Do vậy trong các giờ học lịch sử nói chung và giờ học về chủ quyền biển đảo tổ quốc nói riêng, nhiệm vụ của giáo viên là vận dụng linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho học sinh chủ động tham gia vào các hoạt động học tập với mục đích là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở các em. Với tư cách là chủ thể khám phá, học sinh sẽ thực sự nắm vững kiến thức, khắc sâu kiến thức và có xu hướng tiếp tục tìm hiểu mở rộng kiến thức.
Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung , giờ học lịch sử nói riêng và đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm người thầy chỉ là người chỉ đạo hướng dẫn cách tiếp thu nguồn kiến thức trong một giờ học. Vậy “Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh”ở trên lớp đối với môn học lịch sử ở trường trung học cơ sở là một vấn đề mà đòi hỏi người học sinh phải tập chung tìm hiểu suy nghĩ những kiến thức của bài học ,phải chủ động tiếp thu những kiến thức ở sách giáo khoa,ở các nguồn tư liệu thông tin khác người thầy chỉ hướng dẫn, chỉ đường dẫn lối cho các em đi đúng hướng của bài học.
Tạo được hứng thú, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các giờ học về chủ quyền biển đảo tổ quốc là một thành công của người giáo viên lịch sử trên bước đường giáo dục, định hướng cho học sinh về trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc nói riêng và chủ quyền lãnh thổ tổ quốc nói chung.
Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là một yếu tố rất quan trọng giúp cho tiết dạy của Gv được thành công. Muốn vậy Gv phải đổi mới về phương pháp, hình thức dạy học để giúp các em tích cực khai thác kiến thức thông qua quá trình học tập.
2.3. Một số hình thức và biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh lớp 12 trong dạy học lịch sử
71
2.3.1. Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong giờ học nội khóa
Do đặc thù của môn Lịch sử là mang tính quá khứ, HS không thể trực tiếp tiếp xúc với những sự kiện, nhân vật lịch sử, mà chỉ có thể dựa vào những nguồn sử liệu để tham khảo, nhận thức và đánh giá. Việc GV cung cấp những cứ liệu lịch sử làm bằng chứng về việc xác lập chủ quyền biển đảo Tổ quốc một cách hòa bình và liên tục qua các triều đại phong kiến Việt Nam cho HS, không chỉ giáo dục cho HS ý thức công dân về biển đảo quê hương, mà còn giáo dục cho các em lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Tuy nhiên, trong chương trình sách giáo khoa lịch sử hiện hành, kiến thức về biển đảo được đưa vào còn chưa nhiều. Những hiểu biết về biển đảo của HS có được chủ yếu dựa trên tìm hiểu sách báo hoặc các phương tiện truyền thông, thiếu sự định hướng, dẫn đến nhiều cách hiểu chưa thấu đáo. Vì vậy cần trang bị cho HS những kiến thức chủ yếu về biển đảo Việt Nam và đây là một trong những nhiệm vụ của môn học lịch sử ở trường phổ thông. Kiến thức về biển đảo Việt Nam trang bị cho HS phải đảm bảo tính chính xác, chân thật và khoa học. Biết được những cứ liệu lịch sử về chủ quyền biển đảo này sẽ giúp HS càng thêm yêu và tự hào hơn về quê hương đất nước mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Kênh Thông Tin Hs Sử Dụng Để Tìm Hiểu Các Kiến Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc.
- Một Số Hình Thức Và Biện Pháp Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 12 Trung Học Phổ Thông
- Những Yêu Cầu Cơ Bản Khi Xác Định Các Biện Pháp Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 12 –
- Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Về Biển, Đảo Trong Quá Trình Dạy Học Để Giáo Dục Ý Thức Về Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh.
- Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 trung học phổ thông - 12
- Giáo Dục Ý Thức Về Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh Trong Giờ Học Ngoại Khóa
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
Trên cơ sở mục tiêu của dạy học lịch sử nói chung và nội dung chương trình, mục tiêu của Lịch sử lớp 12 nói riêng, đề tài đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học các nội dung về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc như sau:
2.3.1.1. Sử dụng tài liệu tham khảo về chủ quyền biển, đảo để giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh
Sử dụng TLTK giúp HS có thêm cơ sở để hiểu biết bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học lịch sử. TLTK là phương tiện có hiệu quả để hiểu rõ hơn SGK, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Biết làm việc với TLTK sẽ rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng tốt: kĩ năng phát hiện kiến thức cơ bản qua TLTK, kĩ năng đối chiếu SGK – TLTK
72
để khắc sâu kiến thức cơ bản, kĩ năng trình bay kiến thức cơ bản qua TLTK, sử dụng TLTK để trả lời câu hỏi, sưu tầm TLTK…
Cách thức sử dụng TLTK cũng rất đa dạng.
- Sử dụng tài liệu tham khảo về chủ quyền biển, đảo để cung cấp thêm thông tin cho học sinh.
Ví dụ 1, trước khi dạy bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975), Giáo viên có thể cung cấp thông tin về trận Hải chiến Trường Sa năm 1974 với sự kiện Trung Quốc cho quân chiếm đảo Hoàng Sa của nước ta:
Ngày 14/1/1974, một tàu của quân Việt Nam Cộng Hòa đã phát hiện 2 tàu hải quân Trung Quốc đang thả neo tại đảo Hữu Nhật (thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa), đây vốn là đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Lập tức ngày 16/1/1974, tàu HQ-16 của Việt Nam Cộng Hòa tức tốc ra thẳng đảo Hữu Nhật và phát hiện đảo Hữu Nhật và các đảo gần đó là Duy Mộng, Quang Hòa đều đã bị Trung Quốc ngang nhiên chiếm giữ. Phía Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu Trung Quốc rời khỏi các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng Trung Quốc cũng yêu cầu Việt Nam phải rời ngay khỏi các đảo thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Ngày 18/1, Chu Ân Lai họp Bộ Chính Trị và quyết định sẵn sàng tấn công hạm đội Việt Nam Cộng Hòa, sẵn sàng điều quân đến Hoàng Sa.
Ngày 18/1/1974, Việt Nam Cộng Hòa đã chuẩn bị 4 tàu chiến nhằm chiếm lại đảo. Đây đều là 4 tàu cũ của Mỹ để lại, trong đó có một tàu để quét thủy lôi được cải tiến để thành tàu tuần tra.
10 giờ sáng ngày 18/1/1974 , tàu HQ-16 mang theo quân đổ bộ đến đảo Quang Hòa, nhưng bị tàu Trung Quốc cản không cho lại gần đảo, khiến tàu HQ-16 chuyển hướng khác rồi dùng xuồng cao su tấn công chiếm lại đảo. Thế nhưng phía Trung Quốc phát hiện và nổ súng khiến 1 thiếu úy tử trận, cuộc đổ bộ bất thành và phải rút lên tàu HQ-16.
73
Sáng 19/1/1974, các tàu chiến của Việt Nam Cộng Hòa nhận lệnh đến chiếm lại đảo Quang Hòa trong hòa bình với mệnh lệnh không được nổ súng trước, yêu cầu phía Trung Quốc rời khỏi đảo.Trên đảo Quang Hòa lúc này có cả một đại đội Trung Quốc chiếm giữ, phía Việt Nam Cộng Hòa chỉ có 74 người. Khi những người lính Việt Nam Cộng Hòa vừa đặt chân lên đảo yêu cầu Trung Quốc rút khỏi đây, lập tức phía Trung Quốc nổ súng đáp trả, khiến bên Việt Nam Cộng Hòa 2 người tử trận, 2 người bị thương.
Trước Việc Trung Quốc hung hăng không chịu rút khỏi đảo, phía Việt Nam Cộng hòa quyết định phải nổ súng để chiếm lại đảo. 4 tàu chiến của Việt Nam Cộng Hòa chia 2 hướng tiến đánh. Tàu HQ-10 và HQ-16 tiến vào lòng chảo quần phía bắc đảo Quang Hòa; tàu HQ-4 và HQ-5 tiến vào lòng chảo từ hướng tây nam.
Hình 2.2 Sơ đồ trận chiến theo mô tả trong sách Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa của Vũ Hữu San và Trần Đỗ Cẩm
(Nguồn: http://www.daikynguyenvn.com/trong-nuoc/dien-bien-cuoc- hai-chien-hoang-sa-cach-day-42-nam.html)
10h25 ngày 19/1/1974, các tàu Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu khai hỏa dùng pháo bắn vào các tàu Trung Quốc, các tàu chiến của Trung Quốc di
74
chuyển liên tục nhằm tránh đạn và nổ pháo bắn trả. Lúc này các thiết bị của Việt Nam Cộng Hòa do quá cũ kỹ nên rất khó liên lạc được với nhau ảnh hưởng lớn đến việc phối hợp.
Tàu HQ-4 vừa nhả đạn thì bộ phận bắn tự động bị hỏng, phải bắn bằng tay từng phát một rất nặng nề và chậm chạp lại không chính xác, vì vậy tàu HQ-4 phải rút lui để sửa chữa dưới sự yểm trợ của tàu HQ-5.
10h35 tàu HQ-10 bị trúng đạn, hạm trưởng bị thương, nước bắt đầu tràn vào tàu, nhưng binh sĩ trên tàu vẫn bình tĩnh giao tranh với các tàu Trung Quốc. Tàu Trung Quốc mang số hiệu 389 bị trúng đạn bốc cháy. Tàu Trung Quốc mang số hiệu 396 cũng bị trúng đạn, nhưng trước khi bị chìm tàu này đã tìm cách đâm vào tàu HQ-10 rồi chìm hẳn. Tàu HQ-10 vừa trúng đạn lại bị đâm nên không điều khiển được.
10h55 do thiết bị quá cũ kỹ nên đạn pháo của tàu HQ-5 bắn nhầm vào tàu HQ-16 khiến tàu này không thể tham chiến được và rút lui.Thêm một tàu Trung Quốc số hiệu 274 bị trúng đạn bốc cháy phải dạt vào đảo Quang Hòa.
11h Trung Quốc điều thêm tàu trợ lực tấn công tàu HQ-5 khiến tàu này bị trúng đạn hỏng mất tháp pháo và hệ thống liên lạc. Tuy thế tàu HQ-5 vẫn cố gắng cầm cự khiến tàu Trung Quốc bị trúng đạn.
11h10 tàu HQ-10 dần dần chìm hẳn, hạm trưởng cùng 62 binh sĩ khác đã nằm lại tại nơi đây mãi mãi, số còn lại tìm cách thoát được ra ngoài tàu.
Lúc này bên Việt Nam Cộng hòa có 4 tàu thì 1 tàu bị hỏng, 1 tàu bị chìm, 2 tàu bị trúng đạn và số đạn pháo còn lại rất ít. Lúc này cố vấn Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc điều thêm 17 tàu đến (gồm 4 tàu ngầm và 13 chiến hạm), vì thế nên quyết định rút lui. Các tàu Trung Quốc sau giao tranh bị trúng đạn hỏng nặng cũng phải rút về đảo.
Phía bên Việt Nam Cộng Hòa có 74 binh sĩ tử trận (trong đó riêng tàu HQ-10 có 63 binh sĩ gồm cả trạm trưởng Ngụy Văn Thà). Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đó.
75
Hình 2.3. Bốn chiến hạm Việt Nam Cộng hòa tham gia trận chiến. (Nguồn: http://www.daikynguyenvn.com/trong-nuoc/dien-bien-cuoc-
hai-chien-hoang-sa-cach-day-42-nam.html)
Qua đó GV có thể đặt thêm câu hỏi như: Em có nhận xét gì về hành động xâm phạm của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa?. Sự kiện trên đã vi phạm điều lệ nào trong hiến chương của Liên Hợp Quốc?...
Việc mở rộng thêm thông tin như vậy, học sinh sẽ có thêm tư liệu để hình dung rõ hơn về những hành động xâm phạm nghiêm trọng của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa năm 1974, họ đã cướp quần đảo Hoàng Sa từ tay của quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Ví dụ 2, Ngoài ra, Giáo viên có thể giúp học sinh hiểu rõ hơn về sự xác lập chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa qua những thông tin về Bia chủ quyền năm 1938:
Năm 1938, Pháp dựng bia chủ quyền, xây dựng xong đèn biển, trạm khí tượng, đài vô tuyến điện ở đảo Hoàng Sa, trong quần đảo Hoàng Sa, xây dựng trạm khí tượng, đài vô tuyến điện ở đảo Itu Aba trong quần đảo trường
76
Sa. Hàng chữ trên bia: “Cộng hòa Pháp, vương quốc An – nam, quần đảo Hoàng Sa, 1816-đảo Pattle-1938 ( 1816 là năm vua Gia Long thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa, 1938 là năm dựng bia)
Ngày 4/12/1931 và ngày 24/4/1932, Pháp phản kháng chủ phủ Trung Quốc về việc chính quyền Quảng Đông lúc đó có ý định cho đấu thầu khai thác phân chim trên đảo Hoàng Sa
Hình 2.4. Bia chủ quyền do Pháp dựng ở đảo Hoàng Sa năm 1938
(Nguồn: www.baotangdanang.vn)
Tiếp đó, ngày 20/4/1971, chính quyền Sài Gòn khẳng định một lần nữa quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
77
Hình 2.5. Bia chủ quyền Việt Nam dựng trên đảo Trường Sa, quần Đảo Trường Sa (1961)
(Nguồn: doithoaionline2.blogspot.com)
Ngày 13/7/1971, Ngoại Trưởng chính quyền Sài Gòn khẳng định một lần nữa chủ quyền của việt Nam đối với quần đảo đó trong cuộc họp báo ngày 10/7/1971.
Ngày 19/1/1974, lực lượng quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trug Hoa chiếm đóng nhóm Tây Nam của quần đảo Hoàng Sa, và cũng trong ngày này chính quyền Sài Gòn tuyên bố lên án cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ngày 24/2/1974 tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.
Suốt trong thời gian đại diện Việt Nam về mặt đối ngoại, Pháp luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và phản kháng những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo.
Như vậy, từ thế kỉ XVII đến nay, suốt trong mấy thế kỷ, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chiếm hữu không ngừng, thực thi quyền quản lý về mặt nhà nước một cách liên tục và hòa bình chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước Việt Nam luôn bảo vệ tích cực các
78