liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước, được bình đảng với nhau trước pháp luật, có quyền hợp tác và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh.
Từ những nguyên tắc hiến định trên đây, các đạo luật đã cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, yêu cầu phát triển của xã hội và cũng chính những nguyên tắc hiến định đó đã chi phối sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ góp vốn thành lập công ty. Nội dung của những quy định đó đã thể hiện việc Nhà nước chính thức thừa nhận các lợi ích kinh tế của các chủ sở hữu khi họ dùng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình tham gia vào hoạt động kinh doanh; đồng thời Nhà nước cũng ban hành các quy định pháp luật chuyên ngành làm cơ sở pháp lý cho việc góp vốn thành lập công ty và những biện pháp bảo vệ quyền lợi của những người tham gia thành lập công ty.
Pháp luật về góp vốn thành lập công ty bao gồm tổng thể những quy định về thành lập công ty, thỏa thuận góp vốn, các phương thức góp vốn, nghĩa vụ góp vốn, quyền lợi từ việc góp vốn… Những quy định này liên quan tới nhiều ngành luật. Các đạo luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự...và nhiều đạo luật khác là cơ sở pháp lý cho hoạt động góp vốn thành lập công ty.
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định 3 loại hình công ty bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần và Công ty hợp danh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn được chia làm hai loại, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Loại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chia làm hai loại, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức và loại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân.
Về bản chất pháp lý, Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 43, 44 và 45 của Luật Doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Luật doanh nghiệp năm 2005 đã đa dạng hoá các hình thức doanh nghiệp bằng việc cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ thể là cá nhân. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì chỉ tổ chức mới có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nay theo Luật doanh nghiệp thống nhất thì một cá nhân cũng có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn.
Về bản chất pháp lý của công ty cổ phần, Theo quy định tại Điều 77 của Luật doanh nghiệp thì công ty cổ phần mang các đặc điểm pháp lý như sau: Thứ nhất, công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Thứ hai, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; Thứ ba, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Thứ tư, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Có thể bạn quan tâm!
- Góp Vốn Bằng Quyền Sở Hữu Trí Tuệ
- Cấu Trúc Và Sự Phát Triển Của Pháp Luật Việt Nam Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty
- Quy Định Hiện Hành Của Pháp Luật Việt Nam Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty Và Những Khiếm Khuyết
- Nguyên Nhân Của Những Khiếm Khuyết Trong Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty
- Phương Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty
- Quan Niệm Lại Về Sản Nghiệp Thương Mại Và Bổ Sung Các Quy Định Chuyển Nhượng Sản Nghiệp Thương Mại
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Về bản chất pháp lý của công ty hợp danh, Theo quy định tại Điều 130 của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì công ty hợp danh mang các đặc điểm pháp lý sau: Thứ nhất, phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; Thứ hai, thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thứ ba, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Luật doanh nghiệp năm 2005 đã công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia các giao dịch (Luật doanh nghiệp năm 1999 chưa công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh).
Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 có đưa ra khái niệm về góp vốn thành lập công ty, theo đó “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.” [Khoản 4 Điều 4]
Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2005 coi góp vốn là việc dịch chuyển tài sản từ người góp vốn sang cho công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty. Đồng thời, Luật Doanh nghiệp cũng quy định cụ thể tài sản góp vốn bao gồm những loại nào, tuy nhiên dùng phương pháp liệt kê có thể dẫn tới sự không đầy đủ, do vậy, Luật Doanh nghiệp có quy định mở là ngoài các tài sản đã liệt kê thì các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty thì cũng được coi là tài sản góp vốn.
Luật Doanh nghiệp chỉ đề cập đến việc góp vốn thành lập công ty bằng tài sản và liệt kê các loại tài sản. Còn tài sản là gì, các loại tài sản như thế nào và việc thực hiện góp vốn bằng tài sản, chuyển giao vốn góp như thế nào thì đòi hỏi phải có sự quy định về tài sản và quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự.
Bộ luật Dân sự Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006 (Bộ luật Dân sự 2005) đã quy định chế định quyền sở hữu với một quan điểm rộng rãi hơn so với quy định trước đây. Theo các quy định của Bộ luật Dân sự 2005, sở hữu được hiểu là toàn bộ quan hệ sản xuất, bao gồm không chỉ quan hệ giữa người với người về vật chất mà cả quan hệ giữa họ với nhau về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh, cả mặt chi phối đối với lợi ích vật chất do chiếm hữu tài sản tạo ra. Những quy định của Bộ luật Dân sự đã nhìn nhận sở hữu trong thế vận động và phát triển. Vì vậy, nội dung chế định quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự không chỉ giữ nguyên tắc quyền sở hữu của chủ sở hữu chiếm vị trí trung tâm, là xuất phát điểm để quy định các chế định pháp lý tương ứng và còn có cả những quy định từ góp độ quyền tài sản “là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong lưu thông dân sự. Kể cả quyền sở hữu trí tuệ…”. Quy định đó bao quát được những khả năng xảy ra trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Như vậy, Bộ luật Dân sự 2005 đã bước đầu
phản ánh được những đặc điểm của quan hệ sở hữu trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay. Song vấn đề sở hữu trong Bộ luật Dân sự có nhiều quy định chỉ mới dừng lại có tính nguyên tắc chưa đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh đối với việc các chủ sở hữu tài sản khai thác lợi ích từ tài sản thông qua việc liên kết, góp vốn để thành lập một chủ sở hữu mới tiến hành hoạt động kinh doanh một cách độc lập. Vì vậy, pháp luật về công ty cần phải có các quy định cụ thể để điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ sở hữu tham gia hoạt động công ty và các quy định khác ở từng lĩnh vực cụ thể đối với tài sản và các quyền tài sản đưa vào góp vốn thành lập công ty và những hệ quả pháp lý của nó đối với người góp vốn cũng như thực thể mới thành lập là công ty.
Qua nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty cho thấy, pháp luật Việt Nam còn bỏ ngỏ những quy định điều chỉnh hình thức vốn góp của thành viên công ty và các thủ tục chuyển dịch vốn góp từ thành viên thành của công ty.
Ngoài hình thức góp vốn theo luật định bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, tài sản, quyền sở hữu công nghiệp… tóm lại là bằng tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam còn có hình thức góp vốn mà hiện nay pháp luật Việt Nam hiện hành chưa quy định, đó là hình thức góp vốn bằng quyền hưởng dụng, bằng tri thức, bằng công sức. Chủ thể tham gia thành lập công ty có thể góp vốn bằng tri thức, công sức của mình mà không nhất thiết phải góp vốn bằng tài sản. Mặc dù, việc góp vốn bằng các hình thức này sẽ nảy sinh vấn đề khó khăn trong định giá tài sản góp vốn. Nhưng việc định giá có thể do các thành viên thỏa thuận khi góp vốn và cùng chịu trách nhiệm thỏa thuận đó, pháp luật chỉ quy định những nguyên tắc chung nhất để đảm bảo sự công bằng trong góp vốn và đảm bảo được lợi ích của một thực thể độc lập sau này đó là công ty.
Từ các nghiên cứu ở chương 1, có thể thấy việc liệt kê các tài sản góp vốn tại khoản 4, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005 là không thực tế và còn nhiều thiếu sót. Có lẽ các quy định này không thể vượt quá xa ra khỏi khuôn khổ của các quy định về tài sản trong Bộ luật Dân sự của Việt Nam.
Hiện nay, theo quan niệm của pháp luật Việt Nam, “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [Điều 163, Bộ luật Dân sự 2005], trong đó tài sản được phân loại cơ bản như sau:
"1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.# [Điều 174, Bộ luật Dân sự 2005]
“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ” [Điều 181, Bộ luật Dân sự 2005].
Nhận xét sơ bộ, các quy định này chỉ coi vật có thực là tiêu chuẩn quan trọng của tài sản và tách rời quyền sở hữu ra khỏi tài sản và không nêu đầy đủ các dạng thức khác của quyền sở hữu hay các vật quyền.
Khác với Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam, Bộ luật Dân sự Pháp – một công trình phát điển hóa hiện đại đầu tiên trên thế giới – và các Bộ luật Dân sự khác của các nước trên thế giới đã không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về tài sản. Song theo những đặc tính căn bản của Họ pháp luật La Mã – Đức về việc giải thích các quy tắc pháp lý hay khái niệm pháp lý, người ta có thể hiểu được rằng, tài sản bao gồm vật, các vật quyền, các quyền tài sản khác
và các tố quyền nhằm đòi lại tài sản. Nó được chia thành hai loại là bất động sản và động sản mà trong đó bất động sản được chia thành bất động sản do bản chất, bất động sản do mục đích sử dụng, và bất động sản do có đối tượng gắn liền với nó; và động sản bao gồm động sản do bản chất và động sản do luật định. Ngoài ra còn phải kể tới bất động sản do luật định.
Dựa vào hình mẫu của Bộ luật Dân sự Pháp, Bộ luật Dân sự Quesbec - Canada xác định: “Tài sản, hoặc hữu hình hoặc vô hình, được chia thành bất động sản và động sản” [Điều 899]. Căn cứ vào các quy định này, tài sản bao gồm bốn phân loại chính là: bất động sản hữu hình; động sản hữu hình; và bất động sản vô hình; động sản vô hình. Tài sản hữu hình là các vật có thực, còn tài sản vô hình liên quan tới các quyền.
Những nhận thức trên của Họ pháp luật La Mã - Đức không khác với nhận thức của Họ pháp luật Anh - Mỹ. Các luật gia Hoa Kỳ cho rằng, tài sản là các quyền giữa mọi người có liên quan tới vật, hay nói cách khác, bao gồm một hệ thống các quyền được thừa nhận về mặt pháp lý do ai đó thủ đắc trong mối liên hệ với những người khác mà liên quan tới vật. Để ngắn gọn hơn, họ dùng hình ảnh “một tập hợp quyền” (a bundle of rights) cho tài sản [36, tr. 408], có nghĩa là tài sản là một tập hợp các quyền trên vật có hiệu lực chống lại những người khác. Tất nhiên đối với họ, tài sản vô hình không liên quan tới vật là một vấn đề lớn của thế giới ngày nay.
Tài sản là một khái niệm động. Hiện nay có nhiều tranh luận về các dạng mới của động sản như giọng hát của ca sĩ, tinh dịch đông lạnh, bào thai người, tế bào được tách ra từ các bộ phận cơ thể, thông tin di truyền, tính cách cá nhân, các sản phẩm của trí tuệ… Nhìn từ góc độ khác, có thể thấy tài sản là công cụ của đời sống xã hội. Vậy khái niệm về tài sản không phải là một khái niệm thuần túy có tính cách học thuật mà là một khái niệm có tính mục đích rất cao. Khái niệm này phải đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của xã hội.
Tài sản không thể được xem xét tách rời các giá trị xã hội. Khái niệm tài sản được thay đổi theo các giai đoạn lịch sử. Chẳng hạn, nô lệ được xem là tài sản trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhưng ngày nay các sản phẩm của tư tưởng. của trí tuệ cũng được xem là tài sản. Đặc biệt, sở hữu trí tuệ hay tài sản trí tuệ đang là một đặc trưng nổi trội của nền kinh tế hậu công nghiệp hay kinh tế tri thức.
Có thể nói “vật có thực” là cơ sở quan trọng của quan niệm pháp luật Việt Nam về tài sản. Tuy có nhắc tới quyền tài sản, nhưng pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về các vật quyền. Do đó, việc góp vốn bằng các vật quyền khó có được các quy định đầy đủ, trừ quyền sử dụng đất.
Đó là những thiếu sót của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, các quyền tài sản nói tại Điều 172 và Điều 188 của Bộ luật Dân sự là các vật quyền. Nhận định đó không xác đáng, bởi lẽ:
Thứ nhất, quyền tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay được giải thích như sau: “Quyền tài sản là những quyền gắn liền với tài sản mà khi thực hiện các quyền đó chủ sở hữu sẽ có được một tài sản. Đó là quyền đòi nợ, quyền sở hữu đối với phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa… Các quyền này đáp ứng được yêu cầu trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao lưu dân sự” [31, tr.89]. Giải thích này cho thấy, quyền tài sản nói tại đây không phải là vật quyền. Cụ thể hóa quan điểm này, Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm cũng có những quy định tương tự tại Điều 7 và Điều 8. Nghị định này thực chất xác định cái gì được xem là tài sản để ngân hàng có thể nhận cầm cố, thế chấp, những không có các vật quyền.
Thứ hai, về học thuật, ai cũng biết quyền đối vật hay vật quyền là một loại quyền có tính cách hạn định, có nghĩa là phải do pháp luật quy định. Vậy luật không quy định về một vật quyền nào đó có nghĩa là không có vật quyền