Cấu Trúc Và Sự Phát Triển Của Pháp Luật Việt Nam Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty

được góp vốn hoàn toàn không biến khỏi các thành viên góp nó, có nghĩa là nó chỉ tồn tạ nơi các thành viên và càng được sử dụng thì càng được củng cố và phát triển. Vậy việc bảo đảm cho sự độc quyền sử dụng các tri thức đó của công ty là một vấn đề lớn cần tới sự trung thực của người góp vốn. Sự tin tưởng lẫn nhau, hợp tác với nhau là một yêu cầu có tính thiết yếu trong nền kinh tế hậu công nghiệp và kinh tế tri thức hiện nay. Phải chăng, mặc dù chưa nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn, có sai lầm, nhưng ý tưởng người có chuyên môn và người có tài sản cùng nhau góp vốn làm ăn dưới hình thức công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam là đã hướng tới phần nào câu chuyện này? [20, tr.59]

1.4.8.Góp vốn bằng công sức


ở trên đã nghiên cứu, thoả thuận góp vốn thành lập công ty là một căn cứ làm phát sinh ra nghĩa vụ của các thành viên công ty. Và đối tượng của nghĩa vụ bao gồm: chuyển giao quyền sở hữu, làm hoặc không làm một công việc nào đó. Vì vậy, cam kết thực hiện những hành vi cụ thể có thể trị giá được bằng tiền theo quan niệm của luật nghĩa vụ cũng được xem là góp vốn. Có quan niệm cho rằng, góp vốn bằng công lao hay việc làm phải là góp vốn bằng một công việc điều khiển, chỉ huy mà không phải là công việc của người thừa hành, vì công ty có nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên [28, tr.722]. Tuy nhiên, ngày nay nhiều học giả của Hoa Kỳ quan niệm rằng, tính hiệu quả phải được đề cao trong luật công ty thay vì đã đề cao tính bình đẳng, công bằng giữa các thành viên của công ty trong nhiều thế kỷ [33, tr.7].

Có thể dễ dàng nhận thấy, công sức lao động không có gì đặc biệt sẽ khó có thể được đóng góp vào công ty để trở thành một trong những ông chủ của nó, vì công ty dễ dàng mau được công sức lao động như vậy với giá hợp lý mà không phải trả thêm lãi và chia sẻ quyền lực quản lý của các thành viên khác trong công ty. Nhưng tại đây có hai trường hợp cần lưu ý: Một, công sức

được bỏ ra có thành tố tri thức hoặc kinh nghiệm; hai, người góp vốn bằng công sức được tin tưởng hơn những người khác khi công ty dự định thành lập là một công ty đối nhân.

Trường hợp thứ nhất có thể dễ gây nhầm lẫn với góp vốn bằng tri thức. Tuy nhiên, nếu thành tố tri thức ít hơn so với lao công, thì có thể nói, việc góp vốn đó là góp vốn bằng công việc. Đối với trường hợp này, công ty đối vốn cũng có thể cần, chẳng hạn người lái xe giỏi, thông thạo đường ở nhiều thành phố góp vốn bằng khả năng này của mình. Trường hợp thứ hai phụ thuộc hoàn toàn vào sự lựa chọn của các thành viên.

Để hướng tới tính hiệu quả, pháp luật về công ty nên thừa nhận sự góp vốn bằng công sức. Điều đó vừa bảo đảm nguyên tắc tự do ý chí, vừa bảo đảm cho công sức sử dụng lao động xã hội.

Cũng giống với góp vốn bằng tri thức, việc góp vốn bằng lao công khiến cho người góp vốn bị ràng buộc vào nghĩa vụ mẫn cán và trung thực. Do đó, nó cũng có những hậu quả tương tự với góp vốn bằng tri thức. Người góp vốn không thi hành đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết có thể phải gánh chịu chế tài buộc bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, việc góp vốn bằng công lao được xem là phần góp vốn nhỏ nhất. Chẳng hạn, Bộ luật Dân sự 1972 của Việt Nam cộng hòa dự liệu:

Nếu khế ước không phân định kỷ phần lỗ lãi cho mỗi hội viên, kỷ phần ấy sẽ tính theo tỷ lệ phần hùn của mỗi người đã góp vào hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Đối với người đã góp phần hùn bằng công lao, phần này sẽ coi như phần hùn nhỏ nhất bằng tài sản [Điều thứ 1277].

Các quy định này cho thấy giá trị của công lao góp vào công ty rất khó trị giá chính xác bằng tiền, nên các thành viên tự thỏa thuận về giá trị của nó để bù đắp lại bằng quyền lợi trong công ty. Chẳng hạn Bộ luật Dân sự Pháp quy định:

Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam - 8

Phần vốn góp bằng công sức lao động không được tính vào vốn của công ty, nhưng người góp vốn bằng công sức lao động được nhận cổ phần của công ty, có quyền chia lãi và tài sản có, đồng thời cũng phải chịu lỗ” [Điều 1843-2]

Như vậy, phần vốn góp bằng công sức nếu có được định giá thì giá trị của công sức đó cũng không được tính vào phần vốn góp của công ty, nghĩa là không được ghi tăng vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên, vì người góp vốn bằng công sức lao động vẫn được nhận cổ phần của công ty, có quyền chia lãi như các thành viên khác. Do vậy, phần vốn góp bằng công sức phải được thoả thuận định giá để xác định cổ phần mà người góp vốn bằng công sức được hưởng và trên cơ sở xác định cổ phần được hưởng thì người góp vốn bằng công sức sẽ được hưởng các quyền lợi khác tương ứng với số cổ phần của mình.

1.5. XỬ LÝ VI PHẠM NGHĨA VỤ GÓP VỐN


Nghĩa vụ căn bản của thành viên công ty là nghĩa vụ góp vốn. Điều đó có nghĩa là khi đã cam kết góp vốn thành lập công ty, thành viên đã tự ràng buộc mình trở thành người thụ trái hay con nợ của công ty. Cần nhấn mạnh rằng, các phần vốn góp của các thành viên đều trở thành sản nghiệp của công ty do chính họ tạo dựng nên. Vì vậy, công ty - một pháp nhân riêng biệt - là trái chủ của những người chủ của mình.

Bộ luật Dân sự Pháp quy định:

Mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm đối với công ty về những cam kết đóng góp bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng công sức lao động.

Việc góp vốn bằng hiện vật được thực hiện bằng cách chuyển quyền đối với vật và giao vật cho công ty sử dụng.

Nếu góp vốn bằng quyền sở hữu, người góp vốn phải đảm bảo đối với công ty như người bán đảm bảo đối với người mua.

Nếu góp vốn bằng quyền hưởng dụng, người góp vốn phải đảm bảo với công ty như người cho thuê đối với người thuê. Tuy nhiên, nếu vật để hưởng dụng là vật cùng loại hoặc vật được thay thế trong thời gian hoạt động của công ty, thì người góp vốn chuyển cho công ty quyền sở hữu vật với điều kiện được trả lại đúng số lượng, chất lượng và giá trị tương đương. Trong trường hợp này, người góp vốn phải bảo đảm theo những điều kiện quy định tại đoạn trước.

Thành viên phải góp một số tiền vào công ty mà không đóng góp thì đương nhiên trở thành người có nghĩa vụ thành toán lãi của số tiền đó, kể từ ngày phải đóng góp và phải bồi thường thiệt hại, nếu có.

Ngoài ra, nếu thủ tục gọi vốn không được tiến hành trong thời hạn do pháp luật quy định để thực hiện việc góp vốn đầy đủ, thì những người có liên quan có thể yêu cầu Chánh án Toà án xét xử buộc người quản trị, điều hành và lãnh đạo công ty phải tiến hành thủ tục này hoặc phải ủy quyền cho mọt người tiến hành thủ tục này.

Thành viên góp vốn bằng công sức phải tính với công ty tất cả những khoản thu mà họ đã tạo ra từ hoạt động của mình.” [Điều 1843-3]

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự Pháp thì mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm đối với công ty về những cam kết đóng góp bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng công sức lao động. Và trách nhiệm góp vốn này tùy thuộc vào từng hình thức của vốn góp.

Việc góp vốn bằng tiền, nếu thành viên góp không góp đúng hạn thì sẽ trở thành con nợ đối với công ty. Công ty có quyền đòi nợ đối với thành viên đã vi phạm nghĩa vụ góp vốn và yêu cầu trả lãi số tiền đó kể từ ngày phải đóng góp và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.

Việc góp vốn bằng hiện vật được thực hiện bằng cách chuyển quyền đối với vật và giao vật cho công ty sử dụng. Người góp vốn phải đảm bảo đối với

công ty như người bán đảm bảo đối với người mua. Nghĩa là việc góp vốn bằng hiện vật giống như việc bán tài sản cho công ty để đổi lấy quyền lợi từ công ty. Vậy thì nếu người góp vốn bằng hiện vật vi phạm nghĩa vụ góp vốn thì có thể bị xử lý giống như trường hợp vi phạm nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán vật. Cụ thể:

Trường hợp người góp vốn giao vật ít hơn số lượng đã thoả thuận thì công ty có quyền nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có) đối với phần chưa giao đúng số lượng hoặc định thời hạn để người góp vốn giao tiếp phần còn thiếu, nếu người góp vốn không giao được tiếp số lượng vật còn thiếu thì công ty có quyền xác định lại giá trị vốn góp của người đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.

Trong trường hợp người góp vốn giao vật không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì công ty có quyền nhận vật và yêu cầu người góp vốn giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.

Trong trường hợp người góp vốn giao vật không đúng chủng loại thì công ty có quyền yêu cầu người góp vốn giao đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại nếu có.

Nếu góp vốn bằng quyền hưởng dụng, người góp vốn phải đảm bảo với công ty như người cho thuê đối với người thuê. Người góp vốn phải giao vật cho công ty đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng và đúng thời điểm, địa điểm đã thoả thuận và cung cấp những thông tin cần thiết về việc sử dụng vật đó. Nếu người góp vốn vi phạm nghĩa vụ góp vốn thì có thể bị xử lý như đối với trường hợp vi phạm hợp đồng thuê tài sản. Cụ thể:

Trong trường hợp người góp vốn chậm giao vật thì công ty có thể gia hạn giao vật và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu người góp vốn giao vật không đúng chất lượng như thoả thuận thì công ty có quyền yêu cầu người

góp vốn giao vật đúng chất lượng hoặc sửa chữa vật và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.

Mặc dù mỗi hình thức của vốn góp thì nghĩa vụ phát sinh và việc xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn có khác nhau. Nhưng tựu chung lại nếu thành viên không góp vốn hoặc góp vốn chậm, thì công ty có quyền đòi. Với việc góp vốn chậm, thành viên phải chịu trả lãi và có thể phải bồi thường thiệt hại. Trên cơ sở nghĩa vụ đó, việc xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn có thể được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa công ty và thành viên, nếu không thỏa thuận được công ty có quyền kiện thành viên ra tòa.

Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam có quy định nghĩa vụ góp vốn và việc xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn. Tuy nhiên, vì Luật Doanh nghiệp 2005 quy định hình thức của vốn góp là tài sản và liệt kê các dạng tài sản góp vốn. Do vậy, không có sự phân biệt việc xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn theo từng hình thức của vốn góp mà Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 quy định việc xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn theo từng loại hình công ty. Cụ thể:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, “Thành viên phải góp đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết. Trường hợp có thành viên không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết” [Khoản 1, Điều 27].

Đối với công ty cổ phần, “Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây:

a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;

b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;

c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.

Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.” [Khoản 3, Điều 84]

Đối với công ty hợp danh, Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty. Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên. [Điều 131, khoản 1, 2, 3]

Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam quy định việc xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn theo từng loại hình công ty. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, nếu thành viên vi phạm nghĩa vụ góp vốn thì phần vốn góp được coi là nợ của thành viên đối với công ty và thành viên phải bồi thường thiệt hại nếu có. Việc quy định như vậy đã không tính đến nghĩa vụ trả lãi nếu góp vốn bằng tiền mà góp không đúng hạn.

Đối với công ty cổ phần chỉ quy định việc xử lý đối với phần vốn chưa được góp đủ và quy định trách nhiệm chung của các cổ đông sáng lập khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài

sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó, mà chưa quy định việc xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn đối với cổ đông vi phạm.

Đối với công ty hợp danh, thì có sự phân biệt giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh nếu vi phạm nghĩa vụ góp vốn thì bị xử lý bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. Còn thành viên góp vốn nếu vi phạm nghĩa vụ góp vốn thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty và trong trường hợp này thành viên đó có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Việc quy định xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn theo loại hình công ty mà không theo hình thức của vốn góp làm phát sinh nhiều bất cập. Vì đối với từng hình thức vốn góp thì có các dạng vi phạm nghĩa vụ vốn góp khác nhau và đối với từng dạng vi phạm nghĩa vụ vốn góp đó thì có thể có các hình thức xử lý vi phạm khác nhau.


Chương 2‌

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẦP CÔNG TY


2.1. CẤU TRÚC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY

Pháp luật về góp vốn thành lập công ty thuộc luật tư, nó gắn với pháp luật về kinh tế. So với thế giới pháp luật về liên kết, góp vốn thành lập công ty ở Việt Nam ra đời muộn hơn. ở thời kỳ phong kiến, chính sách “bê quan tỏa cảng” được duy trì trong một thời gian dài đã cản trở hoạt động thương mại, góp vốn kinh doanh của các thương nhân, vì chưa được pháp luật quan tâm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023