Giáo Dục Ý Thức Về Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh Trong Giờ Học Ngoại Khóa

hợp lý, những ngành khai thác và sử dụng lợi thế của biển nước ta như: Vận tải viễn dương, dịch vụ hàng hải, du lịch, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt hải sản xa bờ, đang được chú ý phát triển. Ngoài ra, trong khai thác biển, nhiều ngành và địa phương dần quan tâm đúng mức đến việc tái tạo và làm giàu tiềm năng. Vấn đề bảo vệ môi trường biển đã được quan tâm và đầu tư ban đầu. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, theo chủ trương, đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, nước ta đang triển khai tích cực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế biển.

GV đề cập đến chủ trương đổi mới của Đảng trong 5 năm 1986 – 1990, GV nhấn mạnh cho HS rằng Đại hội VI là “Đại hội đổi mới” trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng – an ninh, trong đó đường lối cơ bản được đặt ra là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

GV nêu câu hỏi để HS định hướng vấn đề: Theo em, có thể khai thác các ngành nghề kinh tế nào từ biển?

Hình 2 9 Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn Nguồn 1

Hình 2.9. Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn

(Nguồn: http://bnews.vn/xuat-khau-gao-co-dau-hieu-phuc-

hoi/1812.html)


95

Trọng tâm triển khai công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là đảm bảo quốc phòng – an ninh các vùng biển và ven bờ. Tiến hành quy hoạch các trung tâm phát triển ra biển và các khu vực biển, đảo có khả năng đột phá trong phát triển kinh tế như Móng Cái, Vân Đồn, Nghi Sơn, Vũng Áng, Đà Nẵng… Công tác quy hoạch phải trên cơ sở của quy luật kinh tế thị trường, có tầm nhìn dài hạn, hiện đại theo những tiêu chuẩn phù hợp với quốc tế và khu vực. Đồng thời, phải tiến hành một cách có hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý, quy hoạch nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững và đúng định hướng. Trong quy hoạch, cần quán triệt quan điểm coi vùng duyên hải gắn với kinh tế biển là vùng động lực để mở cửa, thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc gia, đảy mạnh phát triển những cơ sở công nghiệp chế biến các sản phẩm từ biển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Hình 2 10 Tàu thuyền khai thác hải sản ở vùng biển đảo Lý Sơn Nguồn 2

Hình 2.10. Tàu thuyền khai thác hải sản ở vùng biển đảo Lý Sơn (Nguồn: http://baoquangngai.vn/channel/2025/2009/08/1715358/)

Vùng biển các quần đảo là các ngư trường lớn, đầy tiềm năng của ngư dân các tỉnh ven biển, cung cấp nguồn thủy hải sản phục vụ cho xuất khẩu của đất nước, và chính nhờ nguồn thu từ nghề khai thác xa bờ mà đời sống của các ngư dân được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh việc khai thác thủy sản xa bờ,


96

ngày nay bà con ngư dân còn khai thác các loại cá cảnh và các loại tron biển có giá trị dinh dưỡng và dùng trong chế biến mĩ phẩm.

Cùng với nguồn lợi thủy sản, biển còn chứa đựng tiền năng dầu khí và khoáng sản rất lớn. Nước ta có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn và cũng là nơi có triển vọng dầu khí lớn. Hoạt động tìm kiến, thăm dò dầu khí ở Việt Nam đã được bắt đâì triển khai ở miền võng Hà Nội và trũng An Châu từ những năm 1960 với sự giúp đỡ của Liên Xô. Dựa trên kết quả nghiên cứu địa chất p địa vật lý đã xác định được 7 bồn trầm tích có triển vọng chứa dầu khí ở thềm lục địa nước ta. Các mỏ dầu khí ở nước ta được phát hiện và khai thác từ lòng đất dưới đáy biển khu vực thềm lục địa phía Nam. Một số mỏ ở bồn trũng Cửu Long như Bạch Hổ và mỏ Đại Hùng ở bồn trũng Nam Côn Sơn là những mỏ có chứa dầu cả ở móng. Mỏ Bạch Hổ cũng được xem là trường hợp ngoại lệ chứa dầu trong móng đá.

Hình 2 11 Khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ Nguồn 3

Hình 2.11. Khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ

(Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Thuong-hieu-DN/731527/ket-qua-ngoan-muc-trong-khai-thac-dau-khi)

Như vậy, qua những thông tin bổ sung, Gv có thể hướng đến kết luận: phát triển kinh tế biển, đảo luôn nằm trong những ưu tiên chính sách của Đảng từ năm 1986 đến nay và quá trình hoàn thiện các chủ trương , chính


97

sách của Đảng trong việc khai thác, phát huy giá trị của biển, đảo trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước trong thời bình.

2.3.2. Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong giờ học ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường phổ thông và cùng chung mục đích với các hình thức dạy học lịch sử khác: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy cho HS. Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử là phong phú các kiến thức, giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất của HS, giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng trách nhiệm, yêu thích lao động, rèn luyện tính kỷ luật và tinh thần tương thân tương ái. Hoạt động ngoại khóa có thể kết hợp với các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh…gắn với những sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống hướng về cội nguồn...

Hoạt động ngoại khóa còn góp phần phát triển tính tích cực của HS. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử cho rằng, hoạt động ngoại khóa có hai đặc điểm nổi bật: tính tự nguyện và sự phát triển nhận thức tích cực độc lập, năng khiếu của HS trong lĩnh vực lịch sử. Hoạt động ngoại khóa mở ra nhiều khả năng cho HS lựa chọn và tham gia những nội dung hợp với sở thích và trình độ của mình. Chính tính tự nguyện tham gia đó đã phát huy năng lực nhận thức độc lập, năng khiếu cũng như rèn luyện các kĩ năng về trí tuệ và thực hành cho HS.

Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là một vấn đề lịch sử, chính trị quan trọng, và đặc biệt cấp thiết trong bối cảnh hiện nay khi những tranh chấp chủ quyền trên biển Đông diễn biến phức tạp. Chương trình SGK phổ thông không đề cập đến vấn đề chủ quyền biển, đảo trong các giờ học nội khóa GV chỉ có thể xen kẽ giáo dục chủ quyền biển đảo trong một số bài có liên quan đến vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền, khai thác các tiềm năng nhất là hoạt động ngoại thương biển…Việc xen kẽ vào các giờ học nội khóa với thời lượng thời gian ít, rất khó làm nổi bật các nội dung về chủ


98

quyền biển, đảo. Từ thực tế đó, tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo là một hoạt động cần thiết và cấp thiết hiện nay để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức công dân trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Qua nghiên cứu thực tiễn sử dụng tư liệu về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, từ ý nghĩa giáo dục thiết thực mà hoạt động ngoại khóa lịch sử có thể đem lại, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc tổ chức các hoạt động ngoại khóa lịch sử như sau:

2.3.2.1. Nghe nói chuyện lịch sử

Có rất nhiều chủ đề phù hợp cho các buổi nói chuyện lịch sử, liên quan đến các ngày kỉ niệm lớn (Quốc khánh, Quốc tế lao động, Cách mạng Tháng Mười Nga, Thành lập Quân đội, Kí hiệp định Giơ nevơ, Giải phóng miền Nam…), các truyền thống của dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, của lực lượng vũ trang nhân dân, Quân đội Nhân dân, cuộc đời và sự nghiệp doanh nhân…

Kể chuyện lịch sử là hình thức ngoại khóa dễ làm, hấp dẫn và có tác dụng giáo dục cao. Nội dung kể chuyện về chủ quyền biển đảo Việt Nam phải là câu chuyện có thật, chứ không phải những chuyện hư cấu. Có thể kể một số chuyện mà HS cần biết như:

Về những ngư dân kiên cường bám biển, họ hiện lên như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa để góp phần khẳng định chủ quyền đất nước, bất chấp bão tố gian nan.

Về những hoạt động mưu sinh đa dạng của ngư dân Quảng Ngãi – quê hương của Hải đội Hoàng Sa, đội hùng binh năm xưa đã vượt sóng Biển Đông ra Hoàng Sa, với lễ Khao thề lính Hoàng Sa, với những bài văn tế, thư tịch sổ, những ngôi mộ gió.



99

Về những hoạt động mưu sinh đa dạng cyar ngư dân Quảng Ngãi trên bùng biển Hoàng Sa.

Xây dựng một bài nói chuyện cũng cần phải có bố cục rõ ràng, tránh nói ngẫu hứng, tràn lan và không làm nổi bật trọng tâm của bài nói chuyện. Cụ thể bố cục của bải nói chuyện lịch sử nói chung:

- Đặt vấn đề

- Giải quyết vấn đề (Kết hợp giao lưu, thảo luận)

- Rút ra bài học lịch sử

GV hay khách mời thực hiện nói chuyện đều cần phải xây dựng kịch bản, làm nổi bật trọng tâm, thực hiện các mục tiêu giáo dục cụ thể của bài nói chuyện lịch sử. Những kiến thức sử dụng trong bài nói chuyện phải dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của HS THPT.

Ví dụ: Xây dựng bài nói chuyện về chủ đề “29 năm sự kiện Gạc Ma”, Giáo viên tổ chức buổi nói chuyện lịch sử tại giờ chào cờ đầu tuần (dành cho cả 3 khối). Khách mời là một số cựu chiến binh đã tham gia chiến dịch lịch sử Gạc Ma ngày 14-3-1988. GV cần xây dựng bố cục chi tiết như sau:

- Đặt vấn đề: Phần này người thực hiện bài nói chuyện lịch sử sẽ nêu lên những sự kiện có tính thời sự trên Biển Đông, luận điệu của Trung Quốc đưa ra để tranh chấp trên Biển Đông. Trong đó có sự kiện Gạc Ma ngày 14-3- 1988 – Hải quân Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép Đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

- Giải quyết vấn đề: Đưa ra những âm mưu, thủ đoạn và hành động của Trung Quốc khi xâm chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Sự hy sinh của 64 người con đất Việt đã ngã xuống biển Đông trước họng súng của quân xâm lược Trung Quốc. Ở phần này, có thể đặt ra những câu hỏi giao lưu với HS, các em có thể dựa trên các kiến thức đã được tìm hiểu để trả lời, qua đó sẽ khắc sâu kiến thức và tạo không khí hào hứng cho buổi nói chuyện.

- Rút ra bài học lịch sử: Nhấn mạnh đến trách nhiệm của thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.


100

Để kết thúc buổi nói chuyện lịch sử, GV cùng HS chuẩn bị một tiết mục văn nghệ mang tên “Gạc Ma trong tim ta” tái hiện lại hình ảnh Tàu Trung Quốc tiến gần, những tên lính cầm AK ào lên nã đạn. Các chiến sĩ đã kiên cường bám trụ, bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Để góp phần khắc sâu hơn nữa các kiến thức HS thu nhận được, GV cần thiết kế nhiệm vụ cho cá nhân và nhóm học sinh: bài tập, bài thu hoạch với nội dung: Làm thế nào để đòi lại được Hoàng Sa về với Việt Nam? Làm thế nào đấu tranh giữ được chủ quyền biển, đảo nhưng tránh xung đột, chiến tranh, giữ quan hệ hữu nghị và cùng phát triển với Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.

2.3.2.2. Phát động các cuộc thi tìm hiểu, sáng tạo về chủ quyền biển, đảo quê hương

Đây cũng là một hình thức có hiệu quả trong dạy học về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Thực tế cho thấy, nhiều cuộc thi tìm hiểu, sáng tạo về chủ quyền biển đảo Tổ quốc do Bộ giáo dục, hoặc các báo cáo phát động đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của đông đảo HS, sinh viên. Do vậy áp dụng hình thức các cuộc thi tìm hiểu và sáng tạo về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường THPT cũng là một biện pháp thai thác và sử dụng có hiệu quả tư liệu về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. GV có thể phối hợp với Đoàn trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu hay sáng tạo về chủ quyền biển đảo Tổ quốc trên phạm vị toàn trường, phạm vi khối lớp, hoặc tổ chức tại các lớp mà GV trực tiếp giảng dạy.

Ví dụ: Nhân kỉ niệm ngày 26 – 3, kết hợp với hoạt động của nhà trường, GV phát động cuộc thi tìm hiểu “Chúng em với biển, đảo quê hương” với ba nội dung chính:

- Viết thư cho các chiến sĩ đảo xa

- Vẽ tranh thể hiện tình yêu đối với biển, đảo. Thể hiện thái độ của thanh niên với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc


101

- Sưu tầm hình ảnh, tư liệu, lược đồ, làm tập san chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Muốn tổ chức được cuộc thi có chất lượng, đòi hỏi sự chuẩn bị công phu từ ban tổ chức:

(1) Mục đích:

- Góp phần trang bị kiến thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ Quốc cho HS

- Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

- Rèn luyện kĩ năng sáng tạo, hợp tác trong làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình…

(2) Xây dựng kế hoạch cuộc thi:

- Thời gian chuẩn bị: 1 tháng

GV thông báo phát động cuộc thi đến từng lớp trong khối 12 và triển khai thực hiện.

- Yêu cầu sản phẩm:

+ Đối với phần thi vẽ tranh: Các bài dự thi có thể là của cá nhân hay một nhóm, một tập thể, không giới hạn về chất liệu sử dụng và ý tưởng. Yêu cầu khi vẽ tranh, các bài dự thi phải kèm theo bài thuyết trình về ý tưởng và nội dung bức tranh. Bài thuyết trình phải phản ánh được nội dung cũng như thông điệp mà bức tranh muốn nhấn mạnh, thể hiện được sự hiểu biết của học sinh về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc qua đó thể hiện thái độ của công dân với việc giữ gìn và bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.

+ Đối với sản phẩm viết thư: Áp dụng đối với cá nhân tham gia phần thi. Bức thư được viết cho một người lính ở đảo xa hoặc một người lính bất kì. Bức thư cần viết mạch lạc thể hiện sự ý thức sâu sắc nhiệm vụ cao cả của những người lính đảo xa, bày tỏ tình cảm dành cho những người lính và trách nhiệm của HS khi còn ngồi trên ghế nhà trường với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.


102

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí