Kết Quả Sự Chuyển Biến Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Của Nhóm Hs


Bảng 4.9. Kết quả sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo của nhóm HS



Các tiêu chí đánh giá (định lượng và định tính)

Mức độ đạt được trước thực nghiệm

sư phạm

Mức độ đạt được sau thực nghiệm

sư phạm

M0

M1

M2

M3

M0

M1

M2

M3

- Hiểu biết về các vùng biển, đảo thuộc chủ

quyền Việt Nam; các đảo, quần đảo trên vùng biển Việt Nam;


(e)

(d)

(f)

(c)

(b)

(a)


(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)

- Hiểu biết về bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam, trong đó có

Hoàng Sa và Trường Sa;


(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)



(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)

- Hiểu biết về cơ sở pháp lí khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa;

(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)



(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)

- Hiểu biết chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề chủ quyền, tài nguyên và

môi trường biển, đảo;


(f)

(e)

(d)

(c)

(a)

(b)


(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)

- Hiểu biết về vai trò của biển, đảo đối với kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh;


(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)




(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)

- Khả năng đánh giá tiềm năng của biển, đảo đối với kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an

ninh;

(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)



(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)

- Khả năng đánh giá vấn đề tài nguyên và môi trường biển, đảo Việt Nam hiện nay;


(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)



(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)

- Tinh thần và thái độ học tập trong giờ học, các hoạt động;


(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)



(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)

- Sự hứng thú và tinh thần tham gia ý kiến, trao đổi, thảo luận hoạt động học tập;


(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)


(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)

- Thái độ và hành vi về nhu cầu hiểu rõ vấn đề chủ quyền biển, đảo Tổ quốc;

(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)


(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)

- Hành động cụ thể thể hiện trách nhiệm bảo

vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc;

(e)

(f)

(d)

(c)

(a)

(b)


(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)

- Vận dụng kiến thức chủ quyền biển, đảo

vào thực tiễn học tập và cuộc sống;

(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)


(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)

- Năng lực và hành động để tuyên truyền, lan tỏa trong cộng đồng về bảo vệ chủ quyền

biển, đảo Tổ quốc.

(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)



(f)

(e)

(d)

(c)

(b)

(a)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 20


Qua bảng đo hiểu biết, kỹ năng, thái độ và hành vi của 6 HS, ta thấy:

- Về mặt hiểu biết: dù mức độ chuyển biến không đồng đều, nhưng hiểu biết của cả 6 HS về vấn đề chủ quyền biển, đảo đều nâng lên rõ rệt. So với trước khi thực nghiệm, nhóm HS đã có sự nhận thức đúng đắn về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, có nhu cầu để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

- Về năng lực đánh giá: từ chỗ rất kém về khả năng đánh giá, trên cơ sở hiểu biết về biển, đảo được nâng lên, các em đã bước đầu có những đánh giá đúng đắn về vai trò, tiềm năng của biển, đảo đối với kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh… Đồng thời, HS đã phân tích và đánh giá đúng thực trạng vấn đề tài nguyên và môi trường biển, đảo Việt Nam hiện nay.

- Về năng lực vận dụng: trước khi thực nghiệm, do kiến thức của HS về chủ quyền biển, đảo rất hạn chế nên chưa có khả năng vận dụng vào thực tiễn. Qua quá trình chuyển biến sau thực nghiệm, HS dần biết cách vận dụng kiến thức của mình vào thực tiễn, được bộc lộ bằng những hành động cụ thể, nhất là khả năng tuyên truyền, lan tỏa trong cộng đồng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

- Về ý thức, thái độ: từ chỗ ít hứng thú với vấn đề chủ quyền biển, đảo, sau thời gian thực nghiệm và theo dõi, HS dần tỏ ra thích thú, tham gia tích cực vào các hoạt động học tập cũng như hành động để thể hiện rõ trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Như vậy, việc chuyển biến “ý thức chủ quyền biển, đảo” của HS là không dễ dàng nhận thấy, nhưng bằng các tiêu chí đánh giá (cả định lượng và định tính), GV có thể nhận ra sự chuyển biến “ý thức” của HS trên cả phương diện kiến thức, thái độ, hành vi và hành động. Đây là cơ sở vững chắc khẳng định các biện pháp sư phạm mà chúng tôi đề xuất để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong dạy học lịch sử mang tính phù hợp, khả thi và hiệu quả. Điều này chứng minh được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án.

x x

x

Qua thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiến hành cũng như mức độ khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm được đề xuất. Việc TNSP được tiến hành khá thuận lợi ở những trường có sự quan tâm của Ban Giám hiệu, các đoàn thể, đặc biệt là GV môn lịch sử về công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS. Nhiều trường ở khu vực đô thị, ven biển như THPT Trưng Vương (Tp. Quy Nhơn, Bình Định) hay THPT Ngô Gia Tự


(Tp. Cam Ranh, Khánh Hòa) có điều kiện trang thiết bị tốt, nhận thức của cán bộ quản lý, GV và HS năng động giúp chúng tôi thực nghiệm thuận lợi và hiệu quả. Ở những trường có điều kiện ít thuận lợi như THPT Nguyễn Thái Bình (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) hay THPT Tánh Linh (huyện Tánh Linh, Bình Thuận), chúng tôi phải dành nhiều thời gian hơn để trao đổi các yêu cầu, ý tưởng sư phạm và kết hợp với tổ bộ môn, GV lên lớp chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy.

Kết quả thực nghiệm (cả định lượng và định tính) cho phép chúng tôi khẳng định rằng, các biện pháp sư phạm được đề xuất trong luận án là phù hợp và khả thi. Trong đó, tính khả thi cao đối với những trường có điều kiện thiết bị dạy học và nhận thức của cán bộ, GV về vấn đề chủ quyền biển, đảo tốt (chủ yếu ở các thành phố, thị xã, vùng ven biển) và khả thi đối với những trường tuy có điều kiện trang thiết bị nhất định nhưng cán bộ, GV có nhận thức khá tốt về vấn đề chủ quyền biển, đảo và biết bố trí, sắp xếp kế hoạch thực hiện hợp lý, khoa học (đối với cả những trường ở trung tâm của các huyện thuộc vùng nông thôn, miền núi). Ở một số trường vùng khó khăn, trang bị, tài liệu thiếu thốn, GV và HS ít có điều kiện nhận thức vấn đề, nhưng sự chuyển biến ý thức sau thực nghiệm của HS cũng khá rõ nét.

Dù kết quả thực nghiệm cho thấy tính khả thi và hiệu quả, song trong thực tế dạy học, GV thường không tiến hành từng biện pháp một cách đơn lẻ mà có sự linh hoạt, phối hợp các biện pháp với nhau để đạt được nhiều ý nghĩa dạy học khác nhau. Chính việc sử dụng phối hợp và đan xen các biện pháp sư phạm sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu dạy học cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ HS.

Kết quả thực nghiệm được đánh giá theo các tiêu chí định lượng và định tính là rất có ý nghĩa đối với đề tài về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS. Kết quả định lượng cho phép khẳng định đề tài đạt được mục tiêu về kiến thức chủ quyền biển, đảo cung cấp cho HS, đồng thời cũng phản ánh phần nào tinh thần, thái độ học tập của các em. Ngược lại, kết quả định tính là sự phản ánh tinh thần, thái độ và hành vi của HS đối với vấn đề chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, góp phần lý giải nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giáo dục được đánh giá thông qua định lượng. Điều này giúp chúng tôi khẳng định, ý thức chủ quyền biển, đảo của HS phải được đánh giá dựa trên cả các tiêu chí định lượng và định tính. Kết quả đánh giá tổng thể về sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo của HS các lớp thực nghiệm so với các lớp đối chứng đã minh chứng tính đúng đắn về quá trình thực nghiệm sư phạm.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Qua kết quả nghiên cứu đề tài luận án cả về lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT, chúng tôi có cơ sở để rút ra một số kết luận cơ bản sau:

1. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam trở thành một tâm điểm của vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo mà trung tâm là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - nơi có vị trí địa kinh tế, địa chính trị, căn cứ tiền tiêu trọng yếu của hệ thống phòng thủ bảo vệ đất liền. Thực tiễn đó đã đặt ra một nhu cầu bức thiết cho Việt Nam là tìm ra các giải pháp hữu hiệu để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam đã và đang nỗ lực cung cấp những bằng chứng lịch sử qua các giai đoạn và các cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình trên Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Trong công cuộc đấu tranh đó, thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, HS phổ thông nói riêng là lực lượng đông đảo, nhiệt huyết, những chủ nhân tương lai của đất nước phải là lực lượng tiên phong, đi đầu trong cuộc đấu tranh cam go đang diễn ra đe dọa đến chủ quyền, nền độc lập của Tổ quốc. Do đó, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học nói chung, DHLS nói riêng là một nhiệm vụ cấp thiết cần được tiến hành ở các trường học trên toàn quốc.

2. Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu thực tiễn cho thấy rằng, mặc dù phần lớn GV và HS ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS nhưng do những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau nên công tác này chưa được phổ biến và đạt hiệu quả. Nếu có thì cũng chưa được tiến hành thường xuyên và chủ yếu chỉ tiến hành trong các HĐNK. Nguyên nhân của thực trạng này có thể thấy là: chương trình chính khóa theo quy định quá nặng nề; GV và HS chưa có được nguồn tài liệu chính thống để sử dụng trong quá trình dạy học; thiếu cơ sở vật chất - kĩ thuật; thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục; đặc biệt là nội dung, hình thức và biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong quá trình DHLS còn nhiều bất cập và hạn chế.

3. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và đánh giá thực tiễn, tác giả luận án đã xây dựng hệ thống nội dung, thiết kế hình thức và đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT (minh họa qua dạy học phần Lịch sử Việt Nam) để phần nào khắc phục những hạn chế đang tồn tại ở các trường THPT, góp phần nâng cao hiệu quả DHLS nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS nói riêng. Việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS với nhiều hình thức đa dạng như: bài học nội khóa, HĐNK và kiểm tra - đánh giá sẽ nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn, góp phần thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HS. Hơn thế, công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS còn là cầu nối rút ngắn khoảng cách giữa quá khứ với hiện tại, làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người đối với vị trí


và ý nghĩa của bộ môn lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay.

4. Để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp sư phạm đề xuất trong luận án, tác giả đã triển khai thực nghiệm từng phần cũng như toàn phần, bằng cả hai hình thức dạy học là bài lịch sử nội khóa và hoạt động ngoại khóa thông qua dạy học phần lịch sử Việt Nam trong chương trình THPT. Quá trình thực nghiệm được tiến hành trên diện rộng ở 15 trường THPT thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ với tổng số 20 lớp TN, 20 lớp ĐC và theo dõi chuyển biến của 01 nhóm HS. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy tính phù hợp, khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất. Qua đó có thể khẳng định, việc xây dựng nội dung, thiết kế hình thức và đề xuất các biện pháp được nêu trong luận án là phù hợp với trình độ và đặc điểm của HS THPT, đồng thời còn kích thích sự tham gia, say mê tìm tòi, nghiên cứu của cả GV và HS, mang lại ý nghĩa giáo dục to lớn, góp phần thực hiện một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

5. Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT, chúng tôi có một số khuyến nghị sau:

Đối với các cấp quản lí giáo dục: Cần quan tâm, nắm bắt thực tiễn để kịp thời triển khai các hoạt động giáo dục phù hợp; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ hoạt động dạy học; tổ chức biên soạn, thống nhất và phổ cập tài liệu biển, đảo khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên quy mô cả nước; tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ quản lí, GV nói chung và GV Lịch sử nói riêng về chủ đề biển, đảo để kịp thời nắm bắt chủ trương, kế hoạch, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp dạy học… đáp ứng yêu cầu thực tiễn và định hướng đổi mới giáo dục.

Đối với GV dạy Lịch sử: Cần tiếp thu những nội dung, chính sách giáo dục được triển khai; tham gia đầy đủ các buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ; chủ động tìm hiểu, trau dồi kiến thức, kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học về chủ quyền biển, đảo để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. GV phải lôi cuốn và tạo ra niềm say mê, hứng thú cho HS đối với bộ môn Lịch sử nói chung và đối với những kiến thức về chủ quyền biển, đảo nói riêng thông qua nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn.

Đối với HS THPT: Nhận thức đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trước những vấn đề chung của đất nước; chủ động tìm hiểu, học hỏi những kiến thức về biển, đảo; luôn đi đầu trong các hoạt động liên quan đến vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo; liên tục cập nhật những thông tin thời sự để có cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về vấn đề biển, đảo. Trên cơ sở đó, HS xác định rõ trách nhiệm của bản thân, tạo ra động lực đúng đắn và có những hành động thiết thực để góp phần cùng nhân dân cả nước chung tay bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trong bối cảnh khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp như hiện nay.


CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI


1. Hồ Văn Toàn (2015), Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh Trung học phổ thông tỉnh Bình Định qua dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 2000, Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 6/2015, trang 94 - 97.

2. Hồ Văn Toàn (2015), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí khoa học, Đại học Quy Nhơn, số 3, Tập IX, tháng 11/2015, trang 77 - 84.

3. Hồ Văn Toàn (2016), Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Mã số: T2015.482.27, Đề tài khoa học

- công nghệ cấp Trường, nghiệm thu tại Đại học Quy Nhơn, tháng 6/2016.

4. Hồ Văn Toàn (2016), Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 11/2016, trang 53 - 56.

5. Hồ Văn Toàn (2017), Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 227 - 236.

6. Hồ Văn Toàn (2019), Sử dụng tư liệu về biển, đảo Tổ quốc trong dạy học bài lịch sử nội khóa ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 187, tháng 2/2019, trang 114 - 117.

7. Hồ Văn Toàn (2019), Sử dụng tài liệu về biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Mã số: T2018.586.35, Đề tài khoa học - công nghệ cấp Trường, nghiệm thu tại Đại học Quy Nhơn, tháng 3/2019.

8. Hồ Văn Toàn (2019), Hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 197, tháng 7/2019, trang 86 - 88.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. A.X. Makarenco (1962), Bài ca sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Lê Thị Vân Anh (2013), Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng vùng Tây Bắc, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Hội nghị BCH Trung ương lần thứ tư (2007), Nghị quyết số 09 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Hội nghị BCH Trung ương lần thứ tám (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Hội nghị BCH Trung ương lần thứ tám (2018), Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

6. Ban Tuyên giáo Trung ương - Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng - Cục Chính trị Quân chủng hải quân (2007), Biển và hải đảo Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), 100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

8. Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn (2012), Đề cương tuyên truyền biển, đảo,

Tài liệu tuyên truyền của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

9. Ban Tuyên giáo thành ủy Hồ Chí Minh (2012), Tài liệu hỏi - đáp về biển, đảo Việt Nam, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Ngọc Bảo (2009), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11. Đỗ Bang (chủ biên) (2016), Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn 1802 - 1885, Nxb Thuận Hóa, Huế.

12. Hải Bình (2015), Kể chuyện trong giờ học lịch sử, Giáo dục và Thời đại, số ngày 20/10/2015.

13. Nguyễn Thị Bích, Lê Hiến Chương, Nguyễn Thị Phương Thanh (2017), Giáo dục về biển đảo Tổ quốc Việt Nam (Dành cho học sinh THCS), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.


14. Nguyễn Thị Thế Bình, Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), Giáo dục về biển đảo Tổ quốc Việt Nam (Dành cho học sinh THPT), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

15. B.P. Exipốp (1971), Những cơ sở của lý luận dạy học, tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Biển - đảo Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Lịch sử 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Sách giáo viên Lịch sử 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Lịch sử 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên Lịch sử 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Lịch sử 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Lịch sử 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử lớp 10, 11, 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục quốc phòng - an ninh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán giáo dục quốc phòng - an ninh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu đổi mới dạy học môn lịch sử trong trường THPT, chuyên đề 4: Chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong chương trình giảng dạy lịch sử ở trường THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục Quốc phòng (2015), Biển, đại dương và chủ quyền biển, đảo Việt Nam, Nxb Quân Đội nhân dân, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2023