Tình Hình Giáo Dục Huyện Phú Lương Trước Năm 1997

Về khí hậu, huyện Phú Lương có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và được chia làm 2 mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), lượng mưa trung bình hàng năm của huyện từ 1800 - 2000 mm, nhiệt độ từ 250 - 300, độ ẩm khoảng 80%. Vào mùa khô, huyện Phú Lương thường xuyên bị khô hạn do lượng nước bốc hơi vào mùa này cao.

Tuy là một huyện miền núi, nhưng hệ thống giao thông vận tải ở huyện Phú Lương tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh. Trên địa bàn huyện có 3 tuyết đường bộ quan trọng chạy qua: Quốc lộ 3, quốc lộ 37 và đường 254. Trong đó, quốc lộ 3 với chiều dài hơn 50km chạy qua 8 xã và thị trấn là tuyến đường lớn và quan trọng nhất đi qua địa bàn huyện. Quốc lộ 37 qua địa bàn huyện từ ngã ba Bờ Đậu qua huyện Đại Từ sang Tuyên Quang. Ngoài ra, còn có tuyến đường 254 đi từ km 31 lên huyện Định Hóa (Thái nguyên).

1.1.2. Dân cư

Trong những năm qua, dân số huyện Phú Lương có nhiều biến động (xem biểu đồ 1.1)

115.000

110.000

105.000

100.000

95.000

90.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

85.000

1989

Giáo dục trung học cơ sở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 1997 - 2017 - 3

1996

2006

2017


Biểu đồ 1.1. Dân số huyện Phú Lương qua các năm

Trước Cách mạng Tháng Tám, dân số trong huyện Phú Lương chưa tới

10.000 người. Đến 01- 04- 1989, dân số của huyện là 107.390 người, năm 1996 là 110.000 người. Năm 1997, do thay đổi địa giới hành chính, huyện Phú Lương đã bàn giao 10 xã phía Bắc huyện về Bạch Thông tỉnh Bắc Cạn. Vì vậy, dân số trên địa bàn huyện bắt đầu giảm. Đến năm 2006, dân số huyện Phú Lương là 105.077 người. Tuy nhiên, đến năm 2017, xã Sơn Cẩm chuyển về Thành phố Thái Nguyên do điều chỉnh địa giới hành chính của tỉnh nên dân số huyện Phú Lương đã bị giảm đáng kể, chỉ còn 94.203 người đến năm 2018 dân số huyện Phú Lương 94.415 người.

Phú Lương là một huyện làm nông nghiệp là chủ yếu nên dân số nông thôn chiếm tỉ lệ cao. Theo niên giám thống kê năm 2008, tỉ lệ nông thôn ở huyện Phú Lương lên tới 92,6%, tỉ lệ sống ở thành thị chỉ có khoảng 7,4%. Đến năm 2016, dân số nông thôn ở huyện là 97.300 người, trong khi đó số người sống ở thành thị là 11.950 người [16, tr.24,25]. Mật độ dân số của huyện trung bình 288 người/km2. Trong đó, thị trấn Đu có mật độ dân số cao nhất là 18,727 người/km2, Yên Ninh là xã có mật độ dân số thấp nhất là 128 người/km2.

Dân cư huyện Phú Lương chủ yếu là dân bản địa sống trên địa bàn huyện từ lâu đời. Một số khác là dân cư các tỉnh miền xuôi như Thái Bình, Nam Định, Hà Tây… di cư lên theo chương trình xây dựng các vùng kinh tế mới của Nhà nước.

Huyện Phú Lương là nơi tập trung 08 dân tộc anh em cùng sinh sống. Những dân tộc này họ sống xen kẽ nhau, đùm bọc và gắn bó với nhau trong sản xuất cũng như trong cuộc sống đời thường như ma chay, cưới hỏi. Đúng như câu tục ngữ của người Tày “Pì nọong tam tó, bó tày pì nọong só rườn”, hay của dân tộc Kinh: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái này trở thành truyền thống quý báu của các dân tộc trong huyện Phú Lương.

Trong sản xuất và đời sống hàng ngày, các dân tộc trên địa bàn huyện Phú Lương luôn cần cù, chịu thương, chịu khó và thông minh. Công việc chủ yếu của

cư dân là làm ruộng, phát nương làm rẫy. Cư dân ở đây đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất để tăng năng suất lao động và tạo ra những đặc sản vùng, đúng như câu “Cơm làng Giá, cá làng Đu”. Trong quá trình chinh phục thiên nhiên, họ chế tạo ra các loại vũ khí (cung, nỏ…) hay dệt vải, đắp đê trong sinh hoạt và sản xuất. Ngoài cây lúa là chủ đạo, Phú Lương còn phát triển một số loại cây công nghiệp, cây ăn quả nhất là cây chè trên đất Feralit.

Phú Lương là huyện có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Kinh là đông nhất chiếm hơn 50% dân số. Ngoài ra, còn có các dân tộc Tày, Sán Chay, Nùng, Sán Dìu, Thái, Hoa, Hmông và một số dân tộc khác. Các dân tộc trên địa bàn huyền đều mang những phong tục, tập quán và sắc thái riêng của dân tộc mình. Tiêu biểu, điệu Sli của dân tộc Nùng, hát lượn của dân tộc Tày. Trong những năm gần đây, di sản văn hóa “Lễ hội cầu mưa” của dân tộc Sán Chay ở xã Tức Tranh huyện Phú Lương được công nhận là văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và được nhiều người biết đến. Đây là những món ăn tinh thần nhân dân Việt Nam nói chung và huyện Phú Lương nói riêng.

1.2. Tình hình giáo dục huyện Phú Lương trước năm 1997

1.2.1. Tình hình giáo dục từ năm 1954 đến năm 1985

Năm 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” giúp cho miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng và bắt đầu bước vào thời kì xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Tháng /1956, chính sách giáo dục phổ thông của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được ban hành theo đề án cải cách giáo dục lần hai. Hệ thống trường phổ thông 9 năm được thay thế bằng hệ thống giáo dục mới 10 năm gồm 3 cấp học: cấp 1 (từ lớp 1 đến lớp 4); cấp 2 (từ lớp 5 đến lớp 7); cấp 3 (từ lớp 8 đến lớp 10). Huyện Phú Lương cũng như các tỉnh miền núi, thời gian học cấp 1 là 5 năm vì học thêm một lớp vỡ lòng trước khi trẻ bước vào lớp 1.

Thực hiện nghiêm túc chính sách cải cách giáo dục phổ thông của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1956), đến cuối năm 1957, phần lớn các xã

ở huyện Phú Lương đều có trường cấp I; huyện xây thêm một trường phổ thông cấp II (một lớp 5, hai lớp 6, tổng số học sinh 131 và 6 giáo viên) [38, tr.20]. Công tác công đoàn, các tổ chuyên môn bước đầu được xây dựng.

Từ năm 1957 đến năm 1960, huyện Phú Lương thực hiện nhiệm vụ kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa. Huyện đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội. Trong đó, giáo dục huyện Phú Lương có bước tiến đáng kể. Để nâng cao chuyên môn, hằng năm, Phòng Giáo dục huyện Phú Lương tổ chức các lớp bồi dưỡng, huấn luyện về chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên (riêng quý III năm 1957 có 53 cán bộ giáo viên được tham gia lớp huấn luận ngắn ngày do Phòng Giáo dục huyện Phú Lương tổ chức). Ngoài ra, cán bộ giáo viên còn được đi tham quan, học tập từ đó khích lệ tinh thần của các bộ trong ngành giáo dục.

Phong trào bình dân học vụ tiếp tục được củng cố. Huyện cử các cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ phong trào. Do đó, đã có 13/14 xã có phong trào bình dân học vụ, tiêu biểu là 4 xã Yên Đổ, Cổ Lũng, Phấn Mễ, Yên Trạch. Năm 1957 phong trào bình dân học vụ huyện Phú Lương đã có 60 lớp công, 1 lớp tư, với gần 90 giáo viên [38, tr21]. Phong trào xóa nạn mù chữ cũng được quan tâm. Được sự giúp đỡ của các ban, ngành trong huyện, nhất là Đoàn thanh niên. Với sự cố gắng đó, năm 1960 huyện Phú Lương có tổng cộng 9/14 xã, 78/132 xóm đã căn bản hoàn toàn xoá nạn mù chữ cho 1.993 người ở độ tuổi từ 12 đến 45 (đạt tỉ lệ 84%). Cũng trong năm này, đã có 640 cán bộ xã từ hệ bổ túc văn hoá được chuyển lên học lớp 1 và lớp 3 [38, tr.21].

Theo cải cách giáo dục năm 1956 của Bộ Giáo dục, các tỉnh miền núi trước khi vào lớp 1 trẻ phải học thêm một lớp vỡ lòng. Thực hiện nghiêm túc quy định này, Giáo dục vỡ lòng huyện Phú Lương khá phát triển. Đến năm 1960, trừ các xã Phú Đô, Yên Lạc và Yên Ninh thì toàn huyện đã có 11/14 xã có các lớp vỡ lòng (đạt tỉ lệ 78,5%). Trong đó, các xã mở các lớp vỡ lòng nhiều nhất là Tân Thành, Hợp Thành, Phủ Lý, Phấn Mễ, Yên Trạch (đạt tỉ lệ trên

90%). Bên cạnh việc mở các lớp vỡ lòng, các trường cấp I và cấp II cũng phát triển khá nhanh. Năm học 1959 - 1960, huyện Phú Lương đã có tổng cộng 11 trường cấp I và 1 trường cấp II. Số giáo viên và học sinh không ngừng tăng lên với 49 giáo viên và 1.721 học sinh năm học 1959 - 1960 thì đến năm học 1960

- 1961 con số này tăng lên 59 giáo viên và 2.363 học sinh. Học sinh lớp 6 lên lớp 7 và số học sinh tốt nghiệp cấp II đều đạt 100% [38, tr.39].

Từ năm 1961 đến năm 1965, huyện Phú Lương gặp nhiều khó khăn, trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng không vì lý do đó mà ngành giáo dục huyện bị suy yếu. Ngược lại, giáo dục huyện Phú Lương trong thời gian này có bước phát triển tương đối nhanh. Trong năm học 1961 - 1962, từ lớp vỡ lòng đến cấp II của toàn huyện có 14 lớp với hơn 600 học sinh, con số này tăng lên 156 lớp với tổng số hơn 5 nghìn học sinh trong năm học 1962 - 1963. Bước sang năm học 1964 - 1965, toàn huyện đã có tới gần 5 nghìn học sinh cấp I và học sinh cấp II [38, tr.72].

Phú Lương là một huyện còn nhiều vùng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện chính sách giáo dục đối với các dân tộc trên địa bàn huyện và đào tạo con em đồng bào các dân tộc thuộc diện chính sách thành những cán bộ có trình độ văn hoá và phẩm chất chính trị trở về phục vụ công tác ở địa phương và hợp tác xã, huyện Phú Lương đã xây dựng trường Thanh niên xã hội chủ nghĩa (năm 1961) tạo điều kiện vừa học vừa làm đối với các học sinh.

Trường Thanh niên xã hội chủ nghĩa khi mới xây dựng đã thu hút được 121 học sinh (trong đó có 75 nam và 46 nữ). Sang năm 1962, trường Thanh niên xã hội chủ nghĩa đã được đón Bác Hồ, các tỉnh và các trường bạn đến tham quan, học tập vì có thành tích xuất xắc trong sản xuất và học tập. Đây là một động lực khích lệ tinh thần đối với thầy và trò cả nhà trường để hoàn thành tốt hơn nữa trong công tác giáo dục. Tuy nhiên, đến năm 1963 nhà trường đã gặp nhiều khó khăn về lương thực thực phẩm và cơ sở vật chất. Những khó khăn này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học của thầy và trò nhà trường.

Để khắc phục khó khăn, Huyện ủy đã kịp thời giúp đỡ nhà trường tăng cường sản xuất lương thực thực phẩm, chuyển trường Thanh niên xã hội chủ nghĩa đến một địa điểm khác. Điều này đã giúp cho cán bộ giáo viên và học sinh yên tâm giảng dạy và học tập. Đến cuối năm 1963, nhà trường đã đi vào hoạt dộng nhưng vẫn còn khó khăn về cơ sở vật chất.

Thanh toán nạn mù chữ tiếp tục được thực hiện. Nếu như năm 1960, toàn huyện có trên 1000 người mù chữ (thuộc 7 xã Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô, Yên Ninh, Sơn Cẩm, Cổ Lũng), thì đến năm 1961, tỉ lệ mù chữ toàn huyện chỉ còn 14,1 %, nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch tỉnh giao (92,5%) [38, tr.73]. Các tổ chức lãnh đạo huyện Phú Lương đã thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết dứt điểm việc thanh toán nạn mù chữ trên địa bàn, nhất là kêu gọi sự tham gia của đoàn thanh niên xung phong tham gia mặt trận này. Nhờ những biện pháp tích cực trên, đến ngày 19/5/1961, nạn mù chữ trên địa bàn huyện cơ bản được thanh toán.

Về công tác bổ túc văn hóa. Nhiều xã trên địa bàn huyện tổ chức các lớp bổ túc văn hóa để bồi dưỡng văn hóa cho cán bộ chủ chốt ở xã và hợp tác xã. Năm 1959, xây dựng trường bổ túc văn hóa của huyện Phú Lương và không ngừng được mở rộng qua các năm. Nhờ đó, có rất nhiều cán bộ được nâng cao trình độ từ lớp 1, lớp 2 lên lớp 6, lớp 7. Năm 1961 các xã Hợp Thành, Tân Thành, Vô Tranh, Động Đạt, Phấn Mễ, Yên Ninh tổ chức các lớp bổ túc về văn hóa cấp I với 76 học viên theo học [38, tr.74].

Từ năm 1965, các hoạt động kinh tế - xã hội huyện Phú Lương xác định chuyển từ thời bình sang thời chiến. Trong đó, Giáo dục và đào tạo được đặc biệt quan tâm và đạt được nhiều thành tựu. Tiêu biểu là việc thành lập trường Phổ thông cấp III Phú Lương (năm học 1965 - 1966) với 126 học sinh. Do đó, số học sinh và giáo viên toàn huyện tăng nhanh. Năm học 1965 - 1966, huyện Phú Lương tăng từ 4.867 học sinh lên 5.163 học sinh, số giáo viên từ 153 lên 188 giáo viên so với năm học trước đó [38, tr.96]. Để nâng cao chất lượng giáo

dục các cơ quan và tổ chức trong huyện không ngừng quan tâm lãnh đạo, xây dựng, nâng cao bồi dưỡng năng lực cho cán bộ, giáo viên các trường.

Bước sang năm học 1966 - 1967, miền Bắc nước ta đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ ở miền Bắc. Tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Phú Lương nói riêng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc chiến tranh này. Tuy nhiên, bằng sự quan tâm của các cấp, chính quyền, giáo dục trên địa bàn huyện có bước phát triển nhanh chóng về quy mô. Tổng số học sinh cấp I, cấp II, cấp III đều tăng nhanh. Năm học 1966 - 1967, toàn huyện có 14 trường cấp I, mỗi xã có 1 trường, với 137 lớp, 4.360 học sinh (tăng 13,1% so với năm học trước), giáo viên tăng 18%; 5 trường cấp II với 32 lớp, 1.240 học sinh (tăng 24%), giáo viên tăng 17%; 1 trường cấp III với 4 lớp (2 lớp 8, 1 lớp 9 và 1 lớp 10) với 192 học sinh (tăng 34%), giáo viên tăng 2,2%. Cùng với đó là 82 lớp vỡ lòng với 2.884 học sinh [38,109].

Từ năm 1970 - 1975, giáo dục huyện Phú Lương có nhiều dấu hiệu chuyển biến tốt. Có được điều này một phần là do Mĩ chấm dứt cuộc chiến tranh leo thang ở miền Bắc, nhân dân miền Bắc nói chung và huyện Phú Lương nói riêng có điều kiện hòa bình để phát triển kinh tế - xã hội. Tất cả học sinh trên địa bàn huyện trong độ tuổi đến trường đều được đi học. Cứ 5 người dân thì có 2 người được đi học, đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với giáo dục của một huyện miền núi. Chất lượng dạy và học ở các cấp, các phong trào thi đua đều được đẩy mạnh và nâng cao. Năm học 1973 - 1974 kết quả thi hết các cấp I, II, III đều tăng qua các năm và đạt trên 85% riêng cấp III đạt 90%. (so với năm học 1972 - 1973, cấp I tăng 6%, cấp II tăng 8%, cấp III tăng 10%). Năm học 1974 - 1975 tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cả 3 cấp đều vượt chỉ tiêu [38, tr.165].

Để có được những thành tựu vượt bậc trên là sự quan tâm, tận tụy của các cấp chính quyền đến các thầy và trò trên địa bàn huyện để thầy giáo, cô giáo yên tâm cống hiến. Bên cạnh những thành tựu trên, giáo dục còn những hạn chế nhất định về cơ sở vật chất, nhất là giáo dục mầm non. Một số học sinh vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, kinh tế thiếu thốn không có điều kiện cho con em đi

học; một số thầy cô giáo còn chưa ý thức hết trách nhiệm với nghề. Do đó, tính đến đầu năm 1975, huyện Phú Lương có tới gần 100 trẻ em không được đến trường và nhiều em không theo học được hết cấp I phải nghỉ học để giúp đỡ gia đình. Đối với công tác bổ túc văn hóa giai đoạn này cũng đã được quan tâm nhưng chưa được phổ biến trên quy mô rộng lớn ở các cơ quan, xí nghiệp.

Hòa chung với cả nước trong đại thắng mùa Xuân năm 1975, kinh tế - xã hội huyện Phú Lương có những bước tiến mới. Trong đó, giáo dục huyện Phú Lương đạt được nhiều thành tích trên cả 3 ngành học: Vỡ lòng, phổ thông và bổ túc văn hóa. Năm 1976, huyện Phú Lương có khoảng 2 vạn học sinh các cấp, bình quân đạt 3 người dân thì có 1 người được đi học. Công tác bổ túc văn hóa mở rộng về quy mô về cả các cơ quan và nông thôn. Nhiều cán bộ chủ chốt, thanh niên, người dân tích cực tham gia học lớp bổ túc văn hóa cấp 1 và cấp 2. Tình trạng học 3 ca cũng cơ bản được giải quyết do cơ sở vật chất được quan tâm tu sửa và mua sắm thêm để phục vụ cho việc dạy và học. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt ở các trường phổ thông được chú ý. Do đó, chất lượng giáo dục các cấp được nâng lên.

Huyện Phú Lương luôn phấn đấu tăng cường thêm cơ sở vật chất, nhất là đối với giáo dục mầm non, cố gắng 100% con em đồng bào trên địa bàn huyện đến tuổi đi học được đến trường; quan tâm đến đời sống và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên.

Trong những năm 1980 - 1985, tình hình thế giới và trong nước có những thay đổi đáng kể. Thực hiện chủ trương chung của Đảng về cải cách giáo dục của Bộ Chính trị năm 1979, giáo dục huyện Phú Lương tăng cường cải cách việc bồi dưỡng giáo viên, cải cách sư phạm và mở rộng về quy mô và tăng nhanh về số lượng. Trên cả huyện có tổng 25 trường phổ thông cơ sở, 2 trường phổ thông trung học với tổng 18.831 học sinh, 5 lớp bổ túc văn hóa (156 học viên). Tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp các cấp luôn đạt từ 93% trở lên [38, tr.209].

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí