Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 8


Các DT sống ở vùng rẻo cao với lối sống du canh, du cư như DT H’Mông, Dao thì kiến trúc nhà ở truyền thống của họ thường là những nhà ở đơn giản, tạm bợ như nhà nền đất phên vách nứa, nhà sàn tre nứa lá. Ngôi nhà thông thường của đồng bào là nhà ba gian hai mái. Mái nhà lợp bằng cỏ gianh. Nhà có hai cửa ra vào: một cửa chính mở ở gian giữa, phía trước nhà; một cửa phụ ở mở gian cạnh, phía sau nhà. Đối với các DT (H’Mông, Dao) đã định canh, định cư thì họ làm nhà trình tường với kiến trúc độc đáo bởi hàng rào đá được xếp bao quanh ngôi nhà.

Một đặc điểm chung trong kiến trúc ngôi nhà truyền thống của đồng bào vùng thấp và đồng bào các DT vùng cao đều được xây dựng theo kết cấu có bộ khung chịu đỡ toàn bộ trọng lực của ngôi nhà. Bộ khung này làm hoàn toàn bằng nguyên liệu gỗ quý được lựa chọn cẩn thận, kỹ lưỡng. Cách thức sử dụng không gian trong ngôi nhà của đồng bào các DTTS nơi đây phụ thuộc vào tập quán của từng DT, tuy nhiên đều có những điểm chung nhất định bởi chịu sự chi phối bởi các yếu tố tâm linh, tín ngưỡng. Kiến trúc nhà ở của các DTTS vùng Đông Bắc cho thấy thế giới quan, nhân sinh quan, cách thức tư duy, lối sống, lý tưởng thẩm mỹ của mỗi DT, điều đó được thể hiện qua cách chọn đất, hướng đất để dựng nhà, hình thù mái nhà, cách bố trí không gian trong ngôi nhà…. Cụ thể, xuất phát từ quan niệm về một thế giới đa thần, vạn vật hữu linh mà ngay khi chọn đất, làm nhà, đồng bào các DTTS nơi đây đều tiến hành các nghi lễ cúng thổ công nhằm chọn được chỗ đất đẹp để dựng nhà; khi chọn được nguyên liệu cũng tiến hành cúng thần rừng để báo cáo vì e sợ sự trừng phạt của các vị thần đối với gia chủ. Hướng nhà được đồng bào chọn chủ yếu dựa vào núi, mặt hướng ra phía nam để đón ánh nắng mặt trời ấm áp cũng như đón khí dương vào nhà để tiếp thêm năng lượng, sinh khí để mọi thành viên trong gia đình luôn được khỏe mạnh. Vật liệu dựng nhà đều được khai thác từ thiên nhiên và được lựa chọn cẩn thận: Chọn cây không được cụt ngọn vì nếu dựng nhà phải cây cụt ngọn thì khác gì nhà không có nóc (không có tôn ti trật tự), cây sâu gốc thì không vững bền cũng như gia chủ không được khỏe mạnh. Lối tư duy, suy nghĩ chân thật, giản dị này cũng chứa đựng nhiều tính triết lý nhân sinh. Bởi không đơn thuần chỉ dựng ngôi nhà để ở, mà nó còn liên quan đến cả cuộc sống sau này của các thành viên

51


trong gia đình. Ngôi nhà với bộ khung chịu lực được đan kết bởi các cây thẳng, không sâu gốc được ví như người đàn ông khỏe mạnh - trụ cột của gia đình, tượng trưng cho khí dương; cầu thang đi lên ngôi nhà sàn của người Tày, Nùng được kết cấu 9 bậc, tượng trưng cho 9 vía của người phụ nữ. Trong nghi thức vào nhà mới của người Dao cũng biểu thị sự kết hợp của âm và dương như nghi thức đốt lửa vào nhà mới phải do một người đàn ông và một người đàn bà, một người mang mệnh thủy, một người mang mệnh hỏa là người đốt lửa. Quan niệm này phải chăng chịu ảnh hưởng của Thuyết âm dương (vạn vật trong trời đất được sản sinh nhờ sự kết hợp của hai khí âm và dương).

Trang phục truyền thống: Trang phục truyền thống của các DTTS vùng Đông Bắc vô cùng phong phú và đa dạng, mỗi DT đều có trang phục truyền thống với các loại màu sắc, kiểu dáng và trang sức đi kèm đặc trưng riêng cho DT mình. Cũng như kiến trúc nhà ở truyền thống, trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS nơi đây phản ánh điều kiện tự nhiên và tập quán sinh sống của từng DT. Đối với các DT sống ở vùng thung lũng như DT Tày, Nùng, Giáy, trang phục tương đối giản dị, chân phương với màu sắc chủ đạo là màu chàm, nguyên liệu từ bông do chính đồng bào tự trồng bông dệt vải. Còn ngược lại, các DT sống ở vùng rẻo cao như DT H’Mông, Dao, Pà Thẻn thì quần áo rực rỡ sắc màu, cắt may cầu kỳ, thêu thùa sặc sỡ, họa tiết công phu và kèm theo nhiều vật trang trí, trang sức đa dạng.…

Những bộ trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc ngoài chức năng che chở cơ thể, bảo vệ cơ thể con người khỏi những tác động bất lợi của tự nhiên, còn là phương tiện làm đẹp cho con người. Quần áo với màu sắc, kiểu dáng và hoa văn trang trí là phương tiện thể hiện tài năng, sự khéo léo và thị hiếu thẩm mỹ của mỗi DT, thể hiện BSVHDT đậm nét.

Ẩm thực truyền thống: Là cư dân miền núi làm nghề trồng trọt và chăn nuôi theo lối tự cung, tự cấp nên đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc nước ta sử dụng nguồn thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật rất phong phú, bao gồm động vật chăn nuôi trong gia đình và động vật do săn bắn được; các loại rau trồng và cả các loại rau thu hái được trong tự nhiên. Nguồn thực phẩm đa dạng nên đòi hỏi cách chế biến cũng rất đa dạng tạo nên nhiều món ăn truyền thống đậm đà bản sắc DT, mang đậm nét đặc trưng của vùng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Về lương thực, từ gạo tẻ, ngoài để nấu cơm các DT còn chế biến làm bánh tẻ, làm bún, làm bánh cuốn hay nấu cháo loãng húp thay cho nước uống. Gạo nếp được chế biến thành xôi với đủ các màu sắc: xanh, đỏ, vàng, đen, ngoài ra còn để chế biến các loại bánh chưng, bánh dày, bánh gai, bánh chuối, bánh rợm, bánh tro, bánh trôi, bánh khảo.

Các DT sống ở vùng rẻo cao với nguồn lương thực chủ yếu là lúa nương và ngô thì đồng bào chế biến thành món mèn mén. Thực phẩm cũng vô cùng phong phú và đa dạng cả về cách thức chế biến như món khau nhục (của DT Nùng) được chế biến từ thịt lợn; thịt quay (lợn quay, vịt quay cả con); canh thịt gà nấu với gừng, nghệ, món thắng cố của DT H’Mông; món thịt lợn ướp chua, món cháo chua của người Dao…. Do hoàn cảnh sống ở miền núi, tiện nghi sinh hoạt còn thiếu thốn, xa chợ búa nên đòi hỏi các DTTS phải có cách thức bảo quản thực phẩm để ăn quanh năm, vì vậy đồng bào dù sống ở vùng thung lũng hay vùng rẻo cao cũng đều có những cách thức bảo quản thực phẩm rất độc đáo như ướp muối phơi khô, sấy khô hoặc ngâm trong nước muối hay trong nước mỡ lợn. Sự đa dạng, độc đáo trong các món ăn truyền thống cũng như cách bảo quản thực phẩm thể hiện sự đảm đang, khéo léo, tinh tế và sự thích ứng với điều kiện vùng miền của đồng bào DTTS nơi đây.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 8

Công cụ lao động, sản xuất, sinh hoạt: Chính sự đa dạng trong địa hình vùng Đông Bắc mà đã quy định sự đa dạng trong các công cụ lao động, sản xuất của các DTTS ở vùng này. Điều đó chứng tỏ sự thông minh, sáng tạo, sự linh hoạt thích nghi với những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau. Với những vùng thung lũng - nơi của những cánh đồng lúa nước, để sản xuất đồng bào sáng tạo ra những chiếc cày, bừa, cuốc, mai để làm đất, chiếc dao, chiếc rìu để phát quang đồi núi trồng các cây họ đỗ, ngô, bí…. Với những vùng cao, nhiều núi đá, để canh tác thuận lợi, họ cũng nghiên cứu rèn những chiếu cuốc, chiếc thuổng, dao, dìu, búa phù hợp với canh tác nương rẫy. Đặc biệt, sự sáng tạo ra chiếc thuổng và chiếc gậy chọc lỗ tra hạt được coi là sự phát minh sáng tạo phù hợp với địa hình có nhiều núi đá vôi. Các phương tiện vận chuyển như gùi để khoác sau lưng đã giúp đồng bào các DTTS vận chuyển dễ dàng trong địa hình dốc đá.

Tóm lại, các giá trị VH vật thể của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc


được sáng tạo bắt nguồn từ cơ sở tồn tại xã hội, đó chính là điều kiện địa lý, môi trường tự nhiên vùng Đông Bắc có những yếu tố đan xen, vừa có núi cao, sông dài, vừa có những thung lũng với những cánh đồng màu mỡ…. Tất cả các giá trị VH vật thể được tạo nên từ sự kết hợp giữa các nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên với sự chăm chỉ, cần cù, khéo léo của đôi bàn tay và sự sáng tạo, giàu trí tưởng tượng của khối óc để tạo nên những ngôi nhà với những nét kiến trúc độc đáo, những bộ trang phục với kiểu dáng và những họa tiết hoa văn đặc sắc, những món ăn với cách chế biến tinh xảo và đặc biệt là hệ thống công cụ lao động, sản xuất độc đáo phù hợp với từng điều kiện địa hình khác nhau, thể hiện khả năng ứng phó với môi trường tự nhiên một cách linh hoạt.

* Những biểu hiện của BSVH trong VH phi vật thể.

VH phi vật thể của các DTTS vùng Đông Bắc được thể hiện thông qua ngôn ngữ, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, lễ hội, tri thức bản địa và nghệ thuật dân gian.

Ngôn ngữ: Mỗi một DTTS vùng Đông Bắc nước ta đều có một ngôn ngữ riêng - ngôn ngữ tộc người. Chính ngôn ngữ này là phương tiện giao tiếp trong nội bộ của DT. Ngoài ra, đồng bào các DTTS nơi đây còn giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ chung của cả vùng như: ở vùng thung lũng, do DT Tày, Nùng chiếm số đông (88%) dân số toàn vùng, mặt khác tiếng Tày và tiếng Nùng lại rất gần nhau cả về ngữ âm, từ vựng và cả cú pháp nên trong quá trình giao tiếp ở trong vùng này, tiếng Tày và tiếng Nùng từ lâu đã trở thành tiếng phổ thông trong vùng, được các DT khác sử dụng làm phương tiện giao tiếp chung cho toàn vùng. Ở vùng cao, do số lượng dân cư DT H’Mông đông và cư trú trải rộng hầu hết vùng rẻo cao Đông Bắc nên tiếng nói của DT này đã được các DT khác sử dụng làm công cụ giao tiếp chung của cả vùng trong việc mua bán, việc liện quan đến hành chính nhà nước, việc học hành.… Mặc dù các DTTS vùng Đông Bắc giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ của DT mình hay ngôn ngữ vùng nhưng vẫn có sự liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ quốc gia (Tiếng Việt) điều đó góp phần tạo nên một nền VH thống nhất trong đa dạng.

Phong tục tập quán.

Đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc có hệ thống phong tục, tập quán


phong phú, đang dạng. Mỗi một DT đều có những phong tục, tập quán riêng phản ánh đặc điểm lịch sử cũng như môi trường cư trú của tộc người. Đó là những tập quán liên quan đến hoạt động sản xuất - biểu hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên đậm nét thông qua các tri thức sản xuất nông nghiệp như tập quán canh tác “thổ canh hốc đá” - một tập quán canh tác riêng thích ứng với điều kiện tự nhiên vùng núi đá. Đây là kỹ thuật canh tác truyền thống và khá độc đáo ở những nơi có diện tích đá nhiều hơn đất ở vùng cao Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn…. Để có đất sản xuất, đồng bào đã gùi từng gùi đất lấp đầy các hốc đá để trồng cây lương thực mà chủ yếu là ngô. Tập quán sản xuất này thể hiện sức sống mạnh mẽ, tinh thần giữ đất, giữ làng, dù khó khăn đến đâu, các DT vẫn tìm tòi sáng tạo, duy trì cuộc sống, từng bước vươn lên xoá đói, giảm nghèo.

Phong tục tập quán liên quan đến chu kì đời người như sinh nở, cưới xin, tang ma, … cũng hết sức đa dạng, phản ánh những giá trị nhân văn trong ứng xử giữa con người với nhau trong xã hội.

Tập quán sinh đẻ và nuôi dậy con cái: Phụ nữ các DT Tày, Nùng, Mông, Dao khi mang thai và sinh nở đều có những kiêng kị rất tốt cho thai phụ như kiêng làm việc nặng, kiêng ăn những đồ lạ, kiêng sát sinh và tham gia vào những hoạt động gây căng thẳng thần kinh.… Được người thân chăm sóc cẩn thận, chu đáo, bồi bổ. Khi sinh nở cũng được gia đình nội ngoại hai bên cùng chăm nom cho cả bà mẹ và đứa nhỏ. Đứa trẻ được đầy tháng cũng được gia đình làm lễ cúng mụ. Trong quá trình nuôi dậy đứa trẻ, đồng bào thường sử dụng phương pháp truyền khẩu thực hành, trực tiếp truyền dạy cho đứa trẻ các phương pháp làm ăn ngay và những phong tục tập quán, những cách ứng xử trong cộng đồng ngay từ khi còn nhỏ. Với trình độ dân trí thấp, hạn chế nhiều khả năng mà trong tập quán sinh đẻ và nuôi dạy con cái của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc chứa đựng nhiều hạt nhân hợp lý, biểu hiện mối quan hệ ứng xử rất nhân văn giữa mọi người với nhau.

Tục lệ cưới xin: Những đôi trai gái đồng bào DTTS được tự do tìm hiểu và yêu thương nhau, quen nhau trong những ngày hội xuân, những ngày lễ tết, họ ưng nhau thì về báo cáo với bố mẹ để chọn ngày lành tháng tốt cử hành lễ


cưới. Lễ cưới được tiến hành nhiều bước để có dịp để hai bên gia đình có cơ hội giao lưu, hiểu nhau hơn. Trong đám cưới còn có sự tham gia của âm nhạc rất vui nhộn, là sự đối đáp nhau giữa hai bên gia đình thông qua điệu hát Cỏ lẩu (hát quan lang), đối với đồng bào Dao còn có nghi thức dạy bảo dâu khi mới về nhà chồng….

Lễ sinh nhật: Khi cha mẹ lớn tuổi, đối với đồng bào Mông, Dao (trên 40 tuổi), Đồng bào Tày, Nùng (trên 50 tuổi) được con cái tổ chức sinh nhật hay mừng thọ vào ngày sinh của cha mẹ. Đây là cách báo hiếu của con cái đối với cha mẹ. Quan niệm của đồng bào đến tuổi ngoài 40, ngoài 50 mới tổ chức sinh nhật hay mừng thọ vì khi đó con cái đã lớn và có điều kiện để báo hiếu bố mẹ. Đây là phong tục rất tốt đẹp, nó giáo dưỡng con người từ ý thức đến hành động đều hướng về cội nguồn, hướng đến các giá trị nhân văn.

Tang ma: Đạo hiếu của đồng bào các DTTS không chỉ biểu hiện thông qua các mối quan hệ trong cuộc sống thường nhật, thông qua việc báo hiếu trong lễ sinh nhật mà còn được biểu hiện đậm nét trong tang ma. Đó là những nghi thức của người sống dành cho người quá cố để cầu mong linh hồn người quá cố sớm trở về với tổ tiên. Đối với đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc, thủ tục tang ma được tiến hành rất nghiêm ngặt và bắt buộc phải có sự tham gia của đội ngũ các thầy Tào (thầy cúng) với những nghi thức mang đậm màu sắc của Đạo giáo. Trong tang ma hội tụ đủ các yếu tố nghệ thuật diễn xướng, âm nhạc, hội họa và bao trọn mối quan hệ giữa người sống với người sống, giữa người sống với người đã mất thông qua các thủ tục trong tang ma.

Tóm lại, thông qua các phong tục tập quán của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc, các giá trị nhân văn được biểu hiện đậm nét. Lối sống chân thật, giản dị nhưng giàu lòng nhân ái, sự đoàn kết, giúp đỡ nhau trong đời sống kinh tế cũng như đời sống tinh thần là những nét VH chủ đạo trong đời sống của đồng bào tồn tại qua bao thế hệ đến nay.

Tín ngưỡng, tôn giáo: Do hoàn cảnh lịch sử thường xuyên phải thiên di, do sự áp bức bóc lột của thế lực nhà Hán nên khi dư cư vào vùng Đông Bắc Việt Nam và cư trú ở vùng rừng núi có địa thế khó khăn, hiểm trở cùng với môi trường tự nhiên không thuận lợi, hoạt động kinh tế khó khăn…. Đó


chính là cơ sở để đồng bào tin vào số phận, tin vào lực lượng siêu nhiên dẫn đến tín ngưỡng, tôn giáo.

Đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc đều thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng liên quan đến cộng đồng, tín ngưỡng liên quan đến tự nhiên, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất và tín ngưỡng liên quan đến vòng đời người… tạo nên hệ thống tín ngưỡng đa dạng, phong phú.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng, một tập tục truyền thống có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của DT Việt Nam nói chung và các DTTS vùng Đông Bắc nói riêng. Bàn thờ thường được đặt trang trọng ở chính giữa ngôi nhà, trong đó phía cao nhất là thờ Phật, thờ Khổng và thờ Đạo giáo. Đồng bào thường thờ cúng tổ tiên vào những ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, ngoài ra còn được thờ cúng vào các dịp lễ, tết. Một mặt, thể hiện sự tưởng nhớ về những người đã khuất, mặt khác đó là thể hiện sự thành kính, cầu mong tổ tiên che chở, phù hộ độ trì cho các thành viên trong gia đình bình an, may mắn.

Tín ngưỡng liên quan đến cộng đồng: Ngoài thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ, đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc còn có một số tín ngưỡng chung của cộng đồng: Trong phạm vi thôn bản, người Tày thờ thổ công (Cốc bản), thổ địa, thờ các vị thánh trong vùng mà họ gọi là thấn (thần), đây là các vị thần chung của bản, mường, là người bảo vệ cho làng bản, mùa màng (có nhiều cách gọi tên các vị thần bản, mường như: Mường Pha Hán, Man Phia Tiên, Nàng tiên chúa Ngọc Cần...). Các vị thần chung của cộng đồng được người Nùng cúng lễ vào dịp tết Nguyên đán và mùa xuân hàng năm. Người Dao có tục thờ Bàn Hồ là nhân vật huyền thoại, được coi là thủy tổ của dân tộc Dao, được nhắc tới trong truyện kể dân gian, thần tích và các truyện thơ. Giống như thần núi Tản Viên của người Mường, Bàn Hồ hay Bàn Vương của người Dao ngoài việc được thờ trong các gia đình, dòng họ còn được thờ chung ở các đền thờ công cộng của bản, mường.

Tín ngưỡng liên quan đến tự nhiên: Đồng bào các DTTS ở khu vực miền núi phía Bắc hiện vẫn còn tôn thờ rất nhiều các hiện tượng tự nhiên. Người Mông, người Nùng, người Tày... ở một số địa phương trong khu vực thờ thần rừng với những truyền thuyết cổ xưa về sự linh thiêng của những khu


rừng cấm, rừng thiêng và hiện vẫn còn những khu rừng cấm có địa thế đẹp trong bản, mường với những quy định “bất khả xâm phạm” cùng lễ hội cúng thần rừng độc đáo được tổ chức hàng năm.

Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất: Đa phần các DTTS vùng Đông Bắc đều sinh sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi. Vì vậy các loại hình tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp có mặt trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của hầu hết đồng bào. Người Tày, người Nùng, người Dao... đều tin vạn vật có linh hồn, tin có các vị thần hỗ trợ cho mùa màng sản xuất, vì vậy, hàng năm, vào mùa xuân (trước vụ mùa sản xuất), đồng bào các DT nói trên đều có những nghi lễ xuống đồng (còn gọi là lễ hội Lồng Tồng, lễ cầu mùa) nhằm cầu xin thần linh phù hộ cho một mùa màng thuận lợi, bội thu, vạn vật phong đăng, phồn thực.

Tín ngưỡng liên quan đến vòng đời: Nghi lễ vòng đời là những nghi lễ thể hiện tín ngưỡng liên quan đến cá nhân con người từ khi sinh ra đến khi chết. Nghi lễ vòng đời người là nghi lễ mà gia đình, tộc họ, cộng đồng thực hiện cho mỗi con người qua các giai đoạn như sinh nở, trưởng thành, lễ hỏi, cưới, chữa bệnh, tang ma…. Các DTTS vùng Đông Bắc có một hệ thống các nghi lễ vòng đời rất đa dạng, phong phú. Mỗi DT đều có những kiêng kỵ và những lễ nghi nhất định xoay quanh các mốc thời gian quan trọng trong chù kỳ của một đời người từ khi sinh ra cho đến khi chết. Tất cả hệ thống tín ngưỡng trên đều phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người, con người với thế giới thần linh. Thông qua quá trình thực hành tín ngưỡng là sự đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đồng để cùng thực hiện những nhiệm vụ chung của cộng đồng, đồng thời là sự răn dạy, giáo dục đạo đức, cách ứng xử nhân văn giữa con người với tự nhiên và giữa con người với xã hội.

Lễ hội: Lễ hội của đồng bào các DTTS số vùng Đông Bắc vô cùng đa dạng, độc đáo, nó là một trong những thành tố quan trọng của VH, tạo nên BSVH đậm nét. Có thể kể đến những lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Lồng Tồng - quy tụ những sắc thái VH đặc trưng nhất của DT Tày, lễ hội cầu Mùa của DT Dao, lễ hội Nhảy lửa của DT Pà Thẻn, lễ hội Gầu Tào của DT H’Mông.… Các lễ hội dân gian này chính là tâm điểm của sinh hoạt cộng đồng, quy tụ các thành viên trong cộng đồng thành một khối thống nhất để cùng đoàn kết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022