Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 2


cảnh và các điều kiện của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhất là quá trình phát triển kinh tế thị trường và xây dựng xã hội hiện đại ở nước ta hiện nay, một mặt đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho đồng bào các DTTS tiếp tục duy trì, tồn tại, phát triển các giá trị VH theo hướng hiện đại, mặt khác cũng làm cho các giá trị VH đó bị pha tạp, biến đổi thậm chí mai một, mất dần BSVHDT như một thách thức lớn.

Tình hình đó đang đặt ra vấn đề bức xúc hiện nay là làm thế nào để hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, xây dựng xã hội hiện đại để phát triển nhanh mà vẫn giữ gìn và phát huy được BSVH các DTTS; làm thế nào để giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc một cách hiệu quả để biến sức mạnh VH vùng Đông Bắc vào sức mạnh chung của sự phát triển đất nước; giải pháp nào để có thể nâng cao hiệu quả việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới? Vấn đề này có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển vùng Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung, bởi “VH thực sự là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc”[34]. Với lý do đó, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ triết học của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án‌

- Mục đích của luận án

Trên cơ sở lý luận về giữ gìn và phát huy BSVH, luận án phân tích để làm rõ thực trạng của việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay; từ đó đưa ra một số quan điểm và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS ở đây.

- Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết.

+ Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về BSVH các DTTS và việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam.

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.


+ Phân tích làm rõ thực trạng của việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó và xác định những vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 2

+ Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu‌

- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Luận án nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc nước ta trong thời kỳ đổi mới, khi Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

+ Vùng Đông Bắc theo sự phân chia của Tổng cục Thống kê gồm 10 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang, Phú Thọ. Tuy nhiên, luận án chỉ nghiên cứu BSVH các DTTS ở 6 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn vì ở đó đậm nét các BSVH vùng này.

+ BSVH các DTTS vùng Đông Bắc được thể hiện hết sức đa dạng. Trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ, luận án chỉ tập trung nghiên cứu BSVH đó ở một số khía cạnh của VH vật thể và VH phi vật thể; chủ thể, nội dung, cách thức giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS.

+ Trong các Văn kiện của Đảng và Nhà nước ta, thuật ngữ “dân tộc” được sử dụng với cả nghĩa rộng để chỉ DT quốc gia (nation) và cả nghĩa hẹp để chỉ tộc người (ethnic). Trong luận án này, thuật ngữ các DTTS được sử dụng đồng nghĩa với khái niệm tộc người (ethnic) - tức là theo cách gọi chung ở nước ta hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu‌

- Cơ sở lý luận.

4


Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, DTTS vùng Đông Bắc nói riêng. Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học, tài liệu tổng kết thực tiễn của cơ quan Đảng, Nhà nước và địa phương liên quan đến đề tài.

- Phương pháp nghiên cứu.

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, lý luận gắn với thực tiễn, tham quan, quan sát thực tế…, cụ thể:

Luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật để nhìn nhận sự vật, hiện tượng VH, BSVH vùng Đông Bắc ở trạng thái vận động, phát triển; giữa các hiện tượng VH có mối quan hệ biện chứng với nhau; các sự vật, hiện vật VH đều phải rất cụ thể và chúng tồn tại trong điều kiện lịch sử nhất định.

Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng VH, BSVH trong mối quan hệ với tồn tại xã hội và nó chịu sự tác động, quy định bởi tồn tại xã hội.

Phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp được sử dụng để làm rõ các khái niệm ở chương 2 như khái niệm VH, BSVH, BSVH các DTTS....

Các phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử và logic, so sánh còn được sử dụng trong việc đánh giá về thực trạng giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc hiện nay.

Phương pháp tham quan, quan sát thực tế các bảo tàng, các lễ hội, một số địa bàn vùng đồng bào các DTTS sinh sống.

Luận án sử dụng tư liệu thực tế, thu thập thông tin, số liệu của các địa phương vùng Đông Bắc, cụ thể số liệu của 6 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn,


Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang để phân tích, khái quát thực trạng giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS ở đây.

5. Đóng góp mới của luận án‌

- Từ góc độ triết học, luận án đã tiếp cận, nghiên cứu VH, BSVH, BSVH các DTTS vùng Đông Bắc không chỉ dưới dạng hình thức biểu hiện, mà ở các tầng lớp bên trong của chúng, như phương thức sống và phương thức lao động sáng tạo ra các giá trị VH. Trên cơ sở lý luận về giữ gìn, phát huy BSVH, luận án đã khái quát được những vấn đề và những nội dung đặc thù về việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc nước ta.

- Luận án đã phân tích, làm rõ được trước sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của hệ thống chính trị ở cơ sở cũng như sự chủ động, tích cực, tự giác của đồng bào các DTTS mà các giá trị VH vật thể và các giá trị VH phi vật thể cơ bản vẫn tiếp tục được giữ gìn, phát huy trong chính đời sống của đồng bào. Bên cạnh đó luận án cũng phân tích, làm rõ được sự mai một, mất dần BSVH biểu hiện trong VH vật thể và VH phi vật thể của đồng bào các DTTS trước tác động của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng như sự hạn chế về nhận thức, hoạt động kém hiệu quả của các chủ thể trong việc giữ gìn, phát huy BSVH đó.

- Luận án đã đưa ra được một số quan điểm hợp lý cần được quán triệt sâu sắc, đó là: Giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS theo nguyên tắc thống nhất trong đa dạng và tiên tiến hóa nền VH Việt Nam; gắn với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào; phát huy vai trò chủ thể của đồng bào. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra những giải pháp cụ thể, khả thi để nâng cao hiệu quả giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc trong bối cảnh và điều kiện hiện nay như là: Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hình thức, nội dung giáo dục, tuyên truyền; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa đáp ứng yêu cầu giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; Đầu tư một cách hài hòa, cân xứng giữa mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu phát triển văn hóa; Nâng cao trình độ, năng lực của đồng bào các dân tộc thiểu số với tư cách là chủ thể giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.


6. Ý nghĩa của luận án

- Ý nghĩa lý luận:

+ Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú và sâu hơn lý luận về giữ gìn, phát huy BSVHDT, đặc biệt là của các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam.

+ Cung cấp cơ sở khoa học cho công tác hoạch định chiến lược, chính sách phát triển VH ở đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc nước ta.

- Ý nghĩa thực tiễn:

Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành và các trường Đại học, Cao đẳng ở nước ta.

7. Kết cấu của luận án‌

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 4 chương với 10 tiết.


Chương 1‌

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN‌

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án‌

1.1.1. Nghiên cứu về văn hóa, bản sắc văn hóa, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số‌

* Tình hình nghiên cứu về VH

VH là lĩnh vực rộng lớn của xã hội, nó cũng là lĩnh vực khoa học cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn. Nghiên cứu về VH đã được đề cập từ xa xưa trong lịch sử khoa học nhân loại. Cho đến ngày nay, VH vẫn là đề tài vừa cơ bản vừa cấp thiết tiếp tục được các nhà khoa học, các nhà hoạt động VH, các tổ chức quốc tế nghiên cứu, mổ xẻ dưới nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, nghiên cứu VH là nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, chung nhất, xác định bản chất, cấu trúc và đặc điểm của VH. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:

Công trình “Văn hóa nguyên thủy” của E.B.Tylor [151] đã quan niệm VH là tổng thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ năng lực và tập quán nào được lĩnh hội bởi con người với tư cách thành viên của xã hội.

Quan niệm về VH của Tylor như trên, thực chất chỉ đi vào một khía cạnh của VH đó là các giá trị tinh thần, còn các giá trị vật chất không được ông đề cập đến và nó nằm ngoài khái niệm VH.

Hội nghị thế giới về chính sách văn hóa do UNESCO tổ chức tại Mexico từ ngày 26-7 đến ngày 6-8-1982 đã thông qua Tuyên bố chung, trong đó nêu rõ bản chất của VH là tổng thể những nét nổi bật về tinh thần, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó không chỉ gồm nghệ thuật và văn học mà còn cả lối sống, các quyền cơ bản của con người, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng.


Định nghĩa về VH của UNESCO năm 1982 đã trình bày một cách có hệ thống và toàn diện các thành tố của VH theo nghĩa rộng nhất của nó. Quán triệt tinh thần cơ bản trên, nhân dịp phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988-1997) trên phạm vi toàn cầu, ngài Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor đã nhấn mạnh thêm rằng: “VH là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của DT....”[90; 33,34]. Quan điểm của ngài Mayor thể hiện rõ bản chất của VH là hoạt động sáng tạo của con người tạo ra các giá trị, và nó làm nên đặc tính riêng của các DT để phân biệt DT này với DT khác.

Như vậy, các nhà khoa học, các nhà hoạt động VH, các tổ chức quốc tế đã nhận diện VH ở các góc độ khác nhau, qua đó vấn đề bản chất của VH được bộc lộ. Có công trình tiếp cận VH theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm các giá trị tinh thần, có công trình tiếp cận VH theo nghĩa rộng, bao gồm cả các hoạt động sáng tạo của con người và kết quả của hoạt động sáng tạo đó là các giá trị vật chất và tinh thần.

Trong định nghĩa VH của mình, Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra các thành tố chủ yếu tạo nên VH đó là ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh đặc trưng sáng tạo và phát minh của VH và chỉ ra mục tiêu của VH là vì sự sinh tồn và mục đích của cuộc sống con người. Mặc dầu Người không bàn sâu về VH, song hoàn toàn có thể khẳng định đó là những quan điểm có giá trị khoa học về VH.

Trong Tuyển tập “Khái niệm và quan niệm về văn hóa”[41], tác giả Trần Độ đã tiếp cận VH dưới góc độ hoạt động sáng tạo của con người theo hướng chân, thiện, mỹ. Tác giả cho rằng: “VH là những quá trình hoạt động sáng tạo của con người theo hướng chân, thiện, mỹ và các sản phẩm của hoạt động đó được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Những cái đó có tác dụng phát triển các lực lượng

9


bản chất của con người, bao gồm cả lực lượng thể chất và lực lượng tinh thần (ý thức, khả năng sáng tạo) do đó, làm cho xã hội tiến bộ”[41;16].

Công trình “Văn hóa và đổi mới”[42] của Phạm Văn Đồng đã tiếp cận VH theo nghĩa rộng nhất, theo đó VH là tất cả những gì không phải thiên nhiên, nghĩa là tất cả những gì do con người, ở trong con người và liên quan trực tiếp nhất đến con người. VH theo tác giả đó chính là những gì do con người sáng tạo ra, tất cả những gì có trong con người như tâm tư, tình cảm, tư tưởng, lý tưởng... và cả những gì có trong mối quan hệ với con người. Đồng thời, tác giả đã khu biệt VH với thiên nhiên.

Công trình “Đại cương văn hóa phương Đông”[139] do Lương Duy Thứ (chủ biên) đã tiếp cận VH theo nghĩa rộng, đó là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành, lưu truyền và phát triển qua quá trình sáng tạo của con người trong sự tương tác với môi trường VH với hình thái ý thức xã hội, mặc dù hình thái ý thức xã hội (chính trị, triết học, VH, nghệ thuật...) là một thành tố của VH. VH không chỉ bao gồm văn minh tinh thần mà còn bao gồm cả văn minh vật chất (văn vật, cảnh quan, kiến trúc...). Trong công trình này, tác giả cũng đề cập đến nội dung của VH được xác định trong VH nhận thức (nhân sinh quan, thế giới quan, triết học, mỹ học, văn học, nghệ thuật...) các thành tựu của VH ứng xử (bao gồm các thang giá trị trong cách ứng xử với thiên nhiên và ứng xử với con người, với gia đình, với xã hội...) các thành tựu của VH tổ chức đời sống (bao gồm các thang giá trị trong cách tổ chức đời sống gia đình, cộng đồng, xã hội...). Như vậy, không thể coi VH là tất cả mà VH chỉ là những thành tựu được thăng hoa thành vẻ đẹp. Cũng không thể hiểu VH quá hẹp, ví dụ như nâng cao trình độ VH, thường chỉ dùng để chỉ học vấn, kiến thức ...

Công trình “Văn hóa, một số vấn đề lý luận”[88] của tác giả Trường Lưu, trong phần tiếp cận khái niệm, bản chất VH, tác giả đã cho rằng VH là sản phẩm cụ thể gắn với cái DT, những thành tựu và tinh hoa của nó góp vào kho tàng sáng tạo của loài người. Ngoài tính DT, VH còn có tính nhân loại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022