Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 3


phổ quát mang đậm dấu ấn nhân tính tạo nên giá trị nhân văn. Bất cứ sáng tạo của lĩnh vực nào mang tính giá trị, gắn với lợi ích con người đều bao hàm ý nghĩa nhân văn ở cấp độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp theo đặc thù của mỗi lĩnh vực. Như vậy, tác giả đã tiếp cận VH ở góc độ hoạt động sáng tạo ra các giá trị và đồng thời tác giả cũng chỉ ra tính chất của VH đó là tính DT (gắn với các điều kiện đặc thù của DT) và tính nhân loại (hướng tới các giá trị chung mang tính phổ quát).

Công trình “Văn hóa và phát triển”[59] của tác giả Đỗ Huy đã lược khảo các quan niệm về VH ở phương Đông và phương Tây theo dòng lịch sử, quan niệm Mácxít và quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất của VH. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra quan niệm của mình về VH, nó chính là tổng thể các giá trị do con người tạo ra, đó là các giá trị vật chất, các giá trị tinh thần và bản thân sự phát triển của con người. Tác giả cho rằng, trong VH, cả ba giá trị này đều tương tác và gắn bó với nhau. Trong các giá trị vật chất có các giá trị tinh thần và trong các giá trị tinh thần đều hàm chứa các giá trị vật chất. Trong hai giá trị đó cũng hàm chứa sự phát triển năng lực bản chất của con người.

Tóm lại, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động VH trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có sự nhận diện VH là khác nhau về độ rộng hẹp của vấn đề, về giới hạn phạm trù của các hệ thống, lĩnh vực VH; về thành tố, cấu trúc, đặc trưng của VH, về mối quan hệ giữa VH học với các khoa học khác, chứ không phải khác nhau về cái gốc, cái nền, cái tổng quát, cái đại thể của VH.

* Tình hình nghiên cứu về BSVH

Công trình “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”[130] của tác giả Trần Ngọc Thêm đã vận dụng cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc kết hợp với phương pháp so sánh - loại hình để tiến hành khảo sát VH Việt Nam trong một bức tranh toàn cảnh, trên cơ sở so sánh nó với những nền VH xa (của thế giới) là VH các DT phương Tây và một nền VH gần (của khu vực) có liên hệ mật thiết là VH Trung Hoa, đồng thời chỉ ra được những mối liên hệ mang tính


quy luật chặt chẽ giữa các thành tố (trên bình diện đồng đại) và giữa các thời kỳ phát triển (trên bình diện lịch đại) của VH Việt Nam. Công trình đi tìm những nét bản sắc - đó là những đặc trưng cơ bản cần thiết cho việc hiểu VH Việt Nam cùng những quy luật hình thành và phát triển của chúng. Những đặc trưng đó được biểu hiện trong VH nhận thức, VH tổ chức cộng đồng, VH ứng xử với môi trường tự nhiên, VH ứng xử với môi trường xã hội.

Công trình “Bản sắc văn hóa Việt Nam”[101] của Phan Ngọc, sau khi giới thiệu định nghĩa sơ bộ về VH, tác giả đã sử dụng định nghĩa này để tìm hiểu BSVH Việt Nam. Trên cơ sở tiếp cận VH không phải ở những vật mà là hệ thống những quan hệ, tác giả đã khảo sát các yếu tố Tổ Quốc, Gia đình, Thân phận, Diện mạo một cách sơ lược trong sự khu biệt với một số VH khác để nêu bật BSVH Việt Nam.

Bài viết “Văn hóa, phát huy bản sắc và hội nhập”[61] của tác giả Nguyễn Văn Huyên đã quan niệm BSVH như một tụ điểm chói sáng, chiết xuất và hội kết muôn vàn vòng sáng đa sắc của toàn bộ tinh hoa VH các sắc tộc của toàn DT. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra quan niệm về BSVHDT, đó chính là bộ gen, là nhân lõi của bản chất VH của mỗi DT, là cái cốt lõi bên trong tựa như tấm căn cước của mỗi DT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Công trình nghiên cứu“Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - vai trò của nghiên cứu và giáo dục”[120] bao gồm nhiều bài viết của nhiều tác giả đề cập đến vấn đề VH và BSVHDT. Bài viết “Về tính bền vững và biến đổi trong bản sắc văn hóa dân tộc”[120;178] của tác giả Hồ Anh Dũng đã đề cập đến quan niệm, đặc trưng, kết cấu của VH và BSVHDT, làm cơ sở để tìm hiểu tính bền vững và biến đổi trong BSVHDT. Từ đó, tác giả đi đến khẳng định: Trong công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, giao lưu, hợp tác với các nước có chế độ chính trị khác nhau thì chỉ có dựa trên cơ sở giữ gìn và phát huy tốt BSVHDT, chúng ta mới có nội lực để tiếp thu được những tinh hoa VH của thời đại, làm tăng nguồn lực để phát

12

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 3


triển nhanh và bền vững. “Bản sắc văn hóa dân tộc bắt nguồn từ bản lĩnh dân tộc”[120;52] của tác giả Hồ Lê đã xem xét vấn đề BSVHDT theo hai bình diện: BSVH của DT Việt Nam và BSVH của từng DT trong nước Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định bản lĩnh DT là cội nguồn của bản sắc DT, BSVHDT cũng có tác động ngược lại củng cố bản lĩnh DT, giúp cho DT tự tin, phát huy tốt hơn bản lĩnh của mình để vượt qua các thử thách của lịch sử.

Công trình “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa”[64] do tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và tác giả Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) gồm nhiều bài viết về vấn đề BSVH như: “Toàn cầu hóa và một số vấn đề đặt ra đối với bản sắc văn hóa Việt Nam”[64;223] của tác giả Nguyễn Văn Huyên; “Bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa”[64;236] của tác giả Trần Văn Bính. Tác giả bài viết cho rằng, BSVH không chỉ biểu hiện rõ rệt trong đạo đức, trong lối sống, trong các hoạt động nghệ thuật mà còn tiềm ẩn trong phong tục tập quán, những cách cảm nhận riêng về thế giới về không gian và thời gian.

Công trình “Bản sắc văn hóa dân tộc”[129] của tác giả Hồ Bá Thâm đã chỉ ra bản chất của BSVHDT, tác giả cho rằng BSVHDT đó là một kiểu tổ hợp, kết hợp những phẩm chất, những giá trị VH nội sinh và ngoại sinh tạo thành linh hồn, sức sống bền vững của DT, có những nét ưu trội hơn một số DT khác, mang tính ổn định trong quá trình lịch sử đấu tranh và xây dựng của DT đó.

Trong bài viết “Bản sắc và giao lưu văn hóa - từ góc nhìn Triết học”[113], tác giả Bùi Thanh Quất cũng đưa ra quan niệm về BSVH, tác giả cho rằng, BSVH không phải là cái trừu tượng khó thấy mà được hiển lộ ra trong đời sống hàng ngày của mỗi người và cả cộng đồng. Đó là những nét riêng để phân biệt được người Việt Nam với các cộng đồng DT khác trên thế giới. Nét riêng đó được thể hiện từ nếp sống của mỗi thành viên trong gia đình với nhau đến cách ứng xử của cả DT với các DT khác.

Cuốn sách “Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam, mấy

13


vấn đề lý luận và thực tiễn”[21], tác giả Thành Duy cho rằng, tất cả những yếu tố tạo nên BSDT của VH, đó là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi DT. Cho nên, giữa lịch sử phát triển của DT với lịch sử hình thành BSVHDT có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, không thể tách rời. Tác giả chỉ ra sự thống nhất giữa tính DT của VH với BSVHDT: “Tính chất DT thể hiện trong cộng đồng người hình thành trong lịch sử, trong ngôn ngữ, trong ý thức cộng đồng, trong tâm lý DT, trong phong tục, tập quán, lối sống, trong sinh hoạt kinh tế và nói chung là biểu hiện VH trong mỗi cộng đồng. Tính chất DT ấy, chính là BSVH của mỗi DT”[21;17].

Tác giả cũng khẳng định BSDT cũng như BSVHDT không phải là bất biến, cố hữu, không bao giờ thay đổi, mặc dù nó hình thành trong truyền thống và gắn với truyền thống VH lâu đời của DT mà nó phát triển trong sự vận động của môi trường tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, gắn với thể chế chính trị của một xã hội cụ thể.

Cuốn sách “Giá trị văn hóa Việt Nam - truyền thống và biến đổi”[134] do tác giả Ngô Đức Thịnh (chủ biên) đã quan niệm BSVH là một tổng thể các đặc trưng của VH, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của DT. Các đặc trưng VH ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn, muốn nhận biết được BSVH phải thông qua vô vàn những sắc thái VH, với tư cách là sự biểu hiện của BSVH ấy. Tác giả cũng cho rằng, nhiều khi hiểu BSVH chính là các giá trị VH khi coi đó như là cái căn cước, cái đặc thù của mỗi cộng đồng, phân biệt nó với cộng đồng khác.

Tất cả các bài viết, các công trình khoa học này đã phân tích sâu sắc và toàn diện về bản chất, nội dung, vai trò, vị trí của BSVHDT những vấn đề phải đối mặt của BSVHDT trong bối cảnh toàn cầu hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua đó, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định và tổ chức triển khai các nội dung trong quan điểm, đường lối, chính sách phát triển VH của Đảng và Nhà nước ta.

14


Có thể nói, các sách, các bài viết, các công trình nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề BSVH, BSVHDT từ nhiều góc độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là chỉ ra bản chất của VH chính là quá trình hoạt động sáng tạo của con người. Kết quả của quá trình hoạt động sáng tạo đó chính là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần. Trong hệ thống các giá trị đó, có những giá trị đặc trưng, cốt lõi, tinh túy nhất và là cái để phân biệt DT này với DT khác và được gọi là BSVHDT. Các nhà nghiên cứu cũng đều khẳng định BSVHDT chính là sức mạnh nội sinh để đưa đất nước phát triển bền vững trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế. Từ đó, đi đến kết luận cần thiết phải giữ gìn và phát huy BSVHDT và đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy BSVHDT trong bối cảnh mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Tuy nhiên, thực tiễn đất nước và thời đại luôn vận động, do đó đặt ra yêu cầu cho công tác nghiên cứu lý luận là phải tiếp tục làm rõ hơn nhiều vấn đề đã, đang và sẽ nảy sinh trong quá trình giữ gìn và phát huy BSVHDT để có những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy BSVHDT.

* Tình hình nghiên cứu về BSVH các DTTS

Việt Nam có 54 DT anh em, mỗi DT đều góp vào sự hình thành sắc thái VH chung của cả nước bằng những đặc trưng VH riêng độc đáo, tạo nên một nền VH Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Ngoài DT Kinh chiếm đa số, 53 DTTS còn lại cư trú đan xen, rải rác khắp các vùng miền trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, có đời sống vật chất kém phát triển hơn so với DT Kinh. Tuy vậy, nhưng chính ở DTTS lại là nơi chứa đựng nhiều giá trị VH độc đáo thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước, trong đó có công trình nghiên cứu từ rất sớm như: “Thai, kadai và indonesiens” (Những tộc người nói ngôn ngữ Thái, Kađai và Inđônêxia)[5] của P.K.Benedct. Công trình này đã đề cập đến phong tục, tập quán, ngôn

15


ngữ, đặc điểm DT học của một số tộc người nói ngôn ngữ Thái, Kađai và Inđônêxia ở Việt Nam. Thông qua các hoạt động nghiên cứu đào tạo, trao đổi, hợp tác khoa học, các học giả nước ngoài cũng tìm hiểu, nhận xét, đánh giá về VH các DTTS vùng miền núi phía Bắc như công trình nghiên cứu: “Mấy nhận xét về lý luận và thực tiễn một chuyến đi thăm các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Việt Bắc”[49] của A.G.Haudricourt. Ngoài ra, còn có công trình nghiên cứu “Những xu hướng phát triển ở vùng núi phía Bắc Việt Nam”[16] của Donovan, qua công trình này đã góp phần giới thiệu về VH các DTTS ở miền núi phía Bắc với bạn bè quốc tế, để họ có cái nhìn rõ hơn về sự thống nhất trong đa dạng của nền VH Việt Nam. Ngoài sự hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu đào tạo, còn có sự hợp tác trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, do đó, các học giả nước ngoài cũng có những nghiên cứu trong lĩnh vực này như: “Socio-economic Overview of the Northern Mountain Region and the Project and poverty reduction in the Northern Mountain Region of Vietnam” (Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc và dự án xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam)[74] của Neil Jamieson; “Rethinking Approaches to Ethenic Minority Develoment, the case of Vietnam” (Nghĩ lại cách tiếp cận chương trình phát triển DTTS, trường hợp Việt Nam)[75] ….

Trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của khu vực miền núi phía Bắc, những nghiên cứu, báo cáo này đã đưa ra một số khuyến nghị về việc bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn của các DTTS, qua đó, góp phần phát huy vai tṛò của VH với tư cách là năng lực nội sinh của người DTTS trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Ở trong nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu về VH các DTTS như: “Một số vấn đề về phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”[121] của tập thể các tác giả. Cuốn sách gồm nhiều bài viết của các tác giả về vấn đề cái chung, cái riêng trong sự phát triển nền VH Việt Nam. Cái riêng đó chính là

16


VH tộc người, VH của từng DT cụ thể sinh sống trong lãnh thổ Việt Nam, góp vào nền VH chung thống nhất những nét VH độc đáo, đặc sắc, đặc trưng của từng DT. Cũng trong cuốn sách này, tác giả Ngô Đức Thịnh có bài viết “Về sự thâm nhập và xuất hiện cái mới trong văn hóa các dân tộc thiểu số”[121], tác giả đã phân tích, làm rõ trong VH các DTTS, các hiện tượng VH mới dần dần xuất hiện và nảy sinh do sự phát triển nội tại của nền VH mỗi DT, là sản phẩm của quá trình giao lưu, ảnh hưởng VH giữa các DT, giữa các nước đang diễn ra hết sức sống động hiện nay. Tác giả đã đưa ra những chỉ dẫn về sự xuất hiện các hiện tượng VH mới trong cả VH vật chất lẫn VH tinh thần. Qua đó, giúp chúng ta nhận diện được xu hướng biến đổi của VH các DTTS trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới hiện nay. Từ đó, cung cấp những cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chiến lược phát triển VH ở vùng các DTTS nước ta.

Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, VH có thể là động lực phát triển kinh tế - xã hội, ngược lại cũng có thể là áp lực kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc quản lý xã hội trên cơ sở những lý luận và thực tiễn về VH tộc người, về VH vùng là hết sức cần thiết. Do đó, các công trình “Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số”[110] của tác giả Lò Giàng Páo; “Sắc thái văn hóa địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước ”[108] của nhà xuất bản Khoa học xã hội; “Xu hướng biến đổi cấu trúc văn hóa vùng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam”[58] của tác giả Lại Phi Hùng.... đã gợi lên những vấn đề chung như: Sắc thái VH tộc người, sắc thái VH địa phương (VH vùng), sự thống nhất trong đa dạng của nền VH Việt Nam, những xu hướng biến đổi cơ bản về VH ở các tỉnh phía Bắc trong những năm đổi mới... để các nhà làm công tác quản lí VH tham khảo trong khi làm quy hoạch và chỉ đạo cụ thể VH vùng các DTTS. Đặc biệt, trong cuốn “Văn hóa các dân tộc Tây Bắc”[7] của tập thể các tác giả nhóm đề tài khoa học cấp nhà nước do tác giả Trần Văn Bính (chủ biên) đã đánh giá, phân tích tương đối toàn diện, khách quan về thực trạng đời sống VH của một số DTTS vùng

17


Tây Bắc trong công cuộc đổi mới, đồng thời dự báo xu hướng, đề xuất những giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách nhằm tiếp tục phát triển đời sống VH các DT trên địa bàn dưới tác động của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu và hoạt động trên lĩnh vực VH, giáo dục, VH nghệ thuật có liên quan đến chủ đề DTTS ở nước ta.

Việc nghiên cứu để xây dựng VH vùng các DTTS nhằm bảo vệ, phát huy những giá trị VHDT không những về mặt tinh thần, các tri thức truyền thống, văn học nghệ thuật, những tình cảm, thuần phong mỹ tục mà còn cả về mặt vật chất như các mặt VH đảm bảo cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại, môi trường VH....Tiêu biểu cho lĩnh vực nghiên cứu này là các công trình: “Văn hóa các dân tộc thiểu số từ một góc nhìn”[102] của tác giả Vi Hồng Nhân; “Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”[9] do Trần Văn Bính (chủ biên)... Những công trình này đã trình bày một cách tổng quát một số giá trị độc đáo, cơ bản nhất trong VH các tộc người. Những giá trị đó không những bảo đảm cho sự tồn tại của các tộc người trong lịch sử mà nếu biết phát huy tốt sẽ tạo điều kiện để các tộc người phát triển trong điều kiện hiện nay.

Trong công trình “Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam”[133], tác giả Ngô Đức Thịnh cũng bàn đến VH tộc người, thực trạng và sự biến đổi VH các tộc người thiểu số. Dựa trên góc độ tiếp cận VH và phát triển, tác giả chỉ ra thực trạng VH các DTTS ở các khía cạnh: cơ cấu xã hội cổ truyền của các DTTS, về VH vật chất, về VH tinh thần, các khuynh hướng biến đổi đời sống VH các DTTS. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra những vấn đề đặt ra trong phát triển VH các DTTS. Những vấn đề vừa thuộc các khía cạnh nhận thức của con người, nhất là của những người quản lý, lại vừa thuộc khía cạnh cơ chế, tổ chức thực hiện. Từ đó cung cấp cho bạn đọc bức tranh tổng quát về thực trạng VH các DTTS ở nước ta, là cơ sở để các nhà hoạch định

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí