Thống Kê Tần Số Lần Điểm Tại Các Giá Trị Điểm Số Và Trung Bình Cộng Của Các Lớp Đc Và Tn Từ Kết Quả Thực Nghiệm‌


n = 40


TN

00

00

01

07

06

11

08

06

01

7,00

1,47



V

n = 44


ĐC

01

03

04

12

11

08

05

00

00

5,66

1,48


2,91


TN

00

01

02

08

09

12

08

04

00

6,57

1,45


VI

n = 43


ĐC

00

02

04

09

12

09

06

01

00

6,02

1,42


2,48


TN

00

00

02

08

08

10

09

06

00

6,79

1,46


VII

N = 40


ĐC

01

01

03

10

11

09

04

00

00

5,85

1,37


2,53


TN

00

01

01

07

09

09

10

03

00

6,65

1,42


VIII

n = 41


ĐC

00

01

04

11

11

08

05

01

00

5,98

1,35


2,68


TN

00

00

01

07

10

10

08

05

00

6,78

1,35


IX

n = 43


ĐC

00

01

03

13

11

08

05

02

00

6,05

1,38


2,45


TN

00

01

00

08

08

13

07

06

00

6,79

1,42


X

n = 41


ĐC

00

02

03

12

10

07

06

01

00

5,95

1,43


2,47


TN

00

00

02

08

06

12

07

05

00

6,73

1,43


XI

n = 45


ĐC

01

03

03

13

12

07

05

01

00

5,73

1,51


3,30


TN

00

01

01

08

07

15

07

06

00

6,76

1,45

XII

n = 39

ĐC

01

02

02

12

08

08

05

01

00

5,87

1,54


2,24

TN

00

01

01

07

09

10

07

03

01

6,64

1,50

XIII

n = 42

ĐC

00

02

02

13

10

08

06

01

00

6,00

1,40


2,49

TN

00

00

01

07

11

12

08

03

00

6,74

1,33

XIV

n = 40

ĐC

01

02

03

13

09

07

05

00

00

5,70

1,45


2,34

TN

00

00

03

08

09

11

07

02

00

6,43

1,34


XV

n = 43


ĐC

00

00

03

08

11

11

08

02

00

6,43

1,33


2,16


TN

00

00

00

06

08

14

09

05

01

7,05

1,31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 19


Đối chiếu các số liệu trên bảng 4.6, chúng ta nhận thấy rằng, tham số trung bình cộng điểm kiểm tra ) của các lớp TN luôn luôn lớn hơn các lớp ĐC, trong đó, mức chênh lệch cao nhất là 1,03 (nhóm XI) và thấp nhất là 0,62 (nhóm XV). Điểm số trung bình của các lớp ĐC chủ yếu ở mức >5,00 và ≤ 6,50 (nhóm V thấp nhất: 5,66 và nhóm XV cao nhất: 6,43). Trong khi đó, hầu hết điểm số trung bình của các lớp TN ở mức >6,00 và ≤ 7,00 (ngoại trừ lớp TN ở nhóm XV là 7,05). Điều này cho phép chúng tôi bước đầu có cơ sở để khẳng định những biện pháp dạy học được tiến hành ở các lớp TN đem lại hiệu quả bài học cao hơn so với các các lớp ĐC. Thậm chí, ngay cả đối với nhóm XIV, tuy số trung bình của lớp TN khá thấp (6,43) so với lớp TN của các nhóm khác nhưng vẫn cao hơn số trung bình của lớp ĐC cùng nhóm (5,70) là 0,73 điểm. Điều này cho thấy, trong một vài trường hợp, ở những điều kiện, môi trường dạy học còn khó khăn, các biện pháp sư phạm chưa đem lại hiệu quả cao như mong muốn nhưng vẫn có ý nghĩa và khả thi. Xét về độ lệch chuẩn (S) của các lớp ĐC và TN, số liệu thống kê cho thấy độ lệch là không đáng kể, điều đó thể hiện độ chụm của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng là đảm bảo và yêu cầu của đề kiểm tra là phù hợp với các đối tượng HS.

2. Để xem xét một cách tổng thể, chúng tôi tổng hợp tần số lần điểm toàn bộ các lớp ĐC và các lớp TN và tính tham số trung bình cộng của chúng, từ đó rút ra những nhận xét về hiệu quả của các biện pháp sư phạm trên mặt bằng chung của các vùng miền khác nhau. Tất cả được tổng hợp ở bảng 4.7:

Bảng 4.7. Thống kê tần số lần điểm tại các giá trị điểm số và trung bình cộng của các lớp ĐC và TN từ kết quả thực nghiệm‌


Điểm 2

Điểm 3

Điểm 4

Điểm 5

Điểm 6

Điểm 7

Điểm 8

Điểm 9

Điểm 10

TB

cộng (X)

Tỉ lệ điểm ĐC

(số bài/%)

07

01,12

27

4,31

48

07,67

176

28,12

158

25,24

118

18,85

85

13,58

15

02,40

00

0,00

5,92

Tỉ lệ điểm TN

(số bài/%)

00

0,00

06

0,96

19

3,04

109

17,41

128

20,45

171

27,32

122

19,49

68

10,86

03

0,48

6,74

Kết quả bảng 4.7 cho thấy, số trung bình cộng của các lớp TN (6,74) vẫn cao hơn các lớp ĐC (5,92) với mức chênh lệch trung bình là 0,82. Như vậy, xét trên diện rộng, các biện pháp được áp dụng trong thực nghiệm sư phạm vẫn đem lại hiệu quả khả quan, mặc dù các trường THPT thực nghiệm phân bố trên nhiều địa bàn khác nhau, nằm tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.

3. Căn cứ số liệu tổng hợp về tần số lần điểm tại các giá trị điểm số trên


bảng 4.7, chúng tôi tính tỉ lệ của các tần số đó và thể hiện tỉ lệ này trên biểu đồ để xem xét một cách trực quan hơn về tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được tiến hành trong quá trình thực nghiệm sư phạm tại các trường THPT. Sự trực quan về kết quả thực nghiệm được biểu hiện rõ qua biểu đồ hình 4.1:

Hình 4.1: Biểu đồ tỉ lệ lần điểm tại các giá trị điểm số của nhóm lớp ĐC và nhóm lớp TN

Phân tích biểu đổ hình 4.1, chúng ta dễ dàng nhận thấy, đường biểu diễn của các lớp ĐC có đỉnh nằm ở vị trí điểm 5 (28,12%) và tại vị trí điểm 2 có 01,12%. Tỷ lệ điểm chủ yếu ở các lớp ĐC nằm ở điểm 5 và 6, giảm xuống rõ rệt ở điểm 7, đặc biệt tỉ lệ điểm 8, 9 là rất thấp và không có HS nào đạt điểm 10. Trong khi đó, đường biểu diễn của các lớp TN có đỉnh nằm ở vị trí điểm 7 (27,32%) và tại vị trí điểm 2 là 0%, còn tỷ lệ các điểm số 3, 4 cũng không đáng kể (chỉ 0,96% và 3,04%). Ngược lại, số điểm từ 8 trở lên, nhất là điểm 9 và 10 cao hơn hẳn các lớp đối chứng. Vì vậy, đường biểu diễn của các lớp TN lệch khá rõ nét về hướng chiều dương trên trục hoành so với đường biểu diễn của các lớp ĐC. Những biểu hiện trực quan trên cho phép chúng tôi khẳng định, các biện pháp sư phạm được đề xuất trong luận án là đúng đắn, phù hợp, khả thi và có ý nghĩa trong việc góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử đối với nhiều đối tượng HS thuộc các vùng, miền khác nhau.

4. Nhằm kiểm chứng một cách khoa học về giá trị của các biện pháp đã được tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với từng nhóm trường, chúng tôi dựa vào các tham số trung bình cộng và phương sai đã tính được để tìm giá trị (t ) làm cơ sở so sánh với giá trị () để rút ra kết luận về ý nghĩa của các biện pháp sư phạm mà luận


án đề xuất. Kết quả tính toán giá trị (t ) theo công thức của toán học thống kê và giá trị () được tìm thấy trong bảng phân phối Student, với α =0,05 và k= 2n-2 được thể hiện trong bảng 4.8 như sau:

Bảng 4.8. Giá trị t và tα của lớp ĐC và TN thuộc các nhóm trường


Nhó Giá trị

m


I


II


III


IV


V


VI


VII


VIII


IX


X


XI


XII


XIII


XIV


XV

t

3,31

2,84

2,71

2,76

2,91

2,48

2,53

2,68

2,45

2,47

3,30

2,24

2,49

2,34

2,16

2,02-

2,06

2,02-

2,06

2,02-

2,06

2,02-

2,06

2,02-

2,06

2,02-

2,06

2,02-

2,06

2,02-

2,06

2,02-

2,06

2,02-

2,06

2,02-

2,06

2,02-

2,06

2,02-

2,06

2,02-

2,06

2.02-

2,06


So sánh giá trị (t) và giá trị () của từng nhóm trường, từ nhóm I đến nhóm XV, chúng ta đều thấy giá trị (t) luôn luôn lớn hơn giá trị (). Trong đó, cao nhất là nhóm I (3,31) và thấp nhất là nhóm XV (2,16). Dựa vào điều kiện của bài toán thống kê: Nếu t tαthì sự khác biệt TNĐC có ý nghĩa, nếu t < tαthì sự khác biệt TNĐCkhông có ý nghĩa, chúng tôi kết luận: Các biện pháp thực nghiệm sư phạm là khả thi và có ý nghĩa. Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS ở các lớp TN đã góp phần đem lại hiệu quả bài học LS cao hơn so với các biện pháp dạy học đã được thực hiện ở lớp ĐC trên cả 3 phương diện: kiến thức, kỹ năng và tư tưởng. Các kết luận dựa trên kết quả định lượng nêu trên giúp chúng tôi khẳng định giả thuyết khoa học mà chúng tôi đưa ra trong luận án là đúng đắn và có giá trị về lý luận cũng như thực tiễn.

Để đánh giá một cách toàn diện về kết quả quá trình thực nghiệm các biện pháp được đề xuất trong luận án, chúng tôi xây dựng một số tiêu chí nhằm đánh giá ý thức, thái độ và hành vi HS trong và sau khi giáo dục thông qua thực nghiệm. Kết quả đánh giá định tính góp phần cùng kết quả định lượng giúp chúng tôi có cơ sở vững chắc hơn để khẳng định tính khả thi và hiệu quả giáo dục của đề tài luận án.

4.2.3.2. Về định tính

Cùng với việc đánh giá định lượng về kiến thức chủ quyền biển, đảo mà HS nắm được, đánh giá “ý thức chủ quyền biển, đảo” còn phải kết hợp với việc theo dõi (quan sát, chụp ảnh, ghi chép) quá trình chuyển biến về ý thức, thái độ, hành vi của HS trong và sau quá trình sử dụng các hình thức và biện pháp giáo dục (đánh giá định tính). Công việc này rất khó khăn và phức tạp, vì nó phải được thực hiện trong suốt một quá trình lâu dài, với sự phối hợp của tác giả luận án và GV lịch sử các trường THPT. Quá trình theo dõi, GV quan sát và ghi chép theo một số tiêu chí sau:


Một là, tinh thần và thái độ học tập của HS trong các giờ học, hoạt động có lồng ghép nội dung chủ quyền biển, đảo (so với các giờ học, hoạt động không có nội dung chủ quyền biển, đảo).

Hai là, sự hứng thú và khả năng tham gia ý kiến, trao đổi, thảo luận các hoạt động học tập liên quan đến chủ quyền biển, đảo.

Ba là, sự bộc lộ hành vi của học sinh trong và sau quá trình giáo dục về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, gồm:

- Trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng của công dân Việt Nam qua những hành động cụ thể.

- Biết ơn các thế hệ người Việt Nam đã dày công xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo hiện nay.

- Những hành động thiết thực của học sinh trong công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo và khả năng tuyên truyền, lan tỏa trong cộng đồng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay.

* Nhận xét thông qua dự giờ thực nghiệm các tiết nội khóa

Trong quá trình thực nghiệm từng phần và toàn phần tại 14 trường THPT thông qua các bài học nội khóa, chúng tôi dự giờ trực tiếp để theo dõi, quan sát, chụp hình và ghi chép về tinh thần học tập, thái độ và hành vi của HS. Dù có sự khác nhau ít nhiều giữa các trường, nhưng nhìn chung, HS các trường chúng tôi thực nghiệm đều có những biểu hiện chung sau đây:

Thứ nhất, trong các giờ học lịch sử được tiến hành theo giáo án thực nghiệm và phương pháp do chúng tôi thống nhất với GV, HS các lớp thể hiện sự quan tâm và hứng thú theo dõi, nhất là các hoạt động dạy học có nội dung chủ quyền biển, đảo (so với các giờ học, hoạt động không có nội dung chủ quyền biển, đảo mà chúng tôi đã dự giờ để làm cơ sở đối chứng).

Thứ hai, khi GV tổ chức hoạt động dạy học bằng các câu hỏi hay cho thảo luận nhóm, tranh luận xung quanh vấn đề chủ quyền biển, đảo, chúng tôi nhận thấy HS rất hứng thú và tích cực tham gia ý kiến, trao đổi, thảo luận sôi nổi, nhiều em còn trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề chủ quyền biển, đảo. Chúng tôi đã chụp hình để ghi lại những hình ảnh tích cực trong giờ học lịch sử có nội dung biển, đảo theo phương pháp dạy học phát triển năng lực HS.

Thứ ba, khi GV liên hệ thực tiễn vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Na và trách nhiệm của HS, chúng tôi quan sát và nhận thấy, hầu hết HS đều bộc lộ cảm xúc của mình trước thực trạng những tranh chấp biển, đảo có nguy cơ xâm phạm


chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, một số em đã mạnh dạn ý kiến đề xuất biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay và trách nhiệm của HS trong việc góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Thứ tư, sau quá trình giáo dục, GV các trường thực nghiệm tiếp tục theo dõi ý thức, thái độ và hành vi HS trong các hoạt động có liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nhìn chung, HS các trường có sự chuyển biến khá rõ rệt về nhận thức, thể hiện rõ tinh thần và trách nhiệm của mình trong việc góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng. Nhiều hoạt động được tổ chức sau đó: sưu tầm tranh ảnh, bài hát về biển, đảo quê hương; tổ chức thăm hỏi gia đình các chiến sĩ hải quân; thu gom rác thải ở bờ biển; đặc biệt, tại trường THPT Lý Sơn (huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) và THPT Ngô Gia Tự (Tp. Cam Ranh, Khánh Hòa), câu lạc bộ tuyên truyền về biển, đảo được thành lập.

Có thể khẳng định, HS tại các trường THPT rất quan tâm đến vấn đề chủ quyền biển, đảo Tổ quốc và thể hiện rõ ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đây là cơ sở khẳng định, việc đưa nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo vào dạy học lịch sử ở trường THPT cũng như các biện pháp mà luận án đưa ra là phù hợp, khả thi và hiệu quả. Điều này còn thể hiện rõ nét hơn qua quá trình theo dõi HS trong quá trình thực nghiệm toàn phần, nhất là trong hoạt động ngoại khóa.

* Nhận xét thông qua thực nghiệm hoạt động ngoại khóa

Trong buổi tổ chức ngoại khóa về biển, đảo tại trường THPT Quốc Học Quy Nhơn, ngoài tác giả luận án, chúng tôi còn nhờ thêm GV chủ nhiệm và GV bộ môn của các lớp tham dự để giúp chúng tôi theo dõi và nhận xét về ý thức, thái độ và hành vi HS khi tham gia buổi ngoại khóa. Qua theo dõi, quan sát và ghi chép trong suốt buổi hoạt động ngoại khóa, chúng tôi có một số nhận xét sau:

Trước giờ buổi ngoại khóa chính thức diễn ra, HS các lớp được chọn đã có mặt đông đủ và thể hiện sự hào hứng khi được tham gia ngoại khóa. Đặc biệt, nhiều em còn mang theo cờ Tổ quốc, sách, tài liệu về biển, đảo.

Trong quá trình diễn ra buổi ngoại khóa, chúng tôi quan sát ý thức, thái độ và hành vi HS theo 2 nhóm như sau:

- Quan sát nhóm số đông HS ngồi dưới hội trường với vai trò khán giả, các em theo dõi và cổ vũ hăng say cho các đội chơi, làm cho không khí hội trường sôi nổi trong suốt buổi ngoại khóa. HS thể hiện sự thích thú với những kiến thức mới về chủ quyền biển, đảo. Đặc biệt, khi MC đặt các câu hỏi dành cho khán giả, đông đảo


HS giơ tay xin trả lời. Điều này cho thấy các em rất quan tâm và có hiểu biết ít nhiều về vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

- Quan sát các đội chơi trực tiếp trên khán đài, chúng tôi nhận thấy các đội đã có sự chuẩn bị rất chu đáo về tâm lý, cũng như kiến thức và kỹ năng để tham gia buổi ngoại khóa. Điều này thể hiện ở sự tự tin, khả năng huy động kiến thức, kỹ năng hợp tác nhóm trong việc giải quyết các câu hỏi mà ban tổ chức đưa ra. Đặc biệt, ở phần thi hùng biện, các đội chơi thể hiện rõ sự hứng thú với vấn đề ban tổ chức đặt ra. Sau khi bốc thăm chủ đề hùng biện, các nhóm đã thảo luận nghiêm túc và cử đại diện trả lời. Phần trả lời câu hỏi hùng biện của các đội được Ban giám khảo đánh giá cao và nhận được sự cổ vũ khích lệ mạnh mẽ từ các cổ động viên. Dù kết quả cuối cùng (được đánh giá bằng điểm số) của các đội khác nhau, nhưng chúng tôi nhận thấy các đội đều hài lòng với phần thi của đội mình. Đây là những biểu hiện đáng mừng về ý nghĩa của buổi ngoại khóa về chủ đề biển, đảo Tổ quốc.

Kết thúc buổi ngoại khóa, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số HS. Em Võ Thị Hồng Ngọc, HS lớp 11A5 - người trực tiếp tham gia là thành viên một đội thi phát biểu rằng, đây là lần đầu tiên em tham gia một buổi ngoại khóa có ý nghĩa như vậy. Trước khi dự thi, các em trong đội đã phân công sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, bài hát liên quan đến chủ đề biển, đảo, đồng thời thống nhất cách thức trả lời, nhất là tập luyện cho phần thi hùng biện để đạt kết quả cao nhất. Mặc dù đội em chỉ đạt giải ba chung cuộc, nhưng với em và cả đội, phần thưởng quan trọng nhất là những kiến thức bổ ích về biển, đảo thu nhận được qua buổi ngoại khóa. Còn em Đinh Nhật Vũ, HS lớp 11A4 phát biểu rằng, dù chỉ tham gia với vai trò khán giả, nhưng chúng em cũng thấy rất hào hứng vì biển, đảo là vấn đề thời sự hiện nay. Trong buổi ngoại khóa, em giơ tay và phát biểu đúng một câu hỏi dành cho khán giả. Em mong muốn nhà trường tổ chức nhiều hơn các buổi ngoại khóa để HS được tham gia.

Có thể nói, ngoại khóa về chủ đề biển, đảo là một hoạt động bổ ích đối với HS các trường THPT. Đây là họa động không chỉ bổ sung và mở rộng thêm kiến thức về biển, đảo cho HS, mà còn giúp phát triển kỹ năng, đặc biệt là ý thức, thái độ và hành vi của HS trước một vấn đề quan trọng và thời sự của đất nước hiện nay.

4.2.3.3. Đánh giá sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo thông qua kết quả theo dõi một nhóm học sinh (Case study)

* Lựa chọn đối tượng:

Để đánh giá chính xác sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo của HS, chúng tôi chọn một nhóm HS lớp 11A5, trường Quốc Học Quy Nhơn, năm học


2018 - 2019 (02 HS đạt điểm môn lịch sử học kì I từ 8,0 trở lên; 02 HS đạt điểm từ 6,5 đến dưới 8,0; 02 HS điểm dưới 6,5), phối hợp với GV chủ nhiệm, cũng là GV bộ môn theo dõi, ghi nhận sự chuyển biến, nhất là về thái độ và hành vi của HS. Nhóm HS được lựa chọn để theo dõi sư chuyển biến bao gồm:

TT

Họ và tên học sinh

Ngày tháng năm sinh

Lớp

Điểm môn

lịch sử HKI

1

Nguyễn Mai Hương

21/05/2002

11A5

8,6

2

Trần Minh Nghĩa

16/11/2002

11A5

8,1

3

Võ Ngọc Quỳnh

01/07/2002

11A5

7,4

4

Trần Hoàng Duy

13/03/2002

11A5

7,2

5

Đỗ Nguyễn Trúc Ngân

12/01/2002

11A5

6,4

6

Lê Hữu Phát

27/09/2002

11A5

6,1

* Kế hoạch theo dõi:

- Bước 1: phối hợp với GV chủ nghiệm - GV bộ môn (thầy giáo Cao Quốc Bảo) tìm hiểu các em về tinh thần học tập bộ môn; kiến thức về chủ quyền biển, đảo; ý thức trách nhiệm công dân thông qua thái độ, hành vi và hành động cụ thể.

- Bước 2: theo dõi nhóm HS trong quá trình thực nghiệm. Trong buổi thực nghiệm chiều ngày 19/01/2019, ngoài theo dõi chung cả 5 lớp tham gia, tác giả cùng với GV chủ nhiệm và GV bộ môn theo dõi đối với 6 HS nêu trên, ghi chép về tinh thần tham gia, thái độ và hành vi trong buổi thực nghiệm.

- Bước 3: kiểm tra nhận thức (bằng bài kiểm tra 15 phút) và tiếp tục theo dõi tinh thần, thái độ, hành vi trong một thời gian (từ 19/01/2019 đến hết tháng 4/2019).

- Bước 4: tác giả luận án, GV chủ nghiệm, GV bộ môn thống nhất các đánh giá về nhóm HS sau thời gian theo dõi (cả kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi).

* Đánh giá kết quả: Căn cứ vào các tiêu chí và thang đo sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo của HS, sau quá trình theo dõi, chúng tôi tiến hành đánh giá từng HS theo 4 mức độ (M0 đến M3) với kết quả cụ thể sau:

1. HS Nguyễn Mai Hương - kí hiệu (a)

2. HS Trần Minh Nghĩa - kí hiệu (b)

3. HS Võ Ngọc Quỳnh - kí hiệu (c)

4. HS Trần Hoàng Duy - kí hiệu (d)

5. HS Đỗ Nguyễn Trúc Ngân - kí hiệu (e)

6. HS Lê Hữu Phát - kí hiệu (f)

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 28/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí