Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng, Nhà Nước Về Giáo Dục Và Việc Thực Hiện Ở Huyện Phú Lương

1.2.2. Tình hình giáo dục từ năm 1986 đến năm 1996

Năm 1986 là mốc đánh dấu mở đầu cho công cuộc đổi mới một cách toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội ở Việt Nam. Đối với giáo dục, phải đa dạng hóa các hình thức đào tạo, hình thức trường, lớp, ban hành quy chế các trường, lớp dân lập và tư thục.

Hưởng ứng công cuộc đổi mới của Đảng, bên cạnh ra sức phát triển kinh tế trên mọi lĩnh vực công, nông, lâm nghiệp, huyện Phú Lương còn quan tâm đầu tư trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, trong thời kì sau đổi mới, kinh tế huyện Phú Lương gặp nhiều khó khăn và rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Kéo theo đó giáo dục huyện có nhiều biểu hiện đi xuống so với thời kì trước. Mặc dù số học sinh đi học vẫn tăng lên qua các năm (năm 1989 tăng 1.182 em so với năm 1986) nhưng kết quả học tập của học sinh giảm sút nghiêm trọng, học sinh lưu ban ngày càng tăng, học sinh bỏ học cũng ngày càng nhiều lên (năm học 1986 - 1987 có 3,5% học sinh bỏ học, thì con số này tăng lên 10% trong năm học 1988 - 1989). Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp các cấp đều giảm nhiều so với giai đoạn trước. Nếu như trước đây, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp luôn đạt trên 80%, thì đến năm 1987 giảm xuống còn 73,8%, con số này đến năm 1988 giảm còn 61,08% và đến năm 1989, chỉ đạt 34,7%.

Giáo dục huyện Phú Lương có những yếu kém trên phần lớn là do công tác quản lý, lãnh đạo của huyện còn bỡ ngỡ, ít kinh nghiệm trong việc đổi mới từ cơ chế tập trung quan liêu sang xã kinh tế xã hội chủ nghĩa. Để khắc phục những hạn chế này, các cấp chính quyền của huyện Phú Lương đã kịp thời kiểm điểm đồng thời có những định hướng, triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng giúp cho kinh tế - xã hội nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng vượt qua khó khăn và có bước tiến mới.

Trong thời kì những năm 1991 - 1995, với những quyết tâm cũng như nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, sự giúp đỡ của

toàn thể các ngành, quần chúng nhân nhân, giáo dục cả 3 cấp học, ở các ngành học đều phát triển. Trên toàn địa bàn huyện có 12 trường mẫu giáo, trường tiểu học và phổ thông cơ sở là 36 trường, phổ thông trung học là 1 trường, trường liên cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học là 1 trường. 98% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường với tổng số học sinh hơn 31 nghìn em. Tuy tỉ lệ học sinh theo học đến bậc trung học phổ thông là khá thấp (năm 1991 có 314 học sinh chỉ chiếm 1,5% tổng số học sinh phổ thông, đến năm 1995 con số này đạt cao nhất cũng chỉ có 927 học sinh chiếm 1,5 tổng số học sinh phổ thông). Tuy nhiên, tổng số học sinh phổ thông vẫn tăng đều qua các năm với khoảng gần 1.500 học sinh.

Cũng trong giai đoạn 1991 - 1995, với việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường, lớp, quyết tâm đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học. Nhờ những cố gắng trên của Phòng Giáo dục huyện Phú Lương đã xây dựng thêm thiều lớp học.

Năm 1991, tổng số lớp học trên toàn huyện Phú Lương là 734 thì đến năm 1995 tổng số lớp tăng lên 892. Cơ sở vật chất được đầu tư là điều kiện thuận lợi cho thầy và trò yên tâm dạy và học, giúp cho thành tích dạy và học được duy trì và từng bước được phát triển. Điều này được thể hiện ở học sinh lên lớp và tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp tăng đều qua các năm. Học sinh đỗ tốt nghiệp cả 3 cấp luôn đạt trên 95 %. Giáo viên luôn phấn đấu để đạt chuẩn, thi đua đạt thành tích giáo viên giỏi các cấp huyện, tỉnh. Trong năm học 1994 - 1995 đã có 15 thầy cô giáo đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh là 3 thầy, cô giáo. Công tác phổ cập tiểu học được quan tâm. Đến năm 1995, đã có 24/26 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học. Bên cạn đó, việc dạy và học ngoại ngữ đã bắt đầu được phát động ở các trường học [38, tr.255].

Tiểu kết chương 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.


Phú Lương là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với lòng yêu nước của các dân tộc sinh sống trong huyện là yếu tố thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

Giáo dục trung học cơ sở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 1997 - 2017 - 4

Từ năm 1954 đến năm 1997, cùng với những thăm trầm của lịch sử dân tộc, nhân dân huyện Phú Lương ra sức xây dựng quê hương, đặc biệt là văn hóa

- giáo dục. Giáo dục huyện Phú Lương bước đầu xây dựng được các hệ thống trường, lớp cơ bản đáp ứng được yêu cầu xóa nạn mù chữ và nhu cầu học tập của nhân dân. Tuy nhiên, giáo dục huyện Phú Lương còn những hạn chế về cơ sở vật chất, giáo viên, trình độ dân trí của người dân. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, của nhân dân là động lực quan trọng giúp cho giáo dục huyện Phú Lương có bước phát triển trong thời gian tới.

Chương 2

TÌNH HÌNH GIÁO DỤC THCS HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2017

2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và việc thực hiện ở huyện Phú Lương

Những yếu tố tác động đến giáo dục THCS huyện Phú Lương (1997 - 2017) đó là vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; các đặc điểm kinh tế - xã hội, hệ thống giáo dục, đào tạo; cơ sở hạ tầng; dân số và nguồn lao động; tình hình giáo dục THCS huyện Phú Lương trước năm 1997. Sự nghiệp giáo dục THCS ở huyện Phú Lương cũng có những khó khăn nhất định của một huyện miền núi, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học ở những địa phương miền núi, vùng cao.

Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, đặc biệt là thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ ngày 28-6 đến 1-7-1996), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương coi giáo dục

- đào tạo là quốc sách hàng đầu; xây dựng những thế hệ con người gắn bó với lý tưởng độc lập dân tốc và xã hội chủ nghĩa; coi giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn Nhà nước và toàn dân, tất cả mọi người đều được đi học, học thường xuyên và học suốt đời; luôn thực hiện công bằng trong giáo dục; xây dựng hoàn chỉnh và đặc biệt là phát triển giáo dục bậc mầm non cho hầu hết các trẻ em trong độ tuổi đến trường; phát triển giáo dục ở vùng dân tọc thiểu số và các vùng khó khăn; khắc phục những yếu kém và tiêu cực trong giáo dục và đào tạo.

Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình GDPT và Nghị quyết số 41/2000/QH10 về thực hiện phổ cập THCS của Quốc hội khóa X đã

nhấn mạnh, mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là phải thực hiện đồng bộ đổi mới về nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thị cử, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục. Tiến độ đổi mới chương trình GDPT, đổi mới sách giáo khoa từ lớp 1 và lớp 6 (năm học 2002 - 2003), lớp 10 (năm học 2004 - 2005) và thực hiện đổi mới về chương trình và sách giáo khoa tất cả các lớp cuối cấp vào năm học 2006 - 2007. Mục tiêu giáo dục phổ cập giáo dục THCS giai đoạn 2001 - 2010 là phải bảo đảm cho hầu hết thanh niên, thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chỉ thị 61/CT-TW “Về việc thực hiện phổ cập THCS” ngày 28-12-2000 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII chỉ rõ, để hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010 các ban ngành, đoàn thể, chính quyền và các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải đồng lòng thực hiện 06 nhóm giải pháp lớn mà Đảng ta đề ra. Đó là:

1. Nhanh chóng xây dựng và thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở gắn với việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng cập nhật những thành tựu mới nhất của khoa học - công nghệ, với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập, toàn cầu hoá, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Củng cố và phát huy kết quả của công tác xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; tiếp tục công việc này ở những nơi còn chưa đạt chuẩn.

3. Có kế hoạch tiếp tục củng cố và xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học theo hướng tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá.

4. Có kế hoạch cụ thể củng cố và nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các trường sư phạm, đặc biệt là đổi mới nội dung và phương pháp giảng

dạy nhằm đảm bảo đủ về số lượng và chuẩn hoá về trình độ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện tốt nội dung chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Mở rộng và hoàn thiện mạng lưới trường trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với giáo viên nói chung và giáo viên tham gia công tác phổ cập trung học cơ sở nói riêng.

5. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục, đặc biệt đối với việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Các cấp uỷ đảng, uỷ ban nhân dân, hội đồng nhân dân phải có kế hoạch chỉ đạo ngay từ năm học này và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh, giáo viên, nhân dân thực hiện đúng tiến độ và có chất lượng phổ cập trung học cơ sở ở địa phương.

6. Những nơi đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở cần tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, tổ chức phân luồng sau cấp học này và tuỳ điều kiện có thể tiến hành phổ cập bậc trung học (trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề).

Trong 06 nhóm giải pháp này, đổi mới chương trình giáo dục và phát triển lực lượng nhà giáo là những giải pháp trọng tâm, đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá.

Đại hội IX (diễn ra từ ngày 19 đến ngày 22-4-2001), Đảng ta nhấn mạnh: giáo dục và đạo tạo là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy - học. Đẩy mạnh phong trào và nâng cao năng lực tự học trong nhân dân bằng những hình thức chính quy và không chính quy. Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội. Đối với giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ, trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa. Đối với giáo dục tiểu học, cố gắng ngày

càng nhiều trường đảm bảo đủ điều kiện ngày học 2 buổi ngay tại trường. Với giáo dục THCS, đẩy mạnh tiến độ phổ cập. Mở rộng quy mô giáo dục đại học. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội học tập. Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục.

Tại đại hội X (từ ngày 18 đến 25 tháng 4 năm 2006), Đảng chủ trương tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện đồng thời đổi mới cơ cấu tổ chức, quản lý, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; mô hình giáo dục được chuyển dần sang mô hình giáo dục mở, đây là một mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời. Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Đối với giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học cần được đổi mới, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành. Đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học cần bảo đảm đủ số lượng và nâng cao chất lượng. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Thực hiện xã hội hoá giáo dục.

Tại đại hội XI (từ ngày 12 tháng 01 đến 19 tháng 01 năm 2011), Đảng chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đối với đào tạo nghề, đẩy mạnh phát triển theo nhu cầu của xã hội với cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ngày càng được quan tâm hơn. Bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn. Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hoá giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các

hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời.

Năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Mục tiêu đổi mới là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng,hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân...” và “…giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.

Nghị quyết đã đưa ra những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, với 7 quan điểm chỉ đạo và 9 nhóm giải pháp cơ bản để đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đã đưa nhiều điểm mới so với giai đoạn trước đây. Đó là, phải ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đào tạo trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục từ việc trang bị kiến thức chuyển mạnh sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất con người. Những điểm mới này hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với nền giáo dục nước ta, đáp ứng nhu cầu trong thời kì CNH - HĐH.

Tại Đại hội XII (ngày 20 đến 28 tháng 1 năm 2016) của Đảng định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Đảng xác định đây là quốc sách hàng đầu và giải thích tại sao phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Đảng ta cũng chỉ rõ, “chất lượng, hiệu quả giáp dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu và thiếu thực chất. Quản lí giáo dục và đào tạo có mặt còn yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí