Quá Trình Thành Lập Các Công Ty Chứng Khoán Ở Việt Nam


dịch các loại hàng hoá đó. Như thế, nhu cầu bức xúc cho ra đời thị trường chứng khoán cũng đồng nghĩa với việc khẩn trương tạo hàng và thành lập các công ty chứng khoán kinh doanh trên thị trường. Với ý nghĩa như vậy, công ty chứng khoán trở thành một nhu cầu khách quan trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

2.2 Quá trình thành lập các công ty chứng khoán ở Việt Nam

Có thể nói hạt nhân cơ bản của Trung tâm giao dịch chứng khoán là các công ty 1

Có thể nói hạt nhân cơ bản của Trung tâm giao dịch chứng khoán là các công ty chứng khoán25. Việc thành lập công ty chứng khoán là nhu cầu hết sức cấp bách và quan trọng để sớm đưa thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động. Chính vì thế, trong giai đoạn đầu (1998 - 1999), có rất nhiều

tổ chức kinh tế đầy đủ khả năng và nguyện vọng thành lập công ty chứng khoán, hầu hết các tổ chức này đều thuộc hệ thống Ngân hàng tài chính. Đó là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ...

Trụ sở chính công ty chứng khoán Bảo Việt

Trong giai đoạn ban đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam, số lượng các công ty

chứng khoán chưa nhiều và chưa có sự xuất hiện các công ty chứng khoán liên doanh và công ty chứng khoán nước ngoài. Tháng 7/2001, Việt Nam chỉ có 8 công ty chứng khoán, chủ yếu thuộc các tổ chức trong hệ thống tài chính-ngân hàng được cấp giấy phép hoạt động là các công ty chứng khoán Bảo Việt (BVCS), công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư (BSC), công ty chứng khoán ngân hàng Á châu ( ACBS), công ty chứng khoán Thăng Long (TSC), công ty chứng khoán Đệ Nhất (FSC), công ty chứng khoán




25 Theo mô hình thị trường chứng khoán mà UBCKNN quy định trong Luật chứng khoán ngày 22 rháng 6 năm 2006


Sài Gòn (SSI), công ty chứng khoán ngân hàng Công thương (IBS), công ty chứng khoán ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông (ARSC). Đầu năm 2002, thêm một công ty chứng khoán mới, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS), cũng đã được ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thành lập. Tính tới năm 2005 Việt Nam đã có thêm các công ty chứng khoán là công ty cổ phần chứng khoán Mê-kông, công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC), công ty TNHH chứng khoán ngân hàng Đông á, công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng (HPSC), Công ty TNHH chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, công ty chứng khoán Đại Việt (DVSC), đến năm 2006 có thêm ba công ty chứng khoán nữa được cấp giấy phép thành lập là Công ty chứng khoán An Bình, công ty chứng khoán ngân hàng sài gòn thương tín và công ty chứng khoán Kim Long. Nâng tổng số công ty chứng khoán tính tới thời điểm tháng 10 năm 2006 là 18 công ty.

Hiện nay, cũng có một số công ty chứng khoán nước ngoài đã được cấp phép mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, ngày 19/9/2006 UBCKNN đã cấp giấy phép cho CTCK Hàn Quốc thứ hai mở văn phòng đại diện tại Việt Nam đó là CTCK ngân hàng Tong Yang Investment Bank, sau khi công ty Mirae Asset Maps Investment Management Co., được cấp giấy phép hoạt động vào ngày 8/9/2006.

Ngoài các CTCK đã được cấp phép và đi vào hoạt động, hiện nay UBCKNN cũng đang xem xét hồ sơ thành lập CTCK Đà Nẵng, công ty cổ phần CK Việt Nam – Direct, công ty CP CK Âu Lạc, công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam, công ty chứng khoán VIB. Như vậy vào cuối năm nay, 2006, TTCK Việt Nam sẽ có chừng khoảng 24 CTCK hoạt động.

Trong số các công ty chứng khoán nêu trên, phần lớn muốn thành lập công ty chứng khoán với đầy đủ các loại hình kinh doanh chứng khoán, một số lại muốn hoạt động với 3-4 nghiệp vụ đồng thời các tổ chức này


cũng có kinh nghiệm trong hoạt động tài chính ngân hàng, có đội ngũ cán bộ qua đào tạo và có khả năng tiếp cận với thị trường.

Các công ty chứng khoàn tùy theo khả năng thực tế của đơn vị mình nên cân nhắc, lựa chọn xin cấp giấy phép thực hiện các loại hình nghiệp vụ kinh doanh CK. Mặc dù trong giấy phép có nhiều công ty đăng ký xin thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ nhưng trên thực tế các công ty chứng khoán mới chỉ thực hiện được từ ba cho tới bốn nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên tấtt cả các CTCK đều được phép hoạt động loại hình nghiệp vụ môi giới chứng khoán vì đây là nghiệp vụ cơ bản và đem lại nguồn lợi nhuận cao cho các công ty chứng khoán.

Bảng 2: Các CTCK và loại hình nghiệp vụ



STT


Tên công ty chứng khoán

Vốn điều lệ (tỷ đồng)


Các loại hình kinh doanh được phép


Ngày thành lập

Ban đầu

Hiện nay


1


Bảo Việt


43


49,45

Môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán.


28/7/2000

BVCS


2

Đầu tư


50


200

Môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán.


28/7/2000

BSC


3

Sài Gòn


6


500

Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành


28/7/2000

SSI


4

Đệ Nhất


43


43

Môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn

đầu tư chứng khoán.


28/7/2000

FSC


5

Thăng Long


9


80

Môi giới, quản lý danh mục đầu tư; tư vấn đầu tư CK.


28/7/2000

TSC


6

Ngân hàng ACB


43


250

Môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán.


28/7/2000

ACBS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.




7


Công thương IBS


55


105

Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư; Tư vấn cổ phần hoá, tư vấn niêm yết trên TTGDCK; Quản lý danh mục đầu tư; Đại lý phát hành; Bảo lãnh phát

hành.


4/12/2000


8


Nông nghiệp AGRISECO


60


150

- Môi giới chứng khoán; lưu ký chứng khoán; tư vấn đầu tư; tư vấn cổ phần hoá; tư vấn niêm yết trên TTGDCK; quản lý danh mục đầu tư; đại lý phát hành; bảo lãnh phát

hành; tự doanh.


5/11/2001


9


Ngoại Thương


60


60

Môi giới, tự doanh,tư vấn, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát

hành


24/4/2002

VBCS


10

Mê Kông


22


22

Môi giới, tự doanh,tư vấn, quản lý danh mục đầu tư,lưu ký CK


18/02/2003

Mekongsecurities


11


CK TP HCM


50


100

Môi giới, tự doanh,tư vấn, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành


29/04/2003

HSC


12

Đông Á


50


50

Môi giới, tự doanh,tư vấn, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát

hành


20/05/2003

Dongasecurities


13

Hải Phòng HPSC


21,75


50

Môi giới, tự doanh,tư vấn, quản lý danh mục đầu tư


21/10/2003


14

Thơng mại cổ phần nhà Hà Nội


50


50

Môi giới chứng khoán, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư,tư vấn tài chính và đầu tư, lưu ký CK


04/11/2005

HSBC


15


Đại Việt


10


10

Môi giới chứng khoán,quản lý danh mục đầu tư tư vấn tài chính và đầu tư, lưu ký CK


28/6/2006

DVSC


16


An Bình


50


50

Môi giới chứng khoán, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính và

đầu tư, lưu ký CK


29/9/2006




17


Sài Gòn Thương Tín


300


300

Môi giới chứng khoán, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính và đầu tư, lưu ký CK


29/9/2006


18


Kim Long


18


18

Môi giới chứng khoán, tự

doanh tư vấn tài chính và đầu tư, lưu ký CK


06/10/2006

Nguồn: UBCKNN trang web: http://www.ssc.gov.vn/ssc/Detail

Có thể thấy đã có nhiều công ty chứng khoán tăng vốn điều lệ như: ngày 15/8/2006 công ty chứng khoán Hải Phòng tăng vốn điều lệ từ 21,75 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng; công ty chứng khoán thành phố HCM ngày 10/8/2006 tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ lên 100 tỷ; công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng (vốn điều lệ khởi điểm ban đầu là 6 tỷ đồng); công ty chứng khoán ngân hàng Á Châu ngày 7/6/2006 tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng; công ty chứng khoán Bảo Việt ngày 18/5/2006 tăng vốn điều lệ từ 43 tỷ lên 49,45 tỷ đồng và dự định sẽ tăng lên 150 tỷ vào năm 2008.26 Các công ty chứng khoán còn lại cũng đang có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm nay hoặc sang năm 2007.

Về cơ cấu doanh thu, so với thời gian đầu hoạt động thì cơ cấu doanh thu của các công ty chứng khoán tính đến nay đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu như ở những năm đầu tiên tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới chiếm tỷ lệ cao thì ở những năm 2003, 2004 doanh thu từ hoạt động môi giới đã giảm đến năm 2004 thì chỉ còn 7,4% và năm thì con số này đã tăng nhẹ lên 8,2% tuy nhiên doanh thu từ hoạt động môi giới và tự doanh vẫn chiếm một tỷ lệ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán, khoảng hơn 60% doanh thu.



26 TTGD chứng khoán Hà Nội


Bảng 3: Tỷ trọng doanh thu từng hoạt động của các công ty chứng

khoán



Năm


Môi giới


Tự doanh


Bảo lãnh

Quản lý danh mục


T vấn đầu tư

Các khoản thu khác

2001

26,8

24,0

1,6

0,4

4,6

42,06

2002

34,0

30,0

15,0

0,7

4,2

16,1

2003

4,9

22,5

28,1

3,8

5,4

35,3

2004

7,4

61,0

7.0

1,1

4,9

18,6

2005

8,07

52,46

14,14

1,8

7,82

15,71

6/2006

8,3

54.7

13,2

1.82

8.01

13,97

§¬n vÞ: phÇn tr¨m

BiÓu ®å 3: Tû träng doanh thu tõng ho¹t ®éng cđa c¸c CTCK


Môi giới Tự doanh Bảo lãnh

Quản lý danh mục


Tư vấn đầu tư

Các khoản thu khác

70.0

60.0

phần trăm

50.0

40.0

30.0

20.0

10.0

0.0

2001

2002

2003

2004

2005

6/2006

năm


Nguồn: Tổng hợp từ UBCKNN, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các CTCK đến hết tháng 6 năm 2006


Tính đến tháng 9 năm 2006 thì công ty chứng khoán Sài Gòn có giá trị tự doanh đạt trên 40 tỷ đồng, chiếm 91,5% giá trị tự doanh của toàn thị trường, tiếp đến là Chứng khoán Thăng Long với giá trị giao dịch tự doanh


chiếm tỷ trọng 4,35%. Công ty chứng khoán ngân hàng nông nghiệp là công ty duy nhất thực hiện tự doanh đối với các trái phiếu. 27

Tại Hà Nội chỉ tính riêng tháng 8 năm 2006, tổng giá trị giao dịch tại Sàn đạt 481,85 tỷ đồng (gấp 5 lần so với tháng 7). Giá trị môi giới của các công ty chứng khoán tăng 567,35% so với tháng 7. Trong đó chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương dẫn đầu thị trường với thị phần 56,7%, chứng

khoán Sài Gòn đứng thứ hai 15,5% tiếp đến là Ngân hàng Á Châu với 10,7%.28

Mặc dù có thể thấy rằng TTCK Việt Nam vẫn chưa thu hút được nhiều người dân tham gia, còn nhiều tiềm năng chưa khai thác nhưng lại có tới 18 công ty chứng khoán vào cuộc và còn nhiều công ty sắp gia nhập trong tương lai, điều đó cho ta thấy các công ty CK Việt Nam sẽ còn gặp rất nhiều vất vả trong cuộc đua giành thị phần này.‌

II. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Cơ sở tiền đề phục vụ cho hoạt động môi giới chứng khoán

1.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam

Hiện nay luật chứng khoán Việt Nam đã được quốc hội thông qua vào ngày 22 tháng 6 năm 2006 và sẽ chính thức đi vào hiệu lực từ tháng 1 năm 2007. Đồng thời UBCKNN cũng ban hành quyết định số 498/QĐ-UBCK ngày 24/7/2006 về kế hoạch soạn thảo văn bản hướng dẫn thi hành, triển khai Luật chứng khoán và tiến độ thực hiện. Luật chứng khoán ra đời và đi vào hoạt động sẽ tạo cơ sở pháp lý cho hoạt đông môi giới chứng khoán nói riêng và hoạt động của toàn bộ TTCK nói chung.

Theo luật chứng khoán, điều 59 chương VI, CTCK được tổ chức dưới hính thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp. Do UBCKNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Cũng theo luật



27 Nguồn: UBCKNN

28 Nguồn: TTGDCK Hà Nội


chứng khoán, CTCK được thực hiện một, một số, hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh: MGCK, tự doanh CK, bảo lãnh phát hành CK, tư vấn đầu tư CK. CTCK được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK, ngoài ra CTCK còn được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.

Việt Nam trong giai đoạn đầu cho phép các ngân hàng thương mại quốc doanh và cổ phần, các công ty tài chính Nhà nước thuộc các Tổng công ty tham gia vào TTCK. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro của TTCK đối với thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và công chúng, cũng như tạo điều kiện phát triển ngành CK cũng như các công ty chuyên doanh CK; các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính hoạt động theo luật tổ chức tín dụng có thể được thành lập công ty con hạch toán độc lập, thuộc loại hình công ty TNHH một chủ theo Luật doanh nghiệp.

Môi giới chứng khoán ở Việt Nam là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Nghiệp vụ MGCK dựa trên các quy định của Luật Dân sự, Luật CK và giao dịch CK, Luật Thương Mại, nó bao gồm việc ra lệnh giao dịch, thanh toán và quyết toán các giao dịch. Khi thực hiện tư cách người MGCK, các CTCK phải đảm bảo thực hiện lệnh của khách hàng một cách nhanh chóng, khách quan và được ưu tiên trước các lệnh khác của công ty. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa công nhận những người MGCK hành nghề tự do nên bắt buộc các người MGCK phải là thành viên của các công ty chứng khoán tức là định chế duy nhất hiện nay được phép hành nghề MGCK.

Để được hoạt động môi giới thì các phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do pháp luật quy định. Pháp luật nghiêm cấm những tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh, môi giới chứng khoán tại TTCK Việt Nam không có giấy phép hoạt động do UBCKNN cấp, kể cả công ty CK nước ngoài và công ty liên doanh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022