Những Vấn Đề Cơ Bản Của Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số‌


giá trị VH vật thể (nhà ở; trang phục; ẩm thực; công cụ lao động, sản xuất, sinh hoạt) và VH phi vật thể (ngôn ngữ; tôn giáo; phong tục tập quán; lễ hội; nghệ thuật (âm nhạc, hội họa, vũ điệu, văn chương, sân khấu…); tri thức dân gian; lối tư duy, suy nghĩ, hành vi (ứng xử)).

2.1.2. Những vấn đề cơ bản của bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số

Mỗi một quốc gia, DT trong quá trình tồn tại, phát triển đã tạo nên một nền VH với những giá trị đặc trưng, bản chất, cốt lõi và được biểu hiện ra bằng những sắc thái, diện mạo mang dấu ấn của quốc gia, DT đó. Cái làm nên sự khác biệt DT này với DT khác đó là BSVHDT.

“Dân tộc” ở đây được hiểu theo hai nghĩa chính là DT quốc gia (nation) và tộc người (ethnic). DT quốc gia là “cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống VH và truyền thống đấu tranh chung”[106;247]. Ví dụ như DT Việt Nam, DT Nhật Bản, DT Trung Hoa... Một DT quốc gia gồm nhiều tộc người với nhiều ngôn ngữ, phong tục tập quán, nếp sống VH khác nhau. Tộc người là “cộng đồng người có tên gọi, địa vực cư trú, ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt và VH riêng”[106;1008]. Ví dụ như tộc người Mông, tộc người Dao, tộc người Tày. DT Việt Nam (national) có 54 tộc người (ethnic): Tày, Mông, Êđê, Nùng, Thái….

Từ hai cấp độ của khái niệm DT, có thể hiểu VHDT theo hai cấp độ khác nhau. Cấp độ thứ nhất, VHDT là VH của DT - quốc gia. Ví dụ: VH Việt Nam, VH Trung Hoa, VH Nhật Bản.... Cấp độ thứ hai, VHDT là VH của DT

- tộc người. Ví dụ: VH Tày, VH Nùng, VH Dao.... Như vậy, VHDT là một bộ phận của VH nhân loại, VH của DT - tộc người là bộ phận của VHDT - quốc gia, của VH vùng, miền.

Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài, luận án chủ yếu xem xét khái niệm DT, VHDT ở phạm vi tộc người (ethnic) và VH tộc người nhưng luôn được đặt trong mối quan hệ với DT - quốc gia (nation) vì giữa chúng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ.

Trong đại gia đình các DT Việt Nam, ngoài DT Kinh chiếm đa số (87% dân số), 53 DT còn lại chiếm 13% dân số cả nước nên được gọi là các DTTS.

43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.


Các DTTS mặc dù có số lượng dân cư ít nhưng trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, tộc người nào cũng có nền VH truyền thống với những giá trị cốt lõi, ổn định, tinh túy nhất được hình thành trong những điều kiện tự nhiên, xã hội - lịch sử, kinh tế, chính trị của riêng mình. Chính điều đó đã tạo ra một tính hữu thể riêng tự phân biệt với các tộc người khác, trước hết về mặt tự nhiên, sau đó là về diện mạo, phẩm chất, năng lực sáng tạo. Sự tự phân biệt, tự xác định đó tạo ra những cái gọi là BSVH tộc người.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 7

Khi tồn tại trong một quốc gia thống nhất thì BSVH các DTTS vẫn mang những đặc trưng cơ bản của BSVH Việt Nam như: “Có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường DT, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng nước, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đầu óc thực tế, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, tế nhị trong ứng xử, giản dị trong lối sống”[29;56]. Bên cạnh đó, do đặc thù về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử nên mỗi DTTS còn có những sắc thái VH riêng, độc đáo góp phần tạo nên một nền VH Việt Nam phong phú, đa dạng. Đồng thời nó cũng góp phần tạo nên bản sắc riêng, độc đáo của nền VH Việt Nam trong cộng đồng VH khu vực và thế giới.

BSVH các DTTS là hệ thống các giá trị đặc trưng, bản chất, cô đọng nhất, bền vững nhất, tinh túy nhất của DT - tộc người thiểu số cụ thể, được DT sáng tạo ra trong lịch sử, là những nét độc đáo, riêng biệt của mỗi DT, làm cho DT này không thể lẫn với DT khác và góp phần làm phong phú, đa dạng nền VH của cả cộng đồng DT (quốc gia).

Quan niệm BSVH các DTTS là hệ thống các giá trị, cho thấy trong BSVH các DTTS chỉ dung nạp những hiện tượng VH có ích, có ý nghĩa tích cực góp phần vào sự phát triển đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các DTTS. Tuy nhiên, cũng cần có quan điểm lịch sử - cụ thể để xem xét vấn đề này, bởi VH của mỗi tộc người được hình thành và tồn tại và phát triển trong những điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, lịch sử riêng nên có những sắc thái, diện mạo riêng tạo nên tính DT của VH. Cho nên, có những hiện tượng VH là có ích, có giá trị đối với tộc người này nhưng lại không được đánh giá là như vậy đối với tộc người khác hoặc trong thời gian này nó có ích,


phát huy tác dụng và được coi là có giá trị nhưng thời gian khác với những điều kiện khác thì nó lại không phù hợp và không phát huy được tác dụng nữa.

BSVH các DTTS bất biến hay biến đổi?. Thực tế cho thấy BSVH các DTTS cũng tồn tại theo quy luật chung, nó vừa có tính ổn định bền vững vừa có tính biến đổi, phát triển. Nó có tính ổn định, bền vững bởi vì BSVH các DTTS bao gồm những giá trị VH chung đã được cá biệt hóa. Chúng ta biết rằng cái chung không bao giờ tồn tại biệt lập ở bên ngoài mà tồn tại trong từng cái riêng cụ thể. Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất bao gồm những thuộc tính, những mối liên hệ chung giống những sự vật, hiện tượng khác và những thuộc tính, những mối liên hệ đặc thù chỉ riêng nó có. Tuy nhiên, khi tồn tại ở trong cái riêng, cái chung thường phải quan hệ, tác động qua lại với cái đặc thù, đơn nhất nên nhiều khi nó bị cá biệt hóa và biểu hiện ra không hoàn toàn giống cái chung ấy ở trong những cái riêng khác. Mặt khác, BSVHDT gồm những giá trị VH độc đáo riêng của mỗi DT. Những giá trị VH này được coi là riêng khi xét nó trong mối tương quan với những DT khác, còn khi xét trong phạm vi một DT thì những nét VH độc đáo của DT ấy là những giá trị chung của cả cộng đồng DT ấy sáng tạo nên và được kết tinh qua nhiều thế hệ. Khi đó, những giá trị VH đó là chung cho cả cộng đồng DT đó và mang tính ổn định, bền vững.

Tính biến đổi, phát triển của BSVH các DTTS cũng diễn ra theo sự vận động, phát triển của xã hội. Những yếu tố mới trong sự phát triển của xã hội thường xuyên tác động, va đập với những giá trị VH truyền thống của các DTTS làm cho những sắc thái biểu hiện của nó có sự biến đổi để thích ứng. Ở đó, diễn ra quá trình chọn lọc tự nhiên, những sắc thái VH còn giá trị được giữ lại và cải biến cho phù hợp với xã hội mới, những yếu tố VH không còn phù hợp đã trở nên lỗi thời, lạc hậu sẽ bị đào thải. Đồng thời là sự tiếp nhận các giá trị VH mới của xã hội hiện đại trên nền tảng của giá trị truyền thống, tức các yếu tố VH mới được bản địa hóa để gia nhập vào BSVH các DTTS.

Tóm lại, không có một nền VH nào hình thành và phát triển được nếu không thể hiện được tâm hồn, trí tuệ, bản lĩnh, sức sáng tạo của DT. VH chỉ tồn tại, phát triển khi chứa đựng và thể hiện đầy đủ bản sắc DT đã sáng tạo ra


nó. Mỗi DT hay tộc người trong quá trình hình thành phương thức sống và hoạt động để ứng phó với hoàn cảnh, đã vừa tiếp thu, tiếp biến các giá trị để nâng cao tinh thần tự chủ, tự cường, tạo nên các tố chất riêng biệt của từng DT, cái riêng ấy chính là BSVH tộc người. Nó được thể hiện qua thế giới quan, nhân sinh quan, cách thức tư duy, lối sống, lý tưởng thẩm mỹ và được biểu hiện cụ thể thông qua các giá trị VH vật thể (nhà ở truyền thống, trang phục truyền thống, ẩm thực truyền thống, công cụ lao động, sản xuất) và các giá trị VH phi vật thể (ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, nghệ thuật dân gian và tri thức bản địa). Những giá trị này luôn chịu sự tác động của sự biến đổi kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên.

2.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc‌

2.2.1. Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc‌

2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư vùng Đông Bắc tạo nên bản sắc văn hóa

* Đặc điểm tự nhiên:

Đông Bắc nước ta là một vùng miền núi rộng lớn, kéo dài từ thung lũng sông Hồng ra đến vịnh Bắc Bộ bao gồm các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang. Vùng lãnh thổ này có tổng diện tích chiếm tới trên 1/6 diện tích cả nước. Phía Bắc và Tây Bắc giáp các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông của nước Trung Quốc; phía Tây và Tây Nam giáp sông Hồng và phía Nam giáp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong công trình này, chúng tôi chỉ đề cập đến các tỉnh vùng Việt Bắc cũ: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.

Vùng Đông Bắc Việt Nam còn được gọi là vùng miền núi phía Bắc Sông Hồng. Đây là vùng núi thấp hoặc trung bình, xen giữa những vùng đồi rộng lớn, có những đỉnh núi cao và một số cao nguyên đá vôi. Nhìn chung, địa hình vùng Đông Bắc không mấy hiểm trở. Một đặc điểm nổi bật của địa lý nơi đây là sự kiến tạo các cánh cung quay lưng ra biển, tạo nên những dải thung lũng rộng lớn với những con sông, suối và những cánh đồng trù phú. Khí hậu ở đây hầu hết đều là nhiệt đới ẩm, gió mùa, một phần á nhiệt đới. Đó chính là điều kiện cơ bản để tạo nên đặc trưng về đời sống kinh tế, VH - xã hội của các DTTS nơi đây.


Là vùng đất á nhiệt đới, núi non trùng điệp, đây vốn là địa bàn tập trung nhiều loại động vật, thực vật quý. Về động vật, vùng Đông Bắc có nhiều động vật hoang dã lớn như: hổ, báo, gấu, sơn dương, lợn rừng, hươu, nai.... Thực vật phát triển thành nhiều tầng, với những đặc điểm khác nhau, từ thân cao, tán rộng đến cây vừa, cây thấp, dây leo, từ thân gỗ đến họ tre, nứa thân rỗng, từ lá to đến lá vừa, lá kim..., tạo nên một thảm thực vật hết sức phong phú. Ở vùng này có nhiều loại gỗ quý thuộc hàng tứ thiết như: đinh, lim, sến, táu, nghiến.... Bên cạnh thực vật, vùng Đông Bắc còn có nhiều tài nguyên khoáng sản như: mỏ than, mỏ thiếc, mỏ sắt, mỏ đồng, mỏ apatit, mỏ đá quý....

Với hệ thống sông ngòi phong phú như sông Lô, sông Gâm, sông Bằng, sông Cầu, sông Kỳ Cùng và các chi lưu của chúng tạo nên nguồn nước dồi dào cho việc phát triển nông nghiệp lúa nước và đánh bắt thủy sản. Ngoài các sông suối ra, vùng Đông Bắc còn có một số hồ nước ngọt tự nhiên và hồ nhân tạo như: hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Năm Cắt…. Đó là nguồn cung cấp nước ngọt phục vụ cho đời sống đồng bào, vừa là nguồn thủy sản vô tận, lại là đường giao thông quan trọng để giao lưu hàng hóa, tre, nứa, gỗ... tạo nên tổng thể kinh tế - VH đầy tiềm năng.

Tóm lại, môi trường tự nhiên vùng Đông Bắc rất đa dạng, ở đây vừa có núi cao, sông lớn, có vùng thấp, vùng cao, các cánh đồng, có thung lũng, có biên giới quốc gia.... Do đó, vùng này gần như có đủ các yếu tố mang tính đại diện cho cả nước. Sự đa dạng về địa hình cũng là một yếu tố tạo nên sự đa dạng trong phân bố dân cư của vùng Đông Bắc.

* Đặc điểm dân cư, tộc người.

Đông Bắc là nơi cư trú của hơn 20 DTTS chủ yếu như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chay, Thái, Giáy, Lào, Bố Y, Pà Thẻn, Lô Lô, Ngái, Hoa, Cơ lao, Pu Péo, Phù Lá....

Là địa bàn có nhiều DTTS cư trú (3.866.129 người) chiếm 46,4% dân số toàn vùng và chiếm 31,5% dân số DTTS cả nước. Tuy nhiên, số lượng dân số các DTTS không đều. Có DT đông dân cư như DT Tày (1.373.249 người) chiếm 84,4%. Dưới 1 triệu người và trên 5 trăm nghìn người có DT Nùng, Mông, Dao. Có DT có số dân ít như Pu Péo (634 người), Ngái (664 người)....

47


Ngoài ra, có sự phân bố dân cư không đều giữa các tỉnh trong vùng Đông Bắc cụ thể: có 4 tỉnh có tỷ lệ % DTTS chiếm số đông như: Cao bằng (94.2%), Hà Giang (86,7%), Bắc Kạn (86,6%), Lạng Sơn (83%). Tuyên Quang là tỉnh có tỷ lệ % DTTS chiếm ở mức trung bình là (53,7%), Còn Thái Nguyên có tỷ lệ % DTTS chiếm dưới 50% là (26,8%).

Các DTTS ở Đông Bắc phân bố xen kẽ lẫn nhau, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nơi có sự phân bố tập trung theo làng, bản. Có xã chủ yếu là người Tày, hoặc người Nùng, người H’Mông, người Dao....

Một đặc điểm rất rõ nét đó là do hoàn cảnh lịch sử và hoàn cảnh sống nên ở vùng Đông Bắc xuất hiện sự phân bố dân cư theo vùng. Cụ thể, vùng thung lũng là địa vực cư trú chủ yếu của người Tày, người Nùng. Vùng rẻo giữa và rẻo cao là địa vực cư trú chủ yếu của người H’Mông, người Dao. Còn các DT khác thì xen kẽ nhau cả ở hai vùng. Chính đặc điểm này đã tạo nên vùng Đông Bắc với hai vùng VH tiêu biểu đó là VH Tày - Nùng đặc trưng cho VH vùng thung lũng, VH H’Mông - Dao đặc trưng cho VH vùng cao.

Mặc dù có hoàn cảnh lịch sử riêng với sự xuất hiện ở các thời điểm là khác nhau, nhưng các DTTS vùng Đông Bắc sớm gắn bó đoàn kết với nhau trong chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm, cùng chung lưng đấu cật với DT Kinh để dựng nước và giữ nước cho đến ngày nay.

2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội truyền thống

Đặc điểm kinh tế truyền thống của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng nhiều bởi địa hình cư trú và môi trường tự nhiên. Ở vùng thung lũng, đồng bào khai phá đất đai, tạo dựng nên những cánh đồng ruộng để trồng cấy lúa nước, khai phá thêm đất đồi để trồng ngô, lúa nương, các loại cây đậu, đỗ, bầu bí…. Ở vùng cao, với đặc điểm núi dốc nhiều, nhiều núi đá, ít sông ngòi, khí hậu lạnh, mùa đông khô mưa ít, mùa hè ẩm mưa nhiều…. Do đó, đồng bào làm nghề trồng trọt chủ yếu ở trên cạn, khai phá đất dốc để làm nương, trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, cây dược liệu…, ngoài trồng trọt, bà con còn chăn nuôi, làm nghề thủ công như dệt, mộc, đan lát, làm ngói, rèn….

Kinh tế truyền thống của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc là nền kinh tế tự cấp, tự túc, nguồn sống chính là trồng trọt. Vùng thấp trồng lúa


nước, vùng cao trồng lúa nương và ngô. Chăn nuôi và nghề thủ công tương đối phát triển nhưng chưa tách thành nghề riêng. Với môi trường tự nhiên là rừng núi nên kinh tế hái lượm và săn bắn vẫn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của đồng bào.

Hệ thống công cụ lao động, sản xuất của đồng bào chủ yếu là công cụ thủ công, thô sơ, giản đơn như công cụ chặt phá gồm có dao, rìu, búa… chủ yếu để khai phá đất hoang thành ruộng và phát rừng làm nương; công cụ làm đất như cày, bừa, cuốc, mai, gậy chọc lỗ; công cụ thu hoạch như hái (ruộng), hép (nương); công cụ vận chuyển có gùi, đôi sọt cùng với chiếc đòn.

Với điều kiện tự nhiên miền núi có địa hình, khí hậu phức tạp cùng với hệ thống công cụ lao động thủ công, thô sơ nên nền kinh tế của đồng bào kém phát triển. Năng suất lao động thấp, chỉ đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong một mùa vụ nhất định. Có nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, hiện tượng đói ăn vẫn thường xuyên diễn ra. Dẫn đến đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn.

Địa hình phức tạp, giao thông chia cắt, cộng với một nền kinh tế khép kín, do đó đồng bào các DTTS nơi đây ít được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ít có cơ hội được giao lưu, học hỏi với các vùng khác. Hệ thống giáo dục chưa phát triển “Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, cả vùng Đông Bắc chỉ có vài chục trường tiểu học ở các tỉnh. Có một trường Cao đẳng tiểu học (tương đương với trung học cơ sở ngày nay) duy nhất đặt ở Lạng Sơn, do đó, về cơ bản đồng bào các DT là mù chữ”[96;44]. Do đó, trình độ dân trí của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc còn thấp nên đã hình thành trong họ lối tư duy chất phác, nguyên thủy.

Chính môi trường tự nhiên cũng như đặc điểm kinh tế - xã hội trên là cơ sở để nảy sinh, tồn tại và phát triển một nền VH đa dạng giàu bản sắc của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc.

2.2.1.3. Những biểu hiện chủ yếu của bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc

Cư trú trên một địa hình đa dạng với môi trường tự nhiên phong phú, các DTTS vùng Đông Bắc đã sáng tạo nên nhiều giá trị VH độc đáo, giàu bản


sắc mang tính đặc trưng cho toàn vùng. Có thể nói, BSVH các DTTS vùng Đông Bắc như một rừng hoa ngập tràn sắc hương. Mỗi một sắc hương biểu trưng cho sắc đẹp của một DT và góp phần tạo nên sự đa dạng trong BSVH các DTTS vùng Đông Bắc. Sự đa dạng đó được biểu hiện thông qua các giá trị VH vật thể và VH phi vật thể.

* Những biểu hiện của BSVH trong VH vật thể.

VH vật thể của các DTTS vùng Đông Bắc được thể hiện thông qua nhà ở truyền thống, trang phục truyền thống, ẩm thực truyền thống và công cụ lao động, sản xuất, sinh hoạt. Những giá trị VH này chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử của đồng bào các DTTS nơi đây. Một mặt nó phản ánh thế giới quan với những quan niệm hết sức sơ khai, nguyên thủy về vũ trụ, mặt khác nó phản ánh nhân sinh quan với những quan niệm về sự sống, cái chết, về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người và với cộng đồng xã hội.

Nhà ở truyền thống: Các DTTS vùng Đông Bắc có những kiểu kiến trúc nhà ở truyền thống phù hợp với điều kiện tự nhiên miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế và tập quán sinh sống của DT. Đối với các DT sống định cư, ổn định ở vùng thung lũng như DT Tày, Nùng… thì kiến trúc nhà ở truyền thống của họ là nhà sàn. Sàn nhà cao khoảng trên dưới 180cm, đủ chiều cao để người có thể đi lại bình thường dưới gầm sàn. Thông thường bình diện nền nhà có hình chữ nhật, với chiều rộng là 8m, chiều sâu là 12m. Nhà có hai mái, mái trước và mái sau, với chiều dài của mái trước bằng 4/5 chiều dài của mái sau, lợp ngói máng. Nhà có hai cửa ra vào: cửa trước mở ở phía trước, gian giữa; còn cửa sau mở ở bên hông cuối gian đặt giường nam giới. Bên ngoài của sau có một sàn nhỏ để nước. Ngôi nhà sàn của DT Tày, Nùng là sự thể hiện một cách điển hình kiểu không gian ba tầng, đó là tầng đất, tầng sàn và tầng gác. Nó phản ánh thế giới ba tầng tương ứng với ba mường: Mường trời, Mường đất và Mường nước (mường dưới mặt đất). Trong đó, tầng đất là gầm sàn - nơi dành cho công cụ sản xuất, gia súc, gia cầm; tầng sàn là sàn nhà dành cho người ở và đồ gia dụng phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người; tầng gác dành làm kho chứa lương thực.

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí