công cụ biểu hiện trực tiếp nhất, sâu sắc nhất tâm hồn của mỗi một dân tộc. Việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ của dân tộc mình giúp cho nhà văn diễn đạt được cái hồn của dân tộc mình vào các sáng tác. Thông qua những sáng tác đó, họ đã truyền đến cho người đọc những tư tưởng, tình cảm, của dân tộc mình; những ao ước, khát vọng của con người. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn là một trong số những nhà thơ dân tộc thiểu số sử dụng thành thạo ngôn ngữ của dân tộc mình để sáng tác thơ. Chính vì vậy, thông qua những tác phẩm của mình, ông đã tuyên truyền được đường lối của Đảng, Bác Hồ tới đồng bào Dao. Tuy nhiên, việc thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc không phải chỉ được biểu hiện ở mặt ngôn ngữ.
Bên cạnh việc sử dụng tiếng mẹ đẻ để sáng tác, các nhà thơ, nhà văn còn vận dụng, khai thác triệt để hệ thống thể loại truyền thống của dân tộc mình. Với nhà thơ Bàn Tài Đoàn, ông đã vận dụng và khai thác triệt để thể thơ cổ phong (lối thơ 7 chữ) truyền thống trong dân ca Dao, cũng như thể thơ, lối kết cấu trong trường ca Bàn Hộ của dân tộc mình vào việc sáng tác thơ.
Kết cấu trong thơ, văn thường được ảnh hưởng sâu sắc khuynh hướng thẩm mỹ truyền thống của dân tộc. Trong những câu truyện dân gian chúng ta bắt gặp lối kết cấu mở, kết cấu có hậu. Lối kết cấu đó vẫn được các nhà văn, nhà thơ kế thừa và phát huy qua các thời kỳ văn học. Chẳng hạn như một số tác phẩm văn học thời kỳ trung đại như: Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu …Trong những tác phẩm đó đã kế thừa lối kết cấu mở trong văn học dân gian, thông qua lối kết cấu đó tác giả đã thể hiện được tinh thần lạc quan, sự tin tưởng vào chân lý của nhân dân “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” trong những sáng tác của mình.
Có thể nói, sự thành công trong sáng tác nghệ thuật được xuất phát từ cơ sở văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Văn hoá truyền thống ấy đã
có sự tác động sâu sắc đến nội dung sáng tác, phương thức biểu đạt của nhà văn, nhà thơ. Bản sắc văn hoá ấy đã được các chủ thể sáng tác gìn giữ và phát huy trong từng sáng tác của mình.
1.1.3. Bản sắc văn hoá trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có nét riêng về hoàn cảnh sống, phong tục tập quán, chính những nét riêng đó đã tạo ra một vườn hoa rực rỡ đầy màu sắc về bản sắc văn hoá. Trong các sáng tác thơ ca của dân tộc thiểu số chủ thể sáng tác là người dân tộc thiểu số nên thể hiện được tâm hồn, tính cách của dân tộc qua cách cảm nhận, cách suy nghĩ của nhà thơ. Nhà thơ luôn mô tả thế giới qua cái nhìn dân tộc mình, do đó hình thành nên bản sắc dân tộc trong thơ. Bản sắc dân tộc được thể hiện trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam qua nhiều phương diện, đầu tiên được thể hiện qua chủ thể sáng tác.
Nhà thơ là người dân tộc thiểu số nên trước hết đó phải là người con của dân tộc, anh ta được sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc, có cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn nhận, đánh giá thể hiện được rò truyền thống văn hoá của dân tộc mình và nói lên tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của chính dân tộc mình. Đa số các nhà văn, nhà thơ đều là những người con, người em của chính dân tộc mình, họ sinh ra và lớn lên trên chính quê hương của mình, nên họ là những người vô cùng am hiểu về cuộc sống, thiên nhiên, con người, về phong tục tập quán của dân tộc mình. Vì vây, khi sáng tác các nhà văn, nhà thơ đã đưa vào sáng tác của mình những nét đặc trưng tiêu biểu nhất về bản sắc văn hoá của chính dân tộc mình. Tiếng nói của họ thể hiện trong các sáng tác của mình chính là tiếng nói của dân tộc. Anh ta mang cái nhìn, cách cảm, cách nghĩ của dân tộc mình vào việc phản ánh thế giới khách quan nên dù viết về dân tộc mình hay viết về một dân tộc khác thì trong những sáng tác của anh ta vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. Chẳng
Có thể bạn quan tâm!
- Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 1
- Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 2
- Hình Ảnh Thiên Nhiên, Cuộc Sống, Con Người Miền Núi Trong Thơ Bàn Tài Đoàn
- Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 5
- Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 6
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
hạn, hình tượng Bác Hồ là nguồn cảm hứng dồi dào trong sáng tác của các nhà thơ, song mỗi nhà thơ lại có một cách thể hiện khác nhau. Trong thơ Chế Lan Viên, Bác đã hoá thân thành sức mạnh, thành hướng đi, hướng phấn đấu của những người dân Việt Nam yêu nước. Còn trong thơ Bàn Tài Đoàn Bác Hồ hiện lên giản dị, gần gũi như một già bản những vẫn thể hiện được sự vĩ đại của một vị lãnh tụ kính yêu.
Có thể nói, bản sắc văn hoá dân tộc trước hết được thể hiện ở chủ thể sáng tạo. Nhà thơ (chủ thể sáng tạo) phải là người dân tộc có cách nhìn, lối suy nghĩ thấm đẫm tư tưởng, truyền thống văn hoá của dân tộc mình và chủ thể sáng tạo phải là người nói thay, nói hộ tiếng nói của chính dân tộc mình.
Bên cạnh đó, bản sắc dân tộc còn được thể hiện qua đối tượng phản ánh. Đó là đề tài, chủ đề được nhà thơ nhận thức, khám phá từ những đặc điểm tự nhiên, truyền thống văn hoá, nếp sống, cách ăn mặc . . . của dân tộc mình và được thể hiện rò trong sáng tác của nhà thơ. Đối tượng phản ánh là vô cùng phong phú và đa dạng nhưng cho dù đa dạng và phong phú đến đâu thì tất cả đều phải gắn với đời sống, sinh hoạt của dân tộc.
Trước hết, đối tượng phản ánh là môi trường tự nhiên và xã hội - nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên, cái gốc quê hương đó bao giờ cũng gắn bó và nó có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến tư duy và sự sáng tạo của nhà thơ. Các nhà thơ miền núi ngay từ khi sinh ra họ đã gắn bó thân thiết với núi rừng, với sông suối, chim muông, cỏ cây hoa lá, những mảnh ruộng bậc thang, những chiếc cối giã gạo nước, hay những chiếc cọn đưa nước vào ruộng . . . Vì vây, những hình ảnh đó chúng ta thường thấy xuất hiện trong các bài thơ của các nhà thơ miền núi, bởi đó chính là sự phản ánh môi trường tự nhiên xã hội vào trong thơ.
Đối tượng phản ánh là những sinh hoạt văn hoá của dân tộc. Những nét sinh hoạt văn hoá của dân tộc phải được biểu hiện cụ thể trong tác phẩm
thì mới có thể hiểu được đặc điểm cơ bản của văn hoá dân tộc. Nét sinh hoạt của cộng đồng người là cơ sở để tạo nên bản sắc dân tộc. Cộng đồng các dân tộc thiểu số luôn sống hoà mình vào thiên nhiên, hoà mình vào những lễ hội truyền thống của dân tộc mình, những sinh hoạt văn hoá đó đã ăn sâu vào trong tâm thức của nhà thơ, thôi thúc nhà thơ sáng tạo. Những lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán luôn kết tinh trong nó truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những ngày đầu năm đồng bào các dân tộc Việt Bắc nói chung và người Dao nói riêng có những trò chơi văn hoá đặc sắc như: tung còn, hát then, hát, Páo dung, nhảy lửa . . . Đây là một nét văn hoá thể hiện sâu sâu sắc cái hồn dân tộc. Nét văn hoá ấy nó đi vào thơ ca dân tộc một cách tự nhiên và đã nói lên được đời sống tinh thần phong phú của họ.
Đối tượng phản ánh còn là đời sống tâm hồn và tính cách của con người dân tộc. Đặc điểm nổi bật nhất của người dân tộc miền núi là họ sống với nhau rất mộc mạc chân thành, có cái gì đó nguyên sơ nhưng cũng vô cùng táo bạo và mãnh liệt . Đó là những con người tình nghĩa thuỷ chung, có tấm lòng hiếu khách một cách chân thành.
Khách đến nhà không vội hỏi tên Mà chỉ hỏi
- Con đường nào đã đưa anh đến Cũng không hỏi đi từ rừng hay biển Mà hỏi rằng
- Hãy uống cạn rượư cùng ta
… Đừng để nhà tôi mọc cỏ gà
(Dương Thuấn) [46,tr.36]
Hay trong lời bài hát mời rượu của người dân tộc Tày cũng thể hiện khá rò tính cách đó của người dân tộc miền núi.
Dân tộc tôi có phong tục từ xa xưa Khi có khách về thăm nhà, thăm bản
Nghèo thì nghèo, nghèo của, nghèo tiền Chúng tôi chẳng nghèo tình cảm
Đó có thể coi là một nét đẹp văn hoá của cộng đồng người dân tộc thiểu số đáng được ngợi ca và trân trọng.
Có thể nói, bản sắc dân tộc thể hiện trong thơ ca các dân tộc thiểu số được kết tinh ở đối tượng phản ánh, ở thế giới hình tượng mang đậm màu sắc dân tộc được nhà thơ sáng tạo. Thế giới đó được thể hiện thông qua cảm nhận, quan niệm của dân tộc được hình thành và gìn giữ trong truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, bản sắc dân tộc còn được thể hiện ở phương thức phản ánh ( cách thức, chất liệu để nhà thơ hiện thực hoá nội dung).
Nhà thơ Bàn Tài Đoàn là nhà thơ dân tộc thiểu số, ông đã sử dụng hầu hết tiếng mẹ đẻ trong các sáng tác của mình. Vì thế, ông đã thể hiện được đặc điểm tâm lý, truyền thống văn hoá của dân tộc mình trong toàn bộ các sáng tác thơ. Như vậy, ngôn ngữ trong tác phẩm không chỉ đơn thuần là công cụ nữa mà nó trở thành một nét bản sắc của văn hoá dân tộc. Mỗi từ ngữ được nhà thơ sử dụng trong sáng tác của mình trở thành kết tinh của truyền thống văn hoá dân tộc.
Về sau các nhà thơ dân tộc thiểu số (Vũ Trung Thu, Dương Thuấn, Y Phương…) sáng tác bằng tiếng Kinh ngày càng nhiều, nhưng họ vẫn thể hiện chân thực sinh động tư tưởng, tình cảm dân tộc bằng cách kế thừa, sáng tạo những tinh hoa trong vốn văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Vì vậy, việc sử dụng tiếng Kinh để sáng tác vẫn không làm mất đi bản sắc
dân tộc, bởi cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ vẫn mang đậm màu sắc của dân tộc thiểu số.
Bản sắc dân tộc còn biểu hiện ở sự vận dụng các hình thức thể loại thơ ca truyền thống. Thơ ca dân tộc thiểu số có sự thấm nhuần sâu đậm của văn hoá và văn học dân gian, bởi thơ ca dân tộc thiểu số được phát triển thẳng từ thơ ca dân gian lên thơ ca hiện đại nên ảnh hưởng hết sức sâu đậm văn hoá và văn học dân gian. Mỗi dân tộc có những làn điệu dân ca, điệu thơ riêng như: Người Tày có những điệu sli, lượn, phong slư . . ., người Dao có những làn điệu Páo dung, sơn ca, Pút tồng . . . Thơ ca hiện đại đã kế thừa và phát huy một cách sáng tạo những thể loại thơ ca truyền thống đó. Thơ của Bàn Tài Đoàn có được thành công như ngày hôm nay là do ông đã biết kế thừa và vận dụng sáng tạo kết cấu, thể loại thơ ca dân gian truyền thống.
Qua việc tìm hiểu các biểu hiện của bản sắc dân tộc trong thơ văn nói chung và thơ ca dân tộc thiểu số nói riêng, có thể thấy khi nghiên cứu bản sắc văn hoá dân tộc là đi tìm cái độc đáo, riêng biệt được thể hiện trong thế giới hình tượng, nội dung tác phẩm, phương thức biểu hiện mang đậm phong cách dân tộc.
Như vậy, bản sắc dân tộc trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng được thể hiện sâu đậm ở thế giới nghệ thuật, các phương tiện, biện pháp nghệ thuật mà tác giả sáng tạo ra và quan trọng nhất là ở cái nhìn dân tộc về cuộc đời, về con người của các nhà thơ dân tộc - chủ thể của nền thơ ca dân tộc thiểu số.
1.1.4. Vài đặc điểm về bản sắc văn hoá dân tộc Dao
Dân tộc Dao là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam, xét về số dân thì dân tộc Dao đứng thứ 8 trong các dân tộc thiểu số, sau dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơme, Nùng, Hmông với dân số gần 600.000 người. Địa
bàn cư trú của người Dao chủ yếu là ở vùng Đông Bắc miền Bắc Việt Nam (trong đó có tỉnh Cao Bằng). Môi trường sống của họ là ở vùng núi cao, nên phương thức canh tác của dân tộc Dao nói chung là làm nương rẫy trên đất dốc. Trước Cách mạng họ làm nương rẫy theo hình thức du canh du cư, sau Cách mạng theo chính sách của Đảng người Dao đã “hạ sơn” định canh định cư. Làng bản của người Dao thường được xây dựng bên suối nước, gần rừng, có đất rộng để chăn thả gia súc. Là một dân tộc từ phía Bắc thiên di xuống phía Nam nên trước đây người Dao sử dụng chữ Hán để ghi chép những câu ca, những mẩu chuyện để răn dạy con cháu, về sau dựa vào những ký tự tiếng Hán người Dao đã sáng tạo ra loại chữ viết cho riêng dân tộc mình (chữ Nôm Dao). Cũng chính vì thế, mà dân tộc Dao có những nét bản sắc văn hoá riêng biệt không giống với bất kỳ dân tộc nào. Bản sắc văn hoá dân tộc Dao được thể hiện ở một số phương diện sau:
Trước hết, bản sắc văn hoá Dao được thể hiện ở ngôn ngữ, chữ viết. Dân tộc Dao từ xa xưa họ đã biết sử dụng tiếng Hán để tạo ra ngôn ngữ và chữ viết riêng (Nôm Dao). Chữ Nôm Dao được người Dao dùng trong việc ghi chép gia phả của dòng họ, ghi chép lời các bài hát tiếng Dao, các bài hát nghi lễ, cúng bái, các bài hát giao duyên…Ngoài ra chữ Nôm Dao cũng còn được dùng để ghi chép lại những câu chuyện thơ cổ của người Dao (Trường ca Bàn Hộ ). Người đàn ông Dao muốn được mọi người vị nể thì phải biết đọc, biết viết chữ Nôm Dao. Bởi biết chữ mới có thể làm thầy cúng, biết chữ mới được làm lễ cấp sắc với đầy đủ ý nghĩa là một người Dao trưởng thành. Có thể khẳng định, so với các dân tộc anh em khác, người Dao luôn tự hào cho dù dân tộc Dao là một dân tộc thiểu số nhưng họ đã có ngôn ngữ, chữ viết riêng từ rất sớm.
Bản sắc văn hoá dân tộc Dao còn được thể hiện ở các phong tục tập quán của người Dao, đó là: Các phong tục tập quán được đồng bào Dao gìn
giữ và phát huy trong những ngày lễ tết, trong đám cưới, đám ma…Rồi những phong tục tập quán mang tính chất hủ tục cần được loại bỏ ra khỏi cuộc sống. Một trong những phong tục mang tính chất hủ tục của người Dao đó là: Lối sống du canh, du cư của đồng bào dân tộc Dao. Lối sống đó được coi là một nét đẹp trong phong tục tập quán của người Dao nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
Nếu xét về dân số thì người Dao đứng ở hàng thứ 8, nhưng lại đứng thứ 2 về số lượng người du canh du cư. Người Dao thường sống ở lưng chừng núi, nguồn sống chính của họ là nông nghiệp, nhưng hình thức làm nông nghiệp của họ lại là làm nương rẫy du canh. Đồng bào Dao làm ăn theo lối du canh, du cư nên có hạn chế là họ không thể nào thâm canh tăng năng xuất để trên cơ sở đó, mở rộng qui mô sản xuất, tổ chức cuộc sống ổn định. Vì thế, họ luôn sống trong tình trạng không ổn định vì tục du canh du cư từ tồn tại từ rất lâu đời và để lại hậu quả nghiêm trọng với người Dao, với cộng đồng; phá hoại môi trường sống, “làm chậm quá trình phát triển kinh tế xã hội và phản ánh nền văn hoá rất đặc trưng – văn hoá rừng rẫy người Dao Việt Nam” [40,Tr.202]. Tập tục đó là nguyên nhân chính gây nên cuộc sống khó khăn, vất vả, đói nghèo của dân tộc Dao trước khi có Cách mạng. Năm 1968 nhà nước đã có chủ trương vận động đồng bào dân tộc Dao định canh, định cư nhằm ổn định cuộc sống, cải tạo phong tục tập quán lâu đời vốn đã ăn sâu vào nếp suy nghĩ của người Dao. Do chủ trương định canh, định cư phù hợp với đặc tính tự trọng của người Dao nên họ thấy tin tưởng, thoải mái vào chính sách định canh, định cư của Chính phủ. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã góp phần không nhỏ vào việc vận động tuyên truyền đồng bào nghe và làm theo chính sách này.
Có thể nói, phong tục tập quán của người Dao còn được thể hiện rò nét ở các nghi lễ trong gia đình, bản làng, những nghi lễ liên quan đến