Đánh Giá Tình Hình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Luận Án‌


thực trạng VH, ngôn ngữ của một số DTTS vùng Việt Bắc trong giai đoạn hiện nay và công tác bảo tồn, phát triển ở các địa phương. Đồng thời chỉ ra phương hướng và điều kiện bảo tồn, phát triển VH, ngôn ngữ các dân DTTS. Cuốn sách góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ - công cụ lưu giữ và thể hiện BSVH tộc người. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển VH DTTS ở Việt Bắc.

Cuốn sách “Phát triển bền vững văn hóa tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Ðông Bắc”[140] do Vương Xuân Tình - Trần Hồng Hạnh (chủ biên) đã đánh giá tính bền vững của VH tộc người vùng Đông Bắc dựa vào năm chỉ báo đó là: Chấp nhận đa dạng VH, giữ gìn ngôn ngữ tộc người, giữ gìn BSVH tộc người, ý thức tự giác tộc người và VH góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Việc đánh giá đó được thực hiện ở cộng đồng làng bản, khu dân cư của các tộc người - nơi lưu giữ và là môi trường tốt nhất cho thực hành VH của họ. Đồng thời, trong công trình nghiên cứu này, tác giả cọ̀ n đi sâu phân tích tác động của hội nhập đến sự bền vững của tộc người ở nơi đây ra sao. Việc xem xét tác động của hội nhập chủ yếu trên ba phương diện: xu hướng tác động, phương thức tác động và hệ quả của tác động ấy đến sự bền vững VH và đời sống các tộc người vùng Đông Bắc. Kết quả của nghiên cứu đó góp phần cung cấp những căn cứ khoa học cho việc hoạch định, bổ sung, phát triển đường lối, chính sách phát triển VH - xã hội vùng Đông Bắc nước ta.

Trên cơ sở các giá trị VH và BSVH các DTTS được các nhà nghiên cứu VH dân gian, DT học và nghiên cứu tôn giáo sưu tầm, biên soạn, phân tích, mổ xẻ, một số luận án chuyên ngành triết học trong những năm gần đây đã hướng vào nghiên cứu thực trạng giữ gìn và phát huy BSVH của một tộc người trong phạm vi địa bàn một tỉnh, hay BSVH của một tộc người ở một số tỉnh vùng Đông Bắc qua đó cũng đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy BSVH của DT đó trong giai đoạn hiện nay. Tiêu biểu là một số luận án sau:

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái


Nguyên hiện nay”[105] của Nguyễn Thị Nội, “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay”[70] của Lê Thị Kim Hưng… Tiếp cận từ góc độ triết học, tác giả của các luận án này đã nghiên cứu giá trị VH truyền thống hay BSVH của tộc người Tày ở khía cạnh VH vật chất và VH tinh thần. Từ đó, các tác giả cũng có sự đánh giá, phân tích thực trạng giữ gìn, phát huy BSVH ở cả hai khía cạnh đó. Trên cở sở xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn, phát huy BSVH tộc người Tày, các tác giả đã vạch ra phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn, phát huy BSVH dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc hiện nay.

Các sách, bài viết, luận án, đã đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy BSVHDT ở các góc độ khác nhau như: DT học, triết học, VH học. Từ đó, cung cấp cơ sở khoa học cho việc khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết phải đề ra những giải pháp giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS trong quá trình phát triển hiện nay.

Đối với vùng Đông Bắc, các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu thực trạng giữ gìn và phát huy BSVHDT thông qua một sắc thái cụ thể nào đó hoặc nghiên cứu thực trạng giữ gìn và phát huy BSVH của một tộc người ở một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc như Tày, Mông, Dao. Đồng thời các tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp cho việc giữ gìn và phát huy BSVH của các DT này trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay.

1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận án‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

- Đánh giá tình hình nghiên cứu.

VH và BSVHDT ngày càng được các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu, phân tích, mổ xẻ trên nhiều phương diện. Thông qua nhiều công trình nghiên cứu từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau đó, vấn đề bản chất, nội dung, vai trò, vị trí của VH và BSVHDT được làm rõ và sâu sắc hơn.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 5

Các công trình nghiên cứu dù ở góc độ tiếp cận nào cũng đều thống nhất

28


khẳng định vai trò của VH chính là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực của sự phát triển; khẳng định BSVHDT chính là sức mạnh nội sinh trong sự phát triển bền vững của đất nước. Những công trình nghiên cứu đó đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định và tổ chức triển khai các nội dung trong quan điểm, đường lối, chính sách phát triển VH của Đảng và Nhà nước ta.

Điểm chung của các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định bản chất của VH chính là các giá trị vật chất và giá trị tinh thần (theo nghĩa rộng) hoặc chỉ là các giá trị tinh thần (theo nghĩa hẹp). Nghiên cứu, tiếp thu các quan điểm của các tác giả trong các công trình nghiên cứu trên, tác giả luận án đã tiếp cận VH dưới dạng VH vật thể và VH phi vật thể.

Bàn về BSVH, trong các công trình nghiên cứu được tổng quan, các tác giả cũng có điểm chung là chỉ ra BSVH chính là những giá trị đặc trưng, cốt lõi, tinh túy nhất của mỗi một nền VH, thể hiện hồn cốt của một DT, phân biệt DT này với DT khác. Tác giả luận án cũng đã tiếp thu cách tiếp cận này để làm rõ BSVH các DTTS vùng Đông Bắc.

VH và BSVH các DTTS ở nước ta nói chung và ở vùng Đông Bắc nói riêng đã được đề cập nhiều trong những công trình của các nhà khoa học, các đề tài, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, …. Có những cuốn sách được viết trên cơ sở sưu tầm, biên soạn thông qua đó giới thiệu cho người đọc những nét khái quát, cơ bản nhất các nền VH đa dạng, độc đáo của các DTTS ở nước ta, có công trình nghiên cứu VH của các DTTS trong phạm vi một vùng nhưng cũng có công trình nghiên cứu một tộc người cụ thể ở một địa bàn nhất định (một vùng, một tỉnh); cũng có công trình nghiên cứu đề cập đến sự biến đổi của BSVH các DTTS trong quá trình phát triển. Các công trình đó cung cấp cơ sở khoa học cho việc khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết phải đề ra những giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS trong quá trình phát triển hiện nay.

Giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS nói chung và BSVH các DTTS

29


vùng Đông Bắc nói riêng cũng đã được đề cập đến trong nhiều công trình khoa học, những luận án tiến sĩ. Tuy nhiên, có công trình nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy BSVHDT trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, các công trình khác nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy BSVH trong một phạm vi hẹp, đó là của một tộc người cụ thể hoặc một sắc thái nào đó trong BSVH của các DTTS ở vùng Đông Bắc nước ta. Các công trình nghiên cứu trên cũng đã phân tích thực trạng cũng như xu hướng biến đổi BSVH của một tộc người cụ thể của một tỉnh hay trong phạm vi toàn vùng Đông Bắc. Kết quả của các công trình nghiên cứu đó chính là những chất liệu quan trọng giúp cho tác giả luận án có thể khái quát, tổng hợp để bổ sung chất liệu cho luận án của mình. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS ở vùng Đông Bắc nước ta chưa có công trình nào đề cập một cách trực tiếp, hệ thống, chuyên sâu, nhất là nghiên cứu từ chuyên ngành Triết học.

- Những vấn đề đặt ra đối với luận án.

Tình hình nghiên cứu trên đã đặt ra cho luận án một số vấn đề cần tiếp tục và giải quyết sau:

Thứ nhất, nghiên cứu lý luận về VH, BSVH, BSVH các DTTS trên cơ sở thực tiễn mới. Cụ thể, luận án sẽ phải làm sáng tỏ quan niệm về BSVHDT nói chung, BSVH các DTTS nói riêng; quan niệm về giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS nhằm làm cơ sở lý luận cho việc giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.

Thứ hai, tác giả nghiên cứu những đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội truyền thống góp phần tạo nên BSVH của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc, nghiên cứu sự đa dạng trong BSVH của đồng bào các DTTS thông qua các giá trị VH vật thể và các giá trị VH phi vật thể. Từ đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản trong BSVH các DTTS vùng Đông Bắc. Tác giả cũng nghiên cứu, làm rõ quan niệm về giữ gìn, phát huy và sự thống nhất giữa giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS trên cả ba phương diện: chủ thể, nội dung,


cách thức giữ gìn và phát huy. Tác giả chỉ ra các yếu tố tác động đến việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc, đặc biệt là các yếu tố khách quan như sự phát triển kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, phân tích thực trạng giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc nước ta hiện nay theo hai hướng thành tựu và hạn chế. Đánh giá thành tựu và hạn chế tập trung chủ yếu vào các giá trị VH vật thể và các giá trị VH phi vật thể. Từ đó, tác giả chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và những vẫn đề đặt ra đối với việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc nước ta.

Thứ tư, luận án đưa ra một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS ở vùng này trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập khu vực và quốc tế.


Tiểu kết chương 1‌

VH đã và đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển. Điều đó từ lâu đã được các nhà nghiên cứu khoa học nhận thức đến. Đặc biệt, ngày nay, trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế thì vấn đề VH, BSVHDT càng được sự thu hút, quan tâm, chú ý của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau.

Luận án đã khái quát được một số công trình nghiên cứu của các tác giả thuộc các lĩnh vực khác nhau về bản chất, đặc trưng của VH, BSVH. Tuy có sự nhận diện VH là khác nhau về độ rộng hẹp của vấn đề, về thành tố, cấu trúc, đặc trưng của VH nhưng không có sự khác nhau về cái gốc, cái nền, cái tổng quát, cái đại thể của VH.

VH các DTTS nói chung và VH các DTTS vùng Đông Bắc nói riêng vô cùng phong phú và đa dạng, góp phần tạo nên một nền VH Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Do nhu cầu tồn tại và phát triển, từ lâu các DTTS đã xây dựng được nhiều giá trị VH truyền thống tạo nên BSVHDT. Trong số các giá trị đó, có những giá trị đã lỗi thời lạc hậu, nhưng cũng có nhiều giá trị tốt đẹp, đã phát huy tác động tích cực trong đời sống và tồn tại mãi với thời gian, nó đã tạo nên sức sống, giúp các DT vượt qua những thử thách cam go của lịch sử đề tồn tại và phát triển. Những giá trị đó đều được phản ánh trong những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực VH, VH dân gian và VH các DT, DT học,

... mà luận án đã khái quát và trình bày.

Luận án cũng đã trình bày được một số công trình của các tác giả đi sâu vào phân tích, mổ xẻ những biến động trong BSVH dưới tác động của quá trình mở của và hội nhập. Qua đó, các tác giả cũng đề xuất những giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS - sức mạnh nội sinh để các DTTS tồn tại và phát triển.

Thực tiễn luôn biến đổi, mặt khác trong lĩnh vực VH các DTTS nói chung và các DTTS vùng Đông Bắc nói riêng còn nhiều vấn đề cần được lý giải, đặc biệt dưới góc độ triết học. Do đó, luận án tiếp tục nghiên cứu vấn đề giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay dưới góc độ triết học.


Chương 2‌

LÝ LUẬN VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM‌


2.1. Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số

2.1.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa‌

VH là một hiện tượng xã hội, nó bao trùm, lan tỏa, thâm nhập, đan xen vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc tìm hiểu, nhận diện về VH diễn ra từ nhiều thế kỷ nay.

Ở phương Đông, một trong những trung tâm VH lớn là Trung Quốc, từ thời cổ đại, “văn hóa” có nghĩa ban đầu là những nét xăm mình nhằm nhận ra và phân biệt người này với người khác hay còn có ý nghĩa tôn giáo, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Theo Hán Tự, “văn” là đẹp, “hóa” là trở thành, cải biến; VH với nghĩa chung là làm cho cái gì đó, việc gì đó trở nên có ý nghĩa và có giá trị đối với con người. Sau đó, VH được hiểu là cách biểu thị chung của hai khái niệm “Văn trị” và “Giáo hóa”, tức là “VH ở đây là giáo hóa đối lập với vũ lực”[48;15]. Dùng “Văn trị” tức là dùng “cái đẹp” để giáo dục, cảm hóa con người.

Ở phương Tây, “VH là một từ gốc Latinh Colère với nghĩa khai khẩn, vỡ hoang đất đai..., sau trở thành cultura nghĩa là cày cấy, gieo trồng, chăm sóc.... Từ nghĩa vun trồng gắn với nghề nông, ngôn ngữ cultura dần thêm những nghĩa mới là vun trồng tinh thần, được hiểu là có học vấn, có giáo dục, sự mở mang trí tuệ tinh thần con người”[48; 15-16].

Đến thế kỷ XV - XVI, với sự xuất hiện và phát triển của khoa học, kỹ thuật, nhất là sáng tạo nghệ thuật, VH được quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố sáng tạo, phát minh. Trong phát minh, sáng chế, sáng tạo nghệ thuật, bản chất, vai trò của VH thể hiện đậm nét.

Mặc dù có mặt sớm trong đời sống ngôn ngữ ở cả phương Đông và phương Tây, tuy thế phải đến thế kỷ XVIII từ VH mới được sử dụng như thuật ngữ khoa học. Và từ đây, VH đã trở thành một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu, phân tích đề cập trong các ngành khoa học nhân văn: DT


học, xã hội học, sử học.... Khái niệm VH vì vậy cũng trở nên đa nghĩa, phong phú hơn. Tuy mấy thập kỷ vừa qua, do vị trí, vai trò của VH càng ngày càng được khẳng định trong đời sống nhân loại cũng như sự phát triển bền vững của các quốc gia, khái niệm VH ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, trở nên phổ biến và thâm nhập vào trong mọi hoạt động của con người và không thể tách rời trong tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội như: VH lao động, VH học đường, VH lãnh đạo, VH kinh doanh, VH giao thông, VH mạng, VH tiêu dùng....

Từ các góc độ tiếp cận khác nhau, các chuyên gia trong mỗi lĩnh vực đều muốn đưa ra định nghĩa của chính mình về khái niệm này. Do đó mà đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về VH. Những định nghĩa này bổ sung cho nhau góp phần làm giàu thêm tri thức của nhân loại về VH.

Qua rất nhiều định nghĩa về VH, khái quát lại khái niệm “văn hóa” được quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, VH là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử thông qua quá trình hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

Theo nghĩa hẹp, VH chỉ một mặt, một lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là đời sống tinh thần của xã hội, phân biệt đời sống VH với đời sống vật chất như kinh tế. Các lĩnh vực hoạt động cụ thể của đời sống con người như VH trong lĩnh vực sinh hoạt, trong đời sống tôn giáo, tâm linh, trong lễ hội, phong tục, tập quán, trong đạo đức, lối sống của cá nhân, cộng đồng, của một dân tộc….

VH được hiểu theo nghĩa hẹp, cũng thể hiện rõ trong cách khu biệt các lĩnh vực trong một xã hội như: Lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực xã hội, lĩnh vực VH.

Mỗi định nghĩa VH đều có tính hợp lý bởi đó là phạm trù rộng lớn, mà nhà khoa học khai thác nó trong các góc độ khác nhau nhưng nó giúp người ta hình dung được thế nào là VH, VH gồm những gì. Sự khác biệt là do cách tiếp cận, mục tiêu nghiên cứu. Nhưng tất cả đều thống nhất trên những vấn đề chung nhất, căn bản nhất được thể hiện ở các đặc trưng sau:

Thứ nhất, VH là đặc trưng riêng có của con người, là sản phẩm do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử lâu dài của mình, do đó, VH mang

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022