Thực Trạng Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Và Xây Dựng Bình Triệu


Phương pháp tính giá thành theo định mức: Phương pháp này có mục đích kịp thời phát hiện ra mọi chi phí SX và phát sinh vượt quá định mức, từ đó, tăng cường kiểm tra, phân tích kế hoạch giá thành. So sánh chi phí phát sinh với định mức để xác định số chênh lệch.



Giá thành


Giá thành


Chênh lệch


Chênh lệch

thực tế của

=

định mức

+(-)

do thay đổi

+(-)

so với định

sản phẩm


sản phẩm


định mức


mức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu - 6


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU


2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu

2.1.1 Vài nét về công ty

Tên chính thức Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây Dựng Bình Triệu Hình thức 1

- Tên chính thức: Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây Dựng Bình Triệu.

- Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần.

- Hình thức hoạt động: Hoạt động dưới luật công ty.

- Nhận thầu theo phương thức tự tìm kiếm, tự đấu thầu.

- Tên giao dịch trong nước: BTC.

- Trụ sở chính: 79/5B Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: + 84(8)899-4387.

- Fax: +84(8)899-4389.

- Email: btc@hcm.vnn.vn, nngiao@btc5.vn.

- Chi nhánh: Phân xưởng gia công kết cấu thép.

Địa chỉ: Khóm 8, Phường Cây Gáo, Thị trấn Vĩnh An, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai.

- Tình hình nhân sự: 120 người.

- Vốn điều lệ: 13.512.858.342 đồng.


2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

- Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu tiền thân là xưởng sửa chữa xe máy Bình Triệu được thành lập từ năm 1982 theo quyết định số 675/QĐ/TCCB ngày 11/10/1982 do Bộ Thủy Lợi cấp. Tháng 11/1985: Qua thời gian hoạt động và không ngừng phát triển, ngày 25/11/1985, Bộ Thủy Lợi ra quyết định số 746/QĐ/TCCB thành lập xí nghiệp Cơ khí sửa chữa xe máy Bình Triệu. Tháng 10/1992: Theo quyết định số 489/QĐ/TCCB của bộ trưởng Bộ Thủy Lợi, ngày 27/10/1992 đổi tên thành Nhà máy sửa chữa xe máy Bình Triệu trực thuộc Tổng Công Ty Xây Dựng số 4.

- Tháng 3/1993: Căn cứ theo quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 và nghị định số 156/HĐBT ngày 07/05/1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng về đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà nước, Nhà máy sửa chữa Bình Triệu được thành lập theo quyết định số 98/QĐ/TCCB ngày 15/03/1993 của Bộ Thủy Lợi.

- Tháng 09/1995: Nhà máy sửa chữa Bình Triệu được đổi tên thành Công ty Cơ khí Lắp ráp Thiết bị Bình Triệu theo quyết định số 77/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Thủy Lợi ngày 04/09/1995.

- Tháng 12/1998: Thực hiện chính sách cổ phần hóa của nhà nước, Công ty Cơ khí Lắp ráp Thiết bị Bình Triệu đã mạnh dạn đăng ký cổ phần hóa và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chấp nhận phương án cổ phần hóa theo


quyết định số 206/QĐ/BNN-TCCB ngày 08/12/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn và trở thành Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Và Xây Dựng Bình Triệu. Thời gian hoạt động của công ty là 30 năm kể từ ngày ghi trong quyết định chuyển thể từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần.

- Tháng 06/2000: Công ty xin bổ sung các ngành nghề kinh doanh sau vào danh mục các ngành nghề được phép hoạt động: Mua bán máy móc thiết bị, các loại sản phẩm cơ khí, xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 35 KV, xây dựng lắp đặt chất tạo thiết bị cấp thoát nước và xử lý môi trường, chế tạo lắp đặt sửa chữa các loại hình áp lực, hệ thống đường ống áp lực, sản xuất và lắp đặt các loại phương tiện cơ giới đường bộ.

- Tháng 05/2001: Công ty đã nhận được chứng nhận về quản lý chất lượng ISO- 9002 do BVQI (Vương quốc Anh) cấp.

- Tháng 07/2001, công ty điều chỉnh vốn điều lệ thành 13.512.858.342 đồng theo chấp thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Công ty cũng bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh sau: lắp đặt thiết bị cơ điện, hệ thống điều khiển dây chuyền thiết bị công nghệ các nhà máy công nghiệp- nông nghiệp- cơ khí, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sửa chữa, bảo trì các loại thiết bị nặng.

- Năm 2002: Công ty căn cứ vào công văn số 352/CBTT-BTC ngày 18/07/2002 về việc công bố thông tin tức thời cho trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh và phí quản lý niêm yết với tổng số cổ phần được phép niêm yết là

1.232.345. Ban Giám Đốc Công Ty chịu trách nhiệm trước pháp luật thông tin công bố tại công văn này.

- Năm 2006: Công ty bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh sau: Trung đại tu các loại máy thi công cơ giới, chế tạo phụ tùng thay thế, lắp đặt cấu kiện kim loại, thiết bị công trình thủy điện, sản xuất lắp ráp kết cấu thép trong xây dựng công nghiệp, xây dựng công trình thủy lợi thủy điện, công nghệ và dân dụng, san lắp mặt bằng xây dựng, xử lý nền móng công trình, xây dựng cầu đường.

- Từ năm 2006 đến nay: Công ty không ngừng phát triển, tìm nguồn khách hàng, xây dựng các công trình xi măng để xuất khẩu.


2.1.3 Đặc điểm của công ty

2.1.3.1 Mục tiêu hoạt động

Chế tạo sản phẩm đạt: tiến độ, chất lượng, chính xác và thỏa mãn nhu cầu cùa khách hàng. Trang bị thêm các thiết bị mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và nâng công suất lên 10.000 tấn thiết bị và kết cấu thép mỗi năm.

Phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, huy động nội lực, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng vững chắc.


2.1.3.2 Đặc điểm về kinh doanh

Các sản phẩm chính của công ty bao gồm:

Các phương tiện cơ giới đường bộ: đại tu, đóng mới các loại xe rơ-mooc tải trọng 10 tấn đến 60 tấn.

Thi công trọn gói các dây chuyền sản xuất (thiết bị chính nhập khẩu, thiết bị phụ trợ chế tạo trong nước) của các nhá máy công nghiệp.

Thiết kế và xây dựng loại chìa khóa trao tay các nhà kho, nhà xưởng hoàn chỉnh: khung thép, cửa mái, hệ thống cứu hỏa, hệ thống chống sét…

Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, cống thủy lợi, xử lý môi trường, bến cảng.

Sửa chữa, chế tạo, lắp ráp cửa van (van cung, van phẳng, cửa van tự động một chiều, hệ thống tưới tiêu, trạm bơm…)

Trung đại tu các phương tiện giao thông vận tải đường bộ, máy xây dựng phục hồi bơm thủy lực và các thiết bị thủy lực.

Chế tạo các loại phụ tùng phục vụ các thị trường trong và ngoài nước.

Sửa chữa và thay đổi các loại xích ben, gầu, máy ủi, đào.

Chế tạo dây chuyền thiết bị công nghiệp.

Xây dựng trong ngành thủy lợi.

Các sản phẩm của Công ty có thể phân thành 4 chủng loại sau:

Gia công chế tạo, lắp ráp cấu kiện thép và thiết bị cơ khí công trình.

Chế tạo ra những sản phẩm cơ khí chính xác.

Lắp đặt dây chuyền thiết bị công nghiệp.

Xây dựng các hạng mục công trình thủy lợi, thủy điện, công trình lọc bụi xi- măng.

Hiện nay, Công ty đang cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm lên cao hơn nữa nhằm gia tăng khả năng xuất khẩu vào các thị trường trong khu vực ASEAN, Nam Á, Châu Phi.


2.1.4 Cách thức tổ chức quản lý

Công ty hoạt động theo một quy trình khép kín, theo chỉ đạo từ cấp trên xuống cấp dưới. Các thành viên trong công ty được phân chia trách nhiệm rõ ràng, bất kiêm nhiệm, có sự thống nhất quan điểm của ban lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động cho toàn bộ hoạt động của công ty.

Định hướng công việc và mục tiêu rõ ràng cho sự phát triển của công ty. Thực hiện các chính sách ưu đãi, khen thưởng để khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ và đạt hiệu quả cao hơn nữa.


2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức

ĐẠI HỘI ĐỒNG CÔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

PX N1

PX N2

PX N3

PX N4

Đội lắp ráp

Đội xây dựng

Tổ phun cát, sơn

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu


BAN KIỂM SOÁT




PHÒNG KẾ

HOẠCH

PHÒNG KỸ

THUẬT

PHÒNG KẾ TOÁN TÀI

CHÍNH

PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN

SỰ-BV

BAN SẢN

XUẤT


2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau:

- Thông qua định hướng phát triển của công ty. Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát. Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của Công ty. Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty.

- Thông qua báo csáo tài chính hàng năm. Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại. Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty. Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty.

Ban kiểm soát:

- Thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý điều hành của Hội đồng quản trị, Giám đốc và những người quản lý Công ty. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty.

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.

- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác. Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty.

- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật Doanh nghiệp. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc Điều lệ công ty.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và lợi ích của các cán bộ đó.


- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn mua bán cổ phần của doanh nghiệp khác.

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.

Ban giám đốc:

- Toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản cấp trên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Giám đốc: Có quyền điều hành mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty mình, điều phối việc chi tiêu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phó giám đốc: Là người giúp việc đắc lực cho Giám đốc. Cụ thể là đóng góp ý kiến cho Giám đốc, đôn đốc sản xuất, kịp thời điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong trường hợp Giám đốc vắng mặt.

Phòng kế hoạch:

- Có nhiệm vụ lập theo dõi thực hiện các kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm…về các hợp đồng kinh tế, hợp đồng giao khoán, đối nội và đối ngoại. Lập đơn giá cho từng mặt hàng được sản xuất, đồng thời tìm hiểu nắm bắt, nghiên cứu thị trường nhằm kịp thời điều chỉnh mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.

- Có trách nhiệm soạn thảo luân chuyển công văn trong nội bộ Công ty và các đơn vị kinh tế khác, phụ trách cho lãnh đạo tiếp khách.

- Có trách nhiệm mua nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời sản xuất của Công ty. Sau khi có nguồn nguyên vật liệu nhập kho phòng vật tư có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình nhập xuất sản phẩm. Mục đích của công việc theo dõi này nhằm việc lập các bảng hợp đồng đối chiếu với phòng kế toán.

Phòng kỹ thuật:

Có trách nhiệm theo dõi tình trạng kỹ thuật máy móc, thiết bị, sáng tạo mẫu mã sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Mặt khác, kết hợp chặt chẽ với các phân xưởng để kịp thời cải tạo thiết bị phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, với các yêu cầu của sản xuất cho tất cả các phân xưởng của Công ty.

Phòng kế toán tài chính:

Có trách nhiệm ghi chép, thanh toán và phản ánh một cách đầy đủ chính xác, trung thực, kịp thời toàn bộ tình hình tài chính, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản trong đơn vị, kiểm tra tình hình kế hoạch thu chi tài chính, đồng thời kiểm tra chế độ hạch toán kế toán tại đơn vị.

Phòng hành chính nhân sự - bảo vệ:

Có trách nhiệm về quản lý nhân sự, tính toán lương và thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với toàn bộ công nhân viên, xác lập các chỉ tiêu về lương. Quản lý, bảo vệ tài sản cho công ty, chống thất thoát, hư hỏng, trộm cắp.

Ban sản xuất:

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí