Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn - 12


Do đặc thù cho vay hộ sản xuất với số lượng khách hàng lớn phân bố trên địa bàn rộng trong khi số lượng cán bộ tín dụng lại hạn chế nên công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản vốn vay càng phải được thực hiện nghiêm túc. Mà theo quy định của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam thì mỗi khoản vay phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm một lầnmà không có quy định chặt chẽ đối với từng khoản vay và quy trình giám sát khoản vay cụ thể cho nên trên thực tế chi nhánh vẫn chưa thực hiện tốt công tác này như việc các cán bộ tín dụng do công việc quá tải, do thiếu ý thức trách nhiệm kém,...nên chưa thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các khoản vay làm cho tỉ lệ nợ quá hạn tăng cao.

Như vậy, để làm tốt công tác này đòi hỏi NHNN&PTNT huyện Văn Bànphải thực hiện các biện pháp sau:

Kiểm tra thường xuyên, liên tục tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính và tình hình thực hiện dự án trước, trong và sau khi giải ngân nhằm phát hiện kịp thời việc sử dụng vốn không đúng mục đích, kém hiệu quả.

Bên cạnh việc tổ chức các cuộc kiểm tra thường xuyên thì phải có các cuộc kiểm tra đột xuất tới các hộ sử dụng vốn để tránh tình trạng họ có sự chuẩn bị trước nhằm che giấu việc sử dụng vốn vay sai mục đích.

Kiểm tra, đối chiếu trực tiếp theo định kỳ về dư nợ, lãi vay. Trong đó chú ý đến kiểm tra chéo theo địa bàn, kiểm tra chéo cán bộ cho vay. Trên cơ sở đó, có các biện pháp xử lý phù hợp, để hộ sản xuất tiếp tục sử dụng vốn đúng quy định, đồng thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý cán bộ tín dụng kịp thời.

Hoàn thiện hệ thống IPCAS, khắc phục lỗi sai sót và đào tạo, nâng cao trình độ thành thạo của nhân viên sử dụng để kịp thời nắm bắt các thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng với chi nhánh.

d. Hoàn thiện công tác đảm bảo tiềnvay

Đảm bảo tiền vay được coi là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng, vì


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

vậy để nâng cao chất lượng tín dụng cần thiết phải thực hiện các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đi vay. Mặc dù bảo đảm có ý nghĩa hạn chế rủi ro nhưng nhiều cán bộ tín dụng đặt vai trò của bảo đảm không đúng, coi bảo đảm là cơ sở để quyết định cho vay, còn các yếu tố khác không được coi trọng đúng mức, đây chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng bởi bảo đảm tín dụng chỉ là biện pháp phòng vệ khi gặp các sự cố trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng chứ không phải là cơ sở duy nhất để quyết định cho vay. Để cho đảm bảo tiền vay phát huy đúngnghĩa của nó thì ngân hàng phải tường xuyên đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo; xem xét thực trạng tài sản đảm bảo từ khi thế chấp đến khi đánh giá lại, yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo đối với những tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm; đào tạo cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ định giá, định giá lại tài sản đảm bảo, đăng ký giao dịch và phát mại tài sản đảm bảo; phối hợp tốt với các ngành trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản đảm bảo.

e. Nâng cao trình độ của cán bộ tíndụng

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn - 12

Con người luôn là yếu tố quan trọng trong bất kì một ngành kinh doanh nào. Hoạt động Ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng, trước hết phải có đội ngũ cán bộ và lãnh đạo có đủ trình độ nghiệp vụ cao, trình độ quản lý, điều hành có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực tâm huyết với nghề nghiệp mới có thể hoàn thành nhiệm vụ và đạt kết quả cao trong kinh doanh.

Trong những năm qua, tuy chất lượng nhân sự đã được tăng lên nhưng vẫn một số cán bộ tín dụng thiếu kiến thức sản xuất nông nghiệp, không am hiểu đầy đủ các định mức kinh tế kỹ thuật cũng như cơ chế chính sách liên quan đến cho vay hộ sản xuất dẫn đến thẩm định thiếu chính xác, đề xuất phê duyệt khoản vay không khách quan. Để nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay hộ sản xuất với đặc trưng như số lượng khách


hàng tương đối lớn phân bố trên địa bàn rộng, trình độ sản xuất vẫn còn thấp và hiểu biết về dịch vụ ngân hàng vẫn chưa nhiều…, thì chất lượng cán bộ tín dụng phải hết sức được chú trọng, chi nhánh cần tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:

+ Công tác sắp xếp cán bộ tín dụng

Thực hiện chuyên môn hóa đối với công tác tín dụng: Bố trí cán bộ làm công tác giao dịch, công tác tín dụng trực tiếp với hộ sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. Lựa chọn, bố trí đủ số lượng tối thiểu 50% cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định; tăng cường đào tạo cơ bản nghiệp vụ tín dụng, thẩm định.

Phân công cán bộ phụ trách các địa bàn cụ thể căn cứ vào năng lực của cán bộ tín dụng để có thể đáp ứng nhanh, kịp thời, hiệu quả nhu cầu sử dụng vốn của các HSX nhằm giữ vững và phát triển thị phần, thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.

+ Công tác đào tạo chất lượng cán bộ tín dụng

Đào tạo cán bộ kĩ thuật, am hiểu về các định mức kinh tế, kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành nghề khác mà các hộ sản xuất vay vốn để thực hiện thẩm định các dự án sao cho có hiệu quả.

Thường xuyên tổ chức đào tạo, sát hạch chuyên môn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, tổ chức các lớp tìm hiểu pháp luật, kỹ năng xử lý tình huống trong hoạt động tín dụng. Cán bộ tín dụng phải tự mình học tập, nghiên cứu nắm bắt trau dồi nghiệp vụ.

Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức, tác phong giao dịch với hộ sản xuất cho CBTD; thực hiện xếp loại và đánh giá cán bộ thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện các chỉ tiêu khoán tài chính theo tháng, quý,năm.

Từng bước nâng cao chất lượng giao dịch, đổi mới phong cách phục vụ khách hàng, lắng nghe ý kiến phản ảnh từ khách hàng, có các biện pháp chăm sóc khách hàng truyền thống, khách hàng có tín nhiệm, đặt các hòm thư góp ý


lấy ý kiến phản hồi của khách hàng về thái độ phục vụ của nhân viên, cán bộ tại các trụ sở giao dịch.

Tuân thủ nội quy, quy định về lề lối làm việc, nâng cao kỷ cương làm việc. Cán bộ tín dụng phải xây dựng kế hoạch công tác theo định kỳ trình lãnh đạo phê duyệt, thường xuyên báo cáo, phản ảnh kịp thời kết quả công tác với lãnh đạo; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc và nâng cao phẩm chất, đạo đức cán bộ.

Cán bộ tín dụng phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ tín dụng, kế toán, kiểm toán, hiểu biết về kiến thức thị trường và pháp luật, kinh nghiệm trong nghề nghiệp, giác quan và khả năng đánh giá con người. Ngoài ra còn phải có đạo đức nghề nghiệp (trung thực, tự giác, trách nhiệm…) có lề lối tác phong làm việc, phong cách giao dịch tốt. Trên cơ sở đó mới có thể hiểu biết kỹ về khách hàng, phân tích và thẩm định dự án cho vay một cách chính xác, khách quan từ đó quyết định cho vay đầu tư có hiệu quả. Do vậy cần phải tăng cường đào tạo các bộ phận một cách toàn diện có hệ thống để không ngừng nâng cao trình độ nhận thức và năng lực công tác. Mục tiêu cuối cùng là phải có đội ngũ cán bộ tín dụng nắm vững các kỹ năng sau:

Kỹ năng phục vụ khách hàng: Nhiệm vụ cán bộ tín dụng không chỉ là công tác thẩm định khách hàng mà còn phải chủ động đi tìm kiếm khách hàng, đòi hỏi cán bộ tín dụng có những kỹ năng và kiến thức nhất định về marketing để thu hút khách hàng và phục vụ khách hàng. Cán bộ tín dụng phải nắm vững nghiệp vụ tín dụng hoặc hiểu biết nghiệp vụ Ngân hàng khác để khi tiếp xúc trực tiếp khách hàng có khả năng thu hút và mở rộng cho vay.

Kỹ năng tìm hiểu thông tin: Cán bộ tín dụng phải tìm cách thu thập và khai thác thông tin có ích, đồng thời phải giữ thông tin để bảo vệ quyền lợi trước hết là Ngân hàng sau đó là khách hàng của mình, khắc phục một phần tình trạng thông tin mất cân xứng giữa Ngân hàng và khách hàng nhằm mở rộng quy mô tín dụng đồng thời hạn chế được rủi ro.

Kỹ năng đàm phán khách hàng: cán bộ tín dụng phải biết cách đàm phán thương lượng với khách hàng về các vấn đề có liên quan tới việc tuân thủ các


điều khoản trong chế độ, thể lệ tín dụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Kỹ năng phân tích: đòi hỏi cán bộ tín dụng có khả năng từ những thông tin, số liệu đã thu thập được qua phân tích phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của nó để phục vụ công tác tín dụng.

Kỹ năng tổng hợp: Trên tất cả các dữ liệu đã thu nhận được cán bộ tín dụng phải có khả năng tổng hợp được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng đồng thời nêu được quan điểm của mình trên từng điểm đó…, đây là khả năng hết sức quan trọng đối với cán bộ tín dụng, không phải ai cũng có khả năng này.

+ Thực hiện chính sách thưởng phạt đối với cán bộ tín dụng: Để hoạt động cho vay hộ sản xuất đạt được hiệu quả như mong muốn thì yếu tố con người là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình, chính vì vậy chi nhánh cần tuyển dụng những nhân viên được đào tạo đúng chuyên ngành. Cùng với đó, Ngân hàng cần có chính sách nhằm khuyến khích khả năng làm việc của nhân viên bằng chính sách thi đua khen thưởng những nhân viên có thành tích tốt trong hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay hộ sản xuất nói riêng:

Với những cán bộ có thành tích xuất sắc, hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao thì có các hình thức khen thưởng và tuyên dương để khuyếnkhích.

Qua các đợt thi nghiệp vụ, khen thưởng và tuyên dương những cán bộ giỏi, đồng thời có các hình thức kỉ luật đối với cán bộ trình độ nghiệp vụ yếu kém.

Kiên quyết đào thải những cán bộ không đủ tiêu chuẩn chuyên môn hoá hoặc đạo đức tác phong yếu kém.

Để công tác tuyển dụng cũng như đào tạo trình độ cho cán bộ nhân viên có thể thực hiện được thì cần được ban lãnh đạo chi nhánh cũng như ban lãnh đạo ngân hàng tổng chú trọng như đề ra các chường trình cụ thể, cấp kinh phí


và giám sát, kiểm tra chất lượng.

f. Thực hiện tốt chính sách tìm kiếm khách hàng, mở rộng thịphần

Củng cố, duy trì có hiệu quả mối quan hệ với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từ tỉnh đến xã, phường và khu dân cư; tích cực thực hiện phương châm xã hội hóa các hoạt động của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam. Phối kết hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ở các xã, huyện tổ chức các hội nghị đến cán bộ chủ chốt xã, phường và khu dân cư để phổ biến, triển khai hoạt động Ngân hàng như triển khai Nghị định 41/NĐ-CP của chính phủ về một số chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn, quảng bá các sản phẩm dịch vụ và công tác Ngân hàng đến 100% các xã; Phổ biến, tuyên truyền những chủ trương, chính sách mới của Đảng, nhà nước và của ngành Ngân hàng về chính sách tín dụng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội nói chung Chính sách phát triển Nông nghiệp - Nông thôn nói riêng; giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu, hình ảnh của chi nhánh.

Thường xuyên bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa phương để có những gói tín dụng phù hợp cho các hộ sản xuất. Tăng cường phối kết hợp với chính quyền địa phương, cụ thể là phối hợp với phòng khuyến nông của các địa phương trong việc tư vấn, giúp đỡ các hộ sản xuất lựa chọn những cây trồng, vật nuôi phù hợp, kĩ thuật nuôi trồng, chăm sóc và các biện pháp khắc phục, xử lí khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Đặc biệt chú trọng hỗ trợ vốn tới các hộ sản xuất phát triển chăn nuôi, tận dụng lợi thế đất đai chuồng trại rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào để đẩy mạnh sản xuất, tạo nên một cơ cấu cho vay hợp lí giữa các ngành nghề kinh tế trên địa bàn.

Thực hiện tốt việc cho vay cá nhân - hộ gia đình thông qua các tổ vay vốn. Duy trì tốt mối quan hệ với Ban chỉ đạo vay vốn xã. Thực hiện tốt chính sách phục vụ chăm sóc khách hàng cũng như chiến lược phát triển khách hàng nhằm thu hút được những hộ sản xuất vay vốn có hiệu quả. Quan tâm và giữ


được những hộ sản xuất là khách hàng truyền thống hiện đang có quan hệ tốt với chi nhánh, thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với từng loại dịch vụ mà hộ sản xuất có quan hệ giao dịch với Ngân hàng.

Chủ động tìm kiếm khách hàng mới, kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở giao chỉ tiêu cho cán bộ tín dụng theo nguyên tắc an toàn vốn và có hiệu quả, đặc biệt lựa chọn những hộ sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng của chi nhánh. Việc chủ động tìm kiếm khách hàng trong điều kiện ngành Ngân hàng có nhiều cạnh tranh là biện pháp quan trọng để chi nhánh có thể tìm kiếm các hộ sản xuất có tình hình kinh doanh tốt, có dự án khả thi…

Thường xuyên đánh giá và phân loại, lựa chọn những hộ sản xuất là khách hàng tốt để áp dụng chính sách, biện pháp phù hợp. Cho vay tương xứng với khả năng tài chính, khả năng quản lý tài chính của hộ sản xuất. Cần lập hồ sơ theo dòi thường xuyên để đưa ra những dự báo cần thiết và đặc biệt cần triển khai gấp các thị trường về khách hàng. Lưu trữ các thông tin về những hộ sản xuất đã bị từ chối cho vay với lý do từ chối cụ thể để các cán bộ tín dụng dễ tra cứu và tránh mất thời gian tìm kiếm, tiếp xúc với các khách hàng này về sau.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Với phương châm “đi vay để cho vay”, vốn tín dụng thực sự thúc đẩy được sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, đã và đang từng bước xoá đói giảm nghèo ở nông thôn đồng thời cải thiện được nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đặc biệt là mở rộng phạm vi cho vay kinh tế hộ, NHNN&PTNT huyện Văn Bàn đã mạnh dạn đổi mới cơ chế tín dụng nhằm tác động tích cực vào việc thay đổi bộ mặt kinh tế của địa phương, cho vay tới các thành phần kinh tế theo đề án phát triển kinh tế của huyện, tỉnh, thu hút nguồn vốn lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, là nhân tố chủ yếu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, tạo việc làm cho phần lớn số lao động địa phương và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách ổn định và bền vững.

Chất lượng tín dụng hộ sản xuất là chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn. Trong những năm qua mặc dù đã quan tâm đến chất lượng tín dụng song chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao, các món vay vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất của NHNN&PTNT huyện Văn Bàn qua điều tra bao gồm: Chính sách và năng lực quản lý tín dụng; Năng lực kiểm soát tài sản đảm bảo; Môi trường pháp lý và kiểm tra, kiểm soát; Năng lực và thông tin khách hàng; Năng lực cán bộ ngân hàng; Môi trường kinh tế và rủi ro khí hậu.

Các nguyên nhân chủ yếu hạn chế chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất của NHNN&PTNT huyện Văn Bàn qua kết quả nghiên cứu chủ yếu là:

Nguyên nhân từ môi trường: Điều kiện tự nhiên, diễn biến của thời tiết khí hậu, sâu bệnh, dịch bệnh,.....

Nguyên nhân từ bản thân Ngân hàng: Không tuân thủ quy trình nghiệp

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí