Giáo dục trung học cơ sở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 1997 - 2017 - 2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Vị trí và vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo (GD - ĐT) đã được Mác- Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập rất nhiều trong các tác phẩm của mình. Kế thừa quan điểm Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của sự nghiệp GD - ĐT, luôn coi GD - ĐT là quốc sách hàng đầu vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội và, có vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc.

Ở nước ta, sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền giáo dục đào tạo đã có nhiều chuyển biến và đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trước những thách thức của sự phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ trong khu vực và trên thế giới, trước những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước nền giáo dục cần được phát triển theo tốc độ nhanh, chất lượng tốt hơn. Chúng ta chỉ có thể phát triển kinh tế xã hội một cách lành mạnh và bền vững bằng việc chăm lo phát triển giáo dục với tốc độ nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, hiệu quả lớn hơn và đảm bảo công bằng trong giáo dục. Song những thay đổi trong giáo dục - đào tạo vẫn còn chậm, còn nhiều bất cập so với yêu cầu của phát triển kinh tế và khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng đến giáo dục cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương, bệnh thành tích trong giáo dục, xuống cấp về đạo đức và văn hoá, những yếu kém trong quản lí dạy thêm, học thêm tràn lan, chất lượng và hiệu quả GD - ĐT còn thấp chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của xã hội ngày càng lớn về nguồn nhân lực có tri thức. Mặt khác, đời sống của đội ngũ cán bộ giáo viên - lực lượng trực tiếp quyết định chất lượng GD - ĐT còn nhiều khó khăn.

Phú Lương là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên. Toàn huyện có 08 dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, cùng với cả

nước, GD - ĐT ở tỉnh Thái nguyên nói chung và huyện Phú Lương nói riêng đã nhận được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, vì vậy đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Mạng lưới trường lớp được hình thành và phát triển ở các địa bàn đáp ứng nhu cầu học của mọi người. Tuy nhiên điều kiện phục vụ cho giảng dạy và học tập của Phú Lương còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhiệm vụ đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học; cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, vừa thừa vừa thiếu; một bộ phận giáo viên cao tuổi thể hiện chậm đổi mới, không theo kịp trình độ phát triển của khoa học công nghệ, nhất là ở những xã đặc biệt khó khăn. Về phía học sinh, nhiều em đặc biệt là các em học sinh dân tộc ở vùng sâu, vùng xa do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không được đầu tư cho học tập. Đó là thực tế những khó khăn mà huyện Phú Luơng cần phải giải quyết nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển GD - ĐT, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Nghiên cứu giáo dục trung học cơ sở (THCS) huyện Phú Luơng giai đoạn 1997 - 2017 để làm rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục nói chung, những kết quả đã đạt được và tồn tại của giáo dục THCS huyện Phú Lương qua các giai đoạn, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để góp phần đưa chất luợng giáo dục của huyện ngày một đi lên đáp ứng yêu cầu của thời kì đổi mới.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn Giáo dục trung học cơ sở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (1997 - 2017)” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về giáo dục Việt Nam nói chung cũng như giáo dục ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã tiếp cận được với các công trình sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Sách “Lịch sử giáo dục Việt Nam” được Nxb giáo dục phát hành năm 2004 của tác giả Bùi Minh Hiển cuốn sách bao gồm 8 chương. Cuốn sách đã sơ

lược giáo dục Việt Nam qua các thời kì lịch sử, từ giáo dục Việt Nam từ thời kì phong kiến đến giáo dục Việt Nam thời kì đổi mới, đặc biệt giai đoạn 1975 đến năm 2000. Cuốn sách đã giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về giáo dục Việt Nam từ thời kì phong kiến đến đổi mới.

Giáo dục trung học cơ sở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 1997 - 2017 - 2

Năm 2005, trong luận văn thạc sĩ “Giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên từ khi tái lập tỉnh đến nay (1997 - 2005)”, tác giả Nguyễn Minh Tuấn đã làm bật được sự phát triển và đặc điểm của giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 đến 2005. Luận văn đã cung cấp cho tác giả khái quát về tình hình giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2005.

Trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” xuất bản năm 2008 của tác giả Đặng Quốc Bảo đã tập hợp các bài viết, bài nói, văn bản của chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, tư tưởng về giáo dục của Người đã để lại những bài học kinh nghiệm cho ngày nay.

Luận văn thạc sĩ “Chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005)” của tác giả Trần Minh Thu (2010). Luận văn đã trình bày sơ lược tình hình kinh tế, xã hội huyện Phú Lương trước năm 1986 và đi sâu nghiên cứu, phân tích những chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Phú Lương thời kì đổi mới. Luận văn đã cung cấp cho tác giả khái quát về tình hình kinh tế, xã hội huyện Phú Lương thời kì đổi mới (1986 - 2005).

Luận văn thạc sĩ “Giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên (1945 - 1954)” của tác giả Bùi Thị Hoa (2011). Luận văn đã có cái nhìn khá đầy đủ về giáo dục thổ thông tỉnh Thái Nguyên trong 10 năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Luận văn đã giúp cho tác giả khái quát được về tình hình giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).

Luận án tiến sĩ “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010” của tác giả Đoàn Thị Yến (2011). Luận án đã nêu lên được Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chủ trương, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục và áp dụng vào thực tiễn địa phương. Luận án đã

cung cấp được cho tác giả chủ trương, đường lối của Đảng đối với giáo dục và được áp dụng thực tiễn ở tỉnh Thái Nguyên cũng như tình hình giáo dục tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ 1997 đến năm 2010.

Luận văn thạc sĩ “Giáo dục Trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (2009 - 2017)” của tác giả Trần Việt Huấn (2019) đã đi sâu phân tích tình hình giáo dục THCS thành phố Thái Nguyên trên mặt như cơ sở vật chất, quy mô trường, lớp, giáo viên, học sinh, chất lượng giáo dục trên địa bàn thành phố. Luận văn giúp cho tác giả nhiều tài liệu về giáo dục Trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên từ năm 2009 đến năm 2017.

Cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về giáo dục trung học cơ sở huyện Phú Lương giai đoạn từ 1997 đến 2017.

3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giáo dục trung học cơ sở huyện Phú Luơng tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến 2017.

3.2. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu tình hình giáo dục THCS huyện Phú Lương giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2017.

- Nghiên cứu những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục THCS huyện Phú Lương.

3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát về huyện Phú Luơng và chủ trương, đường lối phát triển giáo dục cơ sở của Đảng, Nhà nước và địa phương giai đoạn trước năm 1997.

- Nghiên cứu sự phát triển của giáo dục trung học cơ sở ở huyện Phú Luơng giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2017.

- Kết quả đạt được và những hạn chế của giáo dục trung học cơ sở huyện Phú Lương (1997 - 2017). Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Lương.

3.4. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: 17 Trường THCS thuộc huyện Phú Lương do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lương quản lý.

- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu giáo dục THCS huyện Phú Lương từ năm 1997 đến 2017. Tác giả chọn từ năm 1997 vì năm 1997 là năm tái thành lập huyện Phú Lương sau khi bàn giao 10 xã phía Bắc huyện về Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn.

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu giáo dục THCS huyện Phú Lương trên các mặt như cơ sở vật chất, hệ thống trường, lớp, đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, các hoạt động giáo dục, những thành tựu, hạn chế và phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục THCS trên địa bàn huyện.

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tài liệu

Tác giả dựa trên 2 nguồn tư liệu chính để thực hiện luận văn: Nguồn tài liệu thành văn, bao gồm:

- Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Bộ Giáo dục và Đào tạo, liên quan đến giáo dục đào tạo, giáo dục THCS nói chung và giáo dục THCS ở huyện Phú Lương nói riêng; Các báo cáo, thống kê, phương án năm học của các trường THCS, Phòng Giáo dục huyện Phú Lương từ năm 1997 đến năm 2017.

- Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục, đặc biệt các luận văn, các đề tài liên quan đến giáo dục ở Việt Nam nói chung và ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên nói riêng; Các tác phẩm Lịch sử đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Lịch sử đảng bộ huyện Phú Lương, lịch sử địa phương.

- Nguồn tài liệu thu được từ thực địa bao gồm ảnh về hoạt động giáo dục của các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Lương.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Trong quá trình thực hiện, luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử

nhằm khái quát một cách có hệ thống toàn cảnh bức tranh giáo dục THCS huyện Phú Lương từ năm 1997 đến năm 2017. Phương pháp logic được sử dụng nhằm đánh giá bản chất, tính tất yếu, quy luật vận động khách quan của giáo dục THCS huyện Phú Lương. Từ đó, rút ra những nhận xét, phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện nói chung và giáo dục THCS nói riêng.

- Ngoài ra, tác giả luận văn cũng vận dụng các phương pháp điền dã với việc quan sát các hoạt động giáo dục tại các trường THCS ở huyện Phú Lương, phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, hệ thống hoá bằng bảng biểu, để luận văn có cái nhìn tổng quát hơn.

5. Đóng góp của luận văn

- Làm rõ sự phát triển, những kết quả đạt được của giáo dục THCS huyện Phú Luơng.

- Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của giáo dục THCS huyện Phú Lương trong những năm 1997 - 2017; rút ra một số bài học kinh nghiệm và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Khái quát về huyện Phú Lương và tình hình giáo dục trước năm 1997.

Chương 2. Tình hình giáo dục THCS huyện Phú Lương từ năm 1997 đến năm 2017.

Chương 3. Đánh giá tình hình giáo dục THCS huyện Phú Lương từ năm 1997 đến năm 2017.

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ LƯƠNG

VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRƯỚC NĂM 1997


1.1. Khái quát về huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

1.1.1. Điều kiện tự nhiên và địa hình

Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2017, Phú Lương có diện tích 35071 Km2 với dân số 94.203 người (trong đó, dân số ở nông thôn khoảng 87 nghìn người. Phía Bắc giáp huyện Bạch Thông, phía Đông giáp huyện Võ Nhai, phía Nam và phía Đông Nam giáp thành phố Thái Nguyên, phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ. Phú Lương có 13 xã, 2 thị trấn và có giới hạn từ 2103523’’ - 2105506’’ vĩ độ Bắc và 10503704’’ - 10504802’’ kinh độ Đông. Trong lịch sử, địa danh và địa giới huyện Phú Lương có nhiều sự thay đổi.

Ngày 18 - 12 - 1996, quán triệt Nghị Quyết kì họp thứ 10 Quốc hội khóa IX và chỉ thị của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc tái lập tỉnh Thái Nguyên, Huyện ủy cùng với Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân huyện Phú Lương đã tổ chức lễ bàn giao 10 xã phía Bắc huyện (Nông Hạ, Nông Thịnh, Thanh Bình, Chợ Mới, Yên Đĩnh, Quảng Chu, Như Cố, Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư) về huyện Bạch Thông của tỉnh Bắc Kạn tại Thị trấn Đu.

Năm 2013, thực hiện Nghị quyết 124/NQ - CP của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên về điều chỉnh địa giới hành chính xã Động Đạt và Phấn Mễ để mở rộng địa giới hành chính thị trấn Đu. Một số xóm thuộc xã Động Đạt (Xóm Cây Châm, xóm Cầu Lân, Xóm Tân Lập) và Phấn Mễ (xóm Lân 1, xóm Lân 2, xóm Tràng Học, xóm Mấu 2) được sát nhập vào thị trấn Đu.

Đến năm 2017, thực hiện điều chỉnh địa giới và hành chính, xã Sơn Cẩm đã chuyển về thành phố Thái Nguyên. Đến năm 2019, huyện Phú Lương bao gồm 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc và 2 thị trấn là thị trấn Đu và thị trấn Giang Tiên cùng với đó là 13 xã là Yên Ninh, Cổ Lũng, Tức Tranh, Động Đạt, Ôn

Lương, Hợp Thành, Phấn Mễ, Vô Tranh, Phú Đô, Phủ Lý, Yên Đổ, Yên Lạc, Yên Trạch) bao gồm 240 xóm, 14 tổ dân phố.

Huyện Phú Lương được chia thành 2 vùng rõ rệt với nhiều đồi núi dốc, do đó có địa hình khá phức tạp. Phía Bắc, gồm các xã Hợp Thành, Ôn Lương, Phủ Lý, Yên Lạc, Yên Ninh, Yên Trạch. Các xã này có địa hình dốc, đồi núi và khá phức tạp. Giao thông và cơ sở hạ tầng ở đây tương đối khó khăn (độ dốc: 250 - 300 và độ cao từ 500m - 1000m). Phía Nam của huyện gồm thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên, xã Phấn Mễ, xã Động Đạt, xã Vô Tranh. Địa hình ở các xã, thị trấn này chủ yếu là đồi, núi thấp và các thung lũng (độ dốc: 150 - 250 và độ cao từ 100m - 300m). Núi ở đây thường đan chéo vào nhau với các đồi núi cao, tạo nên các bậc thềm lớn.

Địa hình huyện Phú Lương nằm trong phần sau của cánh cung Ngân Sơn và hệ kiến tạo hình thành của địa hình tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Lương có nhiều đồi núi thấp, đồi núi đá vôi với dạng đồi bát úp, sườn thoải gồm các loại sa phiến thạc, một số đồi núi đã thành các ruộng bậc thang trong quá trình người dân khai phá.

Huyện Phú Lương có hệ thống sông, suối tương đối lớn. Ao, hồ, sông, suối trong địa bàn huyện chạy qua 5 xã, thị trấn. Đó là, thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên, Yên Đổ, Cổ Lũng và Phấn Mễ. Trong đó, các xã Vô Trang, Tức Tranh, Sơn Cẩm và Phú Đô nằm cạnh sông Cầu - một con sông bắt nguồn từ Bắc Cạn có chiều dài 17km. Con sông này vừa đen lại nguồn tưới tiêu lớn cho các xã phía Nam của huyện vừa là nơi phân chia địa danh giữa huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương. Sông Đu và các nhánh sông Đu tương đối lớn với tổng chiều dài khoảng 45m (trong đó, nhánh sông chính dài khoảng 10km). Sông nằm ở phía Bắc của huyện, ngoài cung cấp nước tưới, sông Đu còn cung cấp lượng thủy sản khá dồi dào “cơm làng Giá, cá chợ Đu”.

Như vậy, với hệ thống sông, suối, ao, hồ tương đối lớn và phân bố đồng đều ở các vùng đã đủ phục vụ nhu cầu cho người dân trong huyện sinh hoạt và sản xuất. Từ đó, góp phần nâng cao năng suất và phát triển kinh tế.

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí