Nghiên Cứu Về Giữ Gìn, Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Vùng Đông Bắc‌

18


chính sách, các nhà nghiên cứu đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm phát triển VH ở vùng các DTTS.

Nghiên cứu cơ bản về VH từng DT là một hướng nghiên cứu lâu dài của DT học và nhiều bộ môn khoa học xã hội và nhân văn. Qua các công trình nghiên cứu, những đặc trưng cơ bản về lịch sử, kinh tế, xã hội, VH của các DT được làm sáng tỏ, tiêu biểu là các tác phẩm: “Sơ lược giới thiệu các nhóm Tày - Nùng - Thái ở Việt Nam”[83] của nhóm tác giả Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn; “Người Dao ở Việt Nam”[35] của Bế Viết Đẳng và nhiều tác giả; “Văn hóa Tày - Nùng”[82] của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư; “Văn hóa tín ngưỡng Tày, Nùng” [76] do tác giả Vũ Ngọc Khánh chủ biên; “Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỷ XX”[119] của tập thể các tác giả; “Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng”[172] của tác giả Nguyễn Thị Yên; “Văn hóa dân gian Tày, Nùng ở Việt Nam”[126] của tác giả Hà Đình Thành. Nhìn chung, các công trình kể trên một mặt đã làm sáng rõ một phần về thực trạng kinh tế, xã hội và VH của các DT, mặt khác đã từng bước đi sâu tìm hiểu, khám phá các đặc trưng, BSVH từng DT, nhất là các DTTS đông, trình độ phát triển xã hội tương đối cao, có ảnh hưởng đối với các DT láng giềng như DT Tày, Nùng cư trú ở vùng thung lũng Đông Bắc, DT Mông, Dao cư trú ở vùng rẻo cao Đông Bắc, từ đó đặt ra những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu lý giải.

Vùng Đông Bắc nước ta là nơi tập trung nhiều thành phần DTTS và có nền VH đa dạng, đậm đà bản sắc của các DTTS nên từ lâu đã thu hút sự quan tâm chú ý nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở nhiều góc độ và mức độ nghiên cứu khác nhau. Có những cuốn sách được viết trên cơ sở sưu tầm, biên soạn thông qua đó giới thiệu cho người đọc những nét khát quát, cơ bản nhất các nền VH đa dạng, độc đáo của các DTTS ở vùng này. Tiêu biểu là cuốn sách “Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc Việt Nam”[96] của tác giả Hoàng Nam. Tác giả đã nghiên cứu môi trường địa lý tự nhiên và môi trường lịch sử nhân văn cho sự hình thành và phát triển VH truyền thống của các DT vùng

19


Đông Bắc; nghiên cứu những đặc trưng VH truyền thống, thể hiện qua VH vật thể, VH phi vật thể và nghiên cứu những nhân tố VH mới, cùng xu hướng phát triển của VH vùng Đông Bắc trong những thập kỷ tới.

Cuốn sách này phân tích những nét khái quát nhưng tiêu biểu về VH các DT ở vùng Đông Bắc, đặc biệt là những nét VH độc đáo, đa dạng của các DTTS ở vùng này. Điều đó cũng phản ánh những tiềm năng về thiên nhiên, về con người và đặc biệt là về VH của các DTTS trên con đường phát triển.

Cuốn sách “Đông Bắc - vùng đất, con người”[107] nằm trong bộ sách “Văn hóa các vùng miền” của nhà xuất bản Quân đội nhân dân, cung cấp thông tin tổng quát về khu vực Đông Bắc của nước ta với sự đa dạng của VH truyền thống các DT, với nhiều danh lam thắng cảnh phong phú mà thiên nhiên ban tặng và với sự đổi thay vươn dạy mạnh mẽ của một vùng kinh tế mới. Đặc biệt, những di tích thắng cảnh nổi tiếng, những nét đẹp trong VH dân gian được đề cập tới giúp cho bạn đọc hiểu thêm về vùng đất và con người vùng Đông Bắc - khu vực đang hòa mình vào sự chuyển nhịp sôi động mà vẫn giữ được nhiều giá trị bản sắc truyền thống của DT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Song song với việc giới thiệu VH các DTTS, nhiều nhà khoa học đã đi sâu vào phân tích những giá trị VH đậm đà bản sắc của các DTTS vùng Đông Bắc như: “Văn hóa ẩm thực các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc”[116] của Dương Sách - Dương Thị Đào - Lã Vinh. Thông qua cuốn sách này, BSVH các DTTS vùng Đông Bắc được biểu hiện ra qua sắc thái VH cụ thể, đó là VH ẩm thực. Đây là giá trị VH vật chất vô cùng độc đáo, đa dạng. Đặc biệt, qua VH ẩm thực, ta thấy được sự đa dạng thông qua những món ăn theo phong tục gắn với những ngày lễ, tết với kỹ thuật chế biến tỉ mỉ, khéo léo và những món ăn hàng ngày của đồng bào các DTTS nơi đây. Những nét VH này phần nào phản ánh nguồn gốc lịch sử, điều kiện tự nhiên, đời sống vật chất của đồng bào các DTTS ở vùng này.

Thực tiễn cho thấy, xã hội luôn vận động, thay đổi và phát triển. Trong xã hội ngày nay, vận động, thay đổi và phát triển của xã hội càng ngày càng diễn ra

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 4

20


nhanh hơn, mạnh hơn, sâu sắc và toàn diện hơn. Trong bối cảnh đó, VH của tộc người nói chung và VH mưu sinh nói riêng cũng thay đổi để thích ứng. Cùng với nghiên cứu VH các cộng đồng tộc người, việc điều tra, nghiên cứu về VH mưu sinh của các cộng đồng ấy ở những thời điểm nhất định là công việc cần thiết. Do đó, cuốn sách “Văn hóa mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam”[10] của tác giả Trần Bình chẳng những góp phần hiểu biết toàn diện hơn về VH tộc người, mà còn thu thập được các dữ liệu cần thiết cho việc tìm hiểu sự thay đổi, thích ứng của các cộng đồng trong các giai đoạn của lịch sử. Cũng như các thành tố khác của VH tộc người, VH mưu sinh có thể cung cấp các dữ liệu quan trọng trong việc tìm hiểu nguồn gốc, quá trình tộc người, quá trình thiên di, ảnh hưởng VH … của các tộc người cụ thể. Từ đó có thể giúp các nhà hoạch định và thực thi các chính sách hỗ trợ, phát triển, cụ thể là các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tính chiến lược cho từng tộc người, từng khu vực lãnh thổ cụ thể.

Ngoài các công trình nghiên cứu về VH các DTTS vùng Đông Bắc nói chung, còn có các cuốn sách, luận án đi sâu vào giới thiệu các giá trị VH độc đáo của một tộc người cụ thể trong phạm vi toàn vùng. Đặc biệt, ở vùng thung lũng Đông Bắc, VH các DT Tày, Nùng nổi lên như là VH tiêu biểu của vùng nên hai DT này từ lâu đã thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Tiêu biểu là luận án tiến sĩ Lịch sử “Trang phục cổ truyền của người Nùng ở Đông Bắc Việt Nam”[4] của Lê Văn Bé; luận án tiến sĩ Nhân học “Truyền thống và biến đổi trong tập quán ăn uống của người Tày vùng Đông Bắc Việt Nam”[17] của Ma Ngọc Dung; cuốn sách “Nhà sàn truyền thống của người Tày vùng Đông Bắc Việt Nam”[18] của tác giả Ma Ngọc Dung. Các công trình này đã nghiên cứu VH vật chất của các DTTS, trước hết thể hiện trên các phương diện ăn uống, nhà ở, trang phục, dụng cụ sinh hoạt, công cụ sản xuất.... Trong VH vật chất, thường được các nhà DT học gọi là “VH đảm bảo đời sống”, ta thấy ở đây vừa là sự thể hiện của trình độ phát triển sức sản xuất của xã hội, vừa là kết tinh những nét đặc thù của mỗi DT trong điều kiện


môi trường và xã hội nhất định. Bên cạnh những giá trị truyền thống trong trang phục, kiến trúc nhà ở, trong tập quán ăn uống, tác giả luận án, cuốn sách đã chỉ ra sự biến đổi trong các giá trị ấy dưới tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Trong đời sống tinh thần, các hình thức tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục và lễ hội cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý. Đặc biệt là những thập kỷ gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, các hình thức trên có chiều hướng phục hồi và phát triển. Do vậy, bên cạnh những mặt tích cực, nhiều truyền thống tốt đẹp và sắc thái VH độc đáo được phục hồi, làm phong phú đời sống VH cơ sở, BSVH các DT được giữ gìn và phát huy thì cũng có không ít các tệ nạn và tiêu cực có cơ hội trỗi dậy làm phương hại đến thuần phong mỹ tục của các DT. Hơn thế nữa, đây là lĩnh vực nghiên cứu rất nhạy cảm, chứa đựng nhiều truyền thống VH lâu đời, BSVH của DT lại biến đổi không ngừng, luôn cập nhật với đời sống hiện đại. Thí dụ, các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng, các nghi lễ cưới xin, ma chay, lễ hội của các DTTS không chỉ riêng các nhà khoa học mà cả các nhà quản lý xã hội từ trung ương đến địa phương cũng quan tâm để tìm ra các giải pháp hữu hiệu. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu theo hướng này như: “Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang”[52] do Phạm Quang Hoan, Đào Đình Quý (chủ biên), “Các dân tộc ở Hà Giang”[23] do Lê Duy Đại, Triệu Đức Thanh (chủ biên), “Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Lạng Sơn”[109], luận án tiến sĩ Lịch sử của Hoàng Văn Páo; “Tang ma của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên”[100], luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử của Nguyễn Thị Ngân; “Nét đẹp văn hóa xứ Lạng ”[1] của tác giả Đặng Thế Anh; “Ứng xử của người Dao đỏ ở Sa Pa trong việc cư trú, khai thác và bảo vệ rừng, nguồn nước”[53] của tác giả Phạm Công Hoan; “Văn hóa truyền thống dân tộc Tày ở Tuyên Quang”[124] do Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên).

Những cuốn sách, luận án trên đã khái quát bức tranh VH, tín ngưỡng


đậm đà BSVH của các tộc người Dao, Tày, Nùng ở một địa phương cụ thể thuộc vùng Đông Bắc. Với đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện cư trú và lịch sử hình thành, các DTTS đã xây dựng hệ thống VH tinh thần độc đáo, đậm đà BSVHDT, đó là một kho tàng văn học và nghệ thuật dân gian phong phú, những hình thức lễ hội, tín ngưỡng phong phú, đa dạng, cách ứng xử biểu hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong quá trình mưu sinh của đồng bào các DTTS. Điều đó giúp cho các nhà quản lý ở địa phương có căn cứ khoa học cho việc đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những mặt tích cực trong VH truyền thống của các DT ở địa phương mình, góp phần xây dựng đời sống VH mới ở cơ sở.

Các công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về VH các DTTS, đặc trưng VH vùng các DTTS thông qua các sắc thái biểu hiện của nó như ngôn ngữ, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, VH nghệ thuật, tri thức bản địa đến việc ăn, mặc, ở, đi lại.... Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì các sắc thái VH này đang có xu hướng biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Do đó, không chỉ riêng các nhà khoa học mà cả các nhà quản lý xã hội từ trung ương đến địa phương cũng quan tâm để tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những biểu hiện tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong VH các DTTS.

Các sách, bài viết, luận án, luận văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá BSVH các DTTS vùng Đông Bắc từ rất nhiều góc tiếp cận khác nhau làm cho kho tàng VH của các DTTS vùng Đông Bắc trở nên ngày càng phong phú, có giá trị hơn. Bên cạnh những cuốn sách có tính chất sưu tầm, biên soạn, ghi chép lại một cách hệ thống các giá trị VH của các DTTS ở mức độ khái quát ở phạm vi rộng hơn như VH vùng, miền thì còn có những cuốn sách, luận án nghiên cứu chuyên sâu, phân tích những giá trị VH đậm đà bản sắc của một DTTS thuộc phạm vi một tỉnh. Đặc biệt, có những công trình

23


nghiên cứu đã đề cập đến sự biến đổi của BSVH các DTTS dưới tác động của quá trình hội nhập. Chúng cung cấp cơ sở khoa học cho việc khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết phải đề ra những giải pháp giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS trong quá trình phát triển hiện nay.

1.1.2. Nghiên cứu về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc‌

Từ việc nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của VH, BSVH trong quá trình phát triển, các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã đi đến khẳng định cần thiết phải giữ gìn và phát huy BSVHDT trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế. Điều này đã được phản ánh rõ trong các bài viết được tập hợp lại trong cuốn “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - vai trò của nghiên cứu và giáo dục”[120]. Cụ thể đó là các bài viết sau:“Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”[120;13] của tác giả Nguyễn Thế Nghĩa; “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh kinh tế hàng hóa và thị trường”[120;69] của tác giả Cao Tự Thanh; “Nghĩ về cơ sở thực tiễn cho việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay”[120;125] của tác giả Trần Thị Thu Lương; “Công tác nghiên cứu và giáo dục trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”[120;140] của tác giả Phạm Hữu Mý; “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa”[120;152] của tác giả Nguyễn Quốc Hùng; “Vài suy nghĩ về hiện trạng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”[120;172] của tác giả Truyện Thị Thùy Trang; “Mấy suy nghĩ về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong lĩnh vực giáo dục”[120;191] của tác giả Nguyễn Văn Thức; “Vài suy nghĩ về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”[120;209] của tác giả Trần Bình Minh; “Nghiên cứu để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”[120;221] của tác giả Đặng Văn Thắng. Các bài viết trên đều đưa ra những quan điểm riêng về VH, BSVH và lý luận

24


tại sao cần phải giữ gìn và phát huy BSVHDT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Từ đó, các tác giả đã đưa ra những giải pháp mang tính tổng quát nhằm giữ gìn và phát huy BSVHDT trong điều kiện mới. Cuốn sách “Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”[112] do Trần Quang

Phúc biên soạn trên cơ sở tập hợp, chọn lọc từ các nguồn tài liệu khác nhau. Cuốn sách tập trung giải quyết các vấn đề lý luận về VH, BSVHDT, tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy BSVHDT, những giá trị VH cần phải giữ gìn. Từ đó, cung cấp cho độc giả bức tranh toàn cảnh về nền VH Việt Nam với những giá trị đậm đà BSDT.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu, các sách viết về VH các DTTS, đặc biệt VH các DTTS vùng miền núi phía Bắc, còn có luận án, bài báo nghiên cứu về VH và việc giữ gìn và phát huy BSVH ở vùng này như: Luận án tiến sĩ triết học“Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”[73] của Hoàng Thị Hương. Luận án góp phần làm rõ hơn quan niệm về BSVHDT từ cách tiếp cận của triết học thông qua phân tích một số vấn đề phương pháp luận, khái niệm, cấu trúc phương thức biểu hiện. Luận án cũng có những đánh giá, phân tích về BSVH của các DTTS ở miền núi phía Bắc thông qua các phương thức biểu hiện của nó trong đời sống xã hội như: phong tục tập quán, ngôn ngữ, trang phục, kiến trúc nhà ở, VH ẩm thực, tri thức bản địa, kho tàng văn học nghệ thuật dân gian… biểu hiện cách thức tư duy, lối sống, lý tưởng thẩm mỹ và phản ánh chiều sâu thế giới quan, nhân sinh quan của các DTTS ở miền núi phía Bắc nước ta. Trên cơ sở phân tích thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS ở miền núi phía Bắc hiện nay, luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết mối quan hệ này ở miền núi phía Bắc. Đây là nguồn tài liệu hữu ích cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả nghiên cứu sâu hơn việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc.


Bài báo “Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở miền núi - dân tộc thiểu số”[147] của Bùi Xuân Trường, trên cơ sở phân tích những biến đổi trong các sắc thái biểu hiện của BSVHDT dưới tác động của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở miền núi, tác giả đã nêu ra một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy BSVHDT ở vùng này.

Ngoài ra, còn có một số bài được đăng trên các tạp chí như: “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại”[80] của tác giả Lương Quỳnh Khuê, “Gắn phát triển con người Việt Nam hiện đại với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”[143] của tác giả Đặng Hữu Toàn, “Việc giữ gìn và phát huy “bản sắc dân tộc”, “bản sắc văn hóa””[81] của Đỗ Nam Liên, “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam trước tác động của toàn cầu hóa”[150] của tác giả Nguyễn Đình Tường, “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế”[72] của Hoàng Thị Hương. Các bài viết này đã đề cập đến BSVHDT ở các góc độ khác nhau như: VH học, DT học, triết học... nhưng đều có điểm chung là chỉ ra những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, của hội nhập quốc tế đến BSVHDT. Qua đó, các tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần xây dựng chiến lược giữ gìn và phát huy BSVHDT Việt Nam hiện nay.

Giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc cũng được các nhà khoa học đề cập đến ở những mức độ khác nhau. Có công trình nghiên cứu nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy một sắc thái biểu hiện nào đó của BSVHDT. Có công trình nghiên cứu nhằm giữ gìn và phát huy BSVH của một DTTS cụ thể ở một tỉnh thuộc vùng Ðông Bắc. Tiêu biểu là công trình “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ văn hóa một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc”[84] do Nguyễn Văn Lộc (chủ biên) đã trình bày cơ sở lí luận của việc bảo tồn và phát triển VH, ngôn ngữ một số DTTS ở Việt Bắc. Đánh giá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022