Góp Vốn Bằng Sản Nghiệp Thương Mại

Như vậy, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất không có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê mà chỉ có quyền góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất. Trong trường hợp này, quyền sử dụng đất chỉ là một tài sản độc lập tương đối. Nghĩa là, nếu không có tài sản gắn liền trên đất thì quyền sử dụng đất đó có thể được góp vốn, thế chấp, chuyển nhượng...(nghĩa là được giao dịch một cách độc lập); nhưng nếu có tài sản gắn liền với đất thì khi tham gia một giao dịch nào đó, quyền sử dụng đất phải đi cùng tài sản đó. Tuy nhiên, Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113 của Luật Đất đai trong đó có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Trường hợp tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất, theo Luật Đất đai năm 2003, Điều 111, khoản 1 có các quyền sau:

" a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;

b) Thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

c) Bán tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

d) Cho thuê lại đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng tại khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

đ) Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 110 của Luật này trong thời hạn đã trả tiền thuê đất; trường hợp có nhu cầu chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất trừ đi tiền thuê đất đã trả và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 110 của Luật này."

Như vậy, tổ c hức k inh t ế được Nhà nước cho thuê đất không có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê mà chỉ có quyền góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất. Trường hợp nay, quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm không phải là tài sản được phép giao dịch một cách độc lập, mà chỉ là một yếu tố không thể tách rời của tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 110 của Luật Đất đai 2003 trong thời hạn đã trả tiền thuê đất trong đó có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất. Nếu thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có quyền góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam. Nếu cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh trong thời hạn thuê đất theo [Luật Đất đa i nă m 2003, Đ iề u 119, khoả n 2, 3 ].

Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất đòi hỏi quyền sử dụng đất phải thuộc trường hợp pháp luật cho phép được dùng góp vốn như một tài sản. Quyền sử dụng đất mà các bên đem góp vốn phải được định giá, các bên có thể thoả thuận định giá và cùng chịu trách nhiệm về thoả thuận định giá đó hoặc thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

ở Việt Nam, quyền sử dụng đất là tài sản phải đăng ký do vậy sau khi thoả thuận góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì đến thời điểm góp vốn bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải chuyển quyền sử dụng đất cho công ty và công ty là chủ thể đăng ký để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kể từ thời điểm công ty hoàn thành việc đăng ký quyền sử dụng đất thì việc chuyển quyền sử dụng đất cho công ty được hoàn thành.

Như vậy, ở Việt Nam với việc chỉ có một hình thức sở hữu về đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý và không công nhận sở hữu tư nhân về đất đai, thì quyền sử dụng đất được đưa ra như một tài sản đặc thù và việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tư cách là một bất động sản cũng có những đặc thù riêng.

Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam - 6

1.4.4. Góp vốn bằng quyền hưởng dụng


ở trên chúng ta đã xem xét việc góp vốn bằng tiền và góp vốn bằng hiện vật, quyền hưởng dụng cũng là một thành tố của quyền sở hữu, vậy góp vốn bằng quyền hưởng dụng có gì khác so với hai hình thức góp vốn trên?.

Góp vốn bằng quyền hưởng dụng là một hình thức góp vốn bằng quyền. Góp vốn bằng quyền có phần phức tạp hơn so với góp vốn bằng tiền và góp vốn bằng hiện vật, không chỉ vì sự tính toán giá trị của nó, mà còn vì sự phân loại nó. Trước hết, việc phân loại tài sản thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình dẫn đến phân chia việc góp vốn bằng tài sản thành góp vốn bằng hiện vật và góp vốn bằng quyền, hay nói cách khác, góp vốn bằng tài sản hữu hình và góp vốn bằng tài sản vô hình, ngoài việc góp vốn bằng tiền. Việc

phân chia cách góp vốn như vậy làm nảy sinh ra vất đề cần lưu ý. Như trên đã khẳng định, góp vốn bằng vật có thực là việc chuyển quyền sở hữu vật cho công ty mà trong khi quyền sở hữu được xem là một vật quyền. Do đó phân biệt thế nào giữa góp vốn bằng quyền sở hữu và góp vốn bằng các quyền khác mà trong đó có cả các vật quyền ngoài quyền sở hữu? [20, tr.53,54]

Có thể nói, phân loại là phần quan trọng của khoa học pháp lý. Nhưng phân loại không có tính cách tuyệt đối. Không phải là bất kể sự phân loại nào cũng có thể bao trùm được toàn bộ. Mỗi sự phân loại có thể có những khiếm khuyết của nó, chí ít là trong khoa học pháp lý. Nhận thức rằng, quyền sở hữu là một vật quyền thống trị đối với vật, cho nên để công ty có quyền thống trị hoàn toàn đối với vật đó, có nghĩa là có toàn quyền đối với vật đó, thì việc chuyển nhượng quyền sở hữu đó là điều kiện bắt buộc. Do tính chất thống trị của quyền sở hữu đối với vật, nên người ta tách góp vốn bằng việc chuyển nhượng quyền sở hữu (một vật quyền) ra khỏi việc góp vốn bằng các quyền khác, kể cả quyền sở hữu trí tuệ để có thể thiết lập được các quy chế pháp lý thích hợp với từng phân loại.

Góp vốn bằng quyền, tới lượt mình có lẽ cũng phải được phân chia thành góp vốn bằng quyền hưởng dụng, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ và góp vốn bằng sản nghiệp thương mại.

Nếu coi quyền sở hữu đối với vật được hợp thành bởi ba quyền: quyền chiếm hữu; quyền sử dụng; quyền định đoạt, thì quyền hưởng dụng bao gồm hai thành tố: quyền chiếm hữu và quyền sử dụng. Nghĩa là chủ thể có quyền hưởng dụng chỉ có quyền nắm giữ, sử dụng tài sản để thu lợi mà không có quyền định đoạt đối với tài sản. Trên cơ sở đó, người ta thường tách góp vốn bằng quyền hưởng dụng đối với vật ra khỏi việc góp vốn bằng vật, bởi người góp vốn vào công ty bằng quyền hưởng dụng đối với vật chỉ cho công ty được

nắm giữ, sử dụng để thu lợi từ vật, công ty không có quyền quyết định số phận của vật. [20, tr.54,55]

Người góp vốn bằng quyền hưởng dụng chuyển giao quyền hưởng dụng đối với vật cho công ty và giữ lại quyền định đoạt đối với vật. Để đổi lại việc cho công ty hưởng dụng vật, người góp vốn nhận được các quyền lợi tương ứng trong công ty. Từ đó, có thể thấy, việc góp vốn bằng quyền hưởng dụng có những đặc điểm giống với việc cho thuê tài sản. Chẳng hạn, Bộ luật Dân sự Pháp quy định:

Nếu góp vốn bằng quyền hưởng dụng, người góp vốn phải đảm bảo với công ty như người cho thuê đối với người thuê. Tuy nhiên, nếu vật để hưởng dụng là vật cùng loại hoặc vật được thay thế trong thời gian hoạt động của công ty, thì người góp vốn chuyển cho công ty quyền sở hữu vật với điều kiện được trả lại đúng số lượng, chất lượng và giá trị tương đương. Trong trường hợp này, người góp vốn phải bảo đảm theo những điều kiện quy định tại đoạn trước.”

Trên cơ sở Bộ luật Dân sự Pháp, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1931 quy định người góp vốn bằng quyền hưởng dụng phải thực hiện những nghĩa vụ của người cho thuê tài sản (Điều thứ 1207, đoạn 2). Với tinh thần này, Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật (Bộ luật Dân sự Trung Kỳ 1936) tại Điều thứ 1439, đoạn 2 cũng có quy định tương tự. Điều 127 của Bộ luật Dân sự 1972 của Việt Nam Cộng hòa cũng quy định như vậy. Các quy định trên cho thấy, người góp vốn bằng quyền hưởng dụng phải bảo đảm cho công ty được hưởng dụng yên ổn. Trừ khi có thỏa thuận khác, người góp vốn phải bảo dưỡng, sửa chữa tài sản đề tài sản luôn luôn ở trong tình trạng có thể sử dụng được như mục đích đề ra khi cam kết góp vốn. Người góp vốn vẫn giữ quyển sở hữu đối với vật và gánh chịu rủi ro [41, tr.166]. Khác với việc góp vốn bằng hiện vật, việc góp vốn bằng quyền hưởng dụng có hệ quả là khi công ty giải thể, thì người góp

vốn được nhận lại vật đó trước khi phân chia tài sản của công ty, bởi người này không chuyển giao quyền định đoạt đối với vật cho công ty.

Như vậy, góp vốn bằng quyền hưởng dụng là việc cá nhân hay tổ chức chuyển quyền hưởng dụng tài sản của mình cho công ty để được hưởng các quyền lợi đối với công ty, trong đó thành viên đem góp vốn vẫn là người chủ sở hữu tài sản và công ty có quyên thu hoa lợi từ tài sản đó.

Tài sản góp vốn là quyền hưởng dụng thi phần vốn góp chính là giá trị được tính bằng quyền hưởng dụng đối với tài sản. Thành viên góp vốn bằng quyền hưởng dụng phải giao tài sản cho công ty đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng và đúng thời điểm, địa điểm đã thoả thuận và cung cấp những thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó. Thành viên góp vốn bằng quyền hưởng dụng phải bảo đảm tài sản trong tình trạng như đã thoả thuận, phù hợp với mục đích sử dụng trong suốt thời gian góp vốn. Thành viên góp vốn bằng quyền hưởng dụng phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản mà công ty không được sử dụng tài sản ổn định thì công ty có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp thành viên góp vốn bằng quyền hưởng dụng chậm giao tài sản thì công ty có thể gia hạn giao tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có. Nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thoả thuận thì công ty có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.

Tài sản góp vốn là quyền hưởng dụng thì rủi ro đối với tài sản sẽ thuộc về thành viên góp vốn, vì họ vẫn là chủ sở hữu tài sản đó. Khi công ty chấm dứt hoạt động, những thành viên này được nhận lại tài sản của mình trước khi tài sản của công ty được đem chia.

1.4.5. Góp vốn bằng sản nghiệp thương mại

Sản nghiệp có thể được xem xét dưới các giác độ khác nhau. Nếu xem xét dưới khía cạnh giá trị, sản nghiệp được hiểu là một tổng thể các quan hệ pháp luật về tài sản, là tập hợp các tài sản có và tài sản nợ của một chủ thể chứ không chỉ đơn thuần là một bộ sưu tập đồ vật. Bất kỳ yếu tố nào của tài sản nợ cũng được bảo đảm bằng toàn bộ tài sản có và ngược lại bất kỳ yếu tố nào của tài sản có cũng có thể được dùng để thanh toán toàn bộ tài sản nợ [30, tr.210-212].

Tài sản có thuộc sản nghiệp là tập hợp tất cả những tài sản thuộc về chủ sở hữu, hay đúng hơn đó là tập hợp tất cả những quyền tài sản có cùng một chủ thể. Tuy nhiên, các quyền tài sản chỉ được xem là các yếu tố của một sản nghiệp khi các quyền đó có thể được định giá bằng tiền. Do đó, các quyền không định giá được bằng tiền được gọi là các quyền không có tính chất tài sản hay là quyền nhân thân (Ví dụ như quyền đối với tên họ; quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; quyền bầu cử; quyền khiếu nại, tố cáo...).

Các quyền tài sản tạo thành một tập hợp - sản nghiệp - và tập hợp này tồn tại độc lập với các quyền tài sản đó. Tài sản có thể được mua bán, sử dụng, hao mòn, thậm chí biến mất nhưng sản nghiệp vẫn được duy trì. Do đó, một chủ nợ không có bảo đảm chỉ có quyền yêu cầu kê biên và bán đấu giá bất kỳ tài sản nào của người mắc nợ ở thời điểm kê biên mà sẽ không có quyền này đối với những tài sản đã chuyển nhượng trước khi nợ đến hạn đòi. Mặt khác, cần chú ý rằng sản nghiệp không chỉ là tài sản hiện có mà còn bao gồm cả những tài sản sẽ có của chủ sở hữu.

Tài sản nợ thuộc về sản nghiệp là tất cả những nghĩa vụ tài sản của một người. Hay nói một cách đơn giản hơn đó là những gì còn lại của khối tài sản sau khi đã trừ đi các giá trị của các nghĩa vụ tài sản. Trong kinh tế học, có khái niệm tài sản có ròng (actif net) của sản nghiệp. Khi tài sản có ròng có giá trị dương, ta nói sản nghiệp có khả năng thanh toán; và ngược lại, nếu đó là

một giá trị âm, đồng nghĩa với việc sản nghiệp không có khả năng thanh toán những nghĩa vụ có liên quan. Mặc dù vậy, dù có khả năng thanh toán hay không, sản nghiệp luôn luôn tồn tại.

Nếu xem xét dưới hình thức biểu hiện, người ta sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ sản nghiệp thương mại như “cửa hàng thương mại”, “cơ sở kinh doanh”. Sản nghiệp thương mại không phải là bản thân doanh nghiệp mà chỉ là một trong các nhân tố của doanh nghiệp. Sản nghiệp thương mại bao gồm cả những yếu tố hữu hình (như hàng hoá, máy móc, xe cộ, các vật dụng khác) và cả những yếu tố vô hình (như mạng lưới khách hàng, mạng lưới cung ứng dịch vụ, quyền thuê mướn tài sản, tên thương mại, thương danh…). Các yếu tố vô hình của sản nghiệp thương mại thông thường bao gồm:

Mạng lưới tiêu thụ hàng hóa và cung ứng dịch vụ là kết quả của những nỗ lực phát huy tài năng và sự khéo léo của thương nhân nhằm thu hút khách hàng để tiêu thụ hàng hóa mà mình sản xuất. Sự phát triển của mạng lưới tiêu thụ hàng hóa hay cung ứng dịch vụ lệ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan (tình hình kinh tế xã hội của quốc gia và khu vực; thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, thời điểm kinh doanh, tốc độ đô thị hoá, điều kiện tự nhiên, môi trường...) cũng như yếu tố chủ quan (sự nhạy bén của chính sách maketing, uy tín của thương hiệu, ý chí của bạn hàng...). [30; tr 168]

Tên thương mại - là danh hiệu dùng trong giao dịch của thương nhân [30; tr 168]. Tên thương mại là một yếu tố của sản nghiệp thương mại và có thể chuyển nhượng. ở các nước có nền kinh tế thương mại phát triển, có một số tên thương mại được định giá rất cao. Ví dụ như Sony, Honda, Microsoft ...

Biển hiệu là dấu hiệu gắn liền với cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm giúp phân biệt cơ sở này với cơ sở khác. Cũng như tên thương mại, biển hiệu chỉ có thể là đối tượng của quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ khi thương nhân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023