Góp Vốn Bằng Quyền Sở Hữu Trí Tuệ

được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ mới dự liệu các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu biển hiệu trong tập quán và trong các quy phạm địa phương trong khi nhu cầu này trên thực tế của dân cư là rất lớn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế trị trường cũng như chính sách chống cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh đã được ghi nhận trong một số văn bản pháp quy khác của Nhà nước ta [30; tr 168].

Bộ luật Thương mại 1972 của Việt Nam cộng hoà có định nghĩa:

Cửa hàng thương mại gồm toàn thể các tài vật, động sản họp thành một khối đem sung dụng vào một hoạt động thương mại.

Cửa hàng thương mại gồm có khách hàng là yếu tố chính và, trừ phi có điều khoản trái lại, tất cả những tài vật khác cần thiết cho sự khai thác cửa hàng, như bảng hiệu, thương hiệu, quyền thuê mướn, dụng cụ, khí cụ, hàng hóa, giấy phép, bằng sáng chế, nhãn hiệu chế tạo, hình vẽ và kiểu mẫu, quyền sở hữu văn nghệ và mỹ thuật [Điều thứ 42].

Như vậy, sản nghiệp thương mại không đơn thuần chỉ bao gồm các tài sản là vật có thực của doanh nghiệp. Vì vậy, người ta không thể coi việc góp vốn bằng sản nghiệp thương mại như là góp vốn bằng vật. Đồng thời, sản nghiệp thương mại mặc dù có các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ nhưng nó lại bao gồm cả các tài vật. Chính vì vậy, người ta thường tách việc góp vốn bằng sản nghiệp thương mại thành một mục riêng khác với việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Việc góp vốn bằng sản nghiệp thương mại giống với việc bán sản nghiệp thương mại và phải được các bên thỏa thuận bằng văn bản liệt kê rõ từng mục. Bộ luật Thương mại 1972 nói trên quy định việc mua bán hay hứa mua bán một cửa hàng thương mại, cũng như việc hùn cửa hàng thương mại vào công ty đều phải lập thành văn bản [Điều thứ 46] mà trong đó phải chỉ định rõ các yếu tố đem bán, nhưng nếu các yếu tố đem bán mà thiếu yếu tố

khách hàng, thì không được xem là bán cửa hàng thương mại [Điều thứ 47]. Điều đó có nghĩa là việc bán sản nghiệp thương mại là việc chuyển nhượng tổng thể các yếu tố của sản nghiệp thương mại cho người khác mà trong đó nhất thiết phải có yếu tố khách hàng, bởi khách hàng là thành tố chính của một sản nghiệp thương mại. Tuy nhiên, bởi có nhiều yếu tố khác nhau cả vô hình lần hữu hình mà có thể tách ra một cách độc lập, nên việc không liệt kê yếu tố nào vào văn bản hợp đồng, thì yếu tố ấy coi như không bị bán.

Việc góp vốn bằng sản nghiệp thương mại lệ thuộc hoàn toàn vào các quy tắc bán sản nghiệp thương mại được quy định trong đạo luật về thương mại.

1.4.6. Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao nó có thể được đem ra góp vốn để thành lập công ty? Tại sao các quốc gia lại phải bảo vệ các phát minh; các tác phẩm nghệ thuật và văn học; các biểu tượng, hình ảnh, tên, thiết kế dùng trong thương mại: thông tin và lời nói được dùng lần đầu của những cá nhân sáng tạo ra chúng được gọi là sở hữu trí tuệ (IP)? Các quốc gia làm như vậy bởi lẽ họ biết rằng bảo vệ những quyền sở hữu này thì mới thúc đẩy được phát triển kinh tế, khuyến khích phát minh kỹ thuật và thu hút được đầu tư để tạo ra công ăn việc làm mới và những cơ hội cho công dân của họ.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam năm 2005 tại Điều 4, khoản 1, thì “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam - 7

Như vậy, theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Trong đó, Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu; đối tượng

quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh; Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu; đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Những hình thức sở hữu trí tuệ chủ yếu là bằng sáng chế, quyền tác giả (bản quyền), nhãn hiệu và bí mật thương mại.

Quyền tác giả hay bản quyền là một thuật ngữ pháp lý mô tả quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, trong đó bao gồm quyền tái bản, in ấn và trình diễn hay trưng bày tác phẩm của mình trước công chúng. Bản quyền chủ yếu nhằm bảo vệ âm nhạc, phim ảnh, tiểu thuyết, thơ ca, kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị văn hóa khác. Khi nghệ sỹ và người sáng tác đưa ra những hình thức thể hiện khác thì những loại hình thể hiện mới này cũng được bao gồm trong trong những công trình được bảo hộ bản quyền. Các chương trình máy tính và ghi âm giờ đây cũng được bảo vệ.

Bản quyền cũng được bảo vệ lâu hơn nhiều so với một số hình thức sở hữu trí tuệ khác. Công ước Berne, công ước quốc tế được ký năm 1886, theo đó các nước tham gia công ước công nhận các tác phẩm được bảo hộ bản quyền của các nước thành viên, quy định rằng thời gian bảo hộ bản quyền là 50 năm kể từ khi tác giả qua đời. Theo Công ước Berne thì các tác phẩm văn học, nghệ thuật và các tác phẩm có giá trị khác được bảo hộ bản quyền ngay từ khi ra đời. Tác giả không cần phải đăng ký chính thức quyền bảo hộ cho tác phẩm của mình tại những quốc gia là thành viên của Công ước đó.

Chỉ tác giả hay những người được tác giả trao quyền - chẳng hạn như nhà xuất bản- mới có toàn quyền khiếu nại về bản quyền. Tuy nhiên cho dù là ai đang sở hữu bản quyền đi chăng nữa thì quyền đó cũng có giới hạn. Ví dụ như người ta có thể sao chép lại một phần tác phẩm với mục đích học tập, phê bình, đưa tin hay giảng dạy.

Sáng chế là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (theo Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam thì thuộc nhóm quyền sở hữu công nghiệp), người có sáng chế hay người đã sáng tạo ra một phát minh được cấp bằng sáng chế. Bằng sáng chế có thể được coi như hợp đồng giữa một bên là toàn thể xã hội và một bên là cá nhân nhà phát minh. Theo các điều khoản của hợp đồng này, nhà phát minh được toàn quyền ngăn chặn người khác không được áp dụng, sử dụng và bán một phát minh đã được cấp bằng sáng chế trong một khoảng thời gian nhất định - hầu hết các nước quy định là 20 năm - để đổi lại việc nhà phát minh phải công bố chi tiết phát minh của mình cho công chúng.

Nếu không có sự bảo hộ của bằng sáng chế thì nhiều sản phẩm đã không bao giờ xuất hiện, đặc biệt là những sản phẩm cần vốn đầu tư lớn nhưng một khi đã bán ra thị trường thì dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước làm theo. ít nhất là kể từ năm 1474 khi nước Cộng hòa Venice lần đầu

tiên cấp bằng sáng chế thì việc bảo hộ bằng sáng chế đã thúc đẩy sự phát triển và phổ biến những công nghệ mới.

Nếu không có bằng sáng chế thì sẽ không thể có sự phát triển công nghệ. Nếu các nhà sáng chế phải bảo vệ sáng chế của mình bằng cách giữ bí mật về những sáng chế đó thì điều quan trọng hơn là những sáng chế không được công bố này sẽ bị mai một đi. Vì vậy, các nhà sáng chế phải được cấp bằng sáng chế và sáng chế của họ được bảo vệ.

Bí mật thương mại bao gồm bất cứ thông tin nào có thể được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp và có giá trị lớn trong việc tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai hay trong thực tại đều được coi là bí mật thương mại. Ví dụ về bí mật thương mại có thể là công thức sản xuất ra các sản phẩm, chẳng hạn như công thức sản xuất Coca-Cola; việc thu thập thông tin nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu về danh sách khách hàng; bí mật thương mại thậm chí gồm cả chiến lược quảng cáo và quy trình phân phối. Khác với bằng sáng chế, bí mật thương mại về lý thuyết được bảo vệ vô thời hạn và không cần thủ tục đăng ký gì. Tuy nhiên, bí mật thương mại thường dễ bị lộ và việc bảo vệ bí mật thương mại đòi hỏi chính bản thân chủ thể phải có các biện pháp bảo vệ bí mật.

Nhãn hiệu hàng hóa là chỉ số chỉ dẫn thương mại, là dấu hiệu phân biệt để xác định một loại hàng hóa hay dịch vụ do một cá nhân hay công ty cụ thể sản xuất hoặc cung cấp. Tại các làng xã, thợ chữa giày dùng tên của mình để làm chức năng này. Nhãn hiệu đặc biệt quan trọng khi người sản xuất và tiêu dùng ở cách xa nhau. ở hầu hết các nước trên thế giới, nhãn hiệu cần phải được đăng ký thì mới có thể bảo hộ được và việc đăng ký cần phải được gia hạn. Thế nhưng trong khi bản quyền và bằng sáng chế tự hết hạn thì tên của công ty phục vụ khách hàng tốt sẽ ngày càng trở nên có giá, nghĩa là việc bảo hộ nhẫn hiệu là không có thời hạn.

Trong số các hình thức sở hữu trí tuệ cơ bản còn có rất nhiều loại hình bảo hộ đa dạng và đặc biệt. Ví dụ như các chỉ dẫn địa lý cho chúng ta biết được một loại sản phẩm có xuất xứ từ một địa phương mà tên địa lý của vùng gắn chặt với chất lượng, danh tiếng hay đặc trưng của sản phẩm đó. Một số nước bảo hộ riêng chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa như rượu cô-nhắc của Pháp hay rượu whisky của Scotland. ở Hoa Kỳ, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cùng với dấu hiệu và dấu hiệu chứng nhận. Chỉ dẫn địa lý được coi là một bộ phận của nhãn hiệu nhằm giúp khách hàng không bị nhầm lẫn và giúp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.

Tương tự như vậy, kiểu dáng mỹ thuật hay kiểu dáng trang trí của các đồ điện, ghế và các vật dụng khác cũng được bảo hộ theo nhiều cách khác nhau. Nhiều kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ như đối với sáng chế về kiểu dáng.

Ngoài ra, quyền sở hữu trí tuệ còn có những loại hình đặc biệt là các giống cây trồng mới, kiểu thân tàu độc đáo, con chíp máy tính và tên miền trên internet. Kiểu dáng chỉ nhằm mục đích chỉ rõ nguồn gốc thương mại có thể được bảo hộ theo luật về nhãn hiệu. Tên miền trên internet là một loại hình sở hữu trí tuệ mới đang nổi lên. Nhu cầu về các loại hình sở hữu trí tuệ mới đôi khi nảy sinh và việc chuyển nhượng địa chỉ trên Internet đã đặt ra những vấn đề thực sự khó khăn. Do tên miền thường chứa tên, nhãn hiệu và những thứ tương tự của các công ty hay các danh nhân nên ít người coi tên miền là địa chỉ thuần túy.

Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản vô hình tuyệt đối bao gồm: bản quyền tác giả, bằng sáng chế, bí mật thương mại, nhãn hiệu hàng hoá và các loại sở hữu trí tuệ khác như: chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên miền internet. Những loại tài sản vô hình này đem lại cho con người những lợi ích vật chất nhất định khi sử dụng chúng.

Do sở hữu trí tuệ cũng có nhiều đặc tính của sở hữu cá nhân và sở hữu tài sản thực sự nên những quyền lợi gắn liền với sở hữu trí tuệ cho phép chúng ta có thể mua, bán, cấp phép hay thậm chí là cho không sở hữu trí tuệ của chúng ta như tài sản thông thường và việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ cũng giống như việc góp vốn bằng những tài sản khác. Luật về sở hữu trí tuệ cho phép chủ sở hữu, người phát minh và tác giả bảo vệ tài sản của mình trước việc sử dụng trái phép.

Việc góp vốn bằng các tài sản này buộc người góp vốn phải bảo đảm cho công ty khai thác tài sản để đem lại các lợi ích phát sinh từ đó. Ngược lại người góp vốn có được quyền lợi tương ứng trong công ty, về nguyên tắc. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, do tài sản trí tuệ là yếu tố rất động, nên việc góp vốn phụ thuộc rất nhiều vào sự thoả thuận của các thành viên và bị điều tiết bởi pháp luật về sở hữu trí tuệ.

1.4.7. Góp vốn bằng tri thức


Trong nền kinh tế tri thức, người ta thường nhắc tới các yếu tố lớn đang làm biến đổi các nước trên thế giới. Đó là chủ nghĩa tư bản tài chính (finance capitalism), chủ nghĩa tư bản tri thức (knowledge capitalism) và chủ nghĩa tư bản xã hội (social capitalism) mà tại đó chủ nghĩa tư bản được hiểu là một cuộc vận động làm phát sinh ra các ý tưởng mới và đưa chúng vào các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực thương mại [38, tr.5-14]. Vậy góp vốn bằng tri thức trở thành một vất đề trọng yếu của nền kinh tế công nghiệp, hậu công nghiệp hay kinh tế tri thức.

Ngày nay người ta thường nhấn mạnh tới tài sản trí tuệ hay sở hữu trí tuệ. Chúng được xem là một bộ phận quan trọng của tri thức. Điều đó có nghĩa là khái niệm tài sản và khái niệm tri thức có sự giao thoa, nhưng không trùng khít với nhau. Nếu định nghĩa tri thức trên phương diện hành vi có thể quan sát được, thì tri thức là khả năng của một cá nhân hay của một nhóm

thực hiện, hoặc chỉ dẫn, xui khiến những người khác thực hiện các quy trình nhằm tạo ra các sự chuyển hóa có thể dự báo được của các vật liệu. Tri thức có thể được điển chế hóa và có thể sao chép hoặc có thể ở dạng ẩn không thể sao chép khi ở trong đầu của các cá nhân hoặc các chu trình hoạt động của các doanh nghiệp [31, tr. 27]. Những tri thức ẩn không thể điển chế hóa được, nên khó có thể mua và bán. Chúng khác với bốn loại tài sản trí tuệ là nhãn hiệu thương mại, giấy chứng nhận sáng chế, bản quyên và kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký mà được xem là tài sản vì có thể trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự theo nghĩa của Điều 188, Bộ luật Dân sự 1995 của Việt Nam.

Tri thức ẩn được biểu hiện ở vốn nhân lực và tổ chức, nên mang đến cách thức góp vốn khác với cách thức góp vốn bằng tài sản. Khi nghiên cứu về kinh tế tri thức, người ta nhận định: Khả năng tri thức “ngầm” quan trọng nhất có lẽ là khả năng học hỏi liên tục và đạt tới những kỹ năng mới [31, tr. 26]. Do đó, góp vốn bằng tri thức, cụ thể như, tri thức ẩn, là góp vốn bằng chính khả năng như nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh, các phản ứng nhạy bén với thị trường

Vậy người góp vốn bằng tri thức phải bảo đảm rằng mang tri thức của mình ra phục vụ một cách mẫn cán và trung thực cho lợi ích của công ty, có nghĩa là người đó phải thực hiện một nghĩa vụ mẫn cán và trung thực (hay còn được gọi là nghĩa vụ cần mẫn tổng quát) cho trái chủ là công ty do chính người đó cam kết lập ra.

Tuy nhiên, việc góp vốn bằng tri thức – một khả năng trừu tượng, sẽ mang lại khóa khăn trên nhiều phương diện như: tính trị giá phần vốn góp để chia sẻ quyền lợi trong công ty; chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ của người góp vốn. Những khó khăn này lệ thuộc hoàn toàn vào sự đánh giá và thỏa thuận của các thành viên công ty. Tại đây cần phải nhấn mạnh, tri thức khi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023