động mới của Nhà nước tới KH&CN
KH&CN là nền tảng cho sự phát triển kinh tế nhưng vai trò và sự can thiệp của Nhà nước đối với lĩnh vực này đến đâu thì lại có sự khác nhau ở mỗi thời kỳ.
Theo truyền thống, vai trò của chính phủ Liên bang được giới hạn ở một mức độ nhất định. Chính phủ tham gia tích cực vào các lĩnh vực khoa học cơ bản cũng như vào những nghiên cứu được thực hiện vì lợi ích của các cơ quan nhà nước (các bộ như Quốc phòng, Nông nghiệp, Y tế, NASA và các cơ quan khác). Người ta cho rằng sự phân chia các chức năng như vậy là hoàn toàn phù hợp với tính chất của tiến bộ KH&CN cũng như của mô hình chủ nghĩa tư bản Mỹ. Nhưng sự thành công trước hết của Nhật Bản - nơi vai trò của Chính phủ được thể hiện nhiều hơn trong giai đoạn nghiên cứu ứng dụng và tổ chức sản xuất đã khiến Bill Clinton và những người trong Đảng Dân chủ quyết định rời bỏ lập trường truyền thống đồng thời kêu gọi tăng cường vai trò và trách nhiệm của nhà nước trong các giai đoạn ấy.
Bill Clinton và Gore trong văn kiện “công nghệ tăng trưởng kinh tế Mỹ” trình bày trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1992 khẳng định rằng “vai trò truyền thống của Liên bang trong phát triển công nghệ” chỉ hạn chế ở việc hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu phục vụ của Bộ Quốc phòng, NASA và các thiết chế tương tự là “một vai trò chiến lược chỉ thích hợp với thế hệ trước”. Vai trò chiến lược này cần phải được thay thế bằng một chiến lược mới làm cho “các công nghệ sẽ được tạo ra trở thành yếu tố sống còn cho các doanh nghiệp ngày nay” [28; tr.47].
Người ta thừa nhận sự cần thiết phải chuyển hướng toàn bộ đường lối của Nhà nước trong lĩnh vực này. Vai trò của tất cả các cơ quan thuộc chính quyền Liên bang trong việc tham gia xây dựng và thực hiện đường lối KH&CN được tăng cường. Vì thế, Chính phủ đã thành lập Hội đồng khoa học
- kỹ thuật quốc gia do chính Tổng thống đứng đầu và thành viên là tất cả các
bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan có liên quan trực tiếp với việc đảm bảo tiến bộ KH&CN trong nước.
Chính quyền Clinton đã đặt ra nhiệm vụ xây dựng cơ chế tác động mới giữa tổ hợp KH&CN nói chung và Chính phủ. Cơ chế này cho phép ảnh hưởng của Chính phủ trở nên đúng hướng hơn đối với sự phát triển công nghệ. Chính quyền Clinton đã mở rộng khu vực do Chính phủ chịu trách nhiệm, quy định bốn hình thức tác động cơ bản của nhà nước tới KH&CN:
- Thứ nhất, ủng hộ trực tiếp việc nghiên cứu, thương mại hóa và áp dụng những sản phẩm công nghệ mới thông qua ngân sách;
- Thứ hai, ủng hộ gián tiếp qua các biện pháp thuế và chính sách thuế, cũng như điều tiết hành chính trong lĩnh vực này;
- Thứ ba, ủng hộ qua đầu tư vào hệ thống giáo dục, vì trong những điều kiện mới, để thực hiện các công nghệ có hiệu quả, phải có nhân lực mới, cách quản lý mới;
- Thứ tư, ủng hộ những yếu tố hết sức cần thiết của cơ cấu hạ tầng kinh tế để vận hành nền kinh tế hiện đại. Chính phủ đã trang bị cho mình quan niệm về chu kỳ sống của các công nghệ, chịu trách nhiệm không chỉ về sự xuất hiện và áp dụng các công nghệ, mà cả việc đưa ra các biện pháp nhằm khái quát hóa những kết quả sử dụng chúng.
Những chính sách của chính phủ đã tác động đến mọi yếu tố cần thiết hỗ trợ cho KH&CN, vai trò của Chính phủ đối với lĩnh vực này trở nên sâu sắc.
Để nhấn mạnh hơn vai trò của KH&CN như một yếu tố chủ yếu bảo đảm ưu thế cạnh tranh cho tương lai, để góp phần định hướng chuẩn hơn cho các mục tiêu và phương thức tác động của nhà nước trong lĩnh vực này nhằm đạt được những mong muốn đặt ra, chính quyền Clinton còn nêu thêm các nguyên tắc chỉ đạo cho hoạt động này. Những nguyên tắc ấy được nêu trong bản tuyên bố về các nguyên tắc do Ban cố vấn về KH&CN của Tổng thống Clinton đưa ra năm 1995 với nội dung như sau:
- KH&CN luôn là vấn đề quyết định chủ yếu của kinh tế Mỹ và chất lượng cuộc sống của Mỹ.
- Viêc ủng hộ của nhà nước đối với KH&CN cần được xem như đầu tư cho tương lai. Đầu tư của chính phủ liên bang vào KH&CN đến mức độ đảm bảo khả năng cạnh tranh là điều kiện sống còn cho xã hội Mỹ trong tương lai.
- Đào tạo và nâng cao khả năng chuyên môn trong KH&CN là nhân tố đặt nền tảng cho tương lai của nước Mỹ. Chính phủ Liên bang cần đóng vai trò lớn hơn trong việc thiết lập các tiêu chuẩn giáo dục quốc gia mới, trong việc khuyến khích thanh niên từ các tầng lớp xã hội khác nhau đi vào lĩnh vực KH&CN.
- Chính phủ Liên bang cần tiếp tục ủng hộ các đơn vị khoa học mạnh, như các trường Đại học tổng hợp, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các phòng khoa học quốc gia, coi đó như là một phần cơ sở hạ tầng KH&CN quốc gia.
- Đầu tư của chính phủ liên bang vào KH&CN cần bao gồm cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, nội dung này bao gồm cả việc tạo ra những công nghệ có khả năng canh tranh bởi sự cộng tác giữa nhà nước và tư nhân vì lợi ích chung của quốc gia.
- Sự ổn định của đầu tư tư bản trên cơ sở kế hoạch hóa lâu dài là nhiệm vụ vô cùng quan trọng để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn đầu tư của Liên bang vào nghiên cứu và những lĩnh vực liên quan với nó như giáo dục và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế [28; tr.98-99].
Như vậy, để triển khai một định hướng mới và những trọng tâm mới cho chính sách, Chính phủ Mỹ ngoài việc xác định các yếu tố mang tính chi phối, còn đưa ra tổng hợp các nguyên tắc để xác định, tìm kiếm các mục tiêu và biện pháp cụ thể để triển khai, tránh đi chệch khỏi định hướng đề ra.
Từ những xác định ấy chúng ta thấy, KH&CN dưới thời Clinton đã được xem xét là yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống. Với nhận thức này, kinh tế được đưa lên làm đối tượng phục vụ hàng đầu của chính sách phát triển KH&CN, nhà nước được xác định là sẽ có
vai trò lớn hơn trong việc giúp cho KH&CN có thể gánh vác được sứ mệnh lớn lao của mình.
Trên cơ sở của những nguyên tắc trên và của cơ chế tuyển chọn truyền thống, khi lên nắm quyền Tổng thống Clinton đã điều chỉnh năm xu hướng nghiên cứu chủ yếu, đó là:
- Chế tạo, phát triển và hoàn thiện máy tính với tốc độ cao;
- Phát triển tổ hợp các ngành khoa học sinh học, các khoa học về cấu trúc, tìm ra các phương pháp công nghệ sinh học và công nghệ gen, xây dựng những phương pháp mới nhất để chữa bệnh, nâng cao hiệu quả của sản xuất toàn ngành nông nghiệp;
- Phát triển tổng hợp những tiến bộ kỹ thuật để phục vụ quân sự;
- Nghiên cứu đẩy mạnh chuyển giao công nghệ quốc tế và tham gia vào trao đổi khoa học quốc tế;
- Đẩy mạnh sức cạnh tranh của khoa học kỹ thuật và công nghiệp của Mỹ trên trường quốc tế;
Trong báo cáo của mình, Tổng thống đưa ra những phương hướngđể hoạt động của Chính phủ trong lĩnh vực KH&CN phải tuân theo như sau:
- Củng cố khả năng cạnh tranh của công nghiệp Mỹ và tạo những chỗ làm mới;
- Tạo ra môi trường kinh doanh trong đó những cái mới về kỹ thuật có thể nảy nở mạnh mẽ và việc đầu tư phải gắn chặt với những ý tưởng mới;
- Bảo đảm quản lý phối hợp công nghệ giữa các cơ quan chính phủ Liên bang;
- Tạo ra những quan hệ cộng tác chặt chẽ giữa công nghiệp, các cơ quan Liên bang, các chính phủ Liên bang, các trường đại học;
- Những nỗ lực quốc gia hướng sự chú ý vào các công nghệ hết sức cấp thiết đối với sự kinh doanh hiện đại và nền kinh tế đang tăng trưởng, như tin học và liên lạc, những ngành sản xuất linh hoạt, các công nghệ bảo vệ môi trường;
- Khẳng định những cam kết của nhà nước đối với khoa học cơ bản, cơ sở của toàn bộ sự tiến bộ kỹ thuật.
Trong số những hướng nói trên, không có an ninh quốc gia và xây dựng quốc phòng - những hướng luôn luôn đứng đầu trong các danh mục như vậy. Tổng thống Clinton coi mục đích chủ yếu của đường lối KH&CN là năng lực làm cho đời sống nhân dân Hoa Kỳ được nâng cao.
Bên cạnh việc tăng cường vai trò của Chính phủ, chính quyền Clintơn cũng thực hiện nhiều chính sách khuyến khích và mở rộng vai trò của khu vực tư nhân trong sự phát triển của KH&CN bởi họ nhận thấy rằng “trong sáng kiến về sản xuất tiên tiến, không thể thành công mà không có đầu vào trực tiếp từ khu vực tư nhân về các khu vực kỹ thuật quan trọng nhất”[85; tr.5].Do vậy “Chính phủ hỗ trợ cho nghiên cứu tư nhân và phát triển thông qua hợp tác nghiên cứu và các cơ chế khác để đẩy nhanh tiến độ các công nghệ”[85; tr.4].Chính phủ yêu cầu tất cả các cơ quan Liên bang xem xét khả năng thu hút những nguồn tài trợ ngoài ngân sách khi hoạch định các chương trình KH&CN của mình. Điều này cho phép mở rộng cơ sở tài chính cho công cuộc nghiên cứu - mở rộng hoạt động thu hút tiền của giới kinh doanh tư nhân để cùng nhau tài trợ cho các công trình đồng thời cũng thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ giữa lợi ích của các cơ quan nhà nước và giới kinh doanh.
Một trong những nội dung hợp tác giữa nhà nước và khu vực tư nhân vào những năm 90 là triển khai “Chương trình sử dụng công nghệ lưỡng dụng và Cộng tác viên trong các dự án nghiên cứu công nghệ tiên tiến” của Bộ Quốc phòng Mỹ. Phần lớn các hợp đồng thực hiện theo chương trình này không phải ký kết với các xí nghiệp chuyên môn hóa trong lĩnh vực quốc phòng, mà chủ yếu với các công ty dân dụng. Công nghệ của các công ty này được sử dụng nhanh hơn và tự điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của nhu cầu thị trường. Chính nhờ có sự phối hợp này, Bộ Quốc phòng đã đẩy nhanh hơn quá trình tạo ra công nghệ mới, đồng thời sau này có khả năng sử dụng chúng phục vụ cho nhu cầu quốc phòng. Cơ chế này thực sự là một cách kết hợp hiệu quả trong điều kiện nguồn tài chính cung cấp hạn chế, song vẫn