cán bộ làm công tác Đoàn cần lưu ý sử dụng đồng thời với tài liệu về chuyên đề; chú ý các gợi ý về cách thức tổ chức, tạo điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tối đa vào các hoạt động [7].
Như vậy, GV có thể căn cứ vào chương trình môn học và tùy theo điều kiện của mỗi nơi để tổ chức các hoạt động học tập nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh.
1.2.1.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát về thực trạng dạy và học lịch sử nói riêng và việc giáo viên vận dụng những kiến thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong dạy học môn lịch sử của học sinh ở trường THPT nói chung. Kết quả điều tra, khảo sát là cơ sở để đưa ra những kết luận chung cũng như những yêu cầu đặt ra cần
giải quyết nhằm nâng cao chất lượng day
và hoc
môn Lic̣ h sử .
Viêc điêù tra, khảo sát được tiến hành tại trường THPT Trần Hưng Đạo
– Hà Đông – Hà Nội.
Về phương pháp tiến hành : Tiến hành điều tra bằ ng phiếu thăm dò ý kiến của 200 học sinh và 15 giáo viên trong trường và một số trường khác.
1.2.1.2. Nội dung khảo sát
a, Đối với giáo viên: Tìm hiểu quan niệm về các vấn đề:
+ Ý kiến, quan niệm của GV về việc tổ chức dạy học các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho HS.
+ Mức độ ưu thế của các bộ môn trong việc giáo dục các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho HS.
+ Tần suất và hình thức khi dạy học các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
+ Thuận lợi và khó khăn khi dạy các nội dung về chủ quyền biển, đảo nhằm giáo dục ý thức cho HS.
b, Đối với học sinh:Tìm hiểu quan niệm về các vấn đề:
+ Hứng thú của HS đối với môn học lịch sử.
47
+ Mức độ ưu thế của các bộ môn trong việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
+ Nhận thức của HS về thực trạng giảng dạy các nội dung về chủ quyền biển, đảo trong giờ học lịch sử.
+ Hình thức học tập các nội dung về chủ quyền biển, đảo.
+ Những thuận lợi và khó khăn cùng những đề xuất cho việc giáo dục các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong dạy học lịch sử có kết quả tốt nhất.
1.2.1.3. Kết quả khảo sát
Sau khi tiến hành phát phiếu điều tra và khảo sát bằng phiếu đối với giáo viên và học sinh tại trường THPT Trần Hưng Đạo, Hà Nội, tổng hợp kết quả thu được, qua phân tích chúng tôi khái quát như sau:
a) Ý kiến của học sinh và giáo viên về môn học và các hoạt động học tập có sử dụng kiến thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ Quốc
Thứ nhất là ý kiến của học sinh về môn học và các hoạt động học tập có sử dụng kiến thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ Quốc
Khi được hỏi về mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Lịch sử thì phần lớn học sinh trả lời bình thường (83%) và một số ít học sinh không có hứng thú gì đối với môn học Lịch sử (5%), chỉ có 7% rất có hứng thú đối với môn lịch sử, còn lại thì chưa quen.
Còn đối với việc tích hợp các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong dạy học Lịch sử thì các em rất đồng tình. 67% HS cho rằng rất thuận lợi, 20% HS cho rằng thuận lợi và chỉ có 13% HS cho rằng ít thuận lợi. Có thể nói, HS cũng đã phần nào nhận thức được các nội dung về chủ quyền biển, đảo cần được tích hợp để dạy trong môn Lịch sử. Các em cho rằng việc đưa các kiến thức về chủ quyền biển, đảo vào dạy học trong nhà trường phổ thông là rất cần thiết.
Đối với các thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam và các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông thì thỉnh thoảng mới được HS cập nhật (66%),
48
thường xuyên cập nhật chỉ chiếm có 13%, còn lại là ít cập nhật thậm chí còn có HS không quan tâm tới vấn đề này. Như vậy, vấn đề chủ quyền biển, đảo và các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông đã và đang xuất hiện dưới rất nhiều nguồn tin khác nhau, đa dạng và phong phú. Tuy vậy vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các em đối với vấn đề này.
Về việc tìm hiểu kiến thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc thông qua các kênh thông tin, chúng tôi thu được kết quả sau:
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Các môn học
ở trường
Ti vi
Báo, đài
Internet
Qua người
thân, bạn bè
Biểu đồ 1.1 Các kênh thông tin HS sử dụng để tìm hiểu các kiến thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Như vậy có thể nói HS chủ yếu tìm hiểu các kiến thức về chủ quyền biển, đảo qua kênh thông tin chính là Tivi (80%) và Internet (63%). Thông tin trên báo, đài chỉ thu hút 40% HS quan tâm. HS cũng đã biết đến kiến thức về chủ quyền biển, đảo qua các môn học ở trường (30%) và cuối cùng thấp nhất là 11% qua người thân, bạn bè. Qua đây chúng ta có thể thấy được các thông tin đến với HS nhều nhất đó là qua các phương tiện thông tin truyền thông
49
như Tivi, báo điện tử, internet... HS sẽ tiếp nhận thông tin nhanh hơn trong thời gian lên mạng, lướt web chứ không phải qua việc đọc báo, sách...
b) Quan điểm của giáo viên và học sinh khi sử dụng kiến thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ Quốc trong việc giáo dục ý thức cho thế hệ học sinh.
Đối với mức độ ưu thế của các bộ môn trong việc giáo dục các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong dạy học, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1.1 Tổng hợp ý kiến GV và HS về mức độ kết hợp giữa các môn học trong việc giáo dục các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc:
Rất ưu thế | Ưu thế | Bình thường | ||||
GV (%) | HS (%) | GV (%) | HS (%) | GV (%) | HS (%) | |
Ngữ văn | 0% | 0% | 14% | 27% | 11% | 0% |
Lịch sử | 0% | 5% | 73% | 53% | 22% | 0% |
Địa lí | 0% | 7% | 62% | 61% | 6% | 3% |
Giáo dục công dân | 0% | 0% | 33% | 31% | 15% | 4% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Tổ Chức Dạy Học Phải Phát Huy Tính Chủ Động Tích Cực Của Học Sinh
- Bằng Chứng Lịch Sử, Cơ Sở Pháp Lý Khẳng Định Chủ Quyền Biển, Đảo Của Việt Nam Tại Hai Quần Đảo Hoàng Sa Và Trường Sa Giai Đoạn 1956 – 1975
- Vai Trò, Ý Nghĩa Của Việc Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 12 Trung Học Phổ Thông
- Một Số Hình Thức Và Biện Pháp Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 12 Trung Học Phổ Thông
- Những Yêu Cầu Cơ Bản Khi Xác Định Các Biện Pháp Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 12 –
- Một Số Hình Thức Và Biện Pháp Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh Lớp 12 Trong Dạy Học Lịch Sử
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
Như vậy, có thể nói giữa GV và HS đã có những cách nhìn nhận khác nhau về mức độ kết hợp giữa các môn học trong việc giáo dục các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. GV cho rằng môn lịch sử và địa lý không có quá nhiều ưu thế trong việc giáo dục. Còn HS vấn có một số ít các em cho rằng hai môn học này rất có ưu thế (5% và 7%). Đối với mức độ thỉnh thoảng nếu như GV cho rằng môn lịch sử có ưu thế nhất (73%) sau đó là môn địa lý (62%) thì HS lại cho rằng môn có lợi thế nhất trong việc kết hợp trên chính là môn địa lý (61%) sau đó mới đến môn lịch sử (53%). Các em cho rằng môn ngữ văn có ít lợi thế nhất (27%). Còn đối với mức độ kết hợp bình thường thì GV cho rằng môn địa lý và ngữ văn là kém nhất, còn HS lại cho rằng đối với mức độ đó là môn ngữ văn và lịch sử. Như vậy, GV và HS đã bước đầu nhận biết được ưu thế trong việc kết hợp giữa các môn học trong
50
việc giáo dục các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Và qua đó, GV các bộ môn địa lý và lịch sử có thể nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn mình trong vấn đề giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho HS, một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách trong thời đại hiện nay.
Còn đối với hình thức học tập các nội dung về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, khi được khỏi thì rất nhiều HS (89%) muốn GV tổ chức thông qua các hoạt động ngoại khoá, tiếp đến là tích hợp với các môn học khác (48%). Ngoài ra các hình thức học tập như bài học cung cấp kiến thức mới, tự bản thân tìm hiểu không được các em yêu thích và lựa chọn.
Khi hỏi về những khó khăn GV và HS gặp phải khi tìm hiểu các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. HS gặp khó khăn nhất đó là không xác định được độ tin cậy của thông tin (56%) và sau đó là việc HS cảm thấy khó hiểu (43%), cuối cùng là việc các tài liệu về chủ quyền biển, đảo không có (25%), còn lại là HS không hứng thú. Cũng giống như HS, GV cũng cho rằng khi tìm hiểu các nội dung về chủ quyển biển, đảo của Tổ quốc thì khó có thể xác định được độ tin cậy của thông tin (67%), tiếp theo là không có tài liệu (39%). Như vậy, cả HS và GV đang gặp rất nhiều khó khăn khi tìm hiểu các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Các thông tin, tài liệu không rõ nguồn gốc hoặc rất ít đã làm mất đi sự chủ động, tích cực của HS và GV trong việc tìm hiểu các nội dung trên.
Cuối cùng là những đề xuất của GV và HS để việc giáo dục các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong dạy học lịch sử có kết quả tốt nhất. Đa phần các em HS đều trả lời rất đầy đủ câu hỏi mở này. 77% HS mong muốn về phía nhà trường: tổ chức các hoạt động ngoại khóa như thăm quan, trải nghiệm đối với các di tích biển, đảo. 20% HS mong muốn được tham gia các sân chơi, cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo. Còn lại là HS không có ý kiến gì. Còn những đề xuất cho GV thì đa phần các em (90%) mong muốn GV cung cấp thêm thông tin, hình ảnh, tài liệu về chủ quyền biển, đảo khi dạy
51
học để các em có thể hiểu rõ hơn về chủ quyền Việt Nam đối với các quần đảo. Có thể nói, các em HS rất thích tham gia các chương trình ngoại khóa, các hoạt động tìm hiểu...qua đó giúp các em phát huy được hết năng lực của mình, tăng tính tích cực, chủ động của HS .Còn đối với GV, các thầy, cô cho rằng các kiến thức về chủ quyền biển, đảo cần được đưa vào chương trình SGK. Bên cạnh đó GV phải tự tìm hiểu thêm các kiến thức về chủ quyền biển đảo để lồng ghép vào các giờ dạy, hoặc dạy tích hợp với môn học khác nhằm giáo dục cho HS về chủ quyền biển đảo qua đó HS ý thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền đất nước trên biển.
Vấn đề chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc cũng thu hút được đông đảo các em HS quan tâm. Trước khi thực nghiệm đề tài, GV đã kiểm tra kiến thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cũng như những hiểu biết của các em về vấn đề biển Đông hiện nay như: Huyện đảo Trường Sa là đơn vị hành chính thuộc tỉnh nào?. Đa phần các em đều trả lời đúng, nhưng vẫn còn một vài em (17%) trả lời sai, cho rằng quần đảo Trường Sa thuộc Tỉnh Quảng Trị. Đối với câu hỏi: Năm 1956, Trung Quốc cho quân chiếm một số đảo phía Đông thuộc A. Quần đảo Hoàng Sa, B. Quần đảo Trường Sa,
C. vùng vịnh Bắc Bộ, D. vùng vịnh Hạ Long thì chỉ có 45% trả lời đúng là đáp án B. Còn lại là HS trả lời sai hoặc không biết. Có thể nói những sự kiện không được đề cập đến trong SGK thì HS rất ít biết đến.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Một trong những mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ có tri thức, đạo đức, bản lĩnh, có những kiến thức sâu sắc, toàn diện về quê hương, đất nước, từ đó có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả phần đất liền cũng như biển, đảo.
Điều tra, khảo sát ý kiến giáo viên và học sinh không chỉ giúp cho việc đưa ra những đánh giá, nhận xét về thực trạng dạy học Lịch sử nói riêng, vấn đề GV sử dụng tài liệu về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong giáo
52
dục ý thức HS mà còn là cơ sở nêu ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử.
Thứ nhất là vị trí của môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay
Vấn đề đáng quan tâm là việc học sinh thờ ơ với môn Lịch sử cùng với chất lượng dạy và học môn học có nhiều nét đặc thù này trong những năm qua còn nhiều bất cập. Điều này được thể hiện phần nào trong kết quả của các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng thời gian qua. Dư luận xã hội và cả những người “trong cuộc” đã phải “giật mình”, bởi hàng năm, số học sinh đạt dưới điểm trung bình chiếm tỷ lệ khá cao trong các kỳ thi quan trọng. Đây thực sự là thực trạng đáng báo động trong việc dạy và học môn học có vị trí đặc biệt quan trọng này. Về phía nhà trường, phương pháp dạy học truyền thống vẫn tiếp tục được áp dụng trong khi đối tượng tiếp nhận là một lớp học trò mới cần sự tích cực, chủ động.
Giáo cụ trực quan được sử dụng còn nghèo nàn, quanh quẩn chỉ có một số bức tranh, sơ đồ minh họa không đủ sức cuốn hút, hấp dẫn học sinh. Trong khi đó, về phía học sinh, tâm lý giới trẻ trong thời kỳ công nghiệp hóa có xu thế thiên về các môn khoa học tự nhiên, xem nhẹ các môn khoa học xã hội khiến nhiều em không có hứng thú đối với môn Lịch sử. Việc học môn học này còn mang nặng tính đối phó hơn là thực sự say mê khám phá, tìm tòi.
Học vẹt, học đối phó tất yếu dẫn đến việc học sinh chỉ cố gắng ghi nhớ kiến thức một cách vụn vặt, máy móc, không có khả năng liên kết, xâu chuỗi các sự kiện cũng như rút ra ý nghĩa của các sự kiện. Việc học sinh còn sử dụng “phao thi” trong các tiết kiểm tra vẫn xảy ra tạo tâm lý ỷ lại và sức ỳ trong tư duy. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến chất lượng học tập môn Lịch sử chậm có sự chuyển biến.
Vấn đề biển, đảo cũng đã xuất hiện trong hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi ĐH vừa qua khiến các thí sinh có cơ hội tiếp cận và thể hiện quan điểm của mình trong việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo
53
Hoàng Sa và Trường Sa. Đây có thể xem là những nỗ lực đáng ghi nhận của ngành giáo dục trong việc nâng cao tinh thần dân tộc và ý thức bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ cho thế hệ học sinh, sinh viên.
Thế hệ học sinh ngày nay lớn lên không phải chứng kiến sự tàn khốc, hủy diệt, những hy sinh, mất mát của chiến tranh mà chỉ biết qua phim ảnh, sách báo và các môn học xã hội ở các bậc học phổ thông. Tuy nhiên, nếu giới trẻ ngày nay không có vốn hiểu biết cần thiết về độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc thì rất dễ nảy sinh thái độ thờ ơ với thời cuộc, đồng thời, không thể bồi đắp được những phẩm chất cần có của người công dân tương lai.
Thứ hai là về chương trình sách giáo khoa
Xét trên các yếu tố lịch sử và pháp lý quốc tế, Hiến pháp và nhiều bộ luật của nước ta đều khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sách giáo khoa Địa lý Việt Nam bậc học phổ thông cũng đã đề cập vấn đề chủ quyền của hai quần đảo này là của Việt Nam.
Tuy nhiên, sách giáo khoa môn Lịch sử phổ thông hiện lại chưa đề cập tới vấn đề này. Trong thời gian gần đây, khi “vấn đề Biển Đông” được đề cập nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận thì những kiến thức về “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” càng trở nên cần thiết đối với thế hệ trẻ nói chung và học sinh phổ thông nói riêng, dư luận cho rằng, việc khẩn trương bổ sung nội dung chủ quyền biển, đảo vào chương trình môn Lịch sử là hết sức cần thiết.
Phát biểu với báo QĐND Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Cơ - nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng “để thế hệ trẻ hiểu được chủ quyền biển, đảo của nước ta, không có cách nào tốt hơn là đưa chương trình biển, đảo vào giáo dục ở các cấp học”
Ông cho biết: Thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều chương trình, đề án phục vụ cho nhiệm vụ này. Cụ thể nhất là kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng vừa qua, vấn đề biển, đảo đã được đưa vào nội dung thi.
54